Đề kiểm tra chất lượng Sinh học Lớp 10 (Lần 1) - Mã đề 101 - Năm học 2022-2023 - Trường THPT Hàn Thuyên (Có đáp án)

Câu 4. Người ta nói “Chúng ta nên bổ sung protein cho cơ thể từ nhiều loại thức ăn khác nhau mà không 
nên chỉ ăn một vài loại thức ăn dù những loại đó rất bổ dưỡng”, có bao nhiêu phát biểu sau đây sai? 
I- Cơ thể người không tự tổng hợp được tất cả các amino acid mà phải lấy từ bên ngoài có trong nhiều 
loại thức ăn. 
II- Mỗi loại thực phẩm chỉ chứa một số loại amino acid nhất định nên để cung cấp được tất cả mino acid 
cần cho tổng hợp protein thì cần bổ sung từ nhiều nguồn thực phẩm khác nhau. 
III- Ăn nhiều loại thực phẩm khác nhau mới đảm bảo đủ protein. 
IV- Sử dụng đa dạng các nguồn thực phẩm giàu protein sẽ cung cấp đủ cho cơ thể nguồn amino acid dùng 
làm nguyên liệu để tổng hợp protein. 
A. 3. B. 4. C. 1. D. 2. 
Câu 5. Khi cho tế bào thực vật vào môi trường X, tế bào xảy ra hiện tượng co nguyên sinh. Nhận định nào 
sau đây về môi trường X là đúng? 
A. X là môi trường ưu trương. B. X là môi trường đẳng trương. 
C. X là môi trường nhược trương. D. X là dung dịch nước muối. 
Câu 6. Sau khi học thể dục, em cảm thấy nóng bức, đổ mồ hôi, tim đập nhanh. Sau một lúc, cơ thể trở về 
trạng thái bình thường. Điều này thể hiện đặc điểm nào của thế giới sống? 
A. Khả năng tự điều chỉnh. B. Tổ chức theo nguyên tắc thứ bậc. 
C. Liên tục tiến hóa. D. Hệ mở.
pdf 5 trang Thúy Anh 16/08/2023 3000
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra chất lượng Sinh học Lớp 10 (Lần 1) - Mã đề 101 - Năm học 2022-2023 - Trường THPT Hàn Thuyên (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • pdfde_kiem_tra_chat_luong_sinh_hoc_lop_10_lan_1_ma_de_101_nam_h.pdf

Nội dung text: Đề kiểm tra chất lượng Sinh học Lớp 10 (Lần 1) - Mã đề 101 - Năm học 2022-2023 - Trường THPT Hàn Thuyên (Có đáp án)

  1. SỞ GD&ĐT BẮC NINH ĐỀ KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG KHỐI 10 LẦN 1 TRƯỜNG THPT HÀN THUYÊN NĂM HỌC 2022 - 2023 MÔN: Sinh Thời gian làm bài : 50 phút (Đề có 04 trang) (không kể thời gian phát đề) Họ và tên học sinh : Số báo danh : Mã đề 101 Câu 1. Phân tích vật chất di truyền của một chủng gây bệnh cúm gà thấy vật chất di truyền đó là một phân tử nucleic acid được cấu tạo từ 4 loại đơn phân A, U, G, C với tỉ lệ tương ứng là 23%: 26%: 25%: 26%. Có bao nhiêu nhận định đúng trong số các nhận định dưới đây? (1) Phân tử nucleic acid này là DNA có cấu trúc 2 mạch. (2) Phân tử nucleic acid này là RNA có cấu trúc một mạch. (3) Phân tử nucleic acid này là vật chất di truyền của virut. (4) Phân tử nucleic acid này là vật chất di truyền của vi khuẩn. A. 4. B. 1. C. 3. D. 2. Câu 2. Trường hợp nào ở người không phải là do đột biến gene? A. Hội chứng đao. B. Bệnh mù màu. C. Bệnh phêninkêtô niệu. D. Bệnh thiếu máu hồng cầu lưỡi liềm. Câu 3. Một gene có 150 chu kì xoắn và A = 30% số nucleotide của gene. Khi gene thực hiện nhân đôi 2 lần, môi trường nội bào đã cung cấp 900 nucleotide loại A cho mạch 2 và 450 nucleotide loại G cho mạch 1. số nucleotide từng loại trên mạch 1 của gene là: A. A1 = 600; T1 = 300; G1 = 150; C1 = 450. B. A1 = 600; T1 = 300; G1 = 450; C1 = 150. C. A1 = 300; T1 = 600; G1 = 450; C1 = 150. D. A1 = 450; T1 = 150; G1 = 600; C1 = 900. Câu 4. Người ta nói “Chúng ta nên bổ sung protein cho cơ thể từ nhiều loại thức ăn khác nhau mà không nên chỉ ăn một vài loại thức ăn dù những loại đó rất bổ dưỡng”, có bao nhiêu phát biểu sau đây sai? I- Cơ thể người không tự tổng hợp được tất cả các amino acid mà phải lấy từ bên ngoài có trong nhiều loại thức ăn. II- Mỗi loại thực phẩm chỉ chứa một số loại amino acid nhất định nên để cung cấp được tất cả mino acid cần cho tổng hợp protein thì cần bổ sung từ nhiều nguồn thực phẩm khác nhau. III- Ăn nhiều loại thực phẩm khác nhau mới đảm bảo đủ protein. IV- Sử dụng đa dạng các nguồn thực phẩm giàu protein sẽ cung cấp đủ cho cơ thể nguồn amino acid dùng làm nguyên liệu để tổng hợp protein. A. 3. B. 4. C. 1. D. 2. Câu 5. Khi cho tế bào thực vật vào môi trường X, tế bào xảy ra hiện tượng co nguyên sinh. Nhận định nào sau đây về môi trường X là đúng? A. X là môi trường ưu trương. B. X là môi trường đẳng trương. C. X là môi trường nhược trương. D. X là dung dịch nước muối. Câu 6. Sau khi học thể dục, em cảm thấy nóng bức, đổ mồ hôi, tim đập nhanh. Sau một lúc, cơ thể trở về trạng thái bình thường. Điều này thể hiện đặc điểm nào của thế giới sống? A. Khả năng tự điều chỉnh. B. Tổ chức theo nguyên tắc thứ bậc. C. Liên tục tiến hóa. D. Hệ mở. Câu 7. Trên mạch mang mã gốc của gene có một bộ ba 3'AGC5'. Bộ ba tương ứng trên phân tử mRNA được phiên mã từ gene này là: A. 5'GCU3'. B. 5'CGU3'. C. 5'GCT3'. D. 5'UCG3'. 1/4 - Mã đề 101
  2. Câu 8. Để thực hành làm tiêu bản quan sát tế bào vi khuẩn (nhân sơ), hãy sắp xếp các dữ kiện dưới đây theo thứ tự đúng của bước cố định mẫu? I- Soi tiêu bản dưới kính hiển vi, lúc đầudùng vật kính 10x, sau đó dùng vật kính 40x. II- Tiếp tục nhỏ 1 giọt dầu Set lên tiêu bản rổi soi ở hệ kính dầu (vật kính 100x). III- Quan sát, vẽ và nhận xét về kích thước, hình dạng tế bào vi khuẩn. A. III → I → II. B. I → III → II. C. III → II → I. D. I → II → III. Câu 9. Trong các bào quan dưới đây, bào quan nào không có màng bao bọc? A. Lysosome. B. Ti thể. C. Ribosome. D. Không bào. Câu 10. Một đoạn phân tử DNA có 3000 nucleotide. Tỉ lệ nucleotide từng loại trên mạch 2: A:T:G:C=1:2:3:4. Số nucleotide loại A của mạch 2 là bao nhiêu? A. 150. B. 600. C. 450. D. 300. Câu 11. Ở tế bào nhân thực, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng về lưới nội chất? I- Người uống nhiều rượu, bia, trong tế bào gan của họ có lưới nội chất trơn phát triển hơn nhiều so với ở người không uống rượu và nguy cơ tổn thương gan dẫn đến ung thư gan cũng tăng cao. II- Lưới nội chất trơn là nơi tổng hợp nên các sterol và phospholipid các hormone sinh dục. III- Lưới nội chất trơn là nơi phân giải glycogen giúp điều hoà đường huyết. IV- Tế bào gan có lưới nội chất trơn phát triển mạnh chứa các enzyme tham gia vào quá trình khử độc các chất như rượu và nhiều loại hoá chất độc hại khác. A. 3. B. 4. C. 2. D. 1. Câu 12. Khi nói đến cấu trúc, vai trò các bào quan của tế bào, có bao nhiêu phát biểu nào sau đây đúng? I- Lục lạp có DNA. II- Lục lạp có Enzyme hô hấp. III- Ty thể là nơi sinh ra O2. IV- Lục lạp là nơi hấp thụ O2. A. 3. B. 1. C. 4. D. 2. Câu 13. Ở opêron Lac, nếu đột biến xảy ra ở vùng nào sẽ làm cho tất cả các gen cấu trúc không hoạt động tổng hợp protein? A. Gen điều hòa R. B. Gen cấu trúc Z. C. Vùng vận hành O. D. Vùng khởi động P. Câu 14. Tế bào tuyến tụy của người có nhiệm vụ tổng hợp hormone insulin và tiết ra ngoài tế bào. Trong các thành phần dưới đây có bao nhiêu thành phần tham gia vào quá trình tổng hợp và bài tiết hormone insulin nói trên? (1) Ribosome trên lưới nội chất hạt. (2) Mạng lưới nội chất. (3) Lysosome. (4) Bộ máy golgi. (5). Ribosome tự do. (6) Màng sinh chất. A. 4. B. 3. C. 1. D. 2. Câu 15. Alen A có chiều dài 510 nm và có 3600 liên kết hydrogen. Alen A bị đột biến thành alen a. Cặp alen Aa nhân đôi 2 lần đã cần môi trường cung cấp 3597 C và 5403 T. Có bao nhiêu phát biểu đúng sau đây? (1) Alen A có 900 nucleotide loại T; (2) Đột biến thay thế một cặp nucleotide đã làm cho alen A trở thành alen a; (3) Alen a có 600 nucleotide loại C; (4) Alen A có chiều dài bằng chiều dài của alen a . A. 4. B. 1. C. 3. D. 2. Câu 16. Một gene có chiều dài 0,408m. Số chu kì xoắn của gene là : A. 90. B. 120. C. 60. D. 150. Câu 17. Nước được thẩm thấu qua: A. Bơm protein. B. Lớp kép phospholipid. C. Kênh aquaporin. D. Kênh protein xuyên màng. 2/4 - Mã đề 101
  3. Câu 18. Một đoạn phân tử DNA có 3000 nucleotide. Tỉ lệ 2 loại nucleotide của DNA là A/G = 2/3. Mạch 1 của DNA có C = 10%, T = 20%. Có bao nhiêu phát biểu sau là đúng? I- Trên mạch 1, tổng % A + % T + %G + %C bằng 50% tổng số nucleotide của DNA. II- Tổng nucleotide loại G là 900. III- Số nucleotide loại C trên mạch 2 là 750. IV- Số nucleotide loại C ở mạch 1 luôn bằng loại C ở mạch 2. A. 1. B. 2. C. 4. D. 3. Câu 19. Có bao nhiêu nhận định sau đây đúng khi nói về tế bào? 1. Tế bào chỉ được sinh ra bằng cách phân chia tế bào. 2. Tế bào là nơi diễn ra mọi hoạt động sống. 3. Tế bào là đơn vị cấu tạo cơ bản của cơ thể sống. 4. Tế bào có khả năng trao đổi chất theo phương thức đồng hóa và dị hóa. 5. Tế bào có một hình thức phân chia duy nhất là nguyên phân. A. 2. B. 3. C. 5. D. 4. Câu 20. Một gene có 2128 liên kết hydrogen. Trên mạch 1 của gene có A = T, G = 2A, C = 3T. Số liên kết hidrogen giữa các cặp G - C là: A. 1120. B. 1680. C. 560. D. 1860. Câu 21. Ty thể không có ở tế bào sinh vật nào sau đây? A. Lúa. B. Vi khuẩn E.coli. C. Đậu. D. Ngô. Câu 22. Sự trao đổi chất giữa tế bào và môi trường diễn ra theo phương thức: 1. Vận chuyển thụ động. 2. Vận chuyển chủ động. 3. Nhập bào. 4. Xuất bào. Phướng án đúng là: A. 1,2,3. B. 3,4. C. 1,2,3,4. D. 1,2. Câu 23. Những thành phần nào sau đây chỉ có ở tế bào thực vật mà không có ở tế bào động vật? 1. Màng sinh chất 2. Thành tế bào 3. Lục lạp 4. Không bào. 5. Ty thể. A. 2,3. B. 3,4. C. 1,4. D. 3,5. Câu 24. Chất nào sau đây khuếch tán trực tiếp qua lớp kép phospholipid? A. Tinh bột. B. Amino acid. C. Este. D. Nước. Câu 25. Tập hợp các con mối trong tổ mối ở chân núi thuộc cấp độ tổ chức sống nào dưới đây? A. Hệ sinh thái. B. Quần thể. C. Cá thể. D. Quần xã. Câu 26. Ở một số loài thực vật, gene mã hóa cho enzyme tham gia tổng hợp diệp lục nằm trong DNA lục lạp bị đột biến khiến diệp lục không được tạo ra. Thể đột biến sẽ không mang đặc điểm nào dưới đây? A. Lục lạp sẽ mất khả năng tổng hợp diệp lục làm xuất hiện đốm trắng trên lá. B. Trong 1 tế bào có mang gene đột biến sẽ có 2 loại lục lạp xanh và trắng. C. Làm cho toàn cây hoá trắng do không tổng hợp được chất diệp lục. D. Sự phân phối ngẫu nhiên và không đồng đều của những lạp thể này thông qua quá trình nguyên phân sẽ sinh ra hiện tượng lá có đốm xanh, đốm trắng. Câu 27. Một gene có 150 vòng xoắn và hiệu bình phương giữa Adenine với loại không bổ sung bằng 15% tổng số nucleotide của gene. Số nucleotide từng loại của gene là : A. A = T = 1050Nu, G = C = 450Nu. B. A = T = 1200Nu, G = C = 300Nu. C. A = T = 600Nu, G = C = 900Nu. D. A = T = 900Nu, G = C = 600Nu. Câu 28. Ở ruồi giấm đột biến gen quy định mắt đỏ thành gene quy định mắt trắng làm cho cấu trúc của gene thay đổi như sau: gene đột biến ngắn hơn gene bình thường 10,2Ao và kém 8 liên kết hydrogen, đã xảy ra đột biến: A. Mất 3 cặp A – T hoặc T – A. B. Mất 2 cặp G – C và 1 cặp A – T. C. Mất 2 cặp A – T và 1 cặp G – C. D. Mất 3 cặp G – C hoặc C – G. 3/4 - Mã đề 101
  4. Câu 29. Vai trò của enzyme DNA polymeraza trong quá trình nhân đôi DNA là: A. Nối các đoạn Okazaki với nhau. B. Bẻ gãy các liên kết hydrogen giữa hai mạch của DNA. C. Tháo xoắn phân tử DNA. D. Lắp ráp các nucleotide tự do theo nguyên tắc bổ sung với mỗi mạch khuôn của DNA. Câu 30. Trên mạch một của gene có tổng số 1200 Nu. Chiều dài của gene theo đơn vị nm là: A. 2040nm B. 0,204nm. C. 0,408nm. D. 408nm. Câu 31. Người ta cho rằng “nhân là trung tâm điểu khiển mọi hoạt động sống của tế bào”, có bao nhiêu phát biểu dưới đây đúng? I- Thông tin di truyền chủ yếu nằm trong nhân, các thông tin di truyền này sẽ tổng hợp nên các loại protein điều khiển các hoạt động sống của tế bào. II- Hầu hết bộ gene của sinh vật nằm ở trong nhân, các gene này sẽ tổng hợp nên các loại protein điều khiển các hoạt động sống của tế bào. III- Nhân tế bào chứa các bào quan rất quan trọng của tế bào. IV- Nhân tế bào là nơi thực hiện các phản ứng hóa sinh và phân giải các chất độc tố quan trọng cho tế bào. A. 1. B. 2. C. 3. D. 4. Câu 32. Có bao nhiêu nhận định dưới đây đúng khi nói về gene? 1. Gene là một đoạn xoắn kép của phân tử DNA chứa thông tin quy định cấu trúc một sản phẩm xác định là chuỗi polypeptid hay một loại RNA. 2. Gene của sinh vật nhân sơ thường là gene không phân mảnh, có vùng mã hóa chỉ gồm các đoạn intron mã hoá amino acid. 3. Gene của sinh vật nhân thực thường là gene phân mảnh, có vùng mã hóa gồm các đoạn exon xen kẽ các đoạn intron. 4. Mỗi gene cấu trúc chỉ có 3 vùng gồm: vùng khởi động, vùng vận hành và vùng mã hoá. A. 1. B. 2. C. 4. D. 3. Câu 33. Phân tích thành phần hóa học của một nucleic acid cho thấy tỉ lệ các loại nucleotide như sau: A = 25%; G = 35%; T = 25%, C = 15%. Nucleic acid này là: A. DNA có cấu trúc mạch đơn. B. RNA có cấu trúc mạch kép. C. DNA có cấu trúc mạch kép. D. RNA có cấu trúc mạch đơn. Câu 34. Đối mã đặc hiệu nằm trên phân tử tRNA tham gia quá trình dịch mã gọi là: A. Triplet. B. Liên kết hydrogen. C. Cođon. D. Anticođon. Câu 35. Những sinh vật nào sau đây có cấu tạo tế bào nhân sơ? A. Nấm, động vật. B. Động vật nguyên sinh, vi khuẩn. C. Vi khuẩn và vi khuẩn cổ D. Nấm, vi khuẩn. Câu 36. Sắt là thành phần cấu tạo của: A. Amino acid. B. Hormone. C. Hemoglobin. D. Inulin. Câu 37. Đột biến gene trội phát sinh trong quá trình nguyên phân của tế bào sinh dưỡng không có khả năng: A. Di truyền qua sinh sản hữu tính. B. Tạo thể khảm. C. Di truyền qua sinh sản vô tính. D. Nhân lên trong mô sinh dưỡng. Câu 38. Cholesterol thuộc loại phân tử nào sau đây? A. Protein. B. Nucleic acid. C. Carbohydrate. D. Lipid. Câu 39. Sinh vật hay dạng sống nào sau đây chưa có màng sinh chất bao bọc tế bào? A. Virut SARS-CoV-2. B. Vi khuẩn. C. Khoai tây. D. Lúa mì. Câu 40. Những phân tử sinh học nào sau đây cấu tạo theo nguyên tác đa phân? A. Carbohydrate, protein, nucleic acid. B. Carbohydrate, lipid, protein. C. Lipid, protein, nucleic acid. D. Carbohydrate, lipid, protein, nucleic acid. HẾT 4/4 - Mã đề 101
  5. ĐÁP ÁN KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG KHỐI 10 LẦN 1 NĂM HỌC 2022 - 2023 MÔN: Sinh 101 212 323 434 545 656 767 878 1 D D C A D C D C 2 A B B D C D C D 3 A D C B B B C A 4 C B C D B D A D 5 A D A B A C D C 6 A D A D C D D B 7 D C B B D B B A 8 D A B B D D C C 9 C A A C C A D C 10 A B A D A C B A 11 B B D C C D B D 12 B A D C A A C B 13 D D D B C A A A 14 A C B A A C C C 15 C C C C B D B B 16 B A C B B B B D 17 C A D A C C D B 18 D B A B A C D C 19 D D B A D B A A 20 B D B D B B C A 21 B C A B B D A B 22 C C C A A A B C 23 A D A C A D C D 24 C B C A D B C B 25 B D A D D D A C 26 C A D B B A D A 27 B B D C A B D D 28 B D C C C A C D 29 D A C A D D B A 30 D B A A C C D A 31 B C A D A A B C 32 B B A D B D D B 33 A A D B A C B C 34 D A D C A B B D 35 C C C A C A A B 36 C B A D B C D D 37 A A B B B B A A 38 D D D A D C C B 39 A C D C D A A A 40 A C D B A A D D