Đề kiểm tra cuối học kì 1 Vật lí Lớp 10 - Năm học 2022-2023 - Sở GD&ĐT Bắc Ninh (Có đáp án)

Câu 1:  Sai số tỉ đối của một tích bằng 
A. tổng các sai số tỉ đối của các thừa số. B. hiệu các sai số tỉ đối của các thừa số. 
C. tích các sai số tỉ đối của các thừa số. D. thương các sai số tỉ đối của các thừa số. 
Câu 2: Khi một vật chuyển động, đại lượng nào sau đây cho biết sự thay đổi nhanh hay chậm của 
vận tốc? 
A. Quãng đường. B. Độ dịch chuyển. C. Gia tốc. D. Thời gian. 
Câu 3: Trên bề mặt Trái Đất, gia tốc rơi tự do của một vật gần nhất với giá trị nào sau đây? 
A. 1,6 m/s2. B. 9,8 m/s2. C. 8,9 m/s2. D. 12,4 m/s2. 
Câu 4: Trong hệ SI, đơn vị của lực là 
A. niutơn. B. kilôgam. 
C. mét trên giây. D. mét trên giây bình phương. 
Câu 5: Đại lượng đặc trưng cho mức quán tính của vật là 
A. lực. B. vận tốc. C. khối lượng. D. gia tốc.
pdf 4 trang Thúy Anh 12/08/2023 1920
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra cuối học kì 1 Vật lí Lớp 10 - Năm học 2022-2023 - Sở GD&ĐT Bắc Ninh (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • pdfde_kiem_tra_cuoi_hoc_ki_1_vat_li_lop_10_nam_hoc_2022_2023_so.pdf

Nội dung text: Đề kiểm tra cuối học kì 1 Vật lí Lớp 10 - Năm học 2022-2023 - Sở GD&ĐT Bắc Ninh (Có đáp án)

  1. SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KỲ I BẮC NINH NĂM HỌC 2022 - 2023 Môn: Vật lí - Lớp 10 (Đề có 02 trang) Thời gian làm bài: 45 phút (không kể thời gian giao đề) I. PHẦN TRẮC NGHIỆM (3,0 điểm) Câu 1: Sai số tỉ đối của một tích bằng A. tổng các sai số tỉ đối của các thừa số. B. hiệu các sai số tỉ đối của các thừa số. C. tích các sai số tỉ đối của các thừa số. D. thương các sai số tỉ đối của các thừa số. Câu 2: Khi một vật chuyển động, đại lượng nào sau đây cho biết sự thay đổi nhanh hay chậm của vận tốc? A. Quãng đường. B. Độ dịch chuyển. C. Gia tốc. D. Thời gian. Câu 3: Trên bề mặt Trái Đất, gia tốc rơi tự do của một vật gần nhất với giá trị nào sau đây? A. 1,6 m/s2. B. 9,8 m/s2. C. 8,9 m/s2. D. 12,4 m/s2. Câu 4: Trong hệ SI, đơn vị của lực là A. niutơn. B. kilôgam. C. mét trên giây. D. mét trên giây bình phương. Câu 5: Đại lượng đặc trưng cho mức quán tính của vật là A. lực. B. vận tốc. C. khối lượng. D. gia tốc. Câu 6: Khi một vật chuyển động dưới tác dụng của các lực có hợp lực bằng không thì chuyển động của vật là A. chuyển động chậm dần đều. B. chuyển động nhanh dần đều. C. chuyển động thẳng đều. D. chuyển động ném ngang. Câu 7: Hình bên là ảnh chụp hoạt nghiệm của một quả bóng tennis chuyển động ném xiên. Theo phương nằm ngang, chuyển động của quả bóng là A. chuyển động chậm dần đều. B. chuyển động nhanh dần đều. C. chuyển động rơi tự do. D. chuyển động thẳng đều. Câu 8: Hệ số góc (độ dốc) của đồ thị độ dịch chuyển – thời gian của một vật chuyển thẳng đều bằng A. độ dịch chuyển của vật. B. vận tốc của vật. C. thời gian vật chuyển động. D. gia tốc của vật. Câu 9: Một vật khối lượng 5 kg chuyển động dưới tác dụng của hợp lực có độ lớn 10 N. Độ lớn gia tốc của vật là A. 2 m/s2. B. 0,5 m/s2. C. 20 m/s2. D. 4 m/s2. Câu 10: Một vật rơi tự do từ độ cao 45 m so với mặt đất. Lấy g = 10 m/s2. Tốc độ của vật khi chạm đất là A. 10 m/s. B. 25 m/s. C. 30 m/s. D. 45 m/s. Câu 11: Một người đứng trên mặt đất, tác dụng lên mặt đất một áp lực có độ lớn 500 N. Phản lực do mặt đất tác dụng lên người đó có độ lớn là A. 250 N. B. 50 N. C. 600 N. D. 500 N.
  2. Câu 12: Hình bên là đồ thị vận tốc – thời gian của một vật chuyển v(m/s) động thẳng biến đổi đều. Tại thời điểm t = 2 s, vận tốc của vật là 15 A. 4 m/s. B. 5 m/s. 10 C. 2,5 m/s. D. 10 m/s. 5 O II. PHẦN TỰ LUẬN (7,0 điểm) 1 2 3 4 5 t(s) Câu 13: (2 điểm) Phát biểu nội dung và viết biểu thức định luật 3 Newton. Giải thích và nêu đơn vị của các đại lượng trong biểu thức. Câu 14: (2 điểm) Trên một đường thẳng nằm ngang, một ô tô có khối lượng 1,2 tấn tăng tốc từ 0 m/s lên 20 m/s trong thời gian 10 s. Biết ô tô chuyển động nhanh dần đều. a) Tính gia tốc của ô tô. b) Tính độ lớn của hợp lực tác dụng lên ô tô. Câu 15: (3 điểm) Từ đỉnh tháp cao 20 m so với mặt đất, một vật được ném với vận tốc ban đầu có phương ngang và có độ lớn 10 m/s. Bỏ qua sức cản của không khí. Lấy g = 10 m/s2. a) Tính thời gian chuyển động của vật. b) Tính tầm xa của vật. c) Tính tốc độ của vật sau khi ném được 1 s. d) Tính khoảng thời gian từ lúc bắt đầu ném vật đến lúc vectơ vận tốc của vật hợp với phương ngang một góc 30o. Hết
  3. SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HƯỚNG DẪN CHẤM BẮC NINH KIỂM TRA CUỐI HỌC KỲ 1 ¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯ NĂM HỌC 2022 – 2023 Môn: Vật lí – Lớp 10 ¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯ PHẦN I. TRẮC NGHIỆM (3,0 điểm) Mỗi câu đúng được 0,25 điểm. Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 Đáp A C B A C C D B A C D B án PHẦN II. TỰ LUẬN (7,0 điểm) Câu Hướng dẫn Điểm Câu 13 2đ Phát biểu đúng nội dung định luật 1 Viết đúng công thức 0,5 Giải thích đúng các đại lượng và nêu đúng đơn vị của các đại lượng trong công 0,5 thức Câu 14 2đ vv− 0 a) Viết được công thức a = t 0,5 2 0,5 Thay số được a = 2 m/s . b) Viết được công thức F= ma 0,5 Thay số được F = 2400 N 0,5 Câu 15 3đ a)Theo phương thẳng đứng, vật chuyển động rơi tự do 0,25 1 Viết được công thức d== h gt 2 0,25 y 2 Thay số được ts= 2 0,5 b) Theo phương ngang, vật chuyển động thẳng đều 0,25 Viết được công thức dx == L v0 t 0,25 Thay số được L = 20 m. 0,5 c) khi t=1 s vx == v0 10 m / s Tính được 0,25 v== gt10 m / s y 22 v= vxy + v =10 2 m / s 0,25
  4. o d) Hướng véctơ vận tốc hợp với phương ngang góc 30 v 10 tan30o =y →v = m/s. v y 3 0,25 x v 1 t=y = s = 0,58 s g 3 0,25 Học sinh làm cách khác, nếu đúng cho điểm tối đa.