Đề kiểm tra cuối học kì 2 Sinh học Lớp 10 - Năm học 2022-2023 - Sở GD&ĐT Bắc Ninh (Có hướng dẫn chấm)
Câu 1: Chất nào sau đây không phải là sản phẩm của pha sáng trong quang hợp?
A. ATP. B. NADPH. C. O2. D. C6H12O6.
Câu 2: Oxygen được tạo ra trong quang hợp có nguồn gốc từ đâu?
A. Từ phân tử H2O. C. Từ glucose. B. Từ phân tử CO2. D. Từ phân tử ATP.
Câu 3: Nguyên nhân gây ra ung thư là do
A. Tế bào chết theo chương trình. B. Tế bào phân chia mất kiểm soát.
C. Tế bào không phân chia. D. Tế bào ngừng phân chia.
Câu 4: Khi nói về vi sinh vật, phát biểu nào sau đây không đúng?”
A. Chỉ quan sát được dưới kính hiển vi.
B. Quá trình trao đổi chất diễn ra mạnh.
C. Phần lớn vi sinh vật là cơ thể đơn bào nhân sơ hoặc nhân thực.
D. Phạm vi phân bố hẹp.
Câu 5: Căn cứ để phân biệt các kiểu dinh dưỡng của vi sinh vật là:
A. Nguồn năng lượng và nguồn carbon. B. Nhu cầu về năng lượng và nước.
C. Nhu cầu về carbon và O2. D. Nguồn năng lượng và sự phân bố.
Câu 6: Trong các loài vi sinh vật sau, loài nào có hình thức dinh dưỡng kiểu quang tự dưỡng?
A. Vi khuẩn lam. B. Vi khuẩn đường ruột.
C. Nấm men. D. Vi khuẩn lactic.
A. ATP. B. NADPH. C. O2. D. C6H12O6.
Câu 2: Oxygen được tạo ra trong quang hợp có nguồn gốc từ đâu?
A. Từ phân tử H2O. C. Từ glucose. B. Từ phân tử CO2. D. Từ phân tử ATP.
Câu 3: Nguyên nhân gây ra ung thư là do
A. Tế bào chết theo chương trình. B. Tế bào phân chia mất kiểm soát.
C. Tế bào không phân chia. D. Tế bào ngừng phân chia.
Câu 4: Khi nói về vi sinh vật, phát biểu nào sau đây không đúng?”
A. Chỉ quan sát được dưới kính hiển vi.
B. Quá trình trao đổi chất diễn ra mạnh.
C. Phần lớn vi sinh vật là cơ thể đơn bào nhân sơ hoặc nhân thực.
D. Phạm vi phân bố hẹp.
Câu 5: Căn cứ để phân biệt các kiểu dinh dưỡng của vi sinh vật là:
A. Nguồn năng lượng và nguồn carbon. B. Nhu cầu về năng lượng và nước.
C. Nhu cầu về carbon và O2. D. Nguồn năng lượng và sự phân bố.
Câu 6: Trong các loài vi sinh vật sau, loài nào có hình thức dinh dưỡng kiểu quang tự dưỡng?
A. Vi khuẩn lam. B. Vi khuẩn đường ruột.
C. Nấm men. D. Vi khuẩn lactic.
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra cuối học kì 2 Sinh học Lớp 10 - Năm học 2022-2023 - Sở GD&ĐT Bắc Ninh (Có hướng dẫn chấm)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
File đính kèm:
- de_kiem_tra_cuoi_hoc_ki_2_sinh_hoc_lop_10_nam_hoc_2022_2023.pdf
Nội dung text: Đề kiểm tra cuối học kì 2 Sinh học Lớp 10 - Năm học 2022-2023 - Sở GD&ĐT Bắc Ninh (Có hướng dẫn chấm)
- SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KỲ II BẮC NINH NĂM HỌC 2022 - 2023 Môn: Sinh học 10 Thời gian làm bài: 45 phút (không kể thời gian giao đề) I. TRẮC NGHIỆM (3,0 điểm) Câu 1: Chất nào sau đây không phải là sản phẩm của pha sáng trong quang hợp? A. ATP. B. NADPH. C. O2. D. C6H12O6. Câu 2: Oxygen được tạo ra trong quang hợp có nguồn gốc từ đâu? A. Từ phân tử H2O. C. Từ glucose. B. Từ phân tử CO2. D. Từ phân tử ATP. Câu 3: Nguyên nhân gây ra ung thư là do A. Tế bào chết theo chương trình. B. Tế bào phân chia mất kiểm soát. C. Tế bào không phân chia. D. Tế bào ngừng phân chia. Câu 4: Khi nói về vi sinh vật, phát biểu nào sau đây không đúng?” A. Chỉ quan sát được dưới kính hiển vi. B. Quá trình trao đổi chất diễn ra mạnh. C. Phần lớn vi sinh vật là cơ thể đơn bào nhân sơ hoặc nhân thực. D. Phạm vi phân bố hẹp. Câu 5: Căn cứ để phân biệt các kiểu dinh dưỡng của vi sinh vật là: A. Nguồn năng lượng và nguồn carbon. B. Nhu cầu về năng lượng và nước. C. Nhu cầu về carbon và O2. D. Nguồn năng lượng và sự phân bố. Câu 6: Trong các loài vi sinh vật sau, loài nào có hình thức dinh dưỡng kiểu quang tự dưỡng? A. Vi khuẩn lam. B. Vi khuẩn đường ruột. C. Nấm men. D. Vi khuẩn lactic. Câu 7: Phát biểu nào sau đây đúng khi nói về dinh dưỡng của vi sinh vật? A. Tất cả các vi sinh vật quang tự dưỡng đều có lục lạp. B. Trong môi trường chỉ cần có năng lượng và nguồn carbon đầy đủ thì vi sinh vật có thể sống được. C. Vi sinh vật gây thiu cơm có hình thức dinh dưỡng là hóa dị dưỡng. D. Các vi sinh vật cần ánh sáng là nguồn năng lượng đều có hình thức dinh dưỡng là quang tự dưỡng. Câu 8: Người ta bổ sung 1,2-2% thạch vào môi trường nuôi cấy vi sinh vật nhằm mục đích: A. Tạo độ pH phù hợp. B. Tạo nồng độ muối phù hợp. C. Bổ sung chất dinh dưỡng. D. Tạo môi trường đặc. Câu 9: Trong môi trường nuôi cấy không liên tục (hệ kín), số lượng tế bào vi khuẩn tăng nhanh nhất ở pha nào? A. Pha lũy thừa. B. Pha cân bằng. C. Pha suy vong. D. Pha tiềm phát. Câu 10: Một tế bào sinh dục có bộ NST lưỡng bội 2n = 24 thực hiện giảm phân bình thường. Kết thúc giảm phân II, các tế bào con tạo ra có bộ NST là: A. 24 NST kép. B. 24 NST đơn. C. 12 NST kép. D. 12 NST đơn. Câu 11: Vật chất di truyền của một chủng virus gây bệnh ở người là một phân tử nucleic acid. Phân tử nucleic acid này được cấu tạo từ 4 loại nucleotide A, T, G, C trong đó A = T = G = 23%. Vật chất di truyền của chủng virus này là: A. DNA mạch kép. B. DNA mạch đơn. C. RNA mạch kép. D. RNA mạch đơn. Câu 12: Phát biểu nào sau đây về virus là đúng? A. Virus đã có cấu tạo tế bào. B. Virus sống kí sinh nội bào bắt buộc. C. Virus có kích thước rất lớn, mắt thường có thể nhìn thấy được. D. Tất cả virus đều có lõi nucleic acid là DNA. II. TỰ LUẬN (7,0 điểm) Câu 1 (3,0 điểm) Vi sinh vật là gì? Kể tên các kiểu dinh dưỡng ở vi sinh vật. Câu 2 (4,0 điểm) Trình bày đặc điểm các pha sinh trưởng của quần thể vi khuẩn trong môi trường nuôi cấy không liên tục (hệ kín). === Hết ===
- SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HƯỚNG DẪN CHẤM BẮC NINH ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KỲ II ¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯ NĂM HỌC 2022 - 2023 Môn: Sinh học 10 ¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯ I. TRẮC NGHIỆM (3,0 điểm) Mỗi câu trả lời đúng 0,25 điểm. Câu 1 2 3 4 5 6 Đáp án D A B D A A Câu 7 8 9 10 11 12 Đáp án C D A D B B II. TỰ LUẬN (7,0 điểm) Câu Nội dung Điểm 1 (3,0 điểm) - Vi sinh vật: là những sinh vật có kích thước nhỏ bé, thường chỉ quan sát được dưới kính hiển vi 1,0 - Các kiểu dinh dưỡng ở vi sinh vật: Dựa vào nguồn năng lượng và nguồn carbon mà vi sinh vật sử dụng chia thành 4 kiểu dinh dưỡng: + Quang tự dưỡng. 0,5 + Hóa tự dưỡng. 0,5 + Quang dị dưỡng. 0,5 + Hóa dị dưỡng 0,5 (Đáp án theo SGK Kết nối tri thức với cuộc sống. Nếu HS trình bày theo SGK khác nhưng vẫn đúng và đầy đủ ý thì cho tối đa điểm). 2 (4,0 điểm) - Pha tiềm phát (pha lag): Tính từ khi vi khuẩn được nuôi cấy cho đến khi chúng bắt 1,0 đầu sinh trưởng (phân chia). Ở pha này vi khuẩn dần thích nghi với môi trường, tổng hợp vật chất chuẩn bị cho sự phân chia. - Pha lũy thừa (pha log): Vi sinh vật phân chia mạnh mẽ theo tiềm năng, số lượng tế bào 1,0 tăng theo lũy thừa và đạt đến cực đại ở cuối pha. - Pha cân bằng: Dinh dưỡng trong môi trường giảm, chất độc hại tăng. Tốc độ sinh 1,0 trưởng và trao đổi chất của vi sinh vật giảm dần. Lượng tế bào sinh ra bằng lượng tế bào chết đi. - Pha suy vong: Số lượng tế bào trong quần thể ngày càng giảm do chất dinh dưỡng cạn 1,0 kiệt, chất độc hại tích lũy ngày càng nhiều. (Đáp án theo SGK Kết nối tri thức với cuộc sống. Nếu HS trình bày theo SGK khác nhưng vẫn đúng và đầy đủ ý thì cho tối đa điểm).