Đề kiểm tra cuối kì 1 Sinh học Lớp 10 - Mã đề 01 - Năm học 2022-2023 - Trường THPT Lạc Long Quân (Có hướng dẫn chấm)

Câu 1: Quá trình chuyển hóa vật chất trong tế bào gồm hai mặt là 
A. hấp thụ và bài tiết    B. đồng hóa và dị hóa      C. xuất bào và nhập bào    D. ẩm bào và thực bào 
Câu 2: Thành phần nào của tế bào có vai trò tiếp nhận phân tử tín hiệu? 
A .Thụ thể                          B. Màng tế bào                 C. Tế bào chất           D. Nhân tế bào 
Câu 3: Năng lượng được tích luỹ và sử dụng cho các hoạt động sống của tế bào là 
A. điện năng B. nhiệt năng C. cơ năng D. hóa năng 
Câu 4: Cơ chất là 
A. chất tham gia cấu tạo enzyme B. sản phẩm tạo ra từ các phản ứng do enzyme xúc tác 
C. chất chịu tác động của enzyme xúc tác         D. chất tạo ra do enzyme liên kết với cơ chất 
Câu 5. Khi nhỏ oxy già lên lát khoai tây để lạnh thì có hiện tượng gì xảy ra? 
A. Sủi bọt khí nhiều B. Sủi bọt khí ít C. Không có sủi bọt khí D. Có màu xanh đen 
Câu 6. Nhóm vi khuẩn nào sau đây có vai trò tạo ra các mỏ quặng? 
A. Cộng sinh B. Oxi hoá lưu huỳnh C. Oxi hoá nitrogen D. Oxi hoá sắt 
Câu 7: Bản chất của quá trình hô hấp tế bào là một chuỗi các phản ứng 
A . thủy phân                 B. oxi hóa- khử                        C. tổng hợp                     D. phân giải 
Câu 8: Ý nghĩa của quá trình truyền tin giữa các tế bào là gì? 
A. Giúp các tế bào thực hiện quá trình trao đổi chất. 
B. Giúp điều hòa các hoạt động sống trong cơ thể. 
C. Giúp cơ thể thực hiện các hoạt động một cách chính xác. 
D. Giúp tế bào đáp ứng với các kích thích từ môi trường bên ngoài.
pdf 3 trang Thúy Anh 16/08/2023 9740
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra cuối kì 1 Sinh học Lớp 10 - Mã đề 01 - Năm học 2022-2023 - Trường THPT Lạc Long Quân (Có hướng dẫn chấm)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • pdfde_kiem_tra_cuoi_ki_1_sinh_hoc_lop_10_ma_de_01_nam_hoc_2022.pdf

Nội dung text: Đề kiểm tra cuối kì 1 Sinh học Lớp 10 - Mã đề 01 - Năm học 2022-2023 - Trường THPT Lạc Long Quân (Có hướng dẫn chấm)

  1. SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BẾN TRE ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KỲ I NĂM HỌC 2022-2023 TRƯỜNG THPT LẠC LONG QUÂN MÔN: SINH HỌC - Lớp: 10 (T) (Đề có 02 trang) Thời gian làm bài: 45 phút, không tính thời gian giao đề Mã đề: 01 Học sinh làm bài trên Phiếu trả lời trắc nghiệm A. Phần trắc nghiệm: 7 điểm Câu 1: Quá trình chuyển hóa vật chất trong tế bào gồm hai mặt là A. hấp thụ và bài tiết B. đồng hóa và dị hóa C. xuất bào và nhập bào D. ẩm bào và thực bào Câu 2: Thành phần nào của tế bào có vai trò tiếp nhận phân tử tín hiệu? A .Thụ thể B. Màng tế bào C. Tế bào chất D. Nhân tế bào Câu 3: Năng lượng được tích luỹ và sử dụng cho các hoạt động sống của tế bào là A. điện năng B. nhiệt năng C. cơ năng D. hóa năng Câu 4: Cơ chất là A. chất tham gia cấu tạo enzyme B. sản phẩm tạo ra từ các phản ứng do enzyme xúc tác C. chất chịu tác động của enzyme xúc tác D. chất tạo ra do enzyme liên kết với cơ chất Câu 5. Khi nhỏ oxy già lên lát khoai tây để lạnh thì có hiện tượng gì xảy ra? A. Sủi bọt khí nhiều B. Sủi bọt khí ít C. Không có sủi bọt khí D. Có màu xanh đen Câu 6. Nhóm vi khuẩn nào sau đây có vai trò tạo ra các mỏ quặng? A. Cộng sinh B. Oxi hoá lưu huỳnh C. Oxi hoá nitrogen D. Oxi hoá sắt Câu 7: Bản chất của quá trình hô hấp tế bào là một chuỗi các phản ứng A . thủy phân B. oxi hóa- khử C. tổng hợp D. phân giải Câu 8: Ý nghĩa của quá trình truyền tin giữa các tế bào là gì? A. Giúp các tế bào thực hiện quá trình trao đổi chất. B. Giúp điều hòa các hoạt động sống trong cơ thể. C. Giúp cơ thể thực hiện các hoạt động một cách chính xác. D. Giúp tế bào đáp ứng với các kích thích từ môi trường bên ngoài. Câu 9: Co nguyên sinh là hiện tượng A. nhân tế bào co lại làm cho thể tích của tế bào bị thu nhỏ lại B. cả tế bào co lại C. khối nguyên sinh chất của tế bào bị co lại D. màng nguyên sinh bị dãn ra Câu 10: Có bao nhiêu nhận định đúng về vai trò của quá trình quang hợp? (1). Quang hợp giúp cân bằng O2 và CO2 cho khí quyển. (2). Quang hợp tạo ra O2 từ quá trình quang phân li nước. (3). Quang hợp tạo ra các hợp chất hữu cơ. (4). Quang hợp giúp tiêu thụ CO2 được tạo ra từ quá trình hô hấp và đốt cháy. A. 1 B. 2 C. 3 D. 4 Câu 11. Tinh bột trong cơm bị enzyme amylase trong nước bọt phân giải thành đường. Theo em, chất nào sau đây được sử dụng để kiểm tra sự có mặt của tinh bột trong dung dịch có chứa nước bọt? A. Lipid B. Iodine C. Clo D. Cồn Câu 12. Quá trình quang khử ở vi khuẩn có vai trò gì? A. Cung cấp chất hữu cơ cho các loài sinh vật, điều hoà khí quyển, giảm ô nhiễm môi trường. B. Cung cấp chất O2 cho các loài sinh vật, giảm ô nhiễm môi trường. C. Điều hoà khí quyển, giảm ô nhiễm môi trường. D. Hạn chế ô nhiễm môi trường. Câu 13: Enzyme nuclease chỉ tác dụng phân giải nucleic acid thành các đơn phân nucleotide mà không tác dụng lên bất kì phân tử sinh học nào khác. Ví dụ trên muốn nói đến đặc tính nào của enzyme? A.Tính đa dạng B.Tính đặc hiệu C. Tính kị nước D. Tính chọn lọc Câu 14: Năng lượng cung cấp cho các phản ứng trong pha tối chủ yếu lấy từ A. ánh sáng mặt trời B. ATP do các ti thể trong tế bào cung cấp C. ATP và NADPH từ pha sáng của quang hợp D. tất cả các nguồn năng lượng trên Câu 15: Tại ống thận nồng độ glucose trong nước tiểu thấp hơn trong máu, nhưng glucose trong nước tiểu vẫn được thu hồi trở về máu nhờ sự vận chuyển A. chủ động qua màng tế bào B. thụ động qua màng tế bào C. theo kiểu khuếch tán qua màng tế bào D. theo kiểu thẩm thấu qua màng tế bào Đề kiểm tra CKI- Sinh 10T - mã đề 01 1
  2. Câu 16: Vì sao bón quá nhiều phân sẽ làm cho cây héo, chết? A. Cây phát triển mạnh, dễ bị nhiễm bệnh. B. Môi trường đất trở nên đẳng trương làm cho cây héo và chết. C. Môi trường đất trở nên nhược trương dẫn đến cây không hấp thụ được nước nên bị héo, chết. D. Môi trường đất trở nên ưu trương dẫn đến cây không hấp thụ được nước nên bị héo, chết. Câu 17. Bệnh rối loạn chuyển hoá do enzyme là A. bệnh đao B. bệnh máu khó đông C. bệnh phenylketonuria D. bệnh bướu cổ Câu 18: Tế bào đã chết thì không còn hiện tượng co nguyên sinh là do: A. Màng tế bào đã bị phá vỡ B. Tế bào chất đã bị biến tính C. Nhân tế bào đã bị phá vỡ D. Màng tế bào không còn khả năng thấm chọn lọc. Câu 19: Chất hữu cơ trực tiếp đi vào chu trình Krebs là A. lactic acid B. axetyl – CoA C. axetic acid D. glucose Câu 20: Sự tiếp xúc giữa kháng nguyên và kháng thể. Ví dụ trên muốn nói đến kiểu truyền thông tin nào giữa các tế nào? A. Truyền tin cục bộ B. Truyền tin kiểu tiếp xúc trực tiếp C. Truyền tin qua cầu nối D. Truyền tin qua khoảng cách xa Câu 21: Khi cho tế bào hồng cầu vào nước cất, thì tế bào hồng cầu A. không thay đổi B. nhỏ đi C. to ra và bị vỡ D. lúc đầu to ra, lúc sau nhỏ lại Câu 22: Đâu là sự khác nhau cơ bản giữa quang hợp và hô hấp? A . Đây là hai quá trình đối lập nhau nhưng có sự thống nhất với nhau để duy trì các hoạt động sống. B. Sản phẩm C6H12O6 được tạo ra từ quá trình quang hợp là nguyên liệu của quá trình hô hấp. C. Quang hợp là quá trình tổng hợp, tích lũy năng lượng còn hô hấp là quá trình phân giải, giải phóng năng lượng. D. Quang hợp chỉ xảy ra ở thực vật, còn hô hấp xảy ra ở mọi sinh vật. Câu 23: Muối chua rau, củ, quả, thực chất là tạo điều kiện để quá trình nào sau đây xảy ra? A. Phân giải cellulose, lên men lactic B. Phân giải protein, cellulose C. Lên men lactic và lên men etilic D. Lên men lactic Câu 24: Khi thụ thể không tiếp nhận được phân tử tín hiệu thì điều gì có thể xảy ra? A. Thông tin không được truyền vào tế bào nên không gây ra đáp ứng tế bào. B. Thông tin được truyền vào tế bào nên có sự đáp ứng tế bào. C. Thông tin được truyền vào tế bào sai nên không gây ra đáp ứng tế bào D. Thông tin không được truyền vào tế bào, tế bào không phân chia Câu 25: Trong quang hợp, oxi được tạo ra từ quá trình nào sau đây? A. Hấp thụ ánh sáng của diệp lục B. Quang phân li nước C. Các phản ứng oxi hóa khử D. Chuỗi truyền electron Câu 26: Vì sao thường xuyên ngậm nước muối loãng sẽ hạn chế được bệnh viêm họng, sâu răng? A. Nước muối loãng đã làm cho tế bào vi sinh vật gây bệnh bị co nguyên sinh nên bị bất hoạt. B. Nước muối loãng thấm vào làm vỡ tế bào vi sinh vật gây bệnh. C. Nước muối có tác dụng diệt khuẩn giống thuốc kháng sinh. D. Nước muối loãng làm chất nguyên sinh tế bào vi sinh vật gây bệnh bị trương lên gây rối loạn hoạt động sinh lí. Câu 27: “Sốt” là phản ứng tự vệ của cơ thể. Tuy nhiên, khi sốt cao quá 38,5°C thì cần phải tích cực hạ sốt vì một trong các nguyên nhân nào sau đây? A. Nhiệt độ cao quá sẽ làm cơ thể nóng bức, khó chịu. B. Nhiệt độ cao quá làm tăng hoạt tính của enzim dẫn đến tăng tốc độ phản ứng sinh hóa quá mức. C. Nhiệt độ cao quá sẽ gây tổn thương mạch máu. D. Nhiệt độ cao quá gây biến tính, làm mất hoạt tính của enzyme trong cơ thể. Câu 28: Cơ sở khoa học của các biện pháp bảo quản nông sản là: A. Giảm cường độ hô hấp tế bào tới mức tối thiểu . B. Tăng nhẹ cường độ hô hấp tế bào. C. Tăng cường độ hô hấp tế bào tới mức tối đa. D. Giảm nhẹ cường độ hô hấp tế bào. B. Phần tự luận : 3đ Câu 1: Phân biệt quá trình vận chuyển thụ động và vận chuyển chủ động. ( 2 đ ) Câu 2: Trình bày các giai đoạn của quá trình truyền thông tin giữa các tế bào. ( 1 đ ) Hết Đề kiểm tra CKI- Sinh 10T - mã đề 01 2
  3. SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BẾN TRE ĐÁP ÁN KIỂM TRA CUỐI KỲ I NĂM HỌC 2022-2023 TRƯỜNG THPT LẠC LONG QUÂN MÔN: SINH HỌC - Lớp: 10 (T) A. Phần trắc nghiệm: Mỗi câu đúng 0,25 điểm. * Mã đề 01: Trắc nghiệm: 7 điểm 1.B 8.C 15.A 22.C 2.A 9.C 16.D 23.D 3.D 10.D 17.C 24.A 4.C 11.B 18.D 25.B 5.B 12.A 19.B 26.A 6.D 13.B 20.B 27.D 7.B 14.C 21.C 28.A B. Phần tự luận: 3 điểm Câu 1: Phân biệt quá trình vận chuyển thụ động và vận chuyển chủ động.( 2đ) Giống nhau:(0,5đ) + Đều tham gia kiểm soát sự vận chuyển các chất và trao đổi thông tin giữa tế bào và môi trường bên ngoài + Đều có các kênh protein màng. Khác nhau:(1,5đ) Đặc điểm Vận chuyển thụ động Vận chuyển chủ động Chiều vận chuyển Vận chuyển các chất đi từ nơi có nồng Vận chuyển các chất đi từ nơi có nồng các chất độ cao sang nơi có nồng độ thấp độ thấp sang nơi có nồng độ cao Năng lượng tiêu tốn Không tiêu tốn năng lượng Tiêu tốn năng lượng ATP Nguyên lí Tuân theo nguyên lí khuếch tán Không tuân theo nguyên lí khuếch tán Con đường Qua kênh phospholipid kép Qua kênh protein Qua kênh protein Câu 2: Trình bày các giai đoạn của quá trình truyền thông tin giữa các tế bào. ( 1 đ ) Quá trình truyền tin giữa các tế bào gồm 3 giai đoạn: + Giai đoạn tiếp nhận: Phân tử tín hiệu liên kết vào thụ thể làm thụ thể thay đổi hình dạng. + Giai đoạn truyền tin: Quá trình truyền tín hiệu từ thụ thể tới các phân tử đích trong tế bào. + Giai đoạn đáp ứng: TB phát tín hiệu hoạt hóa đáp ứng tế bào. Hết Đề kiểm tra CKI- Sinh 10T - mã đề 01 3