Đề kiểm tra cuối kì 1 Sinh học Lớp 10 - Mã đề 101 - Năm học 2022-2023 - Trường THPT Lương Ngọc Quyến (Có đáp án)

Câu 11: Cấp độ tổ chức sống nào trong những cấp độ sau không là cấp độ tổ chức sống cơ bản? 
A. Quần thể. B. Cơ quan. C. Tế bào. D. Cơ thể. 
Câu 12: Trong các phân tử sau đây, phân tử nào là monosaccharide? 
A. Glucose B. Tinh bột. C. Lactose. D. Saccharose. 
Câu 13: Khi nói về nucleic acid, phát biểu nào sau đây là sai? 
A. Phân tử DNA gồm có hai chuỗi polynucleotide ngược chiều. 
B. Tên gọi của các nucleotide được đặt dựa trên tên gọi của các base. 
C. mRNA là phân tử làm khuôn để tổng hợp chuỗi polypeptide. 
D. Thông tin di truyền trên DNA không được truyền đạt qua các thế hệ. 
Câu 14: Nội dung nào sau đây là một phần nội dung cơ bản của học thuyết tế bào? 
A. Các đặc trưng cơ bản của sự sống được biểu hiện đầy đủ ở cấp tế bào. 
B. Tế bào được sinh ra từ chất vô cơ và chất hữu cơ. 
C. Tế bào là đơn vị cơ sở của sự sống. 
D. Có những dạng sống không có cấu tạo tế bào. 
Câu 15: Sự khác biệt giữa tế bào nhân sơ và tế bào nhân thực là 
A. tế bào nhân sơ có màng sinh chất. B. tế bào nhân sơ có nhân. 
C. tế bào nhân thực có chất di truyền (DNA). D. tế bào nhân thực có các bào quan có màng bao bọc. 
Câu 16: Một nhà sinh học nghiền lá cây và sau đó li tâm phân đoạn để tách các bào quan. Các bào quan 
trong một phân đoạn nặng hơn sản xuất ATP trong điều kiện có ánh sáng, trong khi đó các bào quan trong 
phân đoạn nhẹ hơn có thể sản xuất ATP trong bóng tối. Các phân đoạn nhẹ hơn có nhiều khả năng chứa 
thành phần tương ứng là 
A. peroxisome. B. không bào. C. ti thể. D. lục lạp.
pdf 11 trang Thúy Anh 16/08/2023 9800
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra cuối kì 1 Sinh học Lớp 10 - Mã đề 101 - Năm học 2022-2023 - Trường THPT Lương Ngọc Quyến (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • pdfde_kiem_tra_cuoi_ki_1_sinh_hoc_lop_10_ma_de_101_nam_hoc_2022.pdf

Nội dung text: Đề kiểm tra cuối kì 1 Sinh học Lớp 10 - Mã đề 101 - Năm học 2022-2023 - Trường THPT Lương Ngọc Quyến (Có đáp án)

  1. SỞ GD & ĐT THÁI NGUYÊN ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ I NĂM HỌC 2022-2023 TRƯỜNG THPT Môn: SINH HỌC - LỚP 10 LƯƠNG NGỌC QUYẾN Thời gian làm bài: 45 phút, không kể thời gian phát đề (Đề thi có 04 trang) Mã đề 101 Họ và tên học sinh: Lớp: SBD: Phòng: PHẦN I: TRẮC NGHIỆM (28 Câu = 7 Điểm) Học sinh chọn 01 phương án trả lời đúng và tô kín một ô tròn trong phiếu trả lời trắc nghiệm tương ứng với phương án trả lời đúng. Các em nhớ tô Số báo danh và Mã đề thi trên phiếu Trả lời trắc nghiệm. Câu 1: Nhân của tế bào nhân thực không có đặc điểm nào sau đây? A. Nhân được bao bọc bởi lớp màng kép. B. Nhân chứa chất nhiễm sắc gồm DNA liên kết với protein. C. Màng nhân có nhiều lỗ nhỏ để trao đổi chất với ngoài nhân. D. Nhân chứa nhiều phân tử DNA dạng vòng. Câu 2: Trong các phân tử sau, phân tử nào là phân tử sinh học? A. Protein. B. Nước (H2O). C. Natri chloride (NaCl). D. Hydrochloric acid (HCl). Câu 3: Phân tử nào sau đây không nằm trong lớp lipid kép của màng sinh chất? A. Protein xuyên màng. B. Glycolipid. C. Protein bám màng. D. Glycoprotein. Câu 4: Cho bảng sau Thành phần cấu tạo Chức năng 1. Thành tế bào (a) Bộ máy tổng hợp protein 2. Vỏ nhầy (b) Tạo hình dạng và sự cứng chắc của tế bào, bảo vệ tế bào tránh được các nhân tố có hại từ bên ngoài 3. Vùng nhân (phân tử DNA dạng vòng, (c) Bảo vệ tế bào và bám dính vào các bề mặt kép, không có màng bao bọc) 4. Ribosome (d) Mang thông tin di truyền Thành phần cấu tạo của tế bào nhân sơ được ghép với chức năng phù hợp là A. 1-c; 2-d; 3-b; 4-a. B. 1-c; 2-b; 3-d; 4-a. C. 1-b; 2-c; 3-d; 4-a. D. 1-b; 2-d; 3-c; 4-a. Câu 5: Bào quan nào sau đây có mặt ở cả tế bào thực vật và tế bào động vật? A. Lục lạp. B. Không bào trung tâm. C. Trung thể. D. Ti thể. Câu 6: Mục tiêu nào sau đây không phải là mục tiêu của môn Sinh học? A. Góp phần hình thành cho học sinh thế giới quan khoa học. B. Góp phần hình thành cho học sinh phẩm chất yêu lao động, yêu thiên nhiên, giữ gìn và bảo vệ thiên nhiên. C. Góp phần hình thành cho học sinh khả năng giải quyết vấn đề thực tiễn một cách sáng tạo. D. Góp phần giúp học sinh chăm sóc sức khỏe và điều trị bệnh. Câu 7: Phân tử nào sau đây có thể di chuyển qua lớp lipid kép của màng sinh chất nhanh nhất? A. O2. B. Amino acid. C. Glucose. D. H2O. Câu 8: Tế bào nhân sơ không có A. màng sinh chất. B. DNA. C. ribosome. D. nhân hoàn chỉnh. Câu 9: Một quy trình đưa ra gồm ba bước như sau: Chuẩn bị dụng cụ, hóa chất, mẫu vật Tiến hành thí nghiệm Báo cáo và vệ sinh phòng thí nghiệm. Đây là quy trình của phương pháp nghiên cứu và học tập môn sinh học nào? A. Phương pháp thực nghiệm khoa học và quan sát. B. Phương pháp thực nghiệm khoa học. C. Phương pháp quan sát. D. Phương pháp làm việc trong phòng thí nghiệm. Câu 10: Cho các ví dụ - Ví dụ 1. Nước có thể hòa tan nhiều chất như muối (NaCl), đường (ví dụ: Sucrose), acid (HCl), - Ví dụ 2. Phản ứng trong pha sáng quang hợp + + H2O + ADP + Pi + NADP ATP + NADPH + H + O2 Trang 1/4 - Mã đề thi 101
  2. - Ví dụ 3. Trong cây, các chất khoáng theo dòng nước được vận chuyển từ rễ lên các phần phía trên. Ví dụ nào minh họa cho vai trò nước là dung môi hòa tan các chất? A. Ví dụ 2. B. Ví dụ 1. C. Ví dụ 3. D. Ví dụ 1 và 3. Câu 11: Cấp độ tổ chức sống nào trong những cấp độ sau không là cấp độ tổ chức sống cơ bản? A. Quần thể. B. Cơ quan. C. Tế bào. D. Cơ thể. Câu 12: Trong các phân tử sau đây, phân tử nào là monosaccharide? A. Glucose B. Tinh bột. C. Lactose. D. Saccharose. Câu 13: Khi nói về nucleic acid, phát biểu nào sau đây là sai? A. Phân tử DNA gồm có hai chuỗi polynucleotide ngược chiều. B. Tên gọi của các nucleotide được đặt dựa trên tên gọi của các base. C. mRNA là phân tử làm khuôn để tổng hợp chuỗi polypeptide. D. Thông tin di truyền trên DNA không được truyền đạt qua các thế hệ. Câu 14: Nội dung nào sau đây là một phần nội dung cơ bản của học thuyết tế bào? A. Các đặc trưng cơ bản của sự sống được biểu hiện đầy đủ ở cấp tế bào. B. Tế bào được sinh ra từ chất vô cơ và chất hữu cơ. C. Tế bào là đơn vị cơ sở của sự sống. D. Có những dạng sống không có cấu tạo tế bào. Câu 15: Sự khác biệt giữa tế bào nhân sơ và tế bào nhân thực là A. tế bào nhân sơ có màng sinh chất. B. tế bào nhân sơ có nhân. C. tế bào nhân thực có chất di truyền (DNA). D. tế bào nhân thực có các bào quan có màng bao bọc. Câu 16: Một nhà sinh học nghiền lá cây và sau đó li tâm phân đoạn để tách các bào quan. Các bào quan trong một phân đoạn nặng hơn sản xuất ATP trong điều kiện có ánh sáng, trong khi đó các bào quan trong phân đoạn nhẹ hơn có thể sản xuất ATP trong bóng tối. Các phân đoạn nhẹ hơn có nhiều khả năng chứa thành phần tương ứng là A. peroxisome. B. không bào. C. ti thể. D. lục lạp. Câu 17: Một tế bào thiếu khả năng tổng hợp và tiết glycolipid rất có thể sẽ bị thiếu A. ribosome. B. bộ máy Golgi. C. lưới nội chất trơn. D. lưới nội chất trơn và bộ máy Golgi. Câu 18: Phân tử nào sau đây tương ứng với chức năng nhận biết tế bào? A. Glycolipid. B. Cholesterol. C. Glycoprotein. D. Phospholipid. Câu 19: Khi tìm hiểu về sự hình thành tế bào, có hai ý kiến được đưa ra như sau: (1) Mọi tế bào được sinh ra từ tế bào có trước. (2) Một số tế bào được hình thành ngẫu nhiên từ các chất vô cơ. Phát biểu nào dưới đây là đúng A. Ý kiến (1) đúng, (2) sai. B. Cả 2 ý kiến đều đúng. C. Cả hai ý kiến đều sai. D. Ý kiến (1) sai, (2) đúng. Câu 20: Bào quan nào sau đây chủ yếu tham gia vào quá trình tổng hợp các loại dầu, phospholipid và steroid? A. Lưới nội chất trơn. B. Peroxisome. C. Ribosome. D. Ti thể. Câu 21: Khi nói về lipid, phát biểu nào sau đây không đúng? A. Lipid là đại phân tử hữu cơ, kị nước chỉ tan trong dung môi hữu cơ. B. Steroid là loại lipid phức tạp, là thành phần chính cấu tạo màng sinh chất. C. Vitamin A, D, E, K là các vitamin tan trong dầu. D. Lipid là chất dự trữ và cung cấp năng lượng cho tế bào. Câu 22: Cấu trúc bậc 3 của một phân tử protein là A. sự xoắn, gấp nếp cục bộ của một chuỗi polypeptide. B. trình tự các amino acid trong một chuỗi polypeptide. C. hình dạng không gian ba chiều của chuỗi polypeptide cuộn gập hoàn chỉnh. D. sự liên kết của một số chuỗi polypeptide. Câu 23: Bệnh nào sau đây liên quan đến sự thiếu nguyên tố vi lượng? A. Bệnh tự kỉ. B. Bệnh bướu cổ. C. Bệnh loãng xương. D. Bệnh cận thị. Trang 2/4 - Mã đề thi 101
  3. Câu 24: Tế bào lông hút của rễ cây có nồng độ K+ dịch bào là 0,1%, trong khi nồng độ K+ của dung dịch đất là 0,08%. Tế bào lông hút đang hấp thụ ion này, hình thức vận chuyển K+ là A. vận chuyển chủ động. B. nhập bào. C. khuếch tán đơn giản. D. khuếch tán tăng cường. Câu 25: Các hình sau mô tả sự vận chuyển các chất qua màng sinh chất Hình 1 Hình 2 Hãy cho biết hình 1 đang mô tả quá trình nào? A. Vận chuyển thụ động. B. Nhập bào. C. Thẩm thấu. D. Xuất bào. Câu 26: Các cấp tổ chức sống không có đặc điểm nào sau đây? A. Có khả năng tự điều chỉnh. B. Là một hệ thống kín. C. Tổ chức theo nguyên tắc thứ bậc. D. Liên tục tiến hóa. Câu 27: Protein không thực hiện chức năng nào trong các chức năng sau đây? A. Là chất dự trữ năng lượng chủ yếu trong tế bào. B. Liên kết với phân tử tín hiệu trong quá trình truyền thông tin giữa các tế bào. C. Vận chuyển các chất qua màng sinh chất. D. Xúc tác cho các phản ứng hóa học trong tế bào. Câu 28: Khuếch tán đơn giản không có đặc điểm nào dưới đây? A. Vận chuyển các chất theo gradient nồng độ. B. Có thể vận chuyển trực tiếp qua lớp kép phospholipid. C. Tiêu thụ năng lượng (ATP). D. Khi đạt sự cân bằng thì vận chuyển các chất ở hai chiều như nhau. PHẦN II: TỰ LUẬN (4 Câu = 3 Điểm) Câu 29: Một nhà khoa học sử dụng kính hiển vi để tìm kiếm các cấu trúc có trong bốn tế bào khác nhau. Ông đã đặt ký hiệu X cho mỗi cấu trúc đã quan sát được cho mỗi ô bảng sau Tế bào 1 Tế bào 2 Tế bào 3 Tế bào 4 Plasmid X Màng tế bào X X X X Thành tế bào X X X X Lục lạp X DNA X X X X Nhân X X Từ các đặc điểm đã được quan sát, có thể kết luận tế bào nào là tế bào nhân sơ? Giải thích. Trang 3/4 - Mã đề thi 101
  4. Câu 30: a. Tế bào thịt lá khi ngâm trong các dung dịch có nồng độ khác nhau khác nhau được mô tả như hình dưới Không bào Tế bào 1 Tế bào 2 Tế bào 3 Tế bào thịt lá (3) được ngâm trong dung dịch nào? Giải thích. b. Tại sao khi bón phân quá nhiều, cây có thể bị chết? Câu 31: Khi chế biến salad, việc trộn dầu thực vật vào rau sống có tác dụng gì đối với sự hấp thu chất dinh dưỡng? Giải thích? Câu 32: Trong các tế bào sau đây, tế bào nào có lưới nội chất trơn phát triển mạnh: tế bào gan, tế bào ở tinh hoàn, tế bào tuyến tụy? Giải thích? HẾT (Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm) Trang 4/4 - Mã đề thi 101
  5. Bộ Giáo dục và Đào tạo Trường Đại học ABC Thông Tin Đề Thi Hoán Vị Kỳ thi CK1 Ngày thi Môn thi Sinh học 10 Mã đề 101 Câu đề Đáp án Đáp án Mã câu hỏi Câu đề hvị Thứ tự Hvị chuẩn chuẩn Hvị 19 19 1 A-B-C-D D D 9 9 2 B-A-C-D B A 20 20 3 A-B-C-D C C 17 17 4 D-C-B-A B C 18 18 5 A-C-B-D D D 1 1 6 A-B-C-D D D 28 28 7 A-B-C-D A A 15 15 8 A-B-C-D D D 2 2 9 D-A-B-C C D 8 8 10 C-A-B-D A B 4 4 11 A-B-C-D B B 10 10 12 C-E-A-D C A 14 14 13 A-B-C-D D D 5 5 14 C-A-B-D B C 16 16 15 A-B-C-D D D 24 24 16 C-D-A-B A C 23 23 17 B-C-A-D C B 22 22 18 A-B-C-D C C 6 6 19 A-C-D-B A A 21 21 20 C-B-A-D C A 12 12 21 A-D-C-B D B 13 13 22 C-B-D-A D C 7 7 23 D-A-B-C A B 27 27 24 C-D-A-B C A 26 26 25 A-C-B-D C B 3 3 26 D-C-B-A C B 11 11 27 A-C-D-B A A 25 25 28 A-B-C-D C C TP.HCM, PHÒNG ĐBCL& KT
  6. Trang 1 Bộ Giáo dục và Đào tạo Trường Đại học ABC Thông Tin Đề Thi Hoán Vị Kỳ thi CK1 Ngày thi Môn thi Sinh học 10 Mã đề 103 Câu đề Đáp án Đáp án Mã câu hỏi Câu đề hvị Thứ tự Hvị chuẩn chuẩn Hvị 22 22 1 A-B-C-D C C 11 11 2 C-B-A-D A C 21 21 3 C-B-A-D C A 18 18 4 C-D-A-B D B 23 23 5 D-A-B-C C D 2 2 6 D-A-B-C C D 7 7 7 A-D-B-C A A 3 3 8 D-C-B-A C B 8 8 9 C-A-D-B A B 16 16 10 C-A-B-D D D 10 10 11 C-E-A-D C A 14 14 12 A-B-C-D D D 5 5 13 C-A-B-D B C 19 19 14 C-B-D-A D C 25 25 15 B-A-D-C C D 27 27 16 C-D-A-B C A 17 17 17 A-D-B-C B C 1 1 18 D-A-B-C D A 4 4 19 D-B-C-A B B 12 12 20 A-B-C-D D D 13 13 21 C-B-D-A D C 9 9 22 C-D-B-A B C
  7. 24 24 23 D-A-B-C A B 26 26 24 A-C-B-D C B 15 15 25 B-D-C-A D B 20 20 26 D-B-A-C C D 28 28 27 A-B-C-D A A 6 6 28 A-C-D-B A A TP.HCM, PHÒNG ĐBCL& KT Trang 2 Bộ Giáo dục và Đào tạo Trường Đại học ABC Thông Tin Đề Thi Hoán Vị Kỳ thi CK1 Ngày thi Môn thi Sinh học 10 Mã đề 105 Câu đề Đáp án Đáp án Mã câu hỏi Câu đề hvị Thứ tự Hvị chuẩn chuẩn Hvị 25 25 1 B-A-D-C C D 17 17 2 A-D-B-C B C 16 16 3 A-C-D-B D C 19 19 4 A-C-D-B D C 14 14 5 D-A-C-B D A 2 2 6 D-A-B-C C D 5 5 7 C-B-A-D B B 8 8 8 C-A-D-B A B 18 18 9 C-D-B-A D B 12 12 10 A-B-C-D D D 7 7 11 A-C-D-B A A 6 6 12 C-D-B-A A D 1 1 13 D-A-B-C D A
  8. 26 26 14 C-B-D-A C A 9 9 15 B-A-D-C B A 21 21 16 A-D-C-B C C 4 4 17 C-A-D-B B D 23 23 18 A-D-C-B C C 28 28 19 A-B-C-D A A 13 13 20 C-B-D-A D C 20 20 21 D-B-A-C C D 24 24 22 D-A-B-C A B 27 27 23 B-C-A-D C B 15 15 24 A-B-C-D D D 22 22 25 B-C-D-A C B 10 10 26 E-A-B-D C A 11 11 27 D-C-A-B A C 3 3 28 D-C-A-B C B TP.HCM, PHÒNG ĐBCL& KT Trang 3 Bộ Giáo dục và Đào tạo Trường Đại học ABC Thông Tin Đề Thi Hoán Vị Kỳ thi CK1 Ngày thi Môn thi Sinh học 10 Mã đề 107 Câu đề Đáp án Đáp án Mã câu hỏi Câu đề hvị Thứ tự Hvị chuẩn chuẩn Hvị 2 2 1 C-B-A-D C A 24 24 2 D-A-B-C A B 5 5 3 D-A-C-B B D 17 17 4 C-A-B-D B C
  9. 21 21 5 C-D-A-B C A 1 1 6 C-B-A-D D D 8 8 7 A-C-D-B A A 16 16 8 B-A-D-C D C 19 19 9 C-A-D-B D C 28 28 10 C-A-D-B A B 13 13 11 C-B-D-A D C 20 20 12 A-C-D-B C B 18 18 13 D-C-A-B D A 6 6 14 B-D-A-C A C 15 15 15 A-B-C-D D D 12 12 16 D-C-B-A D A 23 23 17 A-D-C-B C C 26 26 18 B-D-A-C C D 14 14 19 D-B-A-C D A 3 3 20 D-A-B-C C D 9 9 21 D-A-C-B B D 27 27 22 B-D-A-C C D 25 25 23 B-C-A-D C B 4 4 24 C-B-A-D B B 10 10 25 E-A-B-D C A 11 11 26 D-C-A-B A C 7 7 27 C-A-D-B A B 22 22 28 D-C-B-A C B TP.HCM, PHÒNG ĐBCL& KT Trang 4
  10. ĐÁP ÁN PHẦN II: TỰ LUẬN (4 Câu = 3 Điểm) Mã đề 101, 103, 105, 107 Câu 29: (1 điểm, mỗi ý 0, 5đ) - Tế bào nhân sơ là tế bào 3 và 4. - Vì các tế bào này không có cấu trúc nhân và tế bào 4 thì có thêm plasmid (DNA dạng vòng nhỏ chỉ có ở tế bào nhân sơ). Câu 30: (1 điểm) a. Tế bào thịt lá (3) được ngâm trong dung dịch nào? Giải thích. (0,5đ, mỗi ý 0,25đ) - Tế bào 3 ngâm trong dung dịch nhược trương. - Vì: Nước được vận chuyển (thẩm thấu) từ dung dịch qua màng sinh chất vào trong tế bào, chứng tỏ thế nước của dung dịch cao hơn thế nước trong tế bào dung dịch có nồng độ chất tan thấp hơn nồng độ chất tan trong tế bào dung dịch nhược trương. b. Tại sao khi bón phân quá nhiều, cây có thể bị chết? (0,5đ, mỗi ý 0,25đ) - Khi bón phân quá nhiều sẽ làm cho nồng độ chất tan trong dung dịch đất cao hơn (ưu trương) so với tế bào lông hút ở rễ (thế nước trong đất thấp hơn so với thế nước ở trong tế bào). - Khi đó, rễ sẽ không hút được nước từ đất mà còn làm nước đi ra khỏi tế bào lông hút khiến cho cây héo và chết. (có thể nói thêm cây mất nước do thoát hơi nước ở lá ) Câu 31: (0,5đ, mỗi ý 0,25đ) Khi chế biến salad, việc trộn dầu thực vật vào rau sống có tác dụng gì đối với sự hấp thu chất dinh dưỡng? Giải thích? + Dầu thực vật là một loại triglyceride (chứa acid béo chưa no dạng lỏng ở điều kiện thường) là dung môi, có khả năng hòa tan nhiều loại vitamin tan trong dầu như A, D, E, K. + Việc trộn dầu thực vật vào rau sống giúp cho cơ thể hấp thụ các vitamin này ở trong rau sống được tối đa nhất. Câu 32: (0,5đ, mỗi ý 0,25đ) Trong các tế bào sau đây, tế bào nào có lưới nội chất trơn phát triển mạnh: tế bào gan, tế bào ở tinh hoàn, tế bào tuyến tụy? Giải thích? - Tế bào gan, tế bào tinh hoàn. Vì chức năng của lưới nội chất trơn là tham gia tổng hợp lipid, chuyển hóa đường và phân hủy chất độc hại đây cũng là các chức năng chính của tế bào gan. Còn tế bào ở tinh hoàn có chức năng tổng hợp hormone sinh dục có bản chất là steroid (một loại lipid). Mã đề 102, 104, 106, 108 Câu 29: (1 điểm, mỗi ý 0,5đ) - Tế bào nhân thực là tế bào 2 và 3. - Vì các tế bào này có nhân và tế bào 2 thì có thêm lục lạp (bào quan của tế bào ở thực vật và tảo). Câu 30: (1 điểm) a. Tế bào thịt lá (1) được ngâm trong dung dịch nào? Giải thích. (0,5đ, mỗi ý 0,25đ) - Tế bào 1 trong dung dịch ưu trương. - Vì: Nước được vận chuyển (thẩm thấu) từ trong tế bào qua màng sinh chất ra ngoài dung dịch, chứng tỏ thế nước trong tế bào lớn hơn thế nước của dung dịch dung dịch có nồng độ chất tan lớn hơn nồng độ chất tan trong tế bào dung dịch ưu trương. b. Tại sao quả ngâm đường có thể bảo quản trong thời gian dài? (0,5đ, mỗi ý 0,25đ) - Dung dịch ngâm quả là dung dịch ưu trương do chứa nồng độ chất tan là đường cao. - Vì vậy, khi tế bào vi sinh vật gây hại xâm nhập vào dung dịch ngâm tế bào vi sinh vật sẽ mất nước tê bào vi sinh vật co lai, gây ức chế sự sinh trưởng vi sinh vật không thể gây hại làm hỏng quả quả ngâm đường có thể bảo quản trong thời gian dài. Câu 31: (0,5đ, mỗi ý 0,25đ) Vì sao khi truy tìm dấu vết tội phạm, người ta thường thu thập các mẫu có chứa tế bào như niêm mạc miệng, chân tóc, ? + Tế bào như niêm mạc miệng, chân tóc, có chứa DNA đặc trưng cho mỗi cá thể sử dụng DNA để phân tích và so sánh kiểu DNA của các mẫu thu thập với đối tượng tình nghi.
  11. + Đồng thời, các mẫu tế bào này có thể dễ dàng được thu nhận ở hiện trường phạm tội. Câu 32: (0,5đ, mỗi ý 0,25đ) Trong các tế bào sau đây, tế bào nào có lưới nội chất hạt phát triển mạnh: tế bào gan, tế bào tuyến tụy? Giải thích? - Tế bào tuyến tụy. - Vì chức năng của lưới nội chất hạt là nơi tổng hợp các loại protein. Trong khi tế bào tuyến tụy cần tổng hợp nhiều protein phù hợp với chức năng tiết hormone (insulin và glucagon tham gia điều hòa lượng đường huyết) và enzyme tiêu hóa.