Đề kiểm tra cuối kì 2 Sinh học Lớp 10 - Mã đề 01 - Năm học 2021-2022 - Trường THPT Lạc Long Quân (Có đáp án)

Câu 1: Loại bào tử nào của vi khuẩn không có chức năng sinh sản? 
A. Bào tử trần. B. Bào tử đốt. C. Nội bào tử. D. Ngoại bào tử. 
Câu 2: Vi sinh vật không tự tổng hợp được các nhân tố sinh trưởng gọi là: 
A. vi sinh vật khuyết dưỡng.  B. vi sinh vật tự dưỡng.   C. vi sinh vật dị dưỡng.   D. vi sinh vật nguyên dưỡng. 
Câu 3: Việc làm nước tương, nước chấm là ứng dụng quá trình nào dưới đây? 
A. Lên men lactic. B. Phân giải đường. C. Lên men êtilic. D. Phân giải prôtêin. 
Câu 4: Cây bị nhiễm virut thường có biểu hiện: 
A. phát triển bình thường B. chậm lớn C. thân còi cọc, lá vàng, xoăn D. lá xanh tốt 
Câu 5: Sự sinh trưởng của quần thể vi sinh vật được hiểu là 
A. sự gia tăng số lượng tế bào của quần thể B. sự gia tăng kích thước tế bào. 
C. sự giảm số lượng tế bào của quần thể D. giữ nguyên số lượng tế bào trong quần thể. 
Câu 6: Ứng dụng quá trình tổng hợp ở vi sinh vật để xử lí các chất thải từ các xí nghiệp chế biến rau, quả, bột, 
sữa… đã góp phần cải thiện mấy vấn đề dưới đây? 
I. Tăng nguồn thức ăn cho chăn nuôi. II. Tăng lợi nhuận kinh tế cho người. 
III. Giảm nhẹ sự ô nhiễm môi trường. IV. Tăng nguồn sống của VSV gây hại. 
A. 1. B. 2. C. 3. D. 4. 
Câu 7: Thời gian thế hệ của một loại vi sinh vật A là 20 phút khi được nuôi cấy trong môi trường thích hợp, số tế 
bào ban đầu là 10 thì sau 2 giờ, số tế bào con được tạo ra là bao nhiêu? 
A. 240 B. 640 C. 320 D. 180
pdf 3 trang Thúy Anh 16/08/2023 9700
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra cuối kì 2 Sinh học Lớp 10 - Mã đề 01 - Năm học 2021-2022 - Trường THPT Lạc Long Quân (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • pdfde_kiem_tra_cuoi_ki_2_sinh_hoc_lop_10_ma_de_01_nam_hoc_2021.pdf

Nội dung text: Đề kiểm tra cuối kì 2 Sinh học Lớp 10 - Mã đề 01 - Năm học 2021-2022 - Trường THPT Lạc Long Quân (Có đáp án)

  1. SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BẾN TRE ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KỲ II NĂM HỌC 2021-2022 TRƯỜNG THPT LẠC LONG QUÂN MÔN: SINH HỌC - Lớp: 10 (Đề có 02 trang) Thời gian làm bài: 45 phút, không tính thời gian giao đề Mã đề: 01 Học sinh làm bài trên Phiếu trả lời trắc nghiệm A. Trắc nghiệm: 7 điểm Câu 1: Loại bào tử nào của vi khuẩn không có chức năng sinh sản? A. Bào tử trần. B. Bào tử đốt. C. Nội bào tử. D. Ngoại bào tử. Câu 2: Vi sinh vật không tự tổng hợp được các nhân tố sinh trưởng gọi là: A. vi sinh vật khuyết dưỡng. B. vi sinh vật tự dưỡng. C. vi sinh vật dị dưỡng. D. vi sinh vật nguyên dưỡng. Câu 3: Việc làm nước tương, nước chấm là ứng dụng quá trình nào dưới đây? A. Lên men lactic. B. Phân giải đường. C. Lên men êtilic. D. Phân giải prôtêin. Câu 4: Cây bị nhiễm virut thường có biểu hiện: A. phát triển bình thường B. chậm lớn C. thân còi cọc, lá vàng, xoăn D. lá xanh tốt Câu 5: Sự sinh trưởng của quần thể vi sinh vật được hiểu là A. sự gia tăng số lượng tế bào của quần thể B. sự gia tăng kích thước tế bào. C. sự giảm số lượng tế bào của quần thể D. giữ nguyên số lượng tế bào trong quần thể. Câu 6: Ứng dụng quá trình tổng hợp ở vi sinh vật để xử lí các chất thải từ các xí nghiệp chế biến rau, quả, bột, sữa đã góp phần cải thiện mấy vấn đề dưới đây? I. Tăng nguồn thức ăn cho chăn nuôi. II. Tăng lợi nhuận kinh tế cho người. III. Giảm nhẹ sự ô nhiễm môi trường. IV. Tăng nguồn sống của VSV gây hại. A. 1. B. 2. C. 3. D. 4. Câu 7: Thời gian thế hệ của một loại vi sinh vật A là 20 phút khi được nuôi cấy trong môi trường thích hợp, số tế bào ban đầu là 10 thì sau 2 giờ, số tế bào con được tạo ra là bao nhiêu? A. 240 B. 640 C. 320 D. 180 Câu 8: Virut thực vật không thể lan truyền theo con đường nào? A. Qua côn trùng tiêm, chích ăn lá B. Qua vết trầy xước hoặc ghép cành C. Qua phấn hoa hoặc qua hạt từ cây đã nhiễm D. Tự xâm nhập qua thành tế bào thực vật Câu 9: Các chất diệt khuẩn, ức chế sự sinh trưởng của vsv thường dùng trong gia đình, trường học, bệnh viện là A. các loại cồn, các chất kháng sinh B. các chất dinh dưỡng, chất kháng sinh C. các loại rượu trái cây, nước rửa tay khô D. xà phòng, các loại cồn. Câu 10: Hai thành phần cơ bản của tất cả các virut là A. vỏ prôtêin và lõi axit amin. B. vỏ prôtêin và lõi axit nuclêic C. vỏ lipit và lõi axit amin. D. vỏ lipit và lõi axit nuclêic Câu 11: Vi sinh vật làm hỏng thực phẩm, đồ uống, quần áo, các thiết bị có xenlulôzơ do vi sinh vật có khả năng (1) phân giải prôtêin (2) phân giải xenlulôzơ (3) thủy phân tinh bột (4) tổng hợp axit yếu A. (1), (2), (3) B. (2), (3), (4) C.(1), (3), (4) D. (1), (2), (4) Câu 12: Cơ thể người là môi trường thuận lợi cho nhóm vi sinh vật nào phát triển? A. Vi sinh vật ưa lạnh B. Vi sinh vật ưa ấm C. Vi sinh vật ưa nhiệt D. Vi sinh vật ưa siêu nhiệt. Câu 13: Thời gian thế hệ (g) có ý nghĩa gì trong công nghệ nuôi cấy vi sinh vật? A. Giúp suy ra số thế hệ của quần thể vi sinh vật đang nuôi cấy. B. Giúp suy ra tốc độ sinh trưởng của quần thể vi sinh vật đang nuôi cấy. C. Giúp đánh giá toàn diện về sinh trưởng của quần thể vi sinh vật đang nuôi cấy. D. Giúp đánh giá được sinh trưởng của quần thể vi sinh vật đang ở pha nào trong nuôi cấy. Câu 14: Vì sao quần áo, chăn, màng để nơi ẩm thấp thường bị ố vàng, dễ rách? A. Do bị chuột, gián cắn phá. B. Do bị mọt, mối tấn công. C. Do vi sinh vật tiết enzim phân giải xenlulôzơ. D. Do bị hơi nước làm hư hại. Câu 15: Virut nào có cấu trúc phức tạp nhất trong các vi rút dưới đây? A. Virut sởi B. Virut quai bị C. Virut bại liệt D. Virut đậu mùa Câu 16: Có bao nhiêu nhận định không đúng khi nói về quá trình tổng hợp và phân giải ở vi sinh vật? (1) Tất cả các sản phẩm do vi sinh vật tạo ra đều có lợi. (2) Vi sinh vật sử dụng năng lượng và enzim nội bào để tổng hợp các chất. (3) Vi sinh vật tiết enzim amilaza để phân giải prôêin. (4) Vi sinh vật tiết enzim xenlulaza để phân giải xenlulozơ. (5) Nấm men rượu được sử dụng để lên men Êtilic tạo ra êtanol. Đề kiểm tra cuối kỳ II- Môn SINH HỌC 10 – Mã đề 01 1
  2. A. 2 B. 3 C. 4 D. 5 Câu 17: Vì sao phương pháp nuôi cấy liên tục có thể khắc phục hiện tương suy vong của quần thể vi sinh vật? A. Do người ta luôn đổi mới môi trường nuôi cấy bằng cách bổ sung liên tục các chất dinh dưỡng vào và đồng thời lấy ra một lượng dịch nuôi cấy tương đương. B. Do người ta luôn đổi mới môi trường nuôi cấy bằng cách bổ sung liên tục các chất dinh dưỡng. C. Do người ta luôn đổi mới môi trường nuôi cấy bằng cách liên tục lấy ra sản phẩm nuôi cấy. D. Do người ta không lấy các sản phẩm nuôi cấy ra và cũng không bổ sung thêm chất dinh dưỡng vào. Câu 18: Phơi quần áo dưới ánh nắng mặt trời có tác dụng gì? A. Quần áo mau khô B. Quần áo khô nhanh, tiêu diệt một số vi sinh vật gây hại. C. Quần áo thơm dai D. Quần áo trắng sáng và thơm lâu. Câu 19: Vì sao nói “Dạ dày- ruột” ở người là một hệ thống nuôi cấy liên tục đối với vi sinh vật? A. Vì trong ruột người có hệ thống vi sinh vật sinh sống và con người bổ sung chất dinh dưỡng B. Vì trong ruột người có hệ thống vi sinh vật sinh sống giống như nuôi cấy vi khuẩn và con người bổ sung thường xuyên chất dinh dưỡng và loại bỏ không ngừng các chất thải. C. Vì trong ruột người có hệ thống vi sinh vật sinh sống và con người tập thể dục mỗi ngày. D. Vì trong ruột người có hệ thống vi sinh vật sinh sống và con người thường xuyên loại bỏ các chất thải. Câu 20: Khi nói về ảnh hưởng của nhiệt độ đến vi sinh vật, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng? (1) Người ta sử dụng nhiệt độ để thanh trùng (2) Người ta chia vi sinh vật thành 4 nhóm: ưa lạnh, ưa ấm, ưa nhiệt và ưa siêu nhiệt (3) Đa số các vi sinh vật gây hại thuộc nhóm ưa ấm (4) Nhiệt độ thấp trong tủ lạnh tiêu diệt tất cả các vi sinh vật gây bệnh cho người. (5) Nhiệt độ thích hợp cho vi sinh vật phát triển là 10-200C A. 2 B. 4 C. 3 D. 5 Câu 21: Virut có các đặc điểm nào? A. Kích thước rất nhỏ, sống cộng sinh, hệ gen có thể là ADN và ARN. B. Kích thước rất nhỏ, hệ gen có thể là ADN và ARN, sinh sản độc lập. C. Kích thước rất nhỏ, hệ gen có thể là ADN và ARN, không sinh sản độc lập. D. Kích thước rất nhỏ, sống kí sinh nội bào bắt buộc, hệ gen có thể là ADN hoặc ARN. Câu 22: Virut cúm, virut viêm não Nhật Bản, virut sốt xuất huyết Dengi là những virut có hệ gen là A. ARN B. ADN C. ADN và ARN D. ADN kép hoặc ARN Câu 23 : Virut gây bệnh cho vi sinh vật, côn trùng và thực vật là nguyên nhân gây tổn thất nặng nề cho ngành A. công nghiệp và nông nghiệp B. công nghiệp vi sinh và nông nghiệp. C. công nghiệp thực phẩm D. công nghiệp sản xuất. Câu 24 : Ba bệnh sốt rét, sốt xuất huyết và viêm não Nhật Bản, bệnh nào do virut gây ra? A. Sốt rét, sốt xuất huyết B. Sốt xuất huyết và viêm não Nhật Bản. C. Sốt rét, viêm não Nhật Bản D. sốt rét, sốt xuất huyết và viêm não Nhật Bản. Câu 25: Vi sinh vật nhân thực có hình thức sinh sản A. trực phân B. nảy chồi và phân đôi C. bằng bào tử, nảy chồi và phân đôi D. tiếp hợp Câu 26: Thời gian tính từ lúc vi khuẩn được nuôi cấy đến khi chúng bắt đầu sinh trưởng thuộc pha nào? A. Pha log. B. Pha lag. C. Pha cân bằng. D. Pha suy vong. Câu 27: Sinh sản bằng cách phân đôi ở vi sinh vật có đặc điểm là: A. không có sự nhân đôi ADN, màng tế bào thắt lại tạo thành 2 tế bào con. B. có sự nhân đôi ADN, đồng thời màng tế bào thắt lại tạo thành 2 tế bào con. C. có sự nhân đôi ADN, đồng thời thành tế bào hình thành vách ngăn tạo ra 2 tế bào con. D. không có sự nhân đôi ADN, đồng thời thành tế bào hình thành vách ngăn tạo ra 2 tế bào con. Câu 28: Có bao nhiêu nhận định đúng về các hình thức sinh sản ở một số loài vi sinh vật? (1) Nấm pennicilium sinh sản bằng bào tử trần (2) Tảo đơn bào và động vật nguyên sinh có thể sinh sản bằng hình thức phân đôi (3) Nấm men có thể sinh sản bằng nảy chồi, phân đôi (4) Bào tử trần là bào tử được hình thành trong túi (5) Vi sinh vật dinh dưỡng mê tan có hình thức sinh sản bằng nội bào tử A. 2 B. 3 C. 4 D. 5 B. Tự luận: 3 điểm Câu 1: Trình bày các giai đoạn trong chu trình nhân lên của virut. (1,5 điểm) Câu 2: Trình bày kiểu dinh dưỡng quang tự dưỡng và quang dị dưỡng của vi sinh vật. Cho ví dụ. (1,5 điểm). - HẾT - Đề kiểm tra cuối kỳ II- Môn SINH HỌC 10 – Mã đề 01 2
  3. Đ P N ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KỲ II NĂM HỌC 2021-2022 Môn: SINH HỌC - Lớp: 10 Mã đề: 01 A. Phần trắc nghiệm: Mỗi câu đúng 0,25 điểm. * Mã đề 01: Trắc nghiệm: 7 điểm 1.C 8.D 15.D 22.A 2.A 9.A 16.A 23.B 3.D 10.B 17.A 24.B 4.C 11.A 18.B 25.C 5.A 12.B 19.B 26.B 6.C 13.C 20.C 27.C 7.B 14.C 21.D 28.B B. Phần tự luận: 3 điểm Câu 1: Trình bày các giai đoạn trong chu trình nhân lên của virut. (1,5 điểm) a) Sự hấp thụ: (0,25) - Virút bám vào bề mặt tế bào vật chủ nhờ có gai glicôprôtêin đặc hiệu với tế bào chủ. b) Xâm nhập: (0,5) - Đưa bộ gen vào tế bào chủ. Mỗi loại virút có cách xâm nhập khác nhau vào tế bào chủ. + Phagơ: bơm axit nucleic vào tế bào chủ, vỏ để bên ngoài. + Virut động vật: đưa cả nuleocapsit vào tế bào chất, sau đó cởi vỏ để giải phóng axit nucleic. c) Sinh tổng hợp: (0,25) - Virút sử dụng nguyên liệu của tế bào để tổng hợp axit nuclêic và prôtêin cho nó. d) Lắp ráp: (0,25) - Lắp axit nuclêic vào prôtêin vỏ để tạo virút hoàn chỉnh. e) Phóng thích: (0,25) - Virút phá tế bào chui ra ngoài. - Khi virut nhân lên làm tan tế bào gọi là chu trình tan. Câu 2: Trình bày kiểu dinh dưỡng quang tự dưỡng và quang dị dưỡng của vi sinh vật. Cho ví dụ. (1,5 điểm). Kiểu dinh dưỡng Nguồn năng lượng Nguồn cacbon Ví dụ Quang tự dưỡng Ánh sáng (0,25) CO2 (0,25) Vi khuẩn lam, tảo đơn bào, vi khuẩn lưu huỳnh màu tía và màu lục. (0,25) Quang dị dưỡng Ánh sáng (0,25) Chất hữu cơ (0,25) Vi khuẩn không chứa lưu huỳnh màu lục, màu tía. (0,25) Đề kiểm tra cuối kỳ II- Môn SINH HỌC 10 – Mã đề 01 3