Đề kiểm tra giữa kì 2 Sinh học Lớp 10 - Mã đề 101 - Năm học 2022-2023 - Trường THPT Lương Ngọc Quyến (Có đáp án)

Câu 10: Nhân tố nào không phải là nhân tố bên trong ảnh hưởng đến quá trình giảm phân? 
A. Di truyền. B. Tuổi thành thục sinh sản. 
C. Hormone sinh dục (testosterone, estrogen). D. Vitamin, chất chống oxi hóa. 
Câu 11: Dung hợp dòng tế bào trần đơn bội (n) với dòng tế bào trần lưỡng bội (2n) cùng loài tạo các 
giống cây 
A. tam bội (3n) không hạt. B. lưỡng bội (2n) có hạt. 
C. lai khác loài. D. lai đơn bội. 
Câu 12: Ở cơ thể đơn bào, phân bào nguyên phân có ý nghĩa là 
A. giúp thực hiện chu kì tế bào. B. giúp cơ thể vận động. 
C. giúp cơ thể lớn lên. D. giúp cơ thể sinh sản. 
Câu 13: Để sản xuất mô sụn thay thế cho các đệm khớp bị thoái hóa ở người, người ta không dùng kĩ 
thuật nuôi cấy mô tế bào nào dưới đây? 
A. Kĩ thuật nuôi cấy mô sụn trưởng thành in vitro. 
B. Kĩ thuật nuôi cấy và biệt hóa tế bào gốc tủy. 
C. Kĩ thuật phản biệt hóa mô tế bào soma trưởng thành và biệt hóa thành mô sụn. 
D. Kĩ thuật nuôi cấy và biệt hóa tế bào gốc phôi. 
Câu 14: Cây trồng được sản xuất theo công nghệ nuôi cấy mô tế bào có đặc điểm gì? 
A. Không sạch bệnh, đồng nhất về di truyền. B. Sạch bệnh, đồng nhất về di truyền. 
C. Hệ số nhân giống cao. D. Sạch bệnh, không đồng nhất về di truyền. 
Câu 15: Kết quả của quá trình sinh tinh là từ một tế bào mầm sinh tinh tạo ra 
A. 3 tinh trùng. B. 1 tinh trùng. C. 2 tinh trùng. D. 4 tinh trùng. 
Câu 16: Sự ức chế phân tử truyền tin nội bào có thể dẫn đến kết quả nào sau đây? 
A. Làm giảm số lượng phân tử truyền tin nội bào. 
B. Ức chế đáp ứng với tín hiệu. 
C. Ức chế sự hoạt hóa thụ thể. 
D. Kéo dài đáp ứng tế bào.
pdf 6 trang Thúy Anh 16/08/2023 880
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra giữa kì 2 Sinh học Lớp 10 - Mã đề 101 - Năm học 2022-2023 - Trường THPT Lương Ngọc Quyến (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • pdfde_kiem_tra_giua_ki_2_sinh_hoc_lop_10_ma_de_101_nam_hoc_2022.pdf

Nội dung text: Đề kiểm tra giữa kì 2 Sinh học Lớp 10 - Mã đề 101 - Năm học 2022-2023 - Trường THPT Lương Ngọc Quyến (Có đáp án)

  1. SỞ GD & ĐT THÁI NGUYÊN ĐỀ KIỂM TRA GIỮA KÌ II NĂM HỌC 2022-2023 TRƯỜNG THPT Môn: SINH HỌC - LỚP 10 LƯƠNG NGỌC QUYẾN Thời gian làm bài: 45 phút, không kể thời gian phát đề (Đề thi có 04 trang) Mã đề 101 Họ và tên học sinh: Lớp: SBD: Phòng: PHẦN I: TRẮC NGHIỆM (28 Câu = 7 Điểm) Học sinh chọn 01 phương án trả lời đúng và tô kín một ô tròn trong phiếu trả lời trắc nghiệm tương ứng với phương án trả lời đúng. Câu 1: Quan sát hình, cho biết tế bào đích nào tiếp nhận được hormone A? A. Tế bào đích 1 và 3. B. Tế bào đích 2. C. Tế bào đích 2 và 3. D. Cả ba tế bào. Câu 2: Có sự tiếp hợp của các NST kép theo từng cặp tương đồng là đặc điểm có ở kì nào của giảm phân? A. Kì giữa I. B. Kì đầu II. C. Kì giữa II. D. Kì đầu I. Câu 3: Kết quả của thụ tinh là A. hình thành giao tử đực và giao tử cái. B. hình thành con đực và con cái. C. tạo ra hợp tử. D. giao phối giữa con đực và con cái. Câu 4: Tế bào nào ở người có chu kì tế bào ngắn nhất? A. Tế bào gan. B. Tế bào cơ. C. Tế bào ruột. D. Tế bào phôi. Câu 5: Quá trình giảm phân xảy ra ở tế bào nào? A. Tế bào sinh dục sơ khai. B. Tất cả các loại tế bào. C. Tế bào sinh dục chín. D. Tế bào sinh dưỡng và tế bào sinh dục sơ khai. Câu 6: Hình bên đang mô tả 1 tế bào ở kì nào của giảm phân? A. Kì giữa I. B. Kì giữa II. C. Kì sau II. D. Kì sau I. Câu 7: Phát biểu nào dưới đây về quá trình giảm phân là đúng? A. Tất cả các sinh vật nhân thực đều có thể phân chia giảm phân. B. Mỗi nhiễm sắc thể kép phân li về các cực của tế bào trong kì sau của giảm phân II. C. Các cặp nhiễm sắc thể tương đồng tập trung thành hàng ở mặt phẳng xích đạo trong kì giữa của giảm phân I. D. Sự trao đổi chéo xảy ra trong kì đầu của giảm phân II. Câu 8: Câu nào dưới đây nói về bệnh ung thư là đúng? A. Bệnh ung thư là bệnh di truyền nên luôn được di truyền từ bố mẹ sang con. B. Những tác nhân đột biến lí, hóa học có thể gây nên bệnh ung thư. Trang 1/4 - Mã đề thi 101
  2. C. Tế bào của các khối u đều có khả năng di căn sang các mô lân cận và các cơ quan xa. D. Bệnh ung thư là bệnh di truyền nên không thể chữa được. Câu 9: Ở người, (2n = 46), số lượng nhiễm sắc thể trong một tế bào ở kì sau của quá trình nguyên phân là A. 69. B. 46. C. 92. D. 23. Câu 10: Nhân tố nào không phải là nhân tố bên trong ảnh hưởng đến quá trình giảm phân? A. Di truyền. B. Tuổi thành thục sinh sản. C. Hormone sinh dục (testosterone, estrogen). D. Vitamin, chất chống oxi hóa. Câu 11: Dung hợp dòng tế bào trần đơn bội (n) với dòng tế bào trần lưỡng bội (2n) cùng loài tạo các giống cây A. tam bội (3n) không hạt. B. lưỡng bội (2n) có hạt. C. lai khác loài. D. lai đơn bội. Câu 12: Ở cơ thể đơn bào, phân bào nguyên phân có ý nghĩa là A. giúp thực hiện chu kì tế bào. B. giúp cơ thể vận động. C. giúp cơ thể lớn lên. D. giúp cơ thể sinh sản. Câu 13: Để sản xuất mô sụn thay thế cho các đệm khớp bị thoái hóa ở người, người ta không dùng kĩ thuật nuôi cấy mô tế bào nào dưới đây? A. Kĩ thuật nuôi cấy mô sụn trưởng thành in vitro. B. Kĩ thuật nuôi cấy và biệt hóa tế bào gốc tủy. C. Kĩ thuật phản biệt hóa mô tế bào soma trưởng thành và biệt hóa thành mô sụn. D. Kĩ thuật nuôi cấy và biệt hóa tế bào gốc phôi. Câu 14: Cây trồng được sản xuất theo công nghệ nuôi cấy mô tế bào có đặc điểm gì? A. Không sạch bệnh, đồng nhất về di truyền. B. Sạch bệnh, đồng nhất về di truyền. C. Hệ số nhân giống cao. D. Sạch bệnh, không đồng nhất về di truyền. Câu 15: Kết quả của quá trình sinh tinh là từ một tế bào mầm sinh tinh tạo ra A. 3 tinh trùng. B. 1 tinh trùng. C. 2 tinh trùng. D. 4 tinh trùng. Câu 16: Sự ức chế phân tử truyền tin nội bào có thể dẫn đến kết quả nào sau đây? A. Làm giảm số lượng phân tử truyền tin nội bào. B. Ức chế đáp ứng với tín hiệu. C. Ức chế sự hoạt hóa thụ thể. D. Kéo dài đáp ứng tế bào. Câu 17: Trình tự lần lượt 3 pha của kì trung gian trong chu kì tế bào là trình tự nào? A. S, G1, G2 . B. S, G2, G1. C. G1, S, G2. D. G1, G2, S. Câu 18: Cho biết tên gọi quá trình chuyển hóa các tế bào phôi thành các tế bào biệt hóa khác nhau? A. Biệt hóa tế bào. B. Nảy mầm. C. Phân chia tế bào. D. Phản biệt hóa tế bào. Câu 19: Quá trình truyền thông tin tế bào gồm ba giai đoạn là A. tiếp nhận tín hiệu, đáp ứng và phân chia tế bào. B. tiếp nhận tín hiệu, phân rã nhân và tạo tế bào mới. C. tiếp nhận tín hiệu, truyền tin và đáp ứng. D. truyền tin nội tiết, truyền tin cận tiết và truyền tin qua synapse. Câu 20: Quan sát hình a và b, cho biết phát biểu nào đúng? A. Cả 2 hình đều mô tả truyền tin cận tiết. B. Hình b là mô tả truyền tin nội tiết. C. Hình a là mô tả truyền tin nội tiết. D. Cả 2 hình đều mô tả truyền tin nội tiết. Trang 2/4 - Mã đề thi 101
  3. Câu 21: Trong quá trình nguyên phân, các nhiễm sắc thể co xoắn cực đại xếp thành một hàng trên mặt phẳng xích đạo của thoi phân bào, có hình thái đặc trưng cho loài là ở kì nào? A. Kì cuối. B. Kì sau. C. Kì đầu. D. Kì giữa. Câu 22: Từ một tế bào ban đầu, qua 3 lần nguyên phân liên tiếp tạo ra A. 3 tế bào. B. 8 tế bào. C. 6 tế bào. D. 4 tế bào. Câu 23: Trong phân bào, tế bào động vật phân chia tế bào chất bằng cách nào? A. Màng tế bào thắt eo ở chính giữa tế bào chất. B. Kéo dài màng tế bào. C. Tạo vách ngăn ở mặt phẳng xích đạo. D. Tạo màng mới giữa tế bào. Câu 24: Tổng hợp những chất cần thiết cho sinh trưởng và hoạt động sống của tế bào là những hoạt động xảy ra ở A. pha G1. B. pha S. C. pha G2. D. pha M. Câu 25: Quá trình truyền tin nội bào thường bắt đầu khi A. phân tử tín hiệu làm protein thụ thể thay đổi. B. tế bào đích thay đổi hình dạng. C. tín hiệu hóa học được giải phóng từ tế bào alpha. D. hormone được giải phóng từ tuyến nội tiết vào máu. Câu 26: Điều nào sau đây là ý nghĩa của quá trình truyền tin giữa các tế bào? A. giúp điều hòa các hoạt động sống trong cơ thể. B. giúp cơ thể thực hiện các hoạt động sống một cách chính xác. C. giúp tế bào đáp ứng với các kích thích từ môi trường bên ngoài. D. giúp các tế bào thực hiện quá trình trao đổi chất. Câu 27: Công nghệ tế bào bao gồm các quy trình kỹ thuật chọn tạo và nuôi cấy A. cơ quan. B. mô và cơ quan. C. tế bào, mô. D. bào quan. Câu 28: Phát biểu nào sau đây là không đúng khi nói về chu kì tế bào? A. Thời gian của chu kì tế bào là khoảng thời gian giữa hai lần phân bào. B. Chu kì tế bào gồm kì trung gian và quá trình phân bào. C. Trong chu kì tế bào có sự biến đổi hình thái và số lượng nhiễm sắc thể. D. Chu kì tế bào của mọi tế bào trong một cơ thể đều giống nhau. PHẦN II: TỰ LUẬN (4 Câu = 3 Điểm) Câu 29: Tùy theo bản chất của phân tử tín hiệu mà nó sẽ gắn vào các thụ thể đặc trưng: Chất gắn tan trong nước: thụ thể nằm trên màng tế bào. Chất gắn tan trong lipid: thụ thể nằm bên trong tế bào chất hoặc trong nhân. Dựa vào thông tin trên, em hãy xác định thụ thể phù hợp với các loại phân tử tín hiệu sau đây: estrogen, testosterone, kháng thể, Ca2+. Câu 30: Phân tích hàm lượng DNA trong một tế bào qua các kiểu phân bào và qua các kì phân bào người ta vẽ được đồ thị dưới đây: a. Xác định a, b, e, h thuộc kì nào của kiểu phân bào nào? b. Cho biết bộ NST lưỡng bội của loài là 2n = 20, hãy xác định số NST và số chromatid của mỗi nhiễm sắc thể trong các kì a, b, e, h rồi điền vào bảng dưới đây: Trang 3/4 - Mã đề thi 101
  4. a b e h Số NST Số chromatid Câu 31: Từ các kiến thức về phân bào, hãy cho biết ung thư có phải là bệnh dễ lây không? Có phải bệnh gây chết không? Câu 32: Để sản xuất các chất có hoạt tính sinh học trong tế bào thực vật, người ta thường dùng kĩ thuật nào trong công nghệ tế bào thực vật? HẾT (Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm) Trang 4/4 - Mã đề thi 101
  5. TRƯỜNG THPT LƯƠNG NGỌC QUYẾN ĐÁP ÁN TỰ LUẬN KIỂM TRA GIỮA KÌ 2 MÔN SINH HỌC 10 (4 Câu = 3 Điểm) Mã đề 101, 103, 105, 107 Câu 29: (1 điểm, mỗi ý 0,25đ) - Các hormone estrogen, testosterone có bản chất là steroid tan trong lipid dễ dàng qua màng sinh chất→ thụ thể nằm bên trong tế bào chất hoặc trong nhân. - Kháng thể có bản chất là protein có kích thước lớn, còn Ca2+ là ion hòa tan trong nước, các chất này không thể vận chuyển qua màng → thụ thể nằm trên màng tế bào. Câu 30: (1 điểm, mỗi ý 0, 5đ) a. a, e: kì cuối của nguyên phân b: kì đầu đến kì giữa của nguyên phân h: kì cuối giảm phân I b. a b e h Số NST 20 20 20 10 Số chromatid 0 2 0 2 Câu 31: (0,5đ, mỗi ý 0,25đ) - Ung thư không phải bệnh truyền nhiễm dễ lây từ người sang người. Tình huống duy nhất mà ung thư có thể lây lan từ người này sang người khác là trong trường hợp ghép tạng hoặc mô. Tuy nhiên, nguy cơ này rất thấp. - Một bệnh nhân ung thư sẽ sống bao lâu phụ thuộc vào nhiều yếu tố: tình trạng sức khỏe, sự phát triển của khối u, phương pháp điều trị, Nếu phát hiện sớm, điều trị bằng phương pháp phù hợp, chế độ dinh dưỡng, tinh thần tốt, người bệnh vẫn có cuộc sống tốt. Câu 32: (0,5đ, mỗi ý 0,25đ) - Sử dụng kĩ thuật nuôi cấy tế bào trong dịch huyền phù. - Kĩ thuật nuôi cấy rễ tơ. (Hoặc HS có thể ghi thêm các kĩ thuật khác như kĩ thuật chuyển gene vào tế bào thực vật) Mã đề 102, 104, 106, 108 Câu 29: (1 điểm, mỗi ý 0,25đ) - Tế bào không tạo được phân tử tín hiệu. - Phân tử tín hiệu được tạo ra nhưng không có tác dụng với tế bào đích. - Sai hỏng cấu trúc thụ thể dẫn đến phân tử tín hiệu không thể bám vào.
  6. - Sai hỏng một cấu trúc nào đó của tế bào đích dẫn đến không xảy ra được giai đoạn truyền tin hoặc giai đoạn đáp ứng. Câu 30: (1 điểm, mỗi ý 0, 5đ) a. c: kì cuối của nguyên phân d: kì đầu đến kì giữa của nguyên phân g: kì đầu đến kì giữa của giảm phân I i: kì cuối giảm phân II b. c d g i Số NST 8 8 8 4 Số chromatid 0 2 2 0 . Câu 31: (0,5đ, mỗi ý 0,25đ) - Ung thư là do đột biến gene, điện thoại di động phát ra một loại năng lượng tần số thấp không làm sai hỏng gene. - Không có bằng chứng khoa học cho thấy sử dụng thuốc nhuộm tóc làm tăng nguy cơ ung thư. Tuy nhiên, một số nghiên cứu kết luận rằng, những người (thợ làm tóc và thợ cắt tóc) thường xuyên tiếp xúc với một lượng lớn thuốc nhuộm tóc, sản phẩm hóa học khác có thể làm tăng nguy cơ ung thư bàng quang. Câu 32: (0,5đ, mỗi ý 0,25đ) - Sử dụng kĩ thuật chuyển gene vào dòng tế bào gốc phôi. - Chuyển gene vào tế bào trứng mới thụ tinh.