Đề kiểm tra giữa kì 2 Sinh học Lớp 10 - Năm học 2022-2023 - Sở GD&ĐT Bắc Ninh (Có đáp án)

Câu 3. Một tế bào mầm sinh dục có bộ NST lưỡng bội 2n = 24 thực hiện giảm phân bình thường. Kết thúc giảm phân I, các tế bào con tạo ra có bộ NST là

A. 24 NST kép.                                                        B. 24 NST đơn. 

C. 12 NST kép.                                                         D. 12 NST đơn. 

Câu 4. Trong giảm phân, các NST kép trong cặp NST kép tương đồng có thể trao đổi các đoạn chromatid cho nhau xảy ra ở kì nào sau đây?

A. Kì đầu I.                                                               B. Kì giữa I.

C. Kì đầu II.                                                              D. Kì giữa II.

Câu 5. Phát biểu nào sau đây không đúng khi nói về giảm phân?

A.Trong giảm phân, các NST nhân đôi hai lần nhưng chỉ phân chia một lần.

B. Giảm phân xảy ra ở tế bào sinh dục chín.

C. Quá trình giảm phân chịu ảnh hưởng của yếu tố di truyền và nhiều yếu tố môi trường.

D. Kết thúc quá trình giảm phân, từ một tế bào mẹ (2n) tạo thành bốn tế bào con có số lượng NST đơn bội (n).

Câu 6. Cho các phát biểu sau về quá trình giảm phân:

(1) Giảm phân kết hợp với quá trình thụ tinh tạo ra nhiều biến dị tổ hợp.

(2) Hình thái của NST không thay đổi qua các kì của giảm phân. 

(3) Giảm phân là hình thức phân chia của các tế bào mầm sinh dục.

(4) Các cặp NST kép xoắn cực đại ở kì cuối II.

Số phát biểu đúng là

A.1.                                B. 2.                                  C. 3.                        D. 4.

docx 2 trang Thúy Anh 16/08/2023 2760
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra giữa kì 2 Sinh học Lớp 10 - Năm học 2022-2023 - Sở GD&ĐT Bắc Ninh (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docxde_kiem_tra_giua_ki_2_sinh_hoc_lop_10_nam_hoc_2022_2023_so_g.docx
  • docxĐề kiểm tra giữa kì 2 Sinh học Lớp 10 - Năm học 2022-2023 - Sở GD&ĐT Bắc Ninh (Phần đáp án).docx

Nội dung text: Đề kiểm tra giữa kì 2 Sinh học Lớp 10 - Năm học 2022-2023 - Sở GD&ĐT Bắc Ninh (Có đáp án)

  1. SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KỲ 2 BẮC NINH NĂM HỌC 2022 – 2023 Môn: Sinh học – Lớp 10 (Đề có 02 trang) Thời gian làm bài: 45phút (không kể thời gian giao đề) Phần I. Trắc nghiệm (3,0 điểm) Câu 1. Trình tự các kì của nguyên phân là A. kì giữa → kì đầu → kì sau → kì cuối. B. kì sau → kì giữa → kì đầu → kì cuối. C. kì đầu → kì giữa → kì cuối → kì sau. D. kì đầu → kì giữa → kì sau → kì cuối. Câu 2. Trong chu kì tế bào, NST nhân đôi ở A. pha G1. B. pha S. C. pha G2. D. kì giữa. Câu 3. Một tế bào mầm sinh dục có bộ NST lưỡng bội 2n = 24 thực hiện giảm phân bình thường. Kết thúc giảm phân I, các tế bào con tạo ra có bộ NST là A. 24 NST kép. B. 24 NST đơn. C. 12 NST kép. D. 12 NST đơn. Câu 4. Trong giảm phân, các NST kép trong cặp NST kép tương đồng có thể trao đổi các đoạn chromatid cho nhau xảy ra ở kì nào sau đây? A. Kì đầu I. B. Kì giữa I. C. Kì đầu II. D. Kì giữa II. Câu 5. Phát biểu nào sau đây không đúng khi nói về giảm phân? A.Trong giảm phân, các NST nhân đôi hai lần nhưng chỉ phân chia một lần. B. Giảm phân xảy ra ở tế bào sinh dục chín. C. Quá trình giảm phân chịu ảnh hưởng của yếu tố di truyền và nhiều yếu tố môi trường. D. Kết thúc quá trình giảm phân, từ một tế bào mẹ (2n) tạo thành bốn tế bào con có số lượng NST đơn bội (n). Câu 6. Cho các phát biểu sau về quá trình giảm phân: (1) Giảm phân kết hợp với quá trình thụ tinh tạo ra nhiều biến dị tổ hợp. (2) Hình thái của NST không thay đổi qua các kì của giảm phân. (3) Giảm phân là hình thức phân chia của các tế bào mầm sinh dục. (4) Các cặp NST kép xoắn cực đại ở kì cuối II. Số phát biểu đúng là A.1. B. 2. C. 3. D. 4. Câu 7. Trước khi tế bào bước vào giảm phân, mỗi NST nhân đôi bao nhiêu lần? A.1. B. 2. C. 3. D. 4. Câu 8. Có bao nhiêu thoi phân bào được hình thành khi một tế bào mầm sinh dục giảm phân bình thường? A. 1. B. 2. C. 3. D. 4. Trang 1
  2. Câu 9. Từ một tế bào mầm sinh dục giảm phân bình thường sẽ tạo ra bao nhiêu tế bào con? A.1. B. 2. C. 3. D. 4. Câu 10. Trong giảm phân, các cặp NST kép tương đồng co xoắn cực đại, di chuyển về mặt phẳng xích đạo của thoi phân bào và tập trung thành hai hàng xảy ra ở kì nào sau đây? A. Kì đầu I. B. Kì giữa I. C. Kì đầu II. D. Kì giữa II. Câu 11. Từ một phân tử đường glucose, sau quá trình đường phân sẽ thu được bao nhiêu phân tử ATP? A. 1. B. 2. C. 3. D. 4. Câu 12. Các nhà khoa học đã nhân bản thành công cừu Dolly vào năm nào? A.1986. B. 1996. C. 2006. D. 2016. Phần II. Tự luận (7,0 điểm) Câu 13 (4,0 điểm). Chu kì tế bào là gì? Kể tên các giai đoạn của chu kì tế bào. Câu 14 (3,0 điểm). Giảm phân là gì? Giảm phân gồm mấy giai đoạn chính? Hết Trang 2