Kiểm tra, đánh giá giữa học kì 1 Sinh học Lớp 10 - Mã đề 401 - Năm học 2022-2023 - Trường THPT Nguyễn Huệ

Câu 9: Một phân tử glycerol liên kết với 2 acid béo và 1 nhóm phosphate tạo nên phân tử sinh học nào sau đây?

    A. Mỡ.                             B. Phospholipid.            C. Carbohydrate.           D. Protein.

Câu 10: Ví dụ nào sau đây thể hiện thế giới sống có khả năng tự điều chỉnh?

    A. Các tế bào thần kinh có khả năng dẫn truyền xung thần kinh.

    B. Cơ thể con người có các cơ chế duy trì thân nhiệt.

    C. Cơ thể không ngừng trao đổi khí với môi trường.

    D. DNA được truyền đạt tương đối chính xác nhưng cũng phát sinh biến dị.

Câu 11: Đơn phân nào sau đây cấu tạo nucleic acid?

    A. nucleotide.                B. galactose.                   C. glucose.                     D. amino acid.

Câu 12: Loại nucleotide nào sau đây không phải là đơn phân cấu tạo nên phân tử DNA?

    A. Thymine.                   B. Guanine.                    C. Cytosine.                   D. Uracil.

Câu 13: “Các cấp tổ chức sống không ngừng trao đổi chất và năng lượng với môi trường” giải thích cho đặc điểm nào sau đây của thế giới sống?

    A. Các cấp tổ chức sống tự điều chỉnh.               B. Nguyên tắc thứ bậc.

    C. Thế giới sống liên tục tiến hóa.                       D. Các cấp tổ chức sống là hệ mở.

Câu 14: Các nguyên tố nào sau đây chiếm khoảng 96% khối lượng cơ thể?

    A. C, H, O, N.                                                          B. Fe, Cu, Cl, Mo.

    C. C, H, Mg, Ca.                                                     D. P, S, Ca, Mg.

Câu 15: Nội dung nào sau đây đúng khi nói về chức năng của phospholipid?

    A. Cấu trúc nên các phân tử sinh học khác.

    B. Dự trữ năng lượng của tế bào và cơ thể.

    C. Cấu trúc màng của các loại tế bào.

    D. Bảo quản và truyền đạt thông tin di truyền.

Câu 16: Nguyên tố nào sau đây là nguyên tố đa lượng?

    A. Cu.                              B. H.                                C. Fe.                               D. Mo.

doc 3 trang Thúy Anh 16/08/2023 1200
Bạn đang xem tài liệu "Kiểm tra, đánh giá giữa học kì 1 Sinh học Lớp 10 - Mã đề 401 - Năm học 2022-2023 - Trường THPT Nguyễn Huệ", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • dockiem_tra_danh_gia_giua_hoc_ki_1_sinh_hoc_lop_10_ma_de_401_na.doc

Nội dung text: Kiểm tra, đánh giá giữa học kì 1 Sinh học Lớp 10 - Mã đề 401 - Năm học 2022-2023 - Trường THPT Nguyễn Huệ

  1. SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO QUẢNG NAM KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ GIỮA HỌC KỲ 1 TRƯỜNG THPT NGUYỄN HUỆ NĂM HỌC: 2022-2023 ĐỀ CHÍNH THỨC MÔN: SINH HỌC 10 (Đề có 03 trang) Thời gian làm bài: 45 phút Mã đề: 401 Họ và tên học sinh: . Số báo danh: . I. PHẦN TRẮC NGHIỆM: (7 điểm) Câu 1: Trình tự amino acid trong một chuỗi polypeptid tạo nên cấu trúc protein bậc A. 1. B. 2. C. 3. D. 4. Câu 2: Bệnh nào sau đây ở người do thiếu calcium? A. Bệnh bướu cổ. B. Bệnh béo phì. C. Bệnh loãng xương. D. Bệnh thiếu máu. Câu 3: Tế bào nhân sơ không có thành phần nào sau đây? A. Màng tế bào. B. Thành tế bào. C. Tế bào chất. D. Nhân. Câu 4: Các quần thể của nhiều loài khác nhau cùng tồn tại trong một khu vực địa lí ở cùng một thời điểm tạo nên cấp tổ chức sống được gọi là A. quần thể. B. hệ sinh thái. C. quần xã. D. sinh quyển. Câu 5: Hãy ghép ví dụ ở cột B (a, b, c, d) tương ứng với loại chức năng prôtêin ở cột A (1, 2, 3, 4) theo bảng sau: Loại chức năng prôtêin (A) Ví dụ tương ứng (B) 1. Xúc tác a/ Kháng thể chống lại vi sinh vật gây bệnh. 2. Cấu trúc b/ Insulin điều hòa lượng đường trong máu. 3. Bảo vệ c/ Amylase biến đổi tinh bột thành đường. 4. Điều hòa d/ Collagen trong các mô liên kết. Tổ hợp ghép đúng là A. 1-a, 2-c, 3-b, 4-d. B. 1-d, 2-c, 3-b, 4-a. C. 1-c, 2-d, 3-a, 4-b. D. 1-d, 2-c, 3a, 4b. Câu 6: Trong thí nghiệm nhận biết lipid bằng phép thử nhũ tương, khi rót dung dịch chứa dầu ăn và cồn vào ống nghiệm chứa vài ml nước thì dung dịch trong ống nghiệm sẽ xuất hiện A. màu vàng cam. B. màu xanh tím. C. màu đỏ gạch. D. màu trắng sữa. Câu 7: Nội dung nào sau đây đúng khi nói về tế bào chất của tế bào nhân sơ? A. Chỉ chứa một phân tử DNA dạng vòng, mạch kép. B. Thành phần chính là bào tương. C. Cấu tạo bởi hai thành phần chủ yếu là lớp kép phospholipid và protein. D. Được cấu tạo bởi chất peptidoglycan. Câu 8: Nhận định nào sau đây đúng về chức năng của các loại đường? A. Cellulose dùng làm nguồn năng lượng dự trữ ở các loài thực vật. B. Glycogen có chức năng dự trữ năng lượng trong cơ thể động vât. C. Chitin là nguồn dự trữ năng lượng của nấm và côn trùng. D. Tinh bột là nguồn cung cấp năng lượng trực tiếp cho tế bào. Trang 1/3 – Mã đề 401
  2. Câu 9: Một phân tử glycerol liên kết với 2 acid béo và 1 nhóm phosphate tạo nên phân tử sinh học nào sau đây? A. Mỡ. B. Phospholipid. C. Carbohydrate. D. Protein. Câu 10: Ví dụ nào sau đây thể hiện thế giới sống có khả năng tự điều chỉnh? A. Các tế bào thần kinh có khả năng dẫn truyền xung thần kinh. B. Cơ thể con người có các cơ chế duy trì thân nhiệt. C. Cơ thể không ngừng trao đổi khí với môi trường. D. DNA được truyền đạt tương đối chính xác nhưng cũng phát sinh biến dị. Câu 11: Đơn phân nào sau đây cấu tạo nucleic acid? A. nucleotide. B. galactose. C. glucose. D. amino acid. Câu 12: Loại nucleotide nào sau đây không phải là đơn phân cấu tạo nên phân tử DNA? A. Thymine. B. Guanine. C. Cytosine. D. Uracil. Câu 13: “Các cấp tổ chức sống không ngừng trao đổi chất và năng lượng với môi trường” giải thích cho đặc điểm nào sau đây của thế giới sống? A. Các cấp tổ chức sống tự điều chỉnh. B. Nguyên tắc thứ bậc. C. Thế giới sống liên tục tiến hóa. D. Các cấp tổ chức sống là hệ mở. Câu 14: Các nguyên tố nào sau đây chiếm khoảng 96% khối lượng cơ thể? A. C, H, O, N. B. Fe, Cu, Cl, Mo. C. C, H, Mg, Ca. D. P, S, Ca, Mg. Câu 15: Nội dung nào sau đây đúng khi nói về chức năng của phospholipid? A. Cấu trúc nên các phân tử sinh học khác. B. Dự trữ năng lượng của tế bào và cơ thể. C. Cấu trúc màng của các loại tế bào. D. Bảo quản và truyền đạt thông tin di truyền. Câu 16: Nguyên tố nào sau đây là nguyên tố đa lượng? A. Cu. B. H. C. Fe. D. Mo. Câu 17: Dùng phép thử nào sau đây để nhận biết sự có mặt của protein? A. Phép thử benedict. B. Phép thử nhũ tương. C. Phép thử biuret. D. Phép thử iodine. Câu 18: Phát biểu nào sau đây đúng khi nói về cấu trúc và tính chất của phân tử nước? A. Khoảng cách giữa các phân tử nước ở trạng thái rắn nhỏ hơn ở trạng thái lỏng. B. Trong phân tử nước, các electron trong liên kết cộng hóa trị bị kéo lệch về phía hydrogen. C. Các phân tử nước ở nơi bề mặt tiếp xúc với không khí liên kết chặt chẽ với nhau tạo nên tính phân cực. D. Các phân tử nước liên kết với nhau bằng liên kết hydrogen. Câu 19: : Hình bên mô tả cấp tổ chức nào của thế giới sống? A. Quần thể. B. Quần xã. C. Hệ sinh thái. D. Cá thể. Trang 2/3 – Mã đề 401
  3. Câu 20: Mỗi phân tử nước gồm có A. hai nguyên tử hydrogen và hai nguyên tử oxygen. B. một nguyên tử hydrogen và hai nguyên tử oxygen. C. một nguyên tử hydrogen và một nguyên tử oxygen. D. hai nguyên tử hydrogen và một nguyên tử oxygen. Câu 21: Hình bên mô tả phân tử nào? A. Glucose. B. Sucrose. C. Lactose. D. Maltose. II. PHẦN TỰ LUẬN: 3 điểm Câu 1: (2 điểm) Phân tích vật chất di truyền của bốn chủng vi sinh vật gây bệnh thì thu được kết quả như bảng sau. Hãy xác định vật chất di truyền của các chủng vi sinh vật này là DNA hay RNA mạch đơn hay kép? Giải thích. Chủng gây Tỉ lệ các loại nucleotide (%) bệnh A T U G C 1 10 10 0 40 40 2 24 0 24 21 31 3 27 0 27 23 23 4 20 30 0 20 30 Câu 2: (1 điểm) Một bệnh nhân mắc triệu chứng viêm họng. Bác sĩ đã chỉ định dùng kháng sinh amoxicillin và bệnh đã thuyên giảm dần. Hãy giải thích cơ sở khoa học của biện pháp điều trị này. - HẾT - Trang 3/3 – Mã đề 401