Kiểm tra đánh giá học kì 1 Sinh học Lớp 10 - Năm học 2021-2022 - Trường THPT Gia Định (Có hướng dẫn chấm)

Câu 1 (2đ): Dưới đây là những nhận định về cấu trúc tế bào nhân sơ. Hãy cho biết các nhận định 
dưới đây đúng hay sai? Nếu chọn sai, hãy sửa lại cho đúng (lưu ý: HS chọn đúng hết hoặc sai hết sẽ 
không được chấm điểm). 
a) Nhân của tế bào nhân sơ chứa 1 phân tử ADN dạng vòng. 
b) Thành tế bào vi khuẩn được cấu tạo từ peptidoglycan. 
c) Dựa vào cấu trúc và thành phần hóa học của màng sinh chất để chia vi khuẩn ra hai loại là vi 
khuẩn Gram dương và vi khuẩn Gram âm. 
d) Riboxom là bào quan không có màng bao bọc, là nơi tổng hợp protein cho tế bào. 
e) Roi giúp vi khuẩn bám được vào bề mặt tế bào người.
pdf 3 trang Thúy Anh 16/08/2023 1060
Bạn đang xem tài liệu "Kiểm tra đánh giá học kì 1 Sinh học Lớp 10 - Năm học 2021-2022 - Trường THPT Gia Định (Có hướng dẫn chấm)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • pdfkiem_tra_danh_gia_hoc_ki_1_sinh_hoc_lop_10_nam_hoc_2021_2022.pdf

Nội dung text: Kiểm tra đánh giá học kì 1 Sinh học Lớp 10 - Năm học 2021-2022 - Trường THPT Gia Định (Có hướng dẫn chấm)

  1. Trường THPT GIA ĐỊNH KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ HỌC KỲ 1 NĂM HỌC 2021 – 2022 Môn: SINH HỌC 10 – Thời gian: 45 phút. ĐỀ CHÍNH THỨC Câu 1 (2đ): Dưới đây là những nhận định về cấu trúc tế bào nhân sơ. Hãy cho biết các nhận định dưới đây đúng hay sai? Nếu chọn sai, hãy sửa lại cho đúng (lưu ý: HS chọn đúng hết hoặc sai hết sẽ không được chấm điểm). a) Nhân của tế bào nhân sơ chứa 1 phân tử ADN dạng vòng. b) Thành tế bào vi khuẩn được cấu tạo từ peptidoglycan. c) Dựa vào cấu trúc và thành phần hóa học của màng sinh chất để chia vi khuẩn ra hai loại là vi khuẩn Gram dương và vi khuẩn Gram âm. d) Riboxom là bào quan không có màng bao bọc, là nơi tổng hợp protein cho tế bào. e) Roi giúp vi khuẩn bám được vào bề mặt tế bào người. Câu 2: 2.1. (1,5đ) Hãy điền tên thành phần thuộc tế bào nhân thực tương ứng với nội dung của cột A. Nội dung Tên thành phần Gồm hệ thống các túi màng dẹp xếp chồng lên nhau, tách biệt nhau theo hình (1) vòng cung. Cấu tạo chủ yếu từ glycoprotein kết hợp với chất vô cơ và hữu cơ khác nhau. (2) Phân huỷ các tế bào già, các tế bào bị tổn thương, các bào quan hết thời hạn sử (3) dụng. Nhận biết nhau và nhận biết các tế bào “lạ”. (4) Cấu tạo từ xenlulozo ở tế bào thực vật. (5) Chứa phế thải độc hại, muối khoáng, sắc tố (6) 2.2. (1,5đ) Có 1 loại bào quan chuyên thực hiện quá trình chuyển hóa năng lượng mà không có ở tế bào động vật. Hãy cho biết tên của bào quan này, mô tả cấu trúc và chức năng của bào quan. Câu 3: 3.1. (0,5đ) Trình bày các khái niệm: dung dịch ưu trương, dung dịch nhược trương? 3.2. (1đ) Hoàn thành bảng sau để phân biệt vận chuyển chủ động và vận chuyển thụ động. Vận chuyển thụ động Vận chuyển chủ động Chiều hướng vận chuyển Sử dụng năng lượng Câu 4: 4.1. (1đ) Trình bày khái niệm enzim. Enzim có vai trò gì đối với hoạt động sống của tế bào? 4.2. (2đ) Trình bày cấu trúc và cơ chế tác động của enzim. Câu 5: (0,5đ) Tại sao khi bị sốt cao phải nhanh chóng hạ sốt? HẾT Học sinh không sử dụng tài liệu.
  2. Trường THPT GIA ĐỊNH KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ HỌC KỲ 1 NĂM HỌC 2021 – 2022 Môn: SINH HỌC 10 – Thời gian: 45 phút HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ CHÍNH THỨC Câu Đáp án Điểm hỏi Nhân của tế bào nhân sơ chứa 1 phân tử ADN dạng vòng. Sai vùng nhân. 0,5đ Thành tế bào vi khuẩn được cấu tạo từ peptidoglycan. Đúng 0,25đ Mỗi ý nhận định Dựa vào cấu trúc và thành phần hóa học của màng sinh chất để chia vi đúng 0,25. 1 khuẩn ra hai loại là vi khuẩn Gram dương và vi khuẩn Gram âm. Sai Mỗi ý nhận định 2đ thành tế bào 0,5đ sai được 0,25. Sửa Riboxom là bào quan không có màng bao bọc, là nơi tổng hợp protein được ý sai 0,25. cho tế bào. Đúng 0,25đ Roi giúp vi khuẩn bám được vào bề mặt tế bào người. Sai Lông. 0,5đ 2.1 1,5đ (1) Bộ máy golgi. (2) Chất nền ngoại bào. (3) Lysosome. Mỗi ý 0,25đ (4) Màng sinh chất. (5) Thành tế bào. 2 (6) Không bào. 3đ 2.2 1,5đ Lục lạp. Màng kép. Gồm các hạt grana (tilacoit xếp chồng lên nhau, trên màng tilacoit chứa hệ sắc tố và enzim quang hợp) và chất nền stroma Mỗi ý 0,25đ (chứa enzim, ADN, prôtêin ). Chức năng: là nơi diễn ra quá trình quang hợp (chuyển năng lượng ánh sáng thành năng lượng hoá học trong các hợp chất hữu cơ). 3.1 0,5đ + Dung dịch ưu trương: Là dung dịch có nồng độ chất tan lớn hơn nồng độ các chất tan trong tế bào. Mỗi ý 0,25đ + Dung dịch nhược trương: Là dung dịch có nồng độ chất tan nhỏ hơn nồng độ các chất tan trong tế bào. 3.2 1đ 3 Đặc điểm Vận chuyển thụ động Vận chuyển chủ động 1,5đ Chiều hướng Từ nơi có nồng độ Từ nơi có nồng độ chất vận chuyển chất tan cao đến nơi tan thấp đến nơi Mỗi ý 0,25đ có nồng độ chất tan có nồng độ chất tan thấp. cao. Tiêu tốn Không. Tiêu tốn ATP. năng lượng 4 4.1. 1đ Mỗi ý 0,5đ 3đ Enzim là chất xúc tác sinh học được tổng hợp trong các tế bào
  3. sống. Làm tăng tốc độ của phản ứng mà không bị biến đổi sau phản ứng. Giúp cho các phản ứng sinh hoá trong tế bào diễn ra nhanh hơn duy trì các hoạt động sống. 4.2. 1đ Cấu trúc của enzim Enzim là chất xúc tác sinh học có bản chất là prôtêin hoặc prôtêin kết hợp với các chất khác không phải prôtêin. Mỗi ý 0,5đ Trong phân tử enzim có vùng cấu trúc không gian đặc biệt chuyên liên kết với cơ chất (chất chịu sự tác động của enzim) được gọi là trung tâm hoạt động. 1đ Cơ chế tác động của enzim Enzim liên kết với cơ chất tại trung tâm hoạt động tạo nên phức hợp enzim - cơ chất. Enzim tương tác với cơ chất để tạo ra sản phẩm. Mỗi ý 0,5đ Liên kết enzim-cơ chất mang tính đặc thù. Vì thế, mỗi enzim thường chỉ xúc tác cho một phản ứng. Enzim có bản chất protein. 5 Sốt cao làm enzim bị biến tính, không xúc tác được các phản ứng trong 0,5đ 0,5đ cơ thể gây rối loạn các hoạt động trong tế bào và có thể nguy hiểm đến tính mạng.