Kiểm tra giữa học kì 2 Vật lí Lớp 10 - Mã đề 666 - Năm học 2022-2023 - Trường THPT Dĩ An (Có đáp án)

Câu 2. Trường hợp nào sau đây, công của trọng lực là công cản? 
A. Con cua đang bò trên bãi biển theo phương ngang. 
B. Máy bay cất cánh. 
C. Quả bóng đang rơi tự do. 
D. Xe ô tô đang xuống dốc. 
Câu 3. Chọn câu phát biểu sai khi nói về momen lực và cánh tay đòn của lực. 
A. Mômen lực được đo bằng tích của lực với cánh tay đòn của lực đó. 
B. Cánh tay đòn của lực là khoảng cách từ trục quay tới giá của lực. 
C. Cánh tay đòn của lực là khoảng cách từ tâm của vật đến trục quay cố định.  
D. Mômen lực là đại lượng đặc trưng cho tác dụng làm quay của lực. 
Câu 4. Khi sử dụng lực kế trong thí nghiệm thực hành đo độ lớn của các lực, cách 
làm nào sau đây sẽ cho kết quả thu được không chính xác? 
A. Chọn lực kế có thang đo phù hợp giá trị lực cần đo. 
B. Nhìn xiên góc với lực kế một góc 45o để đọc kết quả đo. 
C. Hiệu chỉnh kim chỉ thị của lực kế về vạch “0” trước khi đo. 
D. Đối với lực kế lò xo, điều chỉnh cho trục của lực kế trùng với giá của lực khi đo.
pdf 4 trang Thúy Anh 12/08/2023 3340
Bạn đang xem tài liệu "Kiểm tra giữa học kì 2 Vật lí Lớp 10 - Mã đề 666 - Năm học 2022-2023 - Trường THPT Dĩ An (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • pdfkiem_tra_giua_hoc_ki_2_vat_li_lop_10_ma_de_666_nam_hoc_2022.pdf

Nội dung text: Kiểm tra giữa học kì 2 Vật lí Lớp 10 - Mã đề 666 - Năm học 2022-2023 - Trường THPT Dĩ An (Có đáp án)

  1. SỞ GD&ĐT BÌNH DƯƠNG KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ II - NĂM HỌC 2022 - 2023 TRƯỜNG THPT DĨ AN MÔN VẬT LÝ – LỚP 10 Thời gian làm bài : 45 phút (Đề thi có 03 trang) (không kể thời gian phát đề) Mã đề 666 Họ và tên học sinh : Số báo danh : I – TRẮC NGHIỆM (20 câu – 7 điểm) Câu 1. Hai tay lái của ghi-đông xe đạp cách đều trục cổ xe một đoạn 22 cm (hình vẽ). Nếu tác dụng vào mỗi tay cầm một lực 10 N thì momen của ngẫu lực bằng A. 4,4 N.m B. 220 N.m C. 2,2 N.m D. 440 N.m Câu 2. Trường hợp nào sau đây, công của trọng lực là công cản? A. Con cua đang bò trên bãi biển theo phương ngang. B. Máy bay cất cánh. C. Quả bóng đang rơi tự do. D. Xe ô tô đang xuống dốc. Câu 3. Chọn câu phát biểu sai khi nói về momen lực và cánh tay đòn của lực. A. Mômen lực được đo bằng tích của lực với cánh tay đòn của lực đó. B. Cánh tay đòn của lực là khoảng cách từ trục quay tới giá của lực. C. Cánh tay đòn của lực là khoảng cách từ tâm của vật đến trục quay cố định. D. Mômen lực là đại lượng đặc trưng cho tác dụng làm quay của lực. Câu 4. Khi sử dụng lực kế trong thí nghiệm thực hành đo độ lớn của các lực, cách làm nào sau đây sẽ cho kết quả thu được không chính xác? A. Chọn lực kế có thang đo phù hợp giá trị lực cần đo. B. Nhìn xiên góc với lực kế một góc 45o để đọc kết quả đo. C. Hiệu chỉnh kim chỉ thị của lực kế về vạch “0” trước khi đo. D. Đối với lực kế lò xo, điều chỉnh cho trục của lực kế trùng với giá của lực khi đo. Câu 5. Một động cơ điện cung cấp công suất 12,5 kW cho một cần cẩu nâng đều 1 tấn hàng lên cao 5 m. Lấy g = 10 m/s2. Thời gian cần cẩu thực hiện công việc đó là A. 2 s. B. 4 s. C. 3 s. D. 5 s. Câu 6. Một con lắc đơn đang dao động như hình vẽ. Bỏ qua các lực cản. Khi con lắc chuyển động đến vị trí B thì A. động năng cực đại. B. động năng cực tiểu C. thế năng cực đại. D. cơ năng bằng 0. Câu 7. Điều nào sau đây đúng khi nói về lực cản tác dụng lên một vật chuyển động trong chất lưu? A. Lực cản của chất lưu không phụ thuộc vào hình dạng của vật. B. Lực cản của chất lưu cùng phương cùng chiều với chiều chuyển động của vật. 1/3 - Mã đề 666
  2. C. Lực cản của chất lưu phụ thuộc vào hình dạng và tốc độ chuyển động của vật. D. Lực cản của chất lưu càng lớn khi vật có khối lượng càng lớn. Câu 8. Nếu khối lượng của vật giảm đi 2 lần, còn vận tốc của vật tăng lên 2 lần thì động năng của vật sẽ A. tăng 2 lần. B. giảm 2 lần. C. không đổi. D. tăng 4 lần. Câu 9. Hai vật có khối lượng là 2 kg và 5 kg đặt ở hai độ cao cách mặt đất lần lượt là 3h và h. Chọn mốc thế năng tại mặt đất. Tỉ số thế năng trọng trường của vật thứ nhất so với vật thứ hai là 5 2 5 6 A. B. C. D. 6 5 2 5 Câu 10. Có thể áp dụng định luật bảo toàn cơ năng trong trường hợp A. hòn đá rơi trong nước. B. vận động viên nhảy dù khi đã bung dù. C. vật trượt trên mặt phẳng nghiêng có ma sát. D. viên phấn rơi tự do. Câu 11. Một người đẩy xe hàng chuyển động thẳng đều trên mặt đường nằm ngang với lực đẩy bằng 200 N cùng hướng chuyển động của xe. Sau 12 s, xe đi được quãng đường 9 m. Công suất của người này khi đẩy xe có giá trị bằng A. 100 W. B. 267 W. C. 150 W. D. 50 W. Câu 12. Một người chạy thể dục buổi sáng, sau 3 phút 20 giây thì chạy được quãng đường dài 400 m. Biết người này có khối lượng là 50 kg và đang chạy đều. Động năng của người này bằng A. 400 J. B. 200 J. C. 300 J. D. 100 J. Câu 13. Một ngẫu lực có độ lớn F1 = F2 = F và có cánh tay đòn là d. Momen của ngẫu lực này là A. M = 2Fd B. M = (F1 - F2)d C. M = (F1 + F2)d D. M = Fd Câu 14. Một vật khối lượng 800 g được thả rơi tự do từ độ cao 9 m so với mặt đất. Cho g = 10m/s2. Chọn mốc thế năng tại mặt đất. Sau khi rơi được 5 m, cơ năng của vật bằng A. 112 J. B. 32 J. C. 72 J. D. 72 kJ. Câu 15. Một người kéo đều một thùng nước có khối lượng 10 kg từ giếng sâu 4 m lên trên mặt đất. Lấy g = 10 m/s2. Công mà người này đã thực hiện kéo thùng nước lên có giá trị bằng A. 40 J. B. 400 J. C. 25 J. D. 4 J. Câu 16. Thiết bị nào sau đây không có sự chuyển hóa từ điện năng sang cơ năng? A. Máy giặt. B. Nồi cơm điện. C. Xe đạp điện. D. Máy sấy tóc. Câu 17. Một trái dừa trên cây có trọng lượng là 15 N và ở độ cao 3 m so với mặt đất. Chọn mốc thế năng tại mặt đất. Trái dừa này có thế năng trọng trường bằng A. 4,5 J. B. 450 J. C. 30 J. D. 45 J. 2/3 - Mã đề 666
  3. Câu 18. Quan sát hình vẽ bên. Muốn cho cầu bập bênh thăng bằng thì giá trị của x bằng A. 2,14 m B. 1,4 m C. 1 m D. 0,75 m Câu 19. Chọn đáp án đúng khi nói về công suất. A. Công suất có thể được tính bằng thương số giữa lực và tốc độ. B. Công suất là đại lượng đặc trưng cho tốc độ sinh công. C. Thời gian thực hiện công càng nhỏ thì công suất càng lớn. D. Công suất có thể đo bằng đơn vị kWh. Câu 20. Một chiếc thuyền neo đậu trên bến sông, thuyền có thể nổi được trên bến sông là do tác dụng của A. lực ma sát. B. lực nâng của nước. C. lực đẩy của gió. D. trọng lực. II – TỰ LUẬN (3 đ) Bài 1 (1đ): Kéo một vật có khối lượng m = 20 kg trượt trên mặt đất dưới tác dụng của một lực kéo F = 55 N theo phương ngang, hệ số ma sát giữa vật và mặt đất là µ = 0,2. Lấy g = 10 m/s2. Tính công của tất cả các lực tác dụng lên vật khi vật trượt được một đoạn bằng 6 m theo hướng của lực kéo? Bài 2 (2đ): Tháp nghiêng Pisa là một tòa tháp chuông tại thành phố Pisa (Ý) được khởi xây năm 1173. Toà tháp cao 55,86 m tính từ mặt đất. Galilei cùng các học trò của mình đã mang lên tháp nghiêng hai quả cầu bằng kim loại có khối lượng khác nhau và thả hai quả cầu xuống cùng một lúc để chứng minh sự rơi nhanh hay chậm không phụ thuộc vào vật nặng hay nhẹ. Galilei được coi là cha đẻ của phương pháp thực nghiệm. Giả sử một quả cầu kim loại mà Galilei đã thả rơi từ đỉnh tháp nghiêng xuống có khối lượng là 5 kg, bỏ qua các lực cản. Lấy g = 10 m/s2. Chọn mốc thế năng ở mặt đất. a. Tính thế năng cực đại của quả cầu kim loại? Suy ra cơ năng của quả cầu? b. Tìm vị trí của quả cầu có thế năng bằng 2 lần động năng? c. Tính vận tốc cực đại của quả cầu? HẾT 3/3 - Mã đề 666
  4. 933 955 977 666 1 D D B A 2 A D D B 3 B B A C 4 B D D B 5 C D B B 6 A D B A 7 C B A C 8 D D A A 9 C A A D 10 B C D D 11 B C D C 12 C C D D 13 C B C D 14 B D D C 15 D B D B 16 D B D B 17 C B D D 18 A C D A 19 A A A B 20 D A A B