Kiểm tra giữa kì 2 Sinh học Lớp 10 - Mã đề 001 - Năm học 2022-2023 - Trường THPT Gio Linh (Có đáp án)

Câu 8:  Vai trò của các điểm kiểm soát trong chu kì tế bào là 
A. rút ngắn thời gian của quá trình phân bào. 
B. đảm bảo tính chính xác của quá trình phân bào. 
C. đảm bảo tính đột biến của quá trình phân bào. 
D. kéo dài thời gian của quá trình phân bào. 
Câu 9:  Để tạo ra hàng loạt cây trồng từ một phần của cây mẹ mà vẫn giữ được các đặc tính di 
truyền thì cần sử dụng phương pháp nào sau đây? 
A. Cấy truyền phôi. B. Dung hợp tế bào trần. 
C. Nuôi cấy hạt phấn. D. Nuôi cấy mô tế bào. 
Câu 10:  Đặc điểm nào sau đây ĐÚNG khi nói về vi sinh vật? 
A. Vi sinh vật có ở khắp mọi nơi như trong nước, trong đất, trong không khí và trên cả cơ thể 
sinh vật. 
B. Vi sinh vật là những sinh vật có kích thước nhỏ nhưng hầu hết vẫn có thể nhìn thấy bằng mắt 
thường. 
C. Vi sinh vật có khả năng chuyển hóa các chất dinh dưỡng nhanh nên chúng sinh trưởng và sinh 
sản rất chậm. 
D. Vi sinh vật là những sinh vật phần lớn có cấu trúc đa bào, số ít là tập đoàn đơn bào. 
Câu 11: Ở tế bào nhân thực, chu kì tế bào bao gồm 2 giai đoạn là 
A. nguyên phân và giảm phân. 
B. phân chia nhân và phân chia tế bào chất. 
C. kì trung gian và phân chia tế bào. 
D. giảm phân và hình thành giao tử.
pdf 6 trang Thúy Anh 16/08/2023 2120
Bạn đang xem tài liệu "Kiểm tra giữa kì 2 Sinh học Lớp 10 - Mã đề 001 - Năm học 2022-2023 - Trường THPT Gio Linh (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • pdfkiem_tra_giua_ki_2_sinh_hoc_lop_10_ma_de_001_nam_hoc_2022_20.pdf

Nội dung text: Kiểm tra giữa kì 2 Sinh học Lớp 10 - Mã đề 001 - Năm học 2022-2023 - Trường THPT Gio Linh (Có đáp án)

  1. SỞ GD & ĐT QUẢNG TRỊ KIỂM TRA GIỮA KÌ II – NĂM HỌC 2022 - 2023 TRƯỜNG THPT GIO LINH MÔN SINH HỌC 10 CT 2018 - LỚP 10 Thời gian làm bài : 45 Phút; (Đề có 22 câu) (Đề có 3 trang) Họ tên : Lớp : Mã đề 001 I. PHẦN CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM Câu 1: Công nghệ tế bào được phân loại thành: A. Công nghệ tế bào động vật và công nghệ tế bào thực vật B. Công nghệ tế bào thực vật và công nghệ tế bào nhân thực C. Công nghệ tế bào động vật và công nghệ tế bào vi sinh vật D. Công nghệ tế bào nhân sơ và công nghệ tế bào nhân thực Câu 2: Các tế bào ở xa nhau có thể truyền thông tin nhờ A. các mối nối giữa các tế bào, tiếp xúc trực tiếp, truyền tin cục bộ. B. tiếp xúc trực tiếp. C. các phân tử tín hiệu được vận chuyển nhờ hệ tuần hoàn. D. các mối nối giữa các tế bào, Câu 3: Vi sinh vật nào sau đây có cấu tạo nhân sơ? A. Vi khuẩn. B. Vi tảo. C. Động vật nguyên sinh. D. Vi nấm. Câu 4: Sự trao đổi chéo giữa hai cromatid trong cặp NST kép tương đồng ở kì đầu đã dẫn đến sự trao đổi chéo giữa các gen tương ứng, kết quả tạo ra: A. Biến dị đột biến B. Các tổ hợp gen mới (hoán vị gen) C. Đột biến NST D. Đột biến gen Câu 5: Các tế bào toàn năng có khả năng nào sau đây? A. Biệt hóa và phản biệt hóa. B. Giảm phân liên tục. C. Duy trì sự sống vĩnh viễn. D. Nguyên phân liên tục. Câu 6: Quan sát hình và cho biết trình tự các giai đoạn của quá trình truyền thông tin giữa các tế bào? A. Truyền tin nội bào – Tiếp nhận – Đáp ứng. B. Đáp ứng – Truyền tin nội bào – Tiếp nhận. C. Truyền tin nội bào – Đáp ứng – Tiếp nhận. D. Tiếp nhận – Truyền tin nội bào – Đáp ứng. Câu 7: Công nghệ tế bào động vật gồm những kĩ thuật chính nào sau đây? A. Nhân bản vô tính và dung hợp tế bào trần. B. Dung hợp tế bào trần và cấy truyền phôi. Trang 1/3 - Mã đề 001 -
  2. C. Nuôi cấy mô và cấy truyền phôi. D. Nhân bản vô tính và cấy truyền phôi. Câu 8: Vai trò của các điểm kiểm soát trong chu kì tế bào là A. rút ngắn thời gian của quá trình phân bào. B. đảm bảo tính chính xác của quá trình phân bào. C. đảm bảo tính đột biến của quá trình phân bào. D. kéo dài thời gian của quá trình phân bào. Câu 9: Để tạo ra hàng loạt cây trồng từ một phần của cây mẹ mà vẫn giữ được các đặc tính di truyền thì cần sử dụng phương pháp nào sau đây? A. Cấy truyền phôi. B. Dung hợp tế bào trần. C. Nuôi cấy hạt phấn. D. Nuôi cấy mô tế bào. Câu 10: Đặc điểm nào sau đây ĐÚNG khi nói về vi sinh vật? A. Vi sinh vật có ở khắp mọi nơi như trong nước, trong đất, trong không khí và trên cả cơ thể sinh vật. B. Vi sinh vật là những sinh vật có kích thước nhỏ nhưng hầu hết vẫn có thể nhìn thấy bằng mắt thường. C. Vi sinh vật có khả năng chuyển hóa các chất dinh dưỡng nhanh nên chúng sinh trưởng và sinh sản rất chậm. D. Vi sinh vật là những sinh vật phần lớn có cấu trúc đa bào, số ít là tập đoàn đơn bào. Câu 11: Ở tế bào nhân thực, chu kì tế bào bao gồm 2 giai đoạn là A. nguyên phân và giảm phân. B. phân chia nhân và phân chia tế bào chất. C. kì trung gian và phân chia tế bào. D. giảm phân và hình thành giao tử. Câu 12: Chu kì tế bào bao gồm các pha theo trình tự: A. G2 – G1 – S – nguyên phân. B. G1– G2 – S – nguyên phân. C. G1 – S – G2 – nguyên phân. D. S – G1 – G2– nguyên phân. Câu 13: Mô sẹo là mô: A. Gồm nhiều tế bào chưa biệt hóa và có khả năng sinh trưởng mạnh. B. Gồm nhiều tế bào đã biệt hóa và có kiểu gen tốt. C. Gồm nhiều tế bào đã biệt hóa và có khả năng sinh trưởng mạnh. D. Gồm nhiều tế bào chưa biệt hóa và có kiểu gen tốt. Câu 14: Trình tự các kì diễn ra trong pha phân chia tế bào (pha M) của chu kì tế bào là A. kì đầu → kì giữa → kì sau → kì cuối. B. kì giữa → kì đầu → kì sau → kì cuối. C. kì sau → kì đầu → kì giữa → kì cuối. D. kì đầu → kì sau → kì giữa → kì cuối. Câu 15: Cho các nhóm sinh vật sau đây: (1) Vi khuẩn (2) Động vật nguyên sinh (3) Động vật không xương sống (4) Vi nấm (5) Vi tảo (6) Rêu Số nhóm sinh vật thuộc nhóm vi sinh vật là: A. 3. B. 5. C. 6. D. 4. Câu 16: Trong giảm phân, các nhiễm sắc thể xếp trên mặt phẳng xích đạo của thoi phân bào ở Trang 2/3 - Mã đề 001 -
  3. A. kì giữa I và kì giữa II. B. kì giữa I và kì sau I. C. kì đầu I và kì giữa II. D. kì giữa II và kì sau II. II. PHẦN CÂU HỎI TỰ LUẬN Câu 17: Quan sát hình và cho biết: a. Để tạo ra 4 tế bào con cần mấy lần phân chia từ 1 tế bào? b. Hãy so sánh bộ NST ở tế bào ban đầu với bộ NST ở tế bào con? Câu 18: Chu kì tế bào là gì? Mô tả các sự kiện chính của chu kì tế bào. Câu 19: Trình bày tóm tắt quy trình thực hiện nhân giống cây trồng bằng công nghệ tế bào thực vật. Câu 20: Những thành tựu công nghệ tế bào động vật nào được đưa vào ứng dụng và sản xuất? Câu 21: Trong quá trình nguyên phân, hãy cho biết ý nghĩa của hiện tượng NST đóng xoắn cực đại vào kì giữa và sự tháo xoắn tối đa vào kì cuối? Câu 22: Một cá thể sinh vật có bộ NST 2n = 4 được kí hiệu AaBb tiến hành giảm phân tạo ra tối đa mấy loại giao tử. Viết các loại giao tử đó. HẾT Trang 3/3 - Mã đề 001 -
  4. SỞ GD & ĐT QUẢNG TRỊ KIỂM TRA GIỮA KÌ II – NĂM HỌC 2022 - 2023 TRƯỜNG THPT GIO LINH MÔN SINH HỌC 10 CT 2018 - LỚP 10 Thời gian làm bài : 45 Phút Phần đáp án câu trắc nghiệm: 001 1 D 2 C 3 A 4 B 5 A 6 D 7 D 8 B 9 D 10 A 11 C 12 C 13 A 14 A 15 D 16 A Phần đáp án câu tự luận: Mã đề 001: Câu 17 Quan sát hình và cho biết: a. Để tạo ra 4 tế bào con cần mấy lần phân chia từ 1 tế bào? b. Hãy so sánh bộ NST ở tế bào ban đầu với bộ NST ở tế bào con? Gợi ý làm bài: a. Để tạo ra 4 tế bào con từ 1 tế bào ban đầu cần 2 lần phân chia liên tiếp: giảm phân I và giảm phân II b. Ở tế bào con có bộ NST giảm đi một nửa so với tế bào ban đầu Câu 18 Chu kì tế bào là gì? Mô tả các sự kiện chính của chu kì tế bào. 1
  5. Gợi ý làm bài: Chu kì tế bào là khoảng thời gian từ khi tế bào được sinh ra, lớn lên và phân chia thành hai tế bào con. * Các sự kiện chính của chu kì tế bào: - Chu kì của tế bào gồm 2 giai đoạn là kì trung gian và quá trình nguyên phân: - Thời gian cần thiết để hoàn thành một chu kì tế bào là rất khác nhau giữa các loại tế bào của cùng một cơ thể. Câu 19 Trình bày tóm tắt quy trình thực hiện nhân giống cây trồng bằng công nghệ tế bào thực vật. Gợi ý làm bài: Quy trình thực hiện nhân giống cây trồng bằng công nghệ tế bào thực vật: - Bước 1: Tách các mẫu mô từ cơ quan của cơ thể thực vật. - Bước 2: Cho các mẫu mô nuôi cấy trong môi trường thích hợp để tạo mô sẹo. - Bước 3: Bổ sung hormone kích thích sinh trưởng để kích thích mô sẹo phát triển thành cây con. - Bước 4: Đem cây con chuyển sang trồng trong vườn ươm cho phát triển thành cây trưởng thành. - Bước 5: Đem cây trưởng thành từ vườn ươm chuyển sang trồng trong môi trường thực địa. Câu 20 Những thành tựu công nghệ tế bào động vật nào được đưa vào ứng dụng và sản xuất? Gợi ý làm bài: Những thành tựu công nghệ tế bào động vật được đưa vào ứng dụng và sản xuất trong thực tế: - Tạo ra các động vật chuyển gene ứng dụng trong nghiên cứu và sản xuất sản phẩm phục vụ đời sống. Ví dụ: Tạo chuột chuyển gene được sử dụng làm mô hình trong các nghiên cứu về bệnh ở người, - Sử dụng công nghệ tế bào gốc để điều trị các tổn thương da, tổn thương tim, tạo ra nhiều tế bào giúp hoàn thiện liệu pháp chống ung thư,. - Mở ra những triển vọng và thành công bước đầu trong việc bảo tồn động vật quý hiếm và có khả năng phục hồi các nhóm động vật bị tuyệt chủng. Câu 21 Trong quá trình nguyên phân, hãy cho biết ý nghĩa của hiện tượng NST đóng xoắn cực đại vào kì giữa và sự tháo xoắn tối đa vào kì cuối? Gợi ý làm bài: - Ý nghĩa của hiện tượng NST đóng xoắn cực đại vào kì giữa: + Vào kì sau NST trượt về 2 cực tế bào. Vì vậy sự đóng xoắn cực đại của NST vào kì giữa sẽ giúp cho quá trình phân li đồng đều của NST về 2 cực không bị đứt gãy (tránh đột biến NST) - Ý nghĩa của hiện tượng NST tháo xoắn tối đavào kì cuối: + Sau khi phân chia xong, NST tháo xoắn tối đa trở về dạng sợi mảnh giúp thực hiện việc nhân đôi DNA, tổng hợp RNA và các protein, chuẩn vị cho chu kì sau Câu 22 Một cá thể sinh vật có bộ NST 2n = 4 được kí hiệu AaBb tiến hành giảm phân tạo ra tối đa 2
  6. mấy loại giao tử. Viết các loại giao tử đó Gợi ý làm bài: - Tạo 4 loại giao tử. - Các giao tử: AB, Ab, aB, ab 3