Kiểm tra giữa kì 2 Sinh học Lớp 10 - Mã đề 269 - Năm học 2022-2023 - Trường THPT Nguyễn Tất Thành

Câu 1. Xác định kiểu truyền thông tin giữa các tế bào trong trường hợp sau đây: “Các yếu tố sinh trưởng 
được tiết ra kích thích sự sinh trưởng của các tế bào liền kề”? 
A. Vận chuyển thông tin nhờ hệ tuần hoàn. 
B. Tiếp xúc trực tiếp. 
C. Qua mối nối giữa các tế bào. 
D. Truyền tin cục bộ. 
Câu 2. Vai trò của các điểm kiểm soát trong chu kì tế bào là: 
A. rút ngắn thời gian của quá trình phân bào. 
B. kéo dài thời gian của quá trình phân bào. 
C. đảm bảo tính chính xác của quá trình phân bào. 
D. đảm bảo tính đột biến của quá trình phân bào. 
Câu 3. Khi nhận được tín hiệu từ tế bào khác, đâu không phải là một đáp ứng đúng của tế bào đích? 
A. Biệt hoá. B. Chết có chương trình. 
C. Phân chia. D. Phân chia không kiểm soát. 
Câu 4. Trong quá trình đường phân, glucose 
A. bị phân giải một phần và một phần năng lượng được dự trữ trong phân tử được giải phóng. 
B. bị phân giải một phần và một phần năng lượng dự trữ trong phân tử được tăng lên. 
C. được biến đổi thành hai phân tử ATP. 
D. được tổng hợp từ hai phân tử pyruvic acid. 
Câu 5. Sự tiếp hợp và trao đổi chéo NST diễn ra ở chu kì nào trong giảm phân? 
A. kì giữa II. B. kì giữa I. C. kì đầu II. D. kì đầu I. 
Câu 6. ATP được cấu tạo từ 3 thành phần là: 
A. nitrogenous base adenosine, đường ribose, 2 nhóm phosphate. 
B. nitrogenous base adenine, đường ribose, 3 nhóm phosphate. 
C. nitrogenous base adenine, đường deoxyribose, 1 nhóm phosphate. 
D. nitrogenous base adenosine, đường deoxyribose, 3 nhóm phosphate.
pdf 4 trang Thúy Anh 16/08/2023 760
Bạn đang xem tài liệu "Kiểm tra giữa kì 2 Sinh học Lớp 10 - Mã đề 269 - Năm học 2022-2023 - Trường THPT Nguyễn Tất Thành", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • pdfkiem_tra_giua_ki_2_sinh_hoc_lop_10_ma_de_269_nam_hoc_2022_20.pdf

Nội dung text: Kiểm tra giữa kì 2 Sinh học Lớp 10 - Mã đề 269 - Năm học 2022-2023 - Trường THPT Nguyễn Tất Thành

  1. SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO KIỂM TRA GIỮA KỲ 2 THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH NĂM HỌC 2022-2023 TRƯỜNG THPT NGUYỄN TẤT THÀNH Bài kiểm tra môn: Sinh học - Khối 10 Thời gian làm bài: 45 phút ĐỀ CHÍNH THỨC (Đề có 04 trang) MÃ ĐỀ: 269 Họ, tên học sinh: Lớp: . Số báo danh . Câu 1. Xác định kiểu truyền thông tin giữa các tế bào trong trường hợp sau đây: “Các yếu tố sinh trưởng được tiết ra kích thích sự sinh trưởng của các tế bào liền kề”? A. Vận chuyển thông tin nhờ hệ tuần hoàn. B. Tiếp xúc trực tiếp. C. Qua mối nối giữa các tế bào. D. Truyền tin cục bộ. Câu 2. Vai trò của các điểm kiểm soát trong chu kì tế bào là: A. rút ngắn thời gian của quá trình phân bào. B. kéo dài thời gian của quá trình phân bào. C. đảm bảo tính chính xác của quá trình phân bào. D. đảm bảo tính đột biến của quá trình phân bào. Câu 3. Khi nhận được tín hiệu từ tế bào khác, đâu không phải là một đáp ứng đúng của tế bào đích? A. Biệt hoá. B. Chết có chương trình. C. Phân chia. D. Phân chia không kiểm soát. Câu 4. Trong quá trình đường phân, glucose A. bị phân giải một phần và một phần năng lượng được dự trữ trong phân tử được giải phóng. B. bị phân giải một phần và một phần năng lượng dự trữ trong phân tử được tăng lên. C. được biến đổi thành hai phân tử ATP. D. được tổng hợp từ hai phân tử pyruvic acid. Câu 5. Sự tiếp hợp và trao đổi chéo NST diễn ra ở chu kì nào trong giảm phân? A. kì giữa II. B. kì giữa I. C. kì đầu II. D. kì đầu I. Câu 6. ATP được cấu tạo từ 3 thành phần là: A. nitrogenous base adenosine, đường ribose, 2 nhóm phosphate. B. nitrogenous base adenine, đường ribose, 3 nhóm phosphate. C. nitrogenous base adenine, đường deoxyribose, 1 nhóm phosphate. D. nitrogenous base adenosine, đường deoxyribose, 3 nhóm phosphate. Câu 7. Trong chu kì tế bào, ADN và NST nhân đôi ở pha A. S. B. G2. C. G1. D. Pha M. Câu 8. ATP truyền năng lượng cho các hợp chất khác thông qua chuyển nhóm phosphate cuối cùng cho các chất đó để trở thành A. nitrogenous base (adenine). B. ADP. C. đường ribose. D. hợp chất cao năng. Câu 9. Các sản phẩm cuối cùng của quá trình quang hợp bao gồm: A. Carbon dioxide và nước. B. Carbon dioxide và oxygen. C. Carbohydrate. D. Oxygen và nước. Câu 10. Quá trình đường phân diễn ra A. ở bào tương. B. ở ti thể. C. chỉ khi không có oxygen. D. chỉ khi có oxygen. Trang 1/4-Mã đề 269
  2. Câu 11. Có bao nhiêu ý sau đây là kiểu truyền thông tin nhờ hệ tuần hoàn? (1) Xung thần kinh đi qua các khe synapse. (2) Tuỵ tiết insulin đến các cơ quan để giảm đường huyết. (3) Tuyến yên tiết TSH đến tuyến giáp để kích thích tuyến giáp tiết T3, T4. (4) Dạ dày tiết gastrin để tự kích thích chính nó tăng nhu động, tăng tiết acid. A. 4. B. 3. C. 2. D. 1. Câu 12. Ở ruồi giấm 2n=8. Một tế bào ruồi giấm đang ở kì sau của nguyên phân. Số NST trong tế bào đó bằng bao nhiêu? A. 8 NST kép. B. 4 NST kép. C. 16 NST đơn. D. 32 NST đơn. Câu 13. Ý nghĩa về mặt di truyền của sự trao đổi chéo NST là A. Tạo ra nhiều loại giao tử, góp phần tạo ra sự đa dạng sinh học. B. Làm tăng số lượng NST trong tế bào. C. Duy trì tính đặc trưng về cấu trúc NST. D. Tạo ra sự ổn định về thông tin di truyền. Câu 14. Hormone nào sau đây làm giảm lượng đường huyết? A. Stomatostatin. B. Glucagon. C. Inulin. D. Insulin. Câu 15. Giảm phân chỉ xảy ra ở loại tế bào nào sau đây? A. Hợp tử. B. Tế bào giao tử. C. Tế bào sinh dục chín. D. Tế bào sinh dưỡng. Câu 16. Liên kết P ~ P ở trong phân tử ATP rất dễ bị phá vỡ để giải phóng năng lượng, nguyên nhân là do A. Đây là liên kết mạnh. B. Phân tử ATP là chất giàu năng lượng. C. Phân tử ATP có chứa 3 nhóm phosphate. D. Các nhóm phosphate đều tích điện âm nên đẩy nhau. Câu 17. Trong điều kiện hiếu khí, một phân tử glucose phân giải hoàn toàn thành CO2 và H2O cung cấp: A. 28 ATP. B. 38 ATP. C. 12 ATP. D. 32 ATP. Câu 18. Phương pháp nào sau đây không được sử dụng để chữa trị ung thư? A. Chiếu xạ hoặc dùng hóa chất để tiêu diệt các tế bào khối u. B. Phẫu thuật cắt bỏ khối u. C. Sử dụng liệu pháp miễn dịch tăng cường khả năng đề kháng. D. Sử dụng thuốc kháng sinh để tiêu diệt các tế bào khối u. Câu 19. Về ATP, phát biểu nào sau đây không đúng? A. là hợp chất chứa nhiều năng lượng nhất trong tế bào. B. nó là đơn vị tiền tệ năng lượng của tế bào. C. sinh ra trong quá trình chuyển hoá vật chất và được sử dụng vào các hoạt động sống của tế bào. D. là một hợp chất năng lượng cao. Câu 20. Cho các ý sau: (1) Tạo nên sự đa dạng di truyền cung cấp nguyên liệu cho tiến hóa và chọn giống. (2) Kết hợp với thụ tinh giúp duy trì bộ NST đặc trưng ở các loài sinh sản hữu tính. (3) Giúp các cơ quan sinh trưởng và phát triển. (4) Giúp cơ thể tăng kích thước và khối lượng. Có bao nhiêu ý thuộc ý nghĩa của giảm phân? A. 2. B. 3. C. 4. D. 1. Câu 21. Tại sao nói ATP là đồng tiền năng lượng của tế bào? A. Vận chuyển các chất quá màng sinh chất. B. Tham gia hầu hết các hoạt động sống của tế bào. C. Tổng hợp nên các chất cần thiết cho tế bào. D. Sinh công cơ học. Câu 22. Trong điều kiện có ánh sáng, khi ngâm lá rong đuôi chồn trong ống nghiệm chứa nước, có hiện tượng bọt khí nổi lên vì: Trang 2/4-Mã đề 269
  3. A. Lá tạo ra oxygen trong quá trình hô hấp. B. Khí nitrogen trong khoang chứa khí của lá bay ra. C. Khí hòa tan trong nước được giải phóng. D. Lá tạo ra oxygen trong quá trình quang hợp. Câu 23. Chất nhận electron cuối cùng trong chuỗi truyền electron của ti thể là: A. NADH. B. H2O. C. O2. D. CO2. Câu 24. Phát biểu nào sau đây không đúng về chu kì tế bào? A. Chu kì tế bào gồm kì trung gian và quá trình nguyên phân. B. Chu kì tế bào là khoảng thời gian giữa hai lần phân bào. C. Thời gian chu kì tế bào của mọi tế bào trong một cơ thể đều bằng nhau. D. Kì trung gian chiếm phần lớn thời gian của chu kì tế bào. Câu 25. Hoạt động nào sau đây của tế bào không tiêu tốn năng lượng ATP? A. Sinh công cơ học. B. Vận chuyển chủ động. C. Vận chuyển thụ động. D. Tổng hợp các chất. Câu 26. Quá trình giảm phân có đặc điểm: A. 2 lần phân bào liên tiếp và 1 lần nhân đôi NST. B. 2 lần phân bào liên tiếp và 2 lần nhân đôi NST. C. 1 lần phân bào và 2 lần nhân đôi NST. D. 1 lần phân bào và 1 lần nhân đôi NST. Câu 27. Ở người, loại tế bào chỉ tồn tại ở pha G1 mà không bao giờ phân chia là A. Tế bào cơ niêm mạc miệng. B. Bạch cầu. C. Tế bào thần kinh. D. Tế bào gan. Câu 28. Trong giảm phân, ở kì sau I và kì sau II có điểm giống nhau là A. Có sự dãn xoắn của các NST. B. Các NST đều ở trạng thái kép. C. Các NST đều ở trạng thái đơn. D. Có sự phân li các NST về 2 cực tế bào. Câu 29. Điều nào sau đây là ý nghĩa của quá trình truyền tin giữa các tế bào? A. Giúp các tế bào thực hiện quá trình trao đổi chất. B. Giúp tế bào đáp ứng với các kích thích từ môi trường bên ngoài. C. Giúp cơ thể thực hiện các hoạt động sống một cách chính xác. D. Giúp điều hoà các hoạt động sống trong cơ thể. Câu 30. Mô tả đúng nhất mối quan hệ giữa pha sáng và chu trình Calvin là + A. pha sáng cung cấp ATP và NADPH còn chu trình Calvin trả ADP, Pi và NADP cho pha sáng. B. pha sáng cung cấp oxygen cho chu trình Calvin và chu trình Calvin cung cấp nước cho pha sáng. C. pha sáng cung cấp CO2 cho chu trình Calvin để sản xuất ra đường và chu trình Calvin cung cấp các loại đường cho pha sáng để sản xuất ATP. D. pha sáng cung cấp ATP và NADPH cho bước cố định carbon của chu trình Calvin còn chu trình Calvin cung cấp nước và electron cho pha sáng. Câu 31. Một tế bào sinh dục chín của một loài vào kì giữa của giảm phân I thấy có 96 sợi chromatid. Kết thúc giảm phân tạo các giao tử, trong mỗi tế bào giao tử có số NST là: A. 48. B. 24. C. 36. D. 12. Câu 32. Điều nào sau đây có thể xảy ra dẫn đến hậu quả nghiêm trọng ở người bị sốt cao? A. Sự thay đổi cấu trúc không gian 3 chiều của enzyme. B. Enzyme liên kết với chất không phải là cơ chất. C. Sự phá hủy cấu trúc bậc 1 của enzyme. D. Các amino acid bị loại khỏi trung tâm hoạt động. Câu 33. Ở người, một số hormone sinh dục kích thích giảm phân hình thành giao tử là: A. Estrogen và Testosterone. B. Thyroxine, Progesterone. Trang 3/4-Mã đề 269
  4. C. Cortisol và Adrenaline. D. Insulin, glucagon. Câu 34. Vai trò của enzyme trong tế bào là gì? A. Chất nền. B. Tham gia vào quang hợp. C. Chất xúc tác. D. Tích trữ năng lượng. Câu 35. Dạng năng lượng chủ yếu tồn tại trong tế bào là A. hóa năng và động năng. B. điện năng và động năng. C. nhiệt năng và thế năng. D. nhiệt năng và hóa năng. Câu 36. Điền vào chỗ trống: “Thông tin giữa các tế bào là từ tế bào này sang tế bào khác thông qua phân tử tín hiệu để tạo ra các đáp ứng nhất định”. A. sự truyền hormone. B. sự truyền dữ liệu. C. sự truyền kháng thể. D. sự truyền tín hiệu. Câu 37. Phân tử nào trong tế bào thực vật là phân tử thu nhận năng lượng bức xạ từ ánh sáng mặt trời? A. Diệp lục. B. Glucose. C. Nước. D. CO2. Câu 38. Cho các biện pháp sau: (1) Không hút thuốc lá, hạn chế sử dụng rược bia. (2) Tập thể dục thường xuyên, giữ tinh thần thoải mái. (3) Quan hệ tình dục lành mạnh, an toàn. (4) Thực hiện tiêm chủng. (5) Khám sàng lọc định kì. Số biện pháp có tác dụng phòng tránh bệnh ung thư là A. 2. B. 4. C. 3. D. 5. Câu 39. Khi nói về chuyển hoá vật chất và năng lượng, nhận định nào dưới đây là không chính xác? A. Chuyển hóa vật chất gồm hai quá trình: đồng hóa và dị hóa. B. Chuyển hoá vật chất là tập hợp các phản ứng xảy ra bên ngoài tế bào. C. Chuyển hoá vật chất giúp tế bào thực hiện các đặc tính của sự sống như sinh trưởng, phát triển, cảm ứng, sinh sản. D. Chuyển hoá vật chất luôn đi kèm chuyển hoá năng lượng. Câu 40. Ung thư là A. một nhóm bệnh liên quan đến sự giảm sinh sản bất thường của tế bào nhưng không có khả năng di căn và xâm lấn sang các bộ phận khác của cơ thể. B. một nhóm bệnh liên quan đến sự tăng sinh bất thường của tế bào với khả năng di căn và xâm lấn sang các bộ phận khác của cơ thể. C. một nhóm bệnh liên quan đến sự tăng sinh bất thường của tế bào nhưng không có khả năng di căn và xâm lấn sang các bộ phận khác của cơ thể. D. một nhóm bệnh liên quan đến sự giảm sinh sản bất thường của tế bào với khả năng di căn và xâm lấn sang các bộ phận khác của cơ thể. Hết Học sinh không dùng tài liệu; giám thị không giải thích gì thêm. Trang 4/4-Mã đề 269