Kiểm tra giữa kì 2 Vật lí Lớp 10 - Mã đề 001 - Năm học 2022-2023 - Trường THPT Gio Linh (Có đáp án)

Câu 1: Khi nâng một tảng đá ở trong nước ta thấy nhẹ hơn khi nâng nó trong không khí. 
Sở dĩ như vậy là vì: 
A. lực đẩy Archimedes. B. khối lượng của nước thay đổi 
C. lực đẩy của tảng đá. D. khối lượng của tảng đá thay đổi. 
Câu 2:  Công suất là đại lượng đặc trưng cho tốc độ sinh công, được đo bằng 
A. công sinh ra trong một đơn vị thời gian. 
B. khả năng thực hiện công của vật. 
C. công thực hiện trong một thời gian nhất định. 
D. công thực hiện trong quãng đường 1m. 
Câu 3:  Khi nói về phép phân tích lực, phát biểu nào sau đây sai? 
A. Khi phân tích một lực thành hai lực thành phần thì hai lực thành phần làm thành hai cạnh của 
hình bình hành. 
B. Phân tích lực là thay thế một lực bằng hai hay nhiều lực có tác dụng giống hệt như lực đó. 
C. Khi phân tích một lực thành hai lực thành phần thì phải tuân theo quy tắc hình bình hành. 
D. Phân tích lực là phép thay thế các lực tác dụng đồng thời vào vật bằng một lực như các lực đó.
pdf 7 trang Thúy Anh 12/08/2023 3120
Bạn đang xem tài liệu "Kiểm tra giữa kì 2 Vật lí Lớp 10 - Mã đề 001 - Năm học 2022-2023 - Trường THPT Gio Linh (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • pdfkiem_tra_giua_ki_2_vat_li_lop_10_ma_de_001_nam_hoc_2022_2023.pdf

Nội dung text: Kiểm tra giữa kì 2 Vật lí Lớp 10 - Mã đề 001 - Năm học 2022-2023 - Trường THPT Gio Linh (Có đáp án)

  1. Ở GD & ĐT QUẢNG TRỊ KIỂM TRA GIỮA KÌ II – NĂM HỌC 2022 - 2023 TRƯỜNG THPT GIO LINH MÔN VẬT LÝ 10 CT 2018 - LỚP 10 Thời gian làm bài : 45 Phút; (Đề có 23 câu) (Đề có 3 trang) Họ tên : Lớp : Mã đề 001 I. PHẦN CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM (4,0 điểm) Câu 1: Khi nâng một tảng đá ở trong nước ta thấy nhẹ hơn khi nâng nó trong không khí. Sở dĩ như vậy là vì: A. lực đẩy Archimedes. B. khối lượng của nước thay đổi C. lực đẩy của tảng đá. D. khối lượng của tảng đá thay đổi. Câu 2: Công suất là đại lượng đặc trưng cho tốc độ sinh công, được đo bằng A. công sinh ra trong một đơn vị thời gian. B. khả năng thực hiện công của vật. C. công thực hiện trong một thời gian nhất định. D. công thực hiện trong quãng đường 1m. Câu 3: Khi nói về phép phân tích lực, phát biểu nào sau đây sai? A. Khi phân tích một lực thành hai lực thành phần thì hai lực thành phần làm thành hai cạnh của hình bình hành. B. Phân tích lực là thay thế một lực bằng hai hay nhiều lực có tác dụng giống hệt như lực đó. C. Khi phân tích một lực thành hai lực thành phần thì phải tuân theo quy tắc hình bình hành. D. Phân tích lực là phép thay thế các lực tác dụng đồng thời vào vật bằng một lực như các lực đó. Câu 4: Một vật có khối lượng m trượt trên mặt phẳng ngang. Biết hệ số ma sát trượt giữa vật và mặt phẳng là µ , gia tốc trọng trường là g. Biểu thức xác định lực ma sát trượt là A. Fmst =µg. B. Fmst =µm. C. Fmst =µmg. D. Fmst =mg. Câu 5: Đoạn thẳng nào sau đây là cánh tay đòn của lực? A. Khoảng cách từ trục quay đến vật. B. Khoảng cách từ trục quay đến điểm đặt của lực. C. Khoảng cách từ vật đến giá của lực. D. Khoảng cách từ trục quay đến giá của lực. W Câu 6: Một chất điểm có khối lượng m đang chuyển động với tốc độ v thì động năng đ của nó có công thức nào sau đây? 1 2 W= mv . 2 đ W= mv. W= mgh W= mgh A. 2 B. đ C. đ D. đ Câu 7: Chọn câu trả lời sai. Công suất có đơn vị là: A. Kilôoát giờ (kwh) B. Kilôoát (kw) C. Oát (w) D. Mã lực Câu 8: Trọng lực tác dụng lên một vật có: A. điểm đặt tại tâm của vật, phương thẳng đứng, chiều từ trên xuống (tâm Trái Đất). B. độ lớn luôn thay đổi. C. điểm đặt tại tâm của vật, phương nằm ngang. D. điểm đặt tại tâm của vật, phương thẳng đứng, chiều từ dưới lên. Câu 9: Muốn cho vật có trục quay cố định nằm cân bằng thì: A. Tổng mômen của các lực có khuynh hướng làm vật quay theo một chiều phải bằng tổng mômen của tất cả các lực có khuynh hướng làm vật quay theo chiều ngược lại. B. Tổng mômen của các lực phải là một vectơ có giá đi qua trục quay. Trang 1/3 - Mã đề 001 -
  2. C. Tổng momen của các lực phải bằng hằng số. D. Tổng mômen của các lực phải khác 0. Câu 10: Khi đun nước bằng ấm điện thì có những quá trình chuyển hóa năng lượng chính nào xảy ra? A. Nhiệt năng chuyển hóa thành cơ năng. B. Điện năng chuyển hóa thành nhiệt năng. C. Nhiệt năng chuyển hóa thành điện năng. D. Điện năng chuyển hóa thành động năng. W Câu 11: Một chất điểm có khối lượng m đang chuyển động với tốc độ v thì động năng đ của nó có công thức nào sau đây? 1 2 W= mv. 2 đ W= 2. mv A. 2 B. đ 1 2 22 W= mv . W= mv. đ C. đ D. 2 Câu 12: Chọn phát biểu đúng. A. Lực ma sát trượt không phụ thuộc vào độ lớn của áp lực. B. Lực ma sát trượt phụ thuộc vào diện tích hai mặt tiếp xúc. C. Lực ma sát trượt phụ thuộc vào vật liệu và tình trạng của hai mặt tiếp xúc. D. Lực ma sát trượt không phụ thuộc vào khối lượng của vật trượt. Câu 13: Chọn câu trả lời đầy đủ nhất.  A. Momen của lực F đối với trục quay là đại lượng đo bằng tích của lực với cánh tay đòn.  B. Momen của lực F đối với trục quay là đại lượng đặc trưng cho tác dụng làm quay của lực quanh trục ấy và được đo bằng tích độ lớn của lực với cánh tay đòn.  C. Momen của lực F đối với trục quay là đại lượng đặc trưng cho tác dụng làm quay và được đo bằng thương số của độ lớn của lực với cánh tay đòn.  D. Momen của lực F đối với trục quay là tích của lực với cánh tay đòn. Câu 14: Cần cẩu khi hoạt động, thực hiện trao đổi năng lượng với vật khác dưới dạng nào sau đây? A. Thực hiện công. B. Truyền nhiệt. C. Không trao đổi năng lượng. D. Phát ra các tia nhiệt. Câu 15: Cặp lực nào không cân bằng trong các cặp lực sau đây: A. Lực của mặt nước và lực hút của Trái Đất tác dụng vào thuyền để thuyền đứng yên trên mặt nước. B. Lực nâng của sàn nhà và lực hút của trái đất tác dụng vào bàn. C. Lực của 2 em bé kéo hai đầu sợi dây khi sợi dây đứng yên. D. Lực mà lò xo tác dụng vào vật và lực mà vật tác dụng vào lò xo. Câu 16: Momen lực tác dụng lên một vật có trục quay cố định là đại lượng A. đặc trưng cho tác dụng làm quay vật của lực và được đo bằng tích của lực và cánh tay đòn của nó. B. đặc trưng cho tác dụng làm quay vật của lực và được đo bằng tích của lực và cánh tay đòn của nó. Có đơn vị là (N/m). C. đặc trưng cho độ mạnh yếu của lực. D. luôn có giá trị âm. II. PHẦN CÂU HỎI TỰ LUẬN (6,0 điểm) Câu 17: (1 điểm) Một ngọn đèn có khối lượng m = 1 kg được treo dưới trần nhà bằng một sợi dây. Lấy g= 9,8 m / s2 . Dây chỉ chịu lực căng lớn nhất là 8 N. Nếu treo ngọn đèn này vào một đầu dây thì dây có bị đứt không? Trang 2/3 - Mã đề 001 -
  3. Câu 18: (1 điểm) Một vật khối lượng m = 2 kg đang nằm yên trên một mặt phẳng ngang không ma sát. Dưới tác dụng của lực nằm ngang 5 N, vật chuyển động và đi được 10 m. Tính vận tốc của vật ở cuối chuyển dời ấy? Câu 19: (1 điểm) Khi một bánh xe ôtô bị sa vào chỗ lầy, để có thể thoát khỏi chỗ đó người ta thường chèn cát, đá, cành cây, xuống dưới bánh xe đó. Hãy giải thích điều đó. Câu 20: (1 điểm) Một người kéo gạch từ thấp lên cao qua hệ thống ròng rọc. Coi khối lượng của ròng rọc và của dây đều rất nhỏ so với khối lượng của thùng gạch. Biết lượng gạch trong mỗi lần kéo có khối lượng là 18 kg và lấy g = 9,8 m/s2. Xem chuyển động của thùng gạch là đều, lực căng dây tác dụng lên tay người có độ lớn bao nhiêu? Câu 21: (1 điểm) Một người nhấc 1 vật có khối lượng 4 kg lên cao 0,5m. Sau đó xách vật di chuyển theo phương ngang 1 đoạn 1m. Lấy g =10m/s2. Tính công mà người đó đã thực hiện? Câu 22: (0,5 điểm) Một xe ô tô hỏng phanh đang lao xuống dốc với tốc độ 72 km/h, rất may ngay đoạn đường xuống dốc có một đường dốc cứu nạn ở gần chân đồi nghiêng một góc 150 so với phương ngang (hình vẽ). a) Hỏi xe phải chạy trên đường cứu nạn một đoạn thối thiểu là bao nhiêu mới dừng lại (bỏ qua ma sát) ? b) Trong thực tế đường tránh này được rải cát và sỏi. Hãy giải thích tại sao ? Câu 23: (0,5 điểm) Quả cầu m = 4 kg, bán kính R = 15 cm tựa vào tường trơn nhẵn và được giữ nằm yên nhờ một dây treo gắn vào tường tại A, chiều dài dây AB = 15 cm. Tìm lực căng của dây và lực nén của quả cầu lên tường. Lấy g = 10 m/s2. HẾT Trang 3/3 - Mã đề 001 -
  4. SỞ GD & ĐT QUẢNG TRỊ KIỂM TRA GIỮA KÌ II – NĂM HỌC 2022 - 2023 TRƯỜNG THPT GIO LINH MÔN VẬT LÝ 10 CT 2018 - LỚP 10 Thời gian làm bài : 45 Phút Phần đáp án câu trắc nghiệm: 001 1 A 2 A 3 D 4 C 5 D 6 A 7 A 8 A 9 A 10 B 11 D 12 C 13 B 14 A 15 D 16 A Phần đáp án câu tự luận: Mã đề 001: Câu 17 (1 điểm) Một ngọn đèn có khối lượng m = 1 kg được treo dưới trần nhà bằng một sợi dây. Lấy g= 9,8 m / s2 . Dây chỉ chịu lực căng lớn nhất là 8 N. Nếu treo ngọn đèn này vào một đầu dây thì dây có bị đứt không? Gợi ý làm bài: Lực căng sợi dây bằng trọng lượng của vật: T = P = mg = 9,8 N > Tmax Vậy dây sẽ bị đứt. Câu 18 Một vật khối lượng m = 2 kg đang nằm yên trên một mặt phẳng ngang không ma sát. Dưới tác dụng của lực nằm ngang 5 N, vật chuyển động và đi được 10 m. Tính vận tốc của vật ở cuối chuyển dời ấy? Gợi ý làm bài: Áp dụng định lí biến thiên động năng, ta có: Lại có, công A=Fscosα Thay vào (1) ta được: 1
  5. Câu 19 (01 điểm) Khi một bánh xe ôtô bị sa vào chỗ lầy, để có thể thoát khỏi chỗ đó người ta thường chèn cát, đá, cành cây, xuống dưới bánh xe đó. Hãy giải thích điều đó. Gợi ý làm bài: Việc làm này sẽ làm tăng lực ma sát giữa lốp xe với chỗ tiếp xúc, giúp lốp xe bám đường tốt hơn, để có thể thoát khỏi chỗ lầy. Câu 20 Một người kéo gạch từ thấp lên cao qua hệ thống ròng rọc. Coi khối lượng của ròng rọc và của dây đều rất nhỏ so với khối lượng của thùng gạch. Biết lượng gạch trong mỗi lần kéo có khối lượng là 18 kg và lấy g = 9,8 m/s2. Xem chuyển động của thùng gạch là đều, lực căng dây tác dụng lên tay người có độ lớn bao nhiêu? Gợi ý làm bài: T = P = mg = 176,4 N. Câu 21 Một người nhấc 1 vật có khối lượng 4 kg lên cao 0,5m. Sau đó xách vật di chuyển theo phương ngang 1 đoạn 1m. Lấy g =10m/s2. Tính công mà người đó đã thực hiện? Gợi ý làm bài: Giai đoạn 1, nhấc vật lên cao, lực nâng vật cân bằng với trọng lực nên công của lực nâng là: A=mgh=4.10.0,5=20J Giai đoạn 2, xách vật di chuyển theo phương ngang, lực giữ vật có phương vuông góc với phương chuyển dời nên không sinh công. Vậy tổng công người đó đã thực hiện là A = 20J 2
  6. Câu 22 Ôtô khối lượng 1 tấn, ban đầu chuyển động trên đoạn đường AB = 100m nằm ngang, vận tốc xe đều từ 0 đến 36 km/h. Biết lực cản trên đoạn đường AB bằng 10% trọng lượng xe. Tính công của động cơ, công suất trung bình và lực kéo của động cơ? Gợi ý làm bài: v0 = 0, vB = 10 m/s Công của lực bằng độ biến thiên động năng, ta có: 2 AF + AFc = ΔWđ = 0,5 mv . 2 2 AF + Fc.AB = 0,5 mv AF - 0,1 mgAB = 0,5 mv . ⇔ AF = 60 kJ. ⇔ Lực⇔ kéo F = AF/AB = 600 N. Gia tốc t = v/a = 20s. Công suất trung bình P = AF⇒/t = 3 kW. ⇒Câu 23 Quả cầu m = 4 kg, bán kính R = 15 cm tựa vào tường trơn nhẵn và được giữ nằm yên nhờ một dây treo gắn vào tường tại A, chiều dài dây AB = 15 cm. Tìm lực căng của dây và lực nén của quả cầu lên tường. Lấy g = 10 m/s2. Gợi ý làm bài: - Quả cầu cân bằng nên: PNT+ +=01( ) CO R 15 1 - Ta có: sinαα= = = ==>=300 AB++ BO AB R 30 2 P mg 4.10 - Theo Oy, ta có: −+PTcosα ==>= 0 T = =  47N cosαα cos cos300 - Theo Ox; ta có: NT−sinαα ==>= 0 NT sin = 47.sin 300 = 23,5N 3
  7. Vậy lực nén lên tường NN'= = 23, 5 N. 4