Kỳ thi chọn học sinh giỏi cấp trường Sinh học Lớp 10 - Năm học 2022-2023 - Trường THPT Phùng Khắc Khoan (Có đáp án)

Câu II. (2,0 điểm)  
Các nhận định sau đây đúng hay sai? Giải thích? 
a) Cellulose  là thành phần chính của màng tế bào thực vật, gồm nhiều đơn phân cùng loại là 
glucose liên kết với nhau bằng liên kết  1,4 glycoside.  
b) Sap là một loại polysaccharide có chức năng hạn chế sự thoát hơi nước của cây.  
c) Các phân tử sinh học: carbohydrate, protein, nucleic acid và lipid đều là những đại phân tử 
có cấu trúc đa phân. 
d) Tế bào thực vật để trong dung dịch nhược trương sẽ bị trương lên và bị vỡ ra. 
e) Các tế bào có thể nhận biết nhau do màng sinh chất có các “dấu chuẩn” là prôtêin bám 
màng. 
g) Ở tế bào nhân thực, ti thể là bào quan duy nhất có khả năng tổng hợp ATP. 
h) Tế bào bạch cầu ở người có khả năng thay đổi hình dạng nhưng vẫn hoạt động bình thường.  
i) Ribôxôm 70s chỉ có ở tế bào vi khuẩn.
pdf 6 trang Thúy Anh 16/08/2023 10960
Bạn đang xem tài liệu "Kỳ thi chọn học sinh giỏi cấp trường Sinh học Lớp 10 - Năm học 2022-2023 - Trường THPT Phùng Khắc Khoan (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • pdfky_thi_chon_hoc_sinh_gioi_cap_truong_sinh_hoc_lop_10_nam_hoc.pdf

Nội dung text: Kỳ thi chọn học sinh giỏi cấp trường Sinh học Lớp 10 - Năm học 2022-2023 - Trường THPT Phùng Khắc Khoan (Có đáp án)

  1. SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HÀ NỘI KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI CẤP TRƯỜNG TRƯỜNG THPT PHÙNG KHẮC KHOAN CÁC MÔN VĂN HÓA KHỐI 10, 11 - THẠCH THẤT NĂM HỌC 2022-2023 ĐỀ THI MÔN: SINH HỌC. LỚP 10 ĐỀ CHÍNH THỨC Thời gian làm bài 150 phút, không kể thời gian giao đề (Đề thi gồm 02 trang) Số báo danh: Họ và tên Câu I. (4,0 điểm) 1. Trong những chất hữu cơ cấu tạo nên tế bào là lipid, DNA, protein, cacbohydrate, những chất nào có liên kết hydrogen? Nêu khái quát vai trò của liên kết hydrogen trong các chất đó? 2. Cho hỗn hợp các chất sau: α- glucose, β – glucose, amino acid, fructose, ribose, glyceride, acid béo, nitrogenous base, deoxyribose. Từ các hợp chất trên có thể tổng hợp được các phân tử, cấu trúc nào trong các phân tử, cấu trúc sau: Tinh bột, xenlulose, photpholipid, Triglyceride, DNA, RNA, saccarose, chuỗi polypeptide? Giải thích? Câu II. (2,0 điểm) Các nhận định sau đây đúng hay sai? Giải thích? a) Cellulose là thành phần chính của màng tế bào thực vật, gồm nhiều đơn phân cùng loại là glucose liên kết với nhau bằng liên kết 1,4 glycoside. b) Sap là một loại polysaccharide có chức năng hạn chế sự thoát hơi nước của cây. c) Các phân tử sinh học: carbohydrate, protein, nucleic acid và lipid đều là những đại phân tử có cấu trúc đa phân. d) Tế bào thực vật để trong dung dịch nhược trương sẽ bị trương lên và bị vỡ ra. e) Các tế bào có thể nhận biết nhau do màng sinh chất có các “dấu chuẩn” là prôtêin bám màng. g) Ở tế bào nhân thực, ti thể là bào quan duy nhất có khả năng tổng hợp ATP. h) Tế bào bạch cầu ở người có khả năng thay đổi hình dạng nhưng vẫn hoạt động bình thường. i) Ribôxôm 70s chỉ có ở tế bào vi khuẩn. Câu III. (4,0 điểm) 1. Nêu điểm giống, khác nhau cơ bản về cấu tạo của tế bào động vật và tế bào thực vật? Ý nghĩa của sự giống và khác nhau đó? 2. Cho các hình vẽ về cấu trúc màng sinh chất (A, B, C, D và E) dưới đây: Đề thi môn Sinh học. Lớp 10. Trang 1/2
  2. a. Gọi tên các thành phần tương ứng được kí hiệu (1), (2), (3) và (4) ở các hình trên? b. Tương ứng với mỗi hình trên, hãy nêu chức năng của protein trong màng sinh chất? 3. Insulin là hormone nội tiết (có bản chất protein) được tổng hợp từ tế bào tuyến tụy, tác động đến các tế bào gan, cơ, mỡ để tham gia điều chỉnh lượng glucose trong máu. Hãy cho biết trong tế bào tuyến tụy, Insulin được tổng hợp ở đâu và phân phối theo con đường vận chuyển nào để ra khỏi tế bào đi vào máu thực hiện chức năng?. Câu IV. (3,0 điểm) + + 1. Các chất O2, CO2 , H2O, K , Na , amino acid, glucose có thể vận chuyển qua màng sinh chất bằng cách nào? Giải thích? 2. Hoạt động của một loại enzym được thể hiện trong các trường hợp khác nhau A, B, C ở hình dưới đây (trong trường hợp hình A, enzym hoạt động bình thường). Nêu những điểm giống và khác nhau về tác động của chất X và chất Y đến hoạt động của enzym trong hai hình B và C. Câu V. (3,0 điểm) 1. Vận dụng những hiểu biết về trao đổi chất qua màng sinh chất. Hãy cho biết điều gì sẽ xảy ra với tế bào máu: nếu lượng nước trong máu bị giảm nhiều; nếu lượng nước trong máu tăng lên nhiều? Biện pháp khắc phục là gì? Trong mỗi trường hợp đó, cơ thể điều hòa bằng cách nào? 2. Giải thích vì sao khi muối chua rau quả người ta thường đổ ngập nước và đậy kín? Câu VI. (4,0 điểm) 1. Thời gian diễn ra pha G1 có gì khác nhau ở các tế bào sau đây: tế bào hồng cầu, tế bào vi khuẩn, tế bào ung thư, tế bào thần kinh. Giải thích? 2. Quan sát 6 tế bào của một loài sinh vật có bộ NST 2n = 14, đang nguyên phân một số lần như nhau người ta thấy có 2688 NST ở trạng thái đơn, đóng xoắn và đang phân li về hai cực tế bào. Em hãy xác định tại thời điểm quan sát, tế bào đang ở kỳ nào và lần nguyên phân thứ mấy? HẾT (Thí sinh không dùng tài liệu, cán bộ coi thi không giải thích gì thêm) Đề thi môn Sinh học. Lớp 10. Trang 2/2
  3. KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI CẤP TRƯỜNG. NĂM HỌC 2022-2023 HƯỚNG DẪN CHẤM THI MÔN: SINH HỌC. LỚP 10 Câu Nội dung Điểm I.1 * DNA, protein, cacbohidrate có liên kết hydrgen. (0,5 đ) (Nếu thí sinh trả lời đúng 1 chất được 0,25 điểm, 2 đến 3 chất được 0,5 điểm) *Vai trò của liên kết hydrgen - DNA: Các nuclêôtide giữa 2 mạch liên kết với nhau bằng liên kết hydrgen theo nguyên tắc bổ sung đã tạo nên cấu trúc xoắn kép trong không gian của DNA, mặt khác đây là liên kết yếu, dễ bẻ gãy và tái tạo nhờ vậy tạo nên tính linh động của DNA. (0,5) - Protein: Liên kết hydrgen thể hiện trong cấu trúc bậc 2, 3, 4. Điều này, đảm 2,0 bảo cấu trúc ổn định và linh động của phân tử Protein. (0,5) - Cacbohidrate (Xenlulose): Các đơn phân glucose liên kết nhau bằng liên kết glycoside tạo nên các phân tử xenlulose, các phân tử xenlulose lại liên kết nhau bằng liên kết hydrgen tạo vi sợi xenlulozo, các vi sợi liên kết nhau tạo nên thành tế bào bền chặt. (0,5) I.2 * Các phân tử cấu trúc có thể tổng hợp được - Tinh bột: Vì có các đơn phân là α- glucose (0,25 đ) - Xenlulose: Vì có các đơn phân là β – glucose (0,25 đ) - Triglyceride Mỡ: Vì có glyceride, acid béo (0,25 đ) - Saccarose: Vì có glucose và fructose (0,25 đ) - Chuỗi polipeptide: Vì có amino acid (0,25 đ) 2,0 * Các phân tử, cấu trúc không được tổng hợp: - DNA vì thiếu nhóm phosphate (0,25 đ) - RNA vì thiếu nhóm phosphate (0,25 đ) - Phospholipid vì thiếu nhóm phosphate (0,25 đ) II a) Sai: Cellulose là thành phần chính của thành tế bào thực vật, được cấu tạo từ các đơn phân glucose, nối với nhau bằng liên kết 1,4-β-glucoside tạo thành mạch thẳng không phân nhánh (0,25 đ) b) Sai: sáp là một loại lipid có chức năng hạn chế sự thoát hơi nước của cây. (0,25 đ) c) Các phân tử carbohydrate, protein, nucleic acid đều là những đại phân tử có cấu trúc đa phân, còn lipid có cấu trúc không theo nguyên tắc đa phân. (0,25 đ) 2,0 d) Sai: Không bị vỡ vì có thành tế bào. (0,25 đ) e) Sai: Dấu chuẩn là glycoprotein. (0,25 đ) g) Sai: Lục lạp cũng là bào quan tổng hợp ATP. (0,25 đ) h) Đúng: Tế bào bạch cầu ở người có khả năng thay đổi hình dạng nhưng vẫn hoạt động bình thường. (0,25 đ) i) Sai: Ribôxôm 70S còn có ở ti thể, lục lạp của tế bào nhân thực. (0,25 đ) III.1 * Giống nhau - Đều là tế bào nhân thực, mỗi tế bào đều có 3 thành phần chính: màng tế bào,
  4. chất nguyên sinh và nhân. (0,25) *Khác nhau - Ở tế bào thực vật có thành bằng xenlulôzơ và có lục lạp còn tế bào động vật không có (0,25) 1,0 *Ý nghĩa: + Từ điểm giống nhau cho thấy động vật và thực vật đều có chung nguồn gốc. (0,25) + Từ điểm khác nhau cho thấy chúng tiến hóa theo hai hướng. (0,25) III.2 a) Chú thích các thành phần trên hình: (1): phospholipid (0,25) (2): carbohydrate (hoặc glicôprôtêin) (0,25) (3): prôtêin xuyên màng (0,25) (4):các chất tan (hoặc các phân tử tín hiệu) (0,25) b. Chức năng của các prôtêin xuyên màng tương ứng ở mỗi hình: - Hình A và B: Các protein xuyên màng hoặc glicoprôtêin làm chức năng ghép 2,0 nối và nhận diện các tế bào (0,25) - Hình C: Protein thụ thể làm nhiệm vụ tiếp nhận thông tin từ ngoài để truyền vào bên trong tế bào (0,25) - Hình D: Protein làm chức năng vận chuyển (kênh protein). (0,25) - Hình E: Enzim xúc tác hoặc protein định vị trên màng theo trình tự nhất định (0,25) III.3 Insulin được tổng hợp nhờ các ribosome trên lưới nội chất có hạt, sau đó được 1.0 đóng gói trong các túi và chuyển đến bộ máy golgi để hoàn thiện cấu trúc. Insulin được bao gói trong các túi xuất bào và đưa ra màng. Khi có tin hiệu các túi nài dung hợp với màng tế bào để giải phóng insulin vào dịch mô/máu IV.1 *Vận chuyển thụ động (1,25): - Những chất có thể đi qua lớp phospholipid kép (khuếch tán đơn giản) bao gồm các chất khí (không phân cực) như O2, CO2. (0,25) - Những phân tử ưa nước như amino acid, glucose đi qua lớp lipid với tốc độ thấp nên chúng vận chuyển qua kênh Protein (khuếch tán tăng cường). (0,25) - Những ion phân cực như K+, Na+ không đi qua được lớp lipid, chúng vận chuyển qua kênh Protein (khuếch tán tăng cường). (0,25) 1,5 - H2O phân cực không đi qua được lớp lipid, các phân tử H2O vận chuyển qua kênh Protein riêng (thẩm thấu). (0,25) *Vận chuyển thụ động: - Những ion phân cực như K+, Na+ có thể vận chuyển qua màng ngược gradient nồng độ với sự tham gia của protein vận chuyển (bơm) và tiêu tốn năng lượng. (0,25) IV.2 *Giống nhau: tác động của chất X và chất Y đều làm ức chế hoạt động của enzym, sản phẩm không được tạo ra. (0,5) * Khác nhau:
  5. - Chất X: Chất ức chế cạnh tranh (0,25) Liên kết vào trung tâm hoạt động của enzim, khiến cơ chất không liên kết 1,5 được vào enzim (0,25) - Chất Y: Chất ức chế không cạnh tranh (0,25 điểm) Liên kết vào trung tâm điều chỉnh của enzim làm thay đổi cấu hình của trung tâm hoạt động (0,25) V.1 - Nếu lượng nước trong máu bị giảm nhiều thì nước từ trong các tế bào máu sẽ di chuyển ra ngoài (mất nước nội bào) dẫn đến làm biến dạng tế bào, gây ảnh hưởng đến hoạt động chức năng của tế bào. Nếu lượng nước trong máu bị tăng lên nhiều thì nước sẽ bị kéo vào bên trong tế bào máu dẫn đến tế bào máu bị trương lên và có thể bị phá vỡ. (0,1) - Biện pháp khắc phục tình trạng trên: Uống đủ lượng nước cần thiết để đảm bảo cân bằng nước trong máu nói riêng và trong cơ thể nói chung, điều trị theo chỉ dẫn của bác sĩ nếu nguyên nhân dẫn đến tình trạng thiếu hoặc thừa nước 2,.0 trong máu là do bệnh lí. (0,5) - Cơ chế điều hòa của cơ thể: Khi thiếu nước, thận sẽ tăng cường hoạt động tái hấp thu nước để trả về máu, đồng thời gây cảm giác khát nước để báo cho cơ thể biết cần uống thêm nước. Khi thừa nước, thận sẽ tăng cường hoạt động đào thải nước ra ngoài. (0,5) V.2 Muối chua rau quả (Lên men lactic) là quá trình phân giải glucose trong điều kiện kị khí (không có O2) để tạo ra sản phẩm là lactic acid. Trong quá trình muối chua rau quả (lên men lactic) người ta thường đổ ngập 1,0 nước và đậy kín để hạn chế lượng O2 tham gia vào quá trình, tạo điều kiện yếm khí cho vi khuẩn lactic phát triển đồng thời hạn chế sự phát triển của vi khuẩn lên men thối. VI.1 - Tế bào hồng cầu: không có nhân, không có khả năng phân chia nên không có pha G1. (0,5) - Tế bào vi khuẩn: phân chia theo kiểu trực phân nên không có kì trung gian/pha G1. (0,5) 2,0 - Tế bào ung thư: G1 thường rất ngắn, do tế bào phân chia rất nhanh. (0,5) - Tế bào thần kinh: hầu như không phân chia, pha G1 kéo dài suốt đời sống cơ thể. (0,5) VI.2 - NST tại thời điểm quan sát ở trạng thái đơn, đóng xoắn và đang phân li về hai cực tế bào: NST đang ở kỳ sau nguyên phân. - Gọi x là số tế bào được tạo ra sau k – 1 lần nguyên phân: Ta có x = 6. 2k-1 6. 2k-1 tham gia lần nguyên phân thứ k. Số NST đơn đếm được ở kỳ sau lần 2,0
  6. nguyên phân thứ k là: 6 x 2k-1 x 14x2 = 2688 ➔ k = 5. - Tế bào đang ở kỳ sau lần nguyên phân thứ 5. (Thí sinh giải cách khác đúng vẫn cho điểm tối đa)