Đề kiểm tra cuối kì 1 Hóa học Lớp 10 - Mã đề 01 - Năm học 2022-2023- Trường THPT Lạc Long Quân (Có ma trận và đáp án)

Câu 15: Nguyên tố K có số hiệu nguyên tử là 19. Phát biểu nào sau đây về K là không đúng? 
A. Số electron ở vỏ nguyên tử của nguyên tố K là 19. 
B. Vỏ của nguyên tử K có 4 lớp electron và lớp ngoài cùng có 1 electron. 
C. Hạt nhân của nguyên tố K có 19 proton. 
D. Nguyên tố K là một phi kim. 
Câu 16: Nitrogen (N) là nguyên tố thuộc nhóm VA, chu kì 2 của bảng tuần hoàn. Cho các phát biểu sau: 
(a) Nguyên tử N có 2 lớp electron và có 5 electron lớp ngoài cùng. 
(b) Công thức oxide cao nhất của N có dạng NO2 và là acidic oxide. 
(c) Nguyên tố N có tính phi kim mạnh hơn nguyên tố O (Z = 8). 
(d) Hydroxide ứng với oxide cao nhất của N có dạng HNO3 và có tính acid. 
Số phát biểu đúng là A. 1. B. 2. C. 3. D. 4. 
Câu 17: Trong cùng một chu kì, theo chiều tăng của điện tích hạt nhân nguyên tử, thì điều khẳng định nào 
sau đây không đúng? 
A. Bán kính nguyên tử giảm dần. B. Tính phi kim của các nguyên tố tăng dần. 
C. Tính base của các hydroxide tương ứng giảm dần. D. Độ âm điện của các nguyên tố giảm dần. 
Câu 18: Số hiệu nguyên tử của nguyên tố hóa học b ng 
A. số thứ tự của ô nguyên tố. B. số thứ tự của chu kì. 
C. số thứ tự của nhóm. D. số electron lớp ngoài cùng của nguyên tử.
pdf 4 trang Thúy Anh 12/08/2023 4880
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra cuối kì 1 Hóa học Lớp 10 - Mã đề 01 - Năm học 2022-2023- Trường THPT Lạc Long Quân (Có ma trận và đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • pdfde_kiem_tra_cuoi_ki_1_hoa_hoc_lop_10_ma_de_01_nam_hoc_2022_2.pdf

Nội dung text: Đề kiểm tra cuối kì 1 Hóa học Lớp 10 - Mã đề 01 - Năm học 2022-2023- Trường THPT Lạc Long Quân (Có ma trận và đáp án)

  1. SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BẾN TRE ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KỲ I NĂM HỌC 2022-2023 TRƯỜNG THPT LẠC LONG QUÂN MÔN: HÓA HỌC - Lớp: 10 Mã đề: 01 Thời gian làm bài: 45 phút, không tính thời gian giao đề (Đề có 02 trang) Học sinh làm bài trên Phiếu trả lời trắc nghiệm Học sinh không được sử dụng bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học. Phần I: Trắc nghiệm (6 điểm) Câu 1: Trong các sản phẩm sau, sản phẩm nào không phải là sản phẩm của hóa học? A. Phân bón hóa học. B. Thuốc. C. Dầu gội đầu. D. Thực phẩm biến đổi gen. Câu 2: Liên kết σ là liên kết được hình thành do A. sự xen phủ bên của 2 orbital. B. cặp electron chung. C. lực hút tĩnh điện giữa hai ion. D. sự xen phủ trục của hai orbital. Câu 3: Dựa vào hiệu độ âm điện giữa 2 nguyên tố, cho biết liên kết trong phân tử nào sau đây là phân cực nhất? A. HF. B. HCl. C. HBr. D. HI. Câu 4: Tỉ lệ phần trăm số nguyên tử các đồng vị tự nhiên của chlorine (Cl) được xác định theo phổ khối lượng sau: Nguyên tử khối trung bình của Cl là A. 34,45. B. 35,48. C. 36,48. D. 36,50. Câu 5: Nguyên tử T có 11 proton và 12 neutron. Kí hiệu nguyên tử của T là A. . B. . C. . D. . Câu 6: Cấu hình electron nào dưới đây là của nguyên tố kim loại? A. 1s22s1. B. 1s22s22p4. C. [Ar]3d104s24p5. D. 1s22s22p63s23p6. Câu 7: Sự phân bố electron theo ô orbital nào dưới đây là đúng? A. B. C. D. Câu 8: Hình ảnh dưới đây là hình dạng của loại orbital nguyên tử nào? A. Orbital s. B. Orbital p. C. Orbital d. D. Orbital f. Câu 9: Chu kì 3 của bảng hệ thống tuần hoàn có A. 2 nguyên tố. B. 8 nguyên tố. C. 10 nguyên tố. D. 18 nguyên tố. Câu 10: Số chu kì trong bảng hệ thống tuần hoàn là A. 8. B. 18. C. 7. D. 16. Câu 11: Electron thuộc lớp nào sau đây liên kết chặt chẽ nhất với hạt nhân? A. Lớp N. B. Lớp L. C. Lớp M. D. Lớp K. Câu 12: Nguyên tố có tính phi kim lớn nhất trong các nguyên tố là Đề kiểm tra cuối kỳ I – Môn HÓA HỌC 10 – Mã đề 01 Trang 1
  2. A. O. B. F. C. S. D. Si. Câu 13: R thuộc nhóm VIIA trong bảng tuần hoàn. Công thức oxide cao nhất của nguyên tố R là A. R2O. B. R2O3. C. R2O5. D. R2O7. Câu 14: Nguyên tố X ở chu kì 3, nhóm IIA của bảng tuần hoàn. Cấu hình electron của nguyên tử nguyên tố X là A. 1s22s22p6. B. 1s22s22p63s23p2. C. 1s22s22p3. D. 1s22s22p63s2. Câu 15: Nguyên tố K có số hiệu nguyên tử là 19. Phát biểu nào sau đây về K là không đúng? A. Số electron ở vỏ nguyên tử của nguyên tố K là 19. B. Vỏ của nguyên tử K có 4 lớp electron và lớp ngoài cùng có 1 electron. C. Hạt nhân của nguyên tố K có 19 proton. D. Nguyên tố K là một phi kim. Câu 16: Nitrogen (N) là nguyên tố thuộc nhóm VA, chu kì 2 của bảng tuần hoàn. Cho các phát biểu sau: (a) Nguyên tử N có 2 lớp electron và có 5 electron lớp ngoài cùng. (b) Công thức oxide cao nhất của N có dạng NO2 và là acidic oxide. (c) Nguyên tố N có tính phi kim mạnh hơn nguyên tố O (Z = 8). (d) Hydroxide ứng với oxide cao nhất của N có dạng HNO3 và có tính acid. Số phát biểu đúng là A. 1. B. 2. C. 3. D. 4. Câu 17: Trong cùng một chu kì, theo chiều tăng của điện tích hạt nhân nguyên tử, thì điều khẳng định nào sau đây không đúng? A. Bán kính nguyên tử giảm dần. B. Tính phi kim của các nguyên tố tăng dần. C. Tính base của các hydroxide tương ứng giảm dần. D. Độ âm điện của các nguyên tố giảm dần. Câu 18: Số hiệu nguyên tử của nguyên tố hóa học b ng A. số thứ tự của ô nguyên tố. B. số thứ tự của chu kì. C. số thứ tự của nhóm. D. số electron lớp ngoài cùng của nguyên tử. Câu 19: Công thức electron nào sau đây không đủ electron theo quy tắc octet? A. B. C. D. Câu 20: Khi nguyên tử nhận electron sẽ tạo thành A. phân tử. B. ion. C. cation. D. anion. Câu 21: Độ âm điện đặc trưng cho khả năng A. hút electron của nguyên tử trong phân tử. B. nhường electron của nguyên tử này cho nguyên tử khác. C. tham gia phản ứng mạnh hay yếu. D. nhường proton của nguyên tử này cho nguyên tử khác. Câu 22: Nguyên tố nào sau đây thuộc nhóm A? A. [Ne]3s23p3. B. [Ar]3d14s2. C. [Ar]3d74s2. D. [Ar]3d54s2. Câu 23: Các liên kết biểu diễn b ng dấu “•••” có vai trò quan trọng trong việc làm bền chuỗi xoắn đôi DNA. Đó là loại liên kết gì? A. Liên kết ion. B. Liên kết cộng hoá trị có cực. C. Liên kết cộng hoá trị không cực. D. Liên kết hydrogen. Câu 24: Các hạt cấu tạo nên hạt nhân của hầu hết các nguyên tử là A. electron và neutron. B. proton và neutron. C. neutron và electron. D. electron, proton và neutron. Phần II: Tự luận (4 điểm) Cho Cl (Z = 17), C (Z = 6), O (Z = 8), Mg (Z = 12), Ca (Z = 20) Câu 1 (1,5 điểm): Viết công thức electron, công thức cấu tạo và xác định loại liên kết trong các phân tử: Cl2, CO2. Câu 2 (1,5 điểm): Biểu diễn sự tạo thành ion và liên kết ion trong phân tử MgO, CaCl2. Câu 3 (1,0 điểm): Khối lượng phân tử của nước (H2O), ammoniac (NH3) và methane (CH4) lần lượt b ng 18, 17 và 16. Nước sôi ở 100 oC, ammoniac sôi ở –33,35 oC và methane sôi ở –161,58 oC. Giải thích vì sao các chất trên có khối lượng phân tử xấp xỉ nhau nhưng nhiệt độ sôi của chúng lại chênh lệch nhau. HẾT Đề kiểm tra cuối kỳ I – Môn HÓA HỌC 10 – Mã đề 01 Trang 2
  3. ĐÁP ÁN ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KỲ I NĂM HỌC 2022-2023 MÔN: HÓA HỌC – LỚP: 10 MÃ ĐỀ : 01 Phần I: Trắc nghiệm (6đ) Mỗi câu đúng 0,25đ 01. D 07. B 13. D 19. B 02. D 08. B 14. D 20. D 03. A 09. B 15. D 21. A 04. B 10. C 16. B 22. A 05. B 11. D 17. D 23. D 06. A 12. B 18. A 24. B Phần II: Tự luận (4đ) Mã đề 01 ĐÁP ÁN ĐIỂM Câu 1 Viết đúng công thức electron +0,25đx2 (1,5đ) Viết đúng công thức cấu tạo +0,25đx2 Cl - Cl O = C = O Xác định đúng loại liên kết +0,25đx2 Cl2: liên kết cộng hóa trị không phân cực CO2: liên kết cộng hóa trị phân cực. Câu 2 Mg  Mg2+ + 2e +0,25đ x6 (1,5đ) O + 2e  O2- Mg2+ + O2-  MgO Ca  Ca2+ + 2e Cl + 1e  Cl- x2 2+ - Ca + 2Cl  CaCl2 Câu 3 Nhiệt độ sôi của nước (H2O) lớn hơn rất nhiều so với ammonia 1,0đ (1,0đ) (NH3) và methane (CH4) vì phân tử H2O và NH3 có liên kết hydrogen trong phân tử (còn CH4 không có); do độ âm điện O > N nên liên kết hydrogen trong H2O bền hơn trong NH3. Đề kiểm tra cuối kỳ I – Môn HÓA HỌC 10 – Mã đề 01 Trang 3
  4. MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KỲ I NĂM HỌC 2022-2023 MÔN: HÓA HỌC – LỚP: 10 Mức Biết Hiểu Vận dụng thấp Vận dụng cao Tổng số độ câu Nội dung Chương 1 Cấu tạo nguyên tử, Kí hiệu nguyên tử, Nguyên tử khối cấu tạo lớp vỏ e, Kiến thức tổng hợp trung bình cấu hình e Số câu 7TN 2TN 1TN 10TN (2,5đ) Chương 2 Cấu tạo bảng tuần Sự biến đổi tính chất Kiến thức tổng hoàn, Độ âm điện, hợp vị trí cấu hình e Số câu 6TN 3TN 1TN 10TN (2,5đ) Chương 3 liên kết hydrogen, Loại liên kết, viết Sự hình thành Giải thích sự xen phủ AO CT electron, CTCT liên kết ion khác nhau về nhiệt độ sôi Số câu 3TN 1TN + 1TL 1TL 1TL 4TN + 3TL (5đ) Tổng 16TN 6TN + 1TL 2TN + 1TL 1TL 24TN (4,0đ) (3,0đ) (2,0đ) (1,0đ) (6,0đ) 3TL (4,0đ) Đề kiểm tra cuối kỳ I – Môn HÓA HỌC 10 – Mã đề 01 Trang 4