Đề kiểm tra cuối kì 1 Sinh học Lớp 10 - Mã đề 101 - Năm học 2021-2022 - Trường THPT Nguyễn Trân (Có đáp án)

Câu 3. Khi hàm lượng cholestêrol trong máu vượt quá mức cho phép có thể dẫn đến các bệnh về tim mạch. 
Cholestêrol được tổng hợp ở: 
A. lizôxôm. B. bộ máy Gôngi. 
C. lưới nội chất hạt. D. lưới nội chất trơn. 
Câu 4. Nói về hoạt tính của enzim, phát biểu nào sau đây không đúng? 
A. Một số chất hóa học khi liên kết với enzim làm tăng hoạt tính của enzim. 
B. Hoạt tính của enzim luôn tăng tỉ lệ thuận với nồng độ cơ chất. 
C. Một số chất hóa học có thể ức chế sự hoạt động của enzim. 
D. Với một lượng cơ chất không đổi, khi nồng độ enzim càng cao thì hoạt tính của enzim? 
Câu 5. Vai trò nào sau đây không phải là vai trò của nước đối với tế bào? 
A. Thành phần phần cấu tạo tế bào. 
B. Môi trường của các phản ứng sinh hóa. 
C. Cung cấp năng lượng cho tế bào. 
D. Dung môi hòa tan các chất cần thiết. 
Câu 6. Hô hấp tế bào là quá trình: 
A. tế bào sống tổng hợp chất hữu cơ từ chất vô cơ 
B. phân giải nguyên liệu hữu cơ, tạo năng lượng là ATP, cung cấp cho các hoạt động của tế bào. 
C. tích lũy năng lượng, cung cấp cho các hoạt động của tế bào. 
D. oxi hóa hợp chất vô cơ để tạo năng lượng 
Câu 7. Người ta chia vi khuẩn ra hai loại là vi khuẩn Gram dương và vi khuẩn Gram âm dựa vào đâu? 
A. Cấu trúc và thành phần hóa học của thành tế bào. 
B. Cấu trúc của nhân tế bào. 
C. Số lượng plasmit trong tế bào chất của vi khuẩn. 
D. Khả năng chịu nhiệt của vi khuẩn.
pdf 5 trang Thúy Anh 16/08/2023 2820
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra cuối kì 1 Sinh học Lớp 10 - Mã đề 101 - Năm học 2021-2022 - Trường THPT Nguyễn Trân (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • pdfde_kiem_tra_cuoi_ki_1_sinh_hoc_lop_10_ma_de_101_nam_hoc_2021.pdf

Nội dung text: Đề kiểm tra cuối kì 1 Sinh học Lớp 10 - Mã đề 101 - Năm học 2021-2022 - Trường THPT Nguyễn Trân (Có đáp án)

  1. SỞ GD&ĐT BÌNH ĐỊNH ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ I NĂM HỌC 2021-2022 TRƯỜNG THPT NGUYỄN TRÂN Môn: SINH HỌC, Lớp 10 Thời gian làm bài: 45 phút, không tính thời gian phát đề ĐỀ 101 Họ và tên học sinh: .Lớp: .SBD: . I.PHẦN TRẮC NGHIỆM(7,0 điểm) Câu 1.Hoạt động nào sau đây không cần năng lượng cung cấp từ ATP? A. Sự tổng hợp các đại phân tử hữu cơ trong tế bào. B. Sự co cơ ở động vật. C. Sự vận chuyển chủ động các chất qua màng sinh chất. D. Sự khuếch tán chất tan qua màng tế bào. Câu 2. Enzim catalaza xúc tác cho phản ứng phân giải H2O2có bản chất là prôtêin gồm 4 chuỗi pôlipeptit kết hợp với nhau. Phân tử catalaza có cấu trúc bậc mấy? A. Bậc 2. B. Bậc 3. C. Bậc 1. D. Bậc 4. Câu 3. Khi hàm lượng cholestêrol trong máu vượt quá mức cho phép có thể dẫn đến các bệnh về tim mạch. Cholestêrol được tổng hợp ở: A. lizôxôm. B. bộ máy Gôngi. C. lưới nội chất hạt. D. lưới nội chất trơn. Câu 4. Nói về hoạt tính của enzim, phát biểu nào sau đây không đúng? A. Một số chất hóa học khi liên kết với enzim làm tăng hoạt tính của enzim. B. Hoạt tính của enzim luôn tăng tỉ lệ thuận với nồng độ cơ chất. C. Một số chất hóa học có thể ức chế sự hoạt động của enzim. D. Với một lượng cơ chất không đổi, khi nồng độ enzim càng cao thì hoạt tính của enzim? Câu 5. Vai trò nào sau đây không phải là vai trò của nước đối với tế bào? A. Thành phần phần cấu tạo tế bào. B. Môi trường của các phản ứng sinh hóa. C. Cung cấp năng lượng cho tế bào. D. Dung môi hòa tan các chất cần thiết. Câu 6. Hô hấp tế bào là quá trình: A. tế bào sống tổng hợp chất hữu cơ từ chất vô cơ B. phân giải nguyên liệu hữu cơ, tạo năng lượng là ATP, cung cấp cho các hoạt động của tế bào. C. tích lũy năng lượng, cung cấp cho các hoạt động của tế bào. D. oxi hóa hợp chất vô cơ để tạo năng lượng Câu 7. Người ta chia vi khuẩn ra hai loại là vi khuẩn Gram dương và vi khuẩn Gram âm dựa vào đâu? A. Cấu trúc và thành phần hóa học của thành tế bào. B. Cấu trúc của nhân tế bào. C. Số lượng plasmit trong tế bào chất của vi khuẩn. D. Khả năng chịu nhiệt của vi khuẩn. Câu 8. Vùng cấu trúc không gian đặc biệt của enzim chuyên liên kết với cơ chất được gọi là: A. trung tâm điều khiển. B. trung tâm vận động. C. trung tâm phân tích. D. trung tâm hoạt động. Câu 9. Một nhà sinh học nghiền nát một mẫu mô thực vật sau đó đem li tâm để thu được một số bào quan.Các bào quan này hấp thu CO2 và giải phóng O2.Các bào quan này có nhiều khả năng là : A. Lục lạp. B. Lizôxôm. C. Nhân. D. Ti thể. Câu 10. Enzim pepsin trong dạ dạy người hoạt động ở độ pH nào? A. pH = 7. B. pH = 8. C. pH = 5. D. pH = 2. Mã đề 101 Trang 1/3
  2. Câu 11. Trong cấu trúc mạch kép của phân tử ADN, các đơn phân trên hai mạch đơn liên kết với nhau bằng liên kết nào sau đây? A. Hiđrô. B. Peptit. C. Glicôzit. D. Ion. Câu 12.Phân tử ADN có chức năng nào sau đây? A. Mang, bảo quản và truyền đạt thông tin di truyền. B. Cùng với prôtêin cấu tạo nên ribôxôm C. Xúc tác cho các phản ứng trong tế bào. D. Cung cấp năng lượng cho hoạt động sống của tế bào Câu 13.Trong quá trình hô hấp, chuỗi truyền electron xảy ra ở đâu? gồm các sản phẩm nào? A. Chất nền ty thể, Axit pyruvic, ADP, NAD+. B. Màng trong ty thể, NADH ,FADH2 , O2. C. Tế bào chất, CO2, ATP,NADH ,FADH2 D. Màng trong ty thể, ATP và H2O. Câu 14. Cho các nội dung sau: Cột A Cột B 1. Pha sáng của quang hợp diễn ra ở a, .cường độ quang hợp khác nhau 2. Các sắc tố quang hợp gồm b. túi dẹt ( màng tilacoit) 3. Ôxi được tạo ra trong quang hợp từ c hấp thu năng lượng ánh sáng 4. Pha tối của quang hợp diễn ra ở d quá trình quang phân ly nước 5. Cùng một giống cây trồng ở những điều kiện e .chất nền của lục lạp (stroma) khác nhau có thể có f .pha sáng của quang hợp g diệp lục và carotenoit Ghép nội dung ở cột A sao cho tương thích với cột B A. 1b, 2c, 3cf, 4e, 5a. B. 1b, 2.g, 3f, 4a, 5c. C. 1a, 2c, 3d, 4e, 5g. D. 1b, 2g, 3d, 4e, 5a. Câu 15.Môi trường đẳng trương có nồng độ chất tan như thế nào so với nồng độ chất tan trong tế bào? A. Bằng nhau. B. Thấp hơn. C. Luôn ổn định. D. Cao hơn. Câu 16.Sự vận chuyển thụ động các chất qua màng sinh chất dựa trên nguyên lí của hiện tượng nào? A. thẩm thấu. B. khuếch tán. C. ngưng tụ. D. phân giải các chất. Câu 17.Loại cacbohiđrat nào sau đây là nguồn năng lượng dự trữ trong cây? A. Xenlulôzơ. B. Kitin. C. Glicôgen. D. Tinh bột. Câu 18.Trong quá tình hô hấp, chuỗi truyền electron giải phóng bao nhiêu ATP từ 1 Axit piruvic? A. 38. B. 36. C. 17. D. 34. Câu 19. Trong chu trình Canvin, giai đoạn nào thể hiện mối quan hệ giữa pha sáng và pha tối? A. Giai đoạn tái tạo hợp chất đường. B. Giai đoạn biến đổi APG thành ALPG. C. Giai đoạn cố định CO2. D. Giai đoạn biến đổi ALPG thành APG. Câu 20. Trong tế bào nhân thực, bào quan nào sau đây thực hiện chức năng tổng hợp prôtêin? A. Ribôxôm. B. Nhân. C. Lưới nội chất trơn. D. Bộ máy Gôngi. Câu 21. Có bao nhiêu thông tin không đúng về hô hấp tế bào? I. Chu trình Crep xảy ra trong chất nền của lục lạp. II. Chuỗi chuyền electron tạo được nhiều ATP nhất. III. O2 là nguyên liệu trực tiếp của chuỗi chuyền electron. IV. Chuỗi chuyền electron xảy ra ở màng trong ti thể. Mã đề 101 Trang 2/3
  3. V. Hô hấp tế bào có bản chất là chuỗi các phản ứng oxi hóa khử. A. 4. B. 2. C. 1. D. 3. Câu 22. Những nguyên tố cấu tạo nên cacbohidrat là: A. C, O, N. B. C, H, O. C. C, H, O và N. D. C, H, N. Câu 23. Bào quan nào có chức năng thực hiện quá trình quang hợp chuyển hóa năng lượng ánh sáng thành hóa năng tích lũy trong các hợp chất hữu cơ? A. Ti thể. B. Nhân tế bào. C. Lưới nội chất. D. Lục lạp. Câu 24. Phân tử nào sau đây được xem là đồng tiền năng lượng của tế bào? A. ADN. B. ARN. C. Glucôzơ. D. ATP. Câu 25.Pha sáng quang hợp diễn ra ở vị trí nào? của bào quan nào? A. Ở chất nền, lục lạp. B. Ở màng trong, ty thể. C. Ở hạt grana, ty thể. D. Ở tilacôit, lục lạp. Câu 26. Loại prôtêin nào sau đây làm nhiệm vụ tiêu diệt các mầm bệnh, bảo vệ cơ thể? A. Prôtêin enzim. B. Prôtêin kháng thể. C. Prôtêin vận chuyển. D. Prôteêin hoocmôn. Câu 27. Trạng thái có sẵn sàng sinh công hay không là tiêu chí để phân chia năng lượng thành 2 dạng là: A. hóa năng và nhiệt năng. B. động năng và hóa năng. C. điện năng và thế năng. D. động năng và thế năng. Câu 28. Trong số các phân tử sau, có bao nhiêu phân tử được xếp vào nhóm lipit? I. Glucôzơ. II. Mỡ. III. Stêrôit. IV. Xenlulose. V.Cholesterol A. 1. B. 3. C. 4. D. 2. II. PHẦN TỰ LUẬN( 3,0 điểm) Câu 1(1,0 điểm):Tế bào vi khuẩn có kích thước bé nhỏ mang lại ích lợi gì cho đời sống của chúng? Câu 2 (1,0 điểm):Một gen D có chiều dài là 0,408 micrômét. Trên mạch thứ nhất của gen có A, T, G, X lần lượt chia theo tỉ lệ1:2:3:4 a. Tìm số nuclêôtit từng loại ở mỗi mạch gen D? b. Tính số liên kết hydrô của gen D? c. Số nuclêôtit từng loại của phân tử mARN được tổng hợp từ mạch thứ 2 của gen D? Câu 3 (0,5 điểm):Cho các chất: CO2, Na+, glucôzơ, rượu êtilic, những chất nào dễ dàng khuếch tán qua màng tế bào mà không chịu sự kiểm soát của màng? Giải thích. Câu 4 (0,5 điểm):Tại sao khi tăng nhiệt độ lên quá cao so với nhiệt độ tối ưu của một enzim thì hoạt tính của enzim đó lại bị giảm thậm chí bị mất hoàn toàn? ===Hết=== Mã đề 101 Trang 3/3
  4. ĐÁP ÁN ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ I NĂM HỌC 2021-2022 Môn: SINH HỌC, Lớp 10 I. PHẦN TRẮC NGHIỆM ( 7,0 điểm) Mã đề : 101 Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 ĐA D D D B C B A D A D A A D D Câu 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 ĐA A B D C B A C B D D D B D B Mã đề : 102 Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 ĐA A C C B B A A B C D D C B B Câu 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 ĐA A B D D C C B C A C C D C B Mã đề : 103 Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 ĐA D C D D A B B A C B A C A D Câu 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 ĐA B D D C A B C B C C C C C C Mã đề : 104 Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 ĐA A A C B A B C D A A B A A A Câu 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 ĐA C D C C A A B D B B B B B B II. PHẦN TỰ LUẬN( 3,0 điểm) Câu Nội dung Điểm 1 - Với kích thước nhỏ thì tỉ lệ diện tích bề mặt trên thể tích (S/V) lớn vì vậy diện 0.5 tích bề mặt tiếp xúc với môi trường lớn thuận lợi cho quá trình trao đổi chất. - Kích thước tế bào nhỏ thì việc vận chuyển các chất từ nơi này đến nơi khác 0.25 trong tế bào hoặc ra môi trường sẽ nhanh. => Vi khuẩn sinh trưởng và sinh sản nhanh. 0.25 2 a) Số nucleotit từng loại trên 1 mạch của gen D: - Ta có N = 2L/3,4 = (4080×2)/ 3,4 = 2400 (Nu) 0.25 - Suy ra N/2 = 2400/ 2 = 1200 (Nu) Mà trên mạch thứ nhất của gen có A: T: G: X lần lượt chia theo tỉ lệ:1:2:3:4 0.25 Vậy số nu từng loại trên mỗi mạch của gen là: A1 = T2 =1200×1/10 = 120 T1 = A2 =1200×2/10 = 240 G1 = X2 =1200×3/10 = 360 X1 = G2 =1200×4/10 = 480
  5. b) H = 2400 + (360+480) = 3240 liên kết 0.25 c) Số nuclêôtit từng loại của phân tử mARN: Am = T2 =1200×1/10 = 120 0.25 Um = A2 =1200×2/10 = 240 Gm = X2 =1200×3/10 = 360 Xm = G2 =1200×4/10 = 480 3 Chỉ có CO2, rượu etilic khuếch tán qua lớp photpholipit nên không chịu sự kiểm soát của màng, còn Glucozơ Na+ qua các kênh protein xuyên màng. 0.25 Vì: + CO2 là chất khí nên có kích thước nhỏ, rượu etilic là chất có kích thước nhỏ nên hai chất này dễ dàng khuếch tán qua lớp photpholipit của màng tế bào. 0.25 + Ion Na+ là chất mang điện và Glucozơ là chất phân cực nên cả hai chất này không thể đi qua lớp photpholipit của màng tế bào mà chỉ có thể đi qua các kênh protein xuyên màng. 4 - Enzim có bản chất là prôtêin prôtêin là hợp chất dễ bị biến tính dưới tác động 0.25 của nhiệt độ. - Do đó khi nhiệt độ tăng quá cao, prôtêin sẽ bị biến tính nên bị giảm thậm chí bị 0,25 mất hoàn toàn chức năng.