Đề kiểm tra cuối kì 1 Sinh học Lớp 10 - Mã đề 132 - Năm học 2021-2022 - Trường THPT Đoàn Thượng (Có đáp án)

Câu 1. Năng lượng trong tế bào thường tồn tại tiềm ẩn và chủ yếu ở dạng:

        A. Quang năng.                   B. Nhiệt năng.                 C. Cơ năng.                      D. Hoá năng.

 Câu 2. Chức năng của thành tế bào vi khuẩn là?

        A. Trao đổi chất với môi trường.                                B. Tham gia vào quá trình nhân bào.

        C. Duy trì hình dạng của tế bào.                                 D. Giúp vi khuẩn di chuyển.

 Câu 3. Trong quá trình phát triển của nòng nọc có giai đoạn đứt đuôi để trở thành ếch. Bào quan chứa enzim phân giải làm nhiệm vụ tiêu hủy tế bào đuôi là:

        A. bộ máy Gôngi.               B. riboxom.                     C. lưới nội chất.              D. lizoxom. 

 Câu 4. Khi cho tế bào hồng cầu vào nước cất, hiện tượng xảy ra là:

        A. Tế bào hồng cầu nhỏ đi.                               B. Tế bào hồng cầu to ra và bị vỡ.

        C. Tế bào hồng cầu không thay đổi.                D. Tế bào hồng cầu lúc đầu to ra, lúc sau nhỏ lại.

 Câu 5. Cho các nhận định sau:

(1) Glicogen là chất dự trữ trong cơ thể động vật và nấm.

(2) Tinh bột là chất dự trữ trong cây.

(3) Glicogen là chất dự trữ năng lượng dài hạn ở người.

(4) Xenlulôzơ và kitin cấu tạo nên thành tế bào thực vật và vỏ ngoài của nhiều động vật.

Trong các nhận định trên, nhận định nào đúng về vai trò của Cacbohiđrat?

        A. (1), (2), (3).                    B. (1), (3), (4).            C. (2), (3), (4).                     D. (1), (2), (4).           

docx 5 trang Thúy Anh 16/08/2023 1900
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra cuối kì 1 Sinh học Lớp 10 - Mã đề 132 - Năm học 2021-2022 - Trường THPT Đoàn Thượng (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docxde_kiem_tra_cuoi_ki_1_sinh_hoc_lop_10_ma_de_132_nam_hoc_2021.docx
  • docxĐề kiểm tra cuối kì 1 Sinh học Lớp 10 - Mã đề 132 - Năm học 2021-2022 - Trường THPT Đoàn Thượng (Phầ.docx

Nội dung text: Đề kiểm tra cuối kì 1 Sinh học Lớp 10 - Mã đề 132 - Năm học 2021-2022 - Trường THPT Đoàn Thượng (Có đáp án)

  1. SỞ GD VÀ ĐT HẢI DƯƠNG ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KỲ I, NĂM HỌC 2021-2022 TRƯỜNG THPT ĐOÀN THƯỢNG Môn: SINH HỌC 10 MÃ ĐỀ THI: 132 Thời gian làm bài: 45 phút (không tính thời gian giao đề) Số câu của đề thi: 30 câu (28 câu TN, 2 câu TL) Số trang: 04 trang - Họ và tên thí sinh: – Số báo danh : PHẦN I. TRẮC NGHIỆM (7 điểm). Câu 1. Năng lượng trong tế bào thường tồn tại tiềm ẩn và chủ yếu ở dạng: A. Quang năng.B. Nhiệt năng.C. Cơ năng.D. Hoá năng. Câu 2. Chức năng của thành tế bào vi khuẩn là? A. Trao đổi chất với môi trường.B. Tham gia vào quá trình nhân bào. C. Duy trì hình dạng của tế bào.D. Giúp vi khuẩn di chuyển. Câu 3. Trong quá trình phát triển của nòng nọc có giai đoạn đứt đuôi để trở thành ếch. Bào quan chứa enzim phân giải làm nhiệm vụ tiêu hủy tế bào đuôi là: A. bộ máy Gôngi.B. riboxom.C. lưới nội chất. D. lizoxom. Câu 4. Khi cho tế bào hồng cầu vào nước cất, hiện tượng xảy ra là: A. Tế bào hồng cầu nhỏ đi. B. Tế bào hồng cầu to ra và bị vỡ. C. Tế bào hồng cầu không thay đổi. D. Tế bào hồng cầu lúc đầu to ra, lúc sau nhỏ lại. Câu 5. Cho các nhận định sau: (1) Glicogen là chất dự trữ trong cơ thể động vật và nấm. (2) Tinh bột là chất dự trữ trong cây. (3) Glicogen là chất dự trữ năng lượng dài hạn ở người. (4) Xenlulôzơ và kitin cấu tạo nên thành tế bào thực vật và vỏ ngoài của nhiều động vật. Trong các nhận định trên, nhận định nào đúng về vai trò của Cacbohiđrat? A. (1), (2), (3). B. (1), (3), (4). C. (2), (3), (4). D. (1), (2), (4). Câu 6. Các cấp tổ chức cơ bản của thế giới sống bao gồm: 1. Quần xã 2. Quần thể 3. Cơ thể 4. Hệ sinh thái 5. Tế bào Các cấp tổ chức đó theo trình tự từ nhỏ đến lớn là: A. 5-3-2-4-1. B. 5-3-2-1-4. C. 5-2-3-1-4. D. 5-2-3-4-1. Mã đề 132 - Trang 1 -
  2. Câu 7. Cho các đặc điểm sau: (1) Chưa có nhân hoàn chỉnh. (2) Không có nhiều loại bào quan. (3) Tế bào chất không có hệ thống nội màng. (4) Thành tế bào được cấu tạo bởi glicogen. (5) Kích thước lớn, dao động từ 1 - 5μm. Có bao nhiêu đặc điểm nói lên cấu trúc của tế bào nhân sơ? A. 3.B. 4.C. 1. D. 2. Câu 8. Trung tâm điều khiển mọi hoạt động sống của tế bào nhân thực chính là: A. Ribôxôm.B. Vùng nhân.C. Màng sinh chất. D. Nhân tế bào. Câu 9. Trong hệ thống phân loại 5 giới, vi khuẩn thuộc: A. giới Nguyên sinh. B. giới Khởi sinh. C. giới Động vật.D. giới Nấm. Câu 10. ATP được coi là "đồng tiền năng lượng của tế bào" vì: (1) ATP là một hợp chất cao năng. (2) ATP dễ dàng truyền năng lượng cho các hợp chất khác thông qua việc chuyển nhóm photphat cuối cùng cho các chất đó để tạo thành ADP. (3) ATP được sử dụng trong mọi hoạt động sống cần tiêu tốn năng lượng của tế bào. (4) Mọi chất hữu cơ trải qua quá trình oxi hóa trong tế bào đều sinh ra ATP. Những giải thích đúng trong các giải thích trên là: A. (1), (2), (3), (4).B. (1), (2), (3).C. (3), (4). D. (2), (3), (4). Câu 11. Hoạt động nào sau đây không cần năng lượng cung cấp từ ATP? A. Sự vận chuyển chủ động các chất qua màng sinh chất. B. Sự co cơ ở động vật. C. Sinh trưởng ở cây xanh. D. Sự khuếch tán chất tan qua màng tế bào. Câu 12. Cho các nhận định sau về phương thức vận chuyển các chất qua màng tế bào. Nhận định nào sai? A. Vận chuyển chủ động là phương thức vận chuyển cần năng lượng để vận chuyển các chất từ nơi có nồng độ thấp đến nơi có nồng độ cao. B. Sự vận chuyển các chất qua màng tế bào chủ yếu nhờ phương thức vận chuyển thụ động. C. Vận chuyển thụ động là phương thức vận chuyển các chất không tiêu tốn năng lượng. D. Xuất bào và nhập bào là kiểu vận chuyển các chất thông qua sự biến dạng của màng sinh chất. Câu 13. Thuật ngữ nào dưới đây bao gồm các thuật ngữ còn lại? A. Cacbohiđrat.B. Đường đôi.C. Đường đa.D. Đường đơn. Câu 14. Nhiều vi khuẩn gây bệnh ở người thường có thêm cấu trúc giúp chúng có thể ít bị bạch cầu tiêu diệt hơn. Cấu trúc đó là: A. Vỏ nhầy.B. Màng sinh chất.C. Lông. D. Roi. Câu 15. Không bào lớn, chứa các ion khoáng và chất hữu cơ tạo nên áp suất thẩm thấu lớn có ở loại tế bào nào sau đây? Mã đề 132 - Trang 2 -
  3. A. tế bào cánh hoa. B. tế bào thân cây.C. tế bào lông hút. D. tế bào lá cây. Câu 16. Những bộ phận nào của tế bào tham gia việc vận chuyển một protein ra khỏi tế bào? A. Lưới nội chất hạt, bộ máy Gôngi, túi tiết, màng tế bào. B. Lưới nội chất trơn, bộ máy Gôngi, túi tiết, màng tế bào. C. bộ máy Gôngi, túi tiết, màng tế bào. D. riboxom, bộ máy Gôngi, túi tiết, màng tế bào. Câu 17. Khi nói về chuyển hoá vật chất và năng lượng, nhận định nào dưới đây là không chính xác? A. Chuyển hoá vật chất là tập hợp các phản ứng xảy ra bên ngoài tế bào. B. Chuyển hóa vật chất gồm hai quá trình: đồng hóa và dị hóa. C. Chuyển hoá vật chất luôn đi kèm chuyển hoá năng lượng. D. Chuyển hoá vật chất giúp tế bào thực hiện các đặc tính của sự sống như sinh trưởng, phát triển, cảm ứng, sinh sản. Câu 18. Mạng lưới nội chất trơn không có chức năng nào sau đây? A. Chuyển hóa đường trong tế bào. B. Sản xuất enzim tham gia vào quá trình tổng hợp lipit. C. Phân hủy các chất độc hại trong tế bào. D. Sinh tổng hợp protein. Câu 19. Môi trường đẳng trương là môi trường có nồng độ chất tan: A. Luôn ổn định.B. Bằng nồng độ chất tan trong tế bào. C. Thấp hơn nồng độ chất tan trong tế bào.D. Cao hơn nồng độ chất tan trong tế bào. Câu 20. Đơn phân của prôtêin là: A. Axit béo.B. Nuclêôtit. C. Glucôzơ. D. Axit amin. Câu 21. Một đoạn phân tử ADN có 1500 nucleotit. Trong đó, số nucleotit loại A chiếm 10%. Chiều dài và số liên kết hidro của đoạn ADN đó là: A. 2100 Ǻ và 1750 liên kết hidro.B. 2150 Ǻ và 1200 liên kết hidro. C. 2550 Ǻ và 2100 liên kết hidro.D. 2000 Ǻ và 1800 liên kết hidro. Câu 22. ATP là một hợp chất cao năng, năng lượng của ATP tích lũy chủ yếu ở: A. Chỉ 1 liên kết photphat ngoài cùng.B. 2 liên kết photphat gần phân tử đường. C. 2 liên kết giữa 2 nhóm photphat ở ngoài cùng.D. Cả 3 nhóm photphat. Câu 23. Thành tế bào thực vật không có chức năng: A. Quy định hình dạng, kích thước của tế bào. B. Quy định khả năng sinh sản và sinh trưởng của tế bào. C. Bảo vệ, chống sức trương của nước làm vỡ tế bào. D. Giúp các tế bào ghép nối và liên lạc với nhau bằng cầu sinh chất. Câu 24. Nồng độ glucôzơ trong máu là 1,2g/lít và trong nước tiểu là 0,9g/lít. Theo em tế bào sẽ vận chuyển glucôzơ bằng cách nào? Vì sao? Mã đề 132 - Trang 3 -
  4. A. Nhập bào, vì glucôzơ có kích thước lớn. B. Nhập bào, vì glucôzơ có kích thước rất lớn. C. Chủ động, vì glucôzơ là chất dinh dưỡng nuôi cơ thể. D. Thụ động, vì glucôzơ trong máu cao hơn trong nước tiểu. Câu 25. Cho các ý sau: (1) Không có thành tế bào bao bọc bên ngoài. (2) Có màng nhân bao bọc vật chất di truyền. (3) Trong tế bào chất có hệ thống các bào quan. (4) Có hệ thống nội màng chia tế bào chất thành các xoang nhỏ. (5) Nhân chứa các nhiễm sắc thể (NST), NST lại gồm ADN và protein. Trong các ý trên, có mấy ý là đặc điểm của tế bào nhân thực? A. 4. B. 3. C. 5. D. 2. Câu 26. Cấu tạo chung của tế bào nhân sơ bao gồm 3 thành phần chính là: A. Thành tế bào, tế bào chất, nhân.B. Thành tế bào, màng sinh chất, nhân. C. Màng tế bào, chất tế bào, vùng nhân.D. Màng sinh chất, thành tế bào, vùng nhân. Câu 27. Sự vận chuyển chủ động và xuất nhập bào luôn tiêu hao ATP vì: A. Vận chuyển ngược chiều nồng độ hoặc cần có sự biến dạng của màng sinh chất. B. Phải sử dụng chất mang để tiến hành vận chuyển. C. Các chất được vận chuyển có năng lượng lớn. D. Tế bào chủ động lấy các chất nên phải mất năng lượng. Câu 28. Dựa vào cấu tạo của màng sinh chất em hãy cho biết hiện tượng nào dưới đây có thể xảy ra ở màng tế bào khi lai tế bào chuột với tế bào người? A. Trong màng tế bào lai, các phân tử protein của người nằm ở trong, các phân tử protein của chuột nằm ở ngoài. B. Trong màng tế bào lai, các phân tử protein của người và của chuột nằm xen kẽ nhau. C. Trong màng tế bào lai, các phân tử protein của người nằm ở ngoài, các phân tử protein của chuột nằm ở trong. D. Trong màng tế bào lai, các phân tử protein của người và của chuột nằm riêng biệt ở 2 phía. PHẦN II. TỰ LUẬN (3 điểm). Câu 1 (1,5 điểm). a. Hãy lấy ví dụ về hình thức vận chuyển chủ động, thụ động, xuất bào và nhập bào. b. Nêu cách xào để rau không bị quắt mà vẫn xanh? Giải thích. Câu 2 (1,5 điểm). a. Cho biết vai trò của chuyển hóa vật chất trong tế bào. Hãy lấy ví dụ về quá trình đồng hóa và quá trình dị hóa? b. Tại sao nói chuyển hóa vật chất luôn kèm theo chuyển hóa năng lượng? Mã đề 132 - Trang 4 -
  5. ___ Hết ___ Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm Mã đề 132 - Trang 5 -