Đề kiểm tra giữa kì 1 Hóa học Lớp 10 - Mã đề 001 - Năm học 2021-2022 - Trường THPT Lương Ngọc Quyến
Câu 2: Mức năng lượng của phân lớp nào sau đây cao nhất?
A. 3p. B. 2s. C. 2p. D. 3s.
Câu 3: Trong bảng tuần hoàn, có bao nhiêu chu kì nhỏ?
A. 1. B. 2. C. 4. D. 3.
Câu 4: Phân lớp d có tối đa bao nhiêu electron?
A. 10 electron. B. 6 electtron. C. 2 electron. D. 14 electron.
Câu 5: Cho cấu hình electron nguyên tử các nguyên tố: Be (1s22s2), Mg (1s22s22p63s2), C (1s22s22p2). Nguyên tố nào cùng thuộc chu kì 2?
A. Be, Mg, C. B. Be, Mg. C. Be, C. D. Mg, C.
Câu 6: Trong bảng tuần hoàn các nguyên tố hoá học, nguyên tố X ở nhóm IIA, nguyên tố Y ở nhóm VA. Công thức của hợp chất tạo thành từ 2 nguyên tố trên là
A. X5Y2 B. X2Y5 C. X2Y3 D. X3Y2
Câu 7: Nguyên tố R thuộc nhóm IVA, công thức oxit cao nhất của R là
A. RO2. B. R2O3. C. RO4. D. RO3.
Câu 8: Hóa trị trong hợp chất khí với hiđro của nguyên tố nhóm VIA là bao nhiêu?
A. 3. B. 2. C. 5. D. 6.
Câu 9: Trong chu kỳ 2, theo chiều tăng của điện tích hạt nhân, tính bazơ của các hidroxit tương ứng với nguyên tố biến đổi như thế nào?
A. Mạnh dần. B. Yếu dần.
C. Không biến đổi. D. Biến đổi không quy luật.
File đính kèm:
- de_kiem_tra_giua_ki_1_hoa_hoc_lop_10_ma_de_001_nam_hoc_2021.doc
Nội dung text: Đề kiểm tra giữa kì 1 Hóa học Lớp 10 - Mã đề 001 - Năm học 2021-2022 - Trường THPT Lương Ngọc Quyến
- SỞ GD&ĐT THÁI NGUYÊN ĐỀ KIỂM TRA GIỮA KÌ I NĂM HỌC 2021-2022 TRƯỜNG THPT Môn: HOÁ HỌC - LỚP 10 LƯƠNG NGỌC QUYẾN Thời gian làm bài: 45 phút, không kể thời gian phát đề (Đề thi có 02 trang) Mã đề 001 Họ và tên học sinh: Lớp: SBD: Phòng: Cho NTK: Na = 23, Mg = 24, Ca = 40, Ba = 137, O = 16, S = 32, C = 12, N = 14, P = 31, Na = 23, K = 39, F = 9, Cl = 35,5 , Br = 80, I = 127, S=32, Fe = 56, Mn = 55, Ag = 108, Al = 27, Zn = 65 PHẦN A: TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN (28 Câu = 7 Điểm) Tất cả các thí sinh đều phải làm phần này. Đối với mỗi câu hỏi, thí sinh chọn 01 phương án trả lời đúng nhất và tô kín một ô tròn trong phiếu trả lời trắc nghiệm tương ứng với phương án trả lời đúng. Các em nhớ tô Số báo danh và Mã đề thi trên phiếu Trả lời trắc nghiệm. Câu 1: Cho nguyên tử các nguyên tố X1, X2, X3, X4 lần lượt có cấu hình electron như sau: 2 2 6 2 2 2 6 X1: 1s 2s 2p 3s X2: 1s 2s 2p 2 2 6 2 5 2 2 6 2 6 1 X3: 1s 2s 2p 3s 3p X4: 1s 2s 2p 3s 3p 4s ; Các nguyên tố thuộc cùng một chu kì là A. X1, X3. B. X1, X2. C. X2, X3. D. X3, X4. Câu 2: Mức năng lượng của phân lớp nào sau đây cao nhất? A. 3p. B. 2s. C. 2p. D. 3s. Câu 3: Trong bảng tuần hoàn, có bao nhiêu chu kì nhỏ? A. 1. B. 2. C. 4. D. 3. Câu 4: Phân lớp d có tối đa bao nhiêu electron? A. 10 electron. B. 6 electtron. C. 2 electron. D. 14 electron. Câu 5: Cho cấu hình electron nguyên tử các nguyên tố: Be (1s 22s2), Mg (1s22s22p63s2), C (1s22s22p2). Nguyên tố nào cùng thuộc chu kì 2? A. Be, Mg, C. B. Be, Mg. C. Be, C. D. Mg, C. Câu 6: Trong bảng tuần hoàn các nguyên tố hoá học, nguyên tố X ở nhóm IIA, nguyên tố Y ở nhóm VA. Công thức của hợp chất tạo thành từ 2 nguyên tố trên là A. X5Y2 B. X2Y5 C. X2Y3 D. X3Y2 Câu 7: Nguyên tố R thuộc nhóm IVA, công thức oxit cao nhất của R là A. RO2. B. R2O3. C. RO4. D. RO3. Câu 8: Hóa trị trong hợp chất khí với hiđro của nguyên tố nhóm VIA là bao nhiêu? A. 3. B. 2. C. 5. D. 6. Câu 9: Trong chu kỳ 2, theo chiều tăng của điện tích hạt nhân, tính bazơ của các hidroxit tương ứng với nguyên tố biến đổi như thế nào? A. Mạnh dần. B. Yếu dần. C. Không biến đổi. D. Biến đổi không quy luật. Câu 10: Trong bảng tuần hoàn, nguyên tố N (Z=7) thuộc chu kỳ A. 1. B. 3. C. 2. D. 4. Câu 11: Nguyên tử nguyên tố Na có 11 proton, 11 electron và 12 nơtron. Điện tích hạt nhân của nguyên tử Na là bao nhiêu? A. 12+. B. 12-. C. 11+. D. 11-. Câu 12: Nguyên tử nguyên tố Ar (Z=18) có bao nhiêu electron ở lớp ngoài cùng? A. 7. B. 6. C. 8. D. 5. Câu 13: Cấu hình electron nào sau đây là của nguyên tử kim loại? A. 1s22s22p63s23p3. B. 1s2. C. 1s22s22p63s23p1. D. 1s22s22p1. Câu 14: Cấu hình electron của nguyên tử S là 1s22s22p63s23p4. Lớp K của nguyên tử S có bao nhiêu electron? A. 8. B. 3. C. 6. D. 2. Câu 15: Nguyên tử Li có 4 hạt nơtron và 3 hạt proton. Kí hiệu nguyên tử Li nào sau đây đúng? A. 7 . B. 6 . C. 7 . D. 10 . 3 Li 3 Li 4 Li 3 Li Câu 16: Các nguyên tố thuộc cùng nhóm VA có cấu hình electron tổng quát lớp ngoài cùng là A. ns2np2. B. ns2np4. C. ns2np1. D. ns2np3. Câu 17: Các hạt cấu tạo nên hầu hết các nguyên tử là A. electron và proton B. nơtron và proton C. electron và nơtron D. electron, nơtron và proton Câu 18: Cấu hình electron nguyên tử X là 1s22s22p4. Nguyên tố X ở vị trí nào trong bảng tuần hoàn? Trang 1/2 - Mã đề thi 001 -
- A. Chu kì 3, nhóm VIA. B. Chu kì 3, nhóm VIIIA C. Chu kì 2 nhóm VIA. D. Chu kì 2, nhóm VIIIA. Câu 19: Nguyên tử Na (Z = 11) có bao nhiêu lớp electron? A. 3 lớp. B. 1 lớp. C. 2 lớp. D. 4 lớp. Câu 20: Theo chiều tăng dần của điện tích hạt nhân, tính phi kim của các nguyên tố trong nhóm VIIA thay đổi như thế nào? A. Tăng dần. B. Giảm dần. C. Vừa tăng vừa giảm. D. Không thay đổi. Câu 21: Cấu hình electron của nguyên tử F là 1s22s22p5. F thuộc loại nguyên tố nào? A. Nguyên tố s. B. Nguyên tố p. C. Nguyên tố d. D. Nguyên tố f. Câu 22: Trong nguyên tử, electron chuyển động rất nhanh trong khu vực không gian xung quanh hạt nhân và A. theo những quỹ đạo xác định. B. theo quỹ đạo tròn. C. theo quỹ đạo bầu dục. D. không theo những quỹ đạo xác định. Câu 23: Nguyên tử X có 6 electron lớp ngoài cùng. X là nguyên tử của nguyên tố A. hiđro. B. phi kim. C. kim loại. D. khí hiếm. Câu 24: Kí hiệu của nơtron là A. p. B. n. C. q. D. e. Câu 25: Các nguyên tố halogen được xếp theo chiều tăng dần của điện tích hạt nhân: F, Cl, Br, I. Nguyên tố halogen nào có tính phi kim yếu nhất? A. F. B. Cl. C. Br. D. I. Câu 26: Trong bảng tuần hoàn, nguyên tố X ở chu kì 2, nhóm VA. Cấu hình electron lớp ngoài cùng của nguyên tử nguyên tố X là A. 2s22p1. B. 2s22p5. C. 2s22p3. D. 2s22p6. Câu 27: Cho các nguyên tố Na (Z =11), Mg (Z = 12), Al (Z = 13) thuộc chu kì 3 trong bảng tuần hoàn. Dãy các nguyên tố được xếp theo chiều tăng dần tính kim loại là A. Na, Mg, Al. B. Mg, Al, Na. C. Al, Mg, Na. D. Al, Na, Mg. Câu 28: Nguyên tử của nguyên tố thuộc nhóm nào sau đây có xu hướng nhận electron khi tham gia phản ứng hoá học? A. IIA. B. VIIA. C. IA. D. VIIIA. PHẦN B. PHẦN TỰ LUẬN (4 Câu = 3 Điểm) Thí sinh chỉ được làm một trong hai phần tương ứng với ban đăng ký học. I. Phần dành riêng cho ban cơ bản A, B. Câu 29 (1 điểm): Cho: N (Z = 7); Mg (Z = 12). a) Viết cấu hình electron nguyên tử của nguyên tố N, Mg. b) Xác định vị trí của N, Mg trong bảng tuần hoàn các nguyên tố hoá học (ô, chu kỳ, nhóm). Câu 30 (1 điểm): Hai nguyên tố X và Y có tổng số hạt p,n,e là 64, trong đó số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 20. Số hạt mang điện của X nhiều hơn số hạt mang điện của Y là 10. Tìm số hiệu nguyên tử của X, Y? 63 65 Câu 31 (0,5 điểm): Đồng là hỗn hợp của hai đồng vị bền 29 Cu và 29 Cu . Nguyên tử khối trung bình của đồng 63 là 63,54. Tính phần trăm khối lượng của đồng vị 29 Cu trong Cu2O. Câu 32 (0,5 điểm): Nguyên tử nguyên tố X có tổng số electron trên các phân lớp s bằng 7. Nguyên tử nguyên tố Y có số hạt mang điện ít hơn số hạt mang điện của X là 4. Viết cấu hình electron nguyên tử của X, Y? II. Phần dành riêng cho ban cơ bản D. Câu 29 (1 điểm): Cho: N (Z = 7); Mg (Z = 12). a) Viết cấu hình electron nguyên tử của nguyên tố N, Mg. b) Hãy cho biết N, Mg là nguyên tố s, p hay d? Giải thích. Câu 30 (1 điểm): Nguyên tố X thuộc chu kì 3, nhóm VA trong bảng tuần hoàn. a) Viết cấu hình electron của nguyên tử X. b) Nguyên tố X là kim loại, phi kim hay khí hiếm? Giải thích. Câu 31 (0,5 điểm): Nguyên tử nguyên tố X có tổng số hạt proton, nơtron, electron là 40, trong đó tỷ lệ giữa hai loại hạt trong hạt nhân là 14/13. Tìm số hạt proton của X? 63 65 Câu 32 (0,5 điểm): Đồng là hỗn hợp của hai đồng vị bền 29 Cu và 29 Cu . Nguyên tử khối trung bình của đồng 63 là 63,54. Tính phần trăm số nguyên tử đồng 29 Cu ? HẾT Chú ý: Thí sinh không được sử dụng bất cứ tài liệu nào kể cả bảng tuần hoàn. Trang 2/2 - Mã đề thi 001 -