Kiểm tra, đánh giá giữa học kì 2 Sinh học Lớp 10 - Mã đề 401 - Năm học 2022-2023 - Trường THPT Nguyễn Huệ
Câu 3: Môi trường nuôi cấy không liên tục có đặc điểm nào sau đây?
A. Quần thể vi sinh vật luôn sinh trưởng liên tục.
B. Mật độ vi sinh vật luôn ổn định.
C. Chất dinh dưỡng không được bổ sung thêm.
D. Chất thải thường xuyên được loại bỏ.
Câu 4: Trong quá trình phân bào ở tế bào thực vật, tế bào chất phân chia nhờ
A. vách ngăn xuất hiện ở mặt phẳng xích đạo.
B. thoi phân bào bắt đầu hình thành.
C. vùng giữa tế bào dần co thắt lại.
D. các NST co xoắn tối đa và nằm ở mặt phẳng xích đạo của thoi phân bào.
Câu 5: Chất nào sau đây được sử dụng để ức chế sự sinh trưởng của vi sinh vật?
A. Protein. B. Cloramin. C. Lipid. D. Carbohydrate.
Câu 6: Căn cứ vào yếu tố nào sau đây người ta chia vi sinh vật thành các nhóm: vi sinh vật ưa lạnh, vi sinh vật ưa ấm, vi sinh vật ưa nhiệt và vi sinh vật ưa siêu nhiệt?
A. Độ pH. B. Độ ẩm. C. Nhiệt độ. D. Ánh sáng.
File đính kèm:
- kiem_tra_danh_gia_giua_hoc_ki_2_sinh_hoc_lop_10_ma_de_401_na.doc
Nội dung text: Kiểm tra, đánh giá giữa học kì 2 Sinh học Lớp 10 - Mã đề 401 - Năm học 2022-2023 - Trường THPT Nguyễn Huệ
- SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO QUẢNG NAM KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ GIỮA HỌC KỲ 2 TRƯỜNG THPT NGUYỄN HUỆ NĂM HỌC: 2022-2023 ĐỀ CHÍNH THỨC MÔN: SINH HỌC 10 (Đề có 03 trang) Thời gian làm bài: 45 phút Mã đề: 401 Họ và tên học sinh: . Số báo danh: . I. PHẦN TRẮC NGHIỆM: (7,0 điểm) Câu 1: Vi sinh vật nào sau đây có kiểu hóa tự dưỡng? A. Vi khuẩn lam. B. Vi khuẩn nitrate hóa. C. Nấm men. D. Động vật nguyên sinh. Câu 2: Một tế bào sinh giao tử có bộ nhiễm sắc thể 2n = 14 đang giảm phân, số nhiễm sắc thể tại kì sau giảm phân I là A. 14 NST đơn. B. 28 NST đơn. C. 28 NST kép. D. 14 NST kép. Câu 3: Môi trường nuôi cấy không liên tục có đặc điểm nào sau đây? A. Quần thể vi sinh vật luôn sinh trưởng liên tục. B. Mật độ vi sinh vật luôn ổn định. C. Chất dinh dưỡng không được bổ sung thêm. D. Chất thải thường xuyên được loại bỏ. Câu 4: Trong quá trình phân bào ở tế bào thực vật, tế bào chất phân chia nhờ A. vách ngăn xuất hiện ở mặt phẳng xích đạo. B. thoi phân bào bắt đầu hình thành. C. vùng giữa tế bào dần co thắt lại. D. các NST co xoắn tối đa và nằm ở mặt phẳng xích đạo của thoi phân bào. Câu 5: Chất nào sau đây được sử dụng để ức chế sự sinh trưởng của vi sinh vật? A. Protein. B. Cloramin. C. Lipid. D. Carbohydrate. Câu 6: Căn cứ vào yếu tố nào sau đây người ta chia vi sinh vật thành các nhóm: vi sinh vật ưa lạnh, vi sinh vật ưa ấm, vi sinh vật ưa nhiệt và vi sinh vật ưa siêu nhiệt? A. Độ pH. B. Độ ẩm. C. Nhiệt độ. D. Ánh sáng. Câu 7: Quan sát các hình sau, hình nào mô tả đúng đường cong sinh trưởng của quần thể vi khuẩn trong điều kiện nuôi cấy không liên tục? A. Hình 4. B. Hình 1. C. Hình 2. D. Hình 3. Câu 8: Vi sinh vật nào sau đây có cấu tạo tế bào nhân sơ? A. Vi tảo. B. Động vật nguyên sinh. C. Vi nấm. D. Archaea. Trang 1/3 – Mã đề 401 -
- Câu 9: Từ một loài hoa quí hiếm, bằng cách áp dụng kĩ thuật nào sau đây có thể nhanh chóng tạo ra nhiều cây có kiểu gen giống nhau và giống với cây ban đầu? A. Nuôi cấy mô tế bào. B. Nuôi cấy hạt phấn. C. Lai hữu tính. D. Nuôi cấy noãn chưa thụ tinh Câu 10: Kì trung gian gồm các pha theo trình tự là A. G1, S, G2. B. S, G1, G2. C. G1, G2, S. D. S, G2, G1. Câu 11: Có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng khi nói về ý nghĩa của giảm phân? I. Về mặt thực tiễn, người ta sử dụng lai hữu tính giúp tạo ra nhiều biến dị tổ hợp phục vụ trong công tác chọn giống. II. Giảm phân là phương thức truyền đạt và ổn định bộ nhiễm sắc thể đặc trưng của loài từ tế bào này sang tế bào khác, từ thế hệ cơ thể này sang thế hệ cơ thể khác ở loài sinh sản vô tính. III. Nhờ giảm phân, giao tử được tạo thành mang bộ nhiễm sắc thể lưỡng bội (2n) giúp duy trì ổn định bộ nhiễm sắc thể qua các thế hệ ở loài sinh sản hữu tính. IV. Sự kết hợp của ba quá trình nguyên phân, giảm phân và thụ tinh mà bộ nhiễm sắc thể của loài sinh sản vô tính được duy trì, ổn định qua các thế hệ cơ thể. A. 3. B. 4. C. 1. D. 2. Câu 12: Phương pháp nào sau đây có thể được ứng dụng để tạo ra sinh vật mang đặc điểm của hai loài? A. Nhân bản vô tính. B. Lai tế bào sinh dưỡng. C. Gây đột biến gen. D. Nuôi cấy hạt phấn. Câu 13: Giai đoạn nào sau đây của quá trình nguyên phân các nhiễm sắc thể co xoắn tối đa và nằm ở mặt phẳng xích đạo của thoi phân bào? A. Kì sau. B. Kì đầu. C. Kì cuối. D. Kì giữa. Câu 14: Kì nào sau đây của giảm phân mỗi nhiễm sắc thể kép trong cặp tương đồng di chuyển trên thoi phân bào bào đi về một cực của tế bào? A. Kì giữa I. B. Kì giữa II. C. Kì sau II. D. Kì sau I. Câu 15: Có bao nhiêu nội dung sau đây đúng khi nói về phương pháp nhuộm Gram? I. Đây là phương pháp sử dụng để phân biệt vi sinh vật nhân sơ và vi sinh vật nhân thực. II. Sử dụng bốn loại thuốc thử khác nhau: xanh methylene, tím kết tinh, ethyl alcohol 95% và Sapranine. II. Dựa vào kết quả nhuộm Gram, các bác sĩ có thể lựa chọn được loại thuốc hiệu quả để điều trị các bệnh nhiễm khuẩn. IV. Khi nhuộm gram thì vi khuẩn gram dương bắt màu đỏ, vi khuẩn gram âm bắt màu tím. A. 3. B. 2. C. 1. D. 4. Câu 16: Kì nào sau đây của giảm phân các nhiễm sắc thể kép bắt đôi với nhau theo từng cặp tương đồng? A. Kì đầu II. B. Kì đầu I. C. Kì giữa I. D. Kì giữa II. Câu 17: Trong nuôi cấy không liên tục, số lượng vi sinh vật đạt cực đại và không đổi ở pha nào sau đây? A. Lũy thừa. B. Cân bằng. C. Tiềm phát. D. Suy vong. Trang 2/3 – Mã đề 401 -
- Câu 18: Hình bên là sơ đồ minh họa quá trình phân bào ở một cơ thể lưỡng bội bình thường. Cho biết quá trình phân bào diễn ra bình thường, hình này mô tả A. kì giữa của giảm phân I với 2n = 2. B. kì giữa của giảm phân II với n = 4. C. kì giữa của giảm phân I với 2n = 4. D. kì giữa của giảm phân II với n = 2. Câu 19: DNA nhân đôi vào giai đoạn nào sau đây của chu kì tế bào? A. Pha S. B. Pha G2. C. Quá trình nguyên phân. D. Pha G1. Câu 20: Kết thúc quá trình giảm phân II (diễn ra bình thường), mỗi tế bào con thu được có bộ nhiễm sắc thể nào sau đây? A. 2n (kép). B. 2n (đơn). C. n (đơn). D. n (kép). Câu 21: Nội dung nào sau đây đúng khi nói về tế bào gốc vạn năng? A. Có nguồn gốc từ các mô của cơ thể trưởng thành. B. Chúng chỉ có khả năng phân chia thành một loại mô duy nhất. C. Chúng đã biệt hóa và không còn khả năng phân chia. D. Có nguồn gốc từ phôi sớm của động vật. II. PHẦN TỰ LUẬN: (3,0 điểm) Câu 1: (1,0 điểm) Phân biệt kiểu dinh dưỡng quang tự dưỡng với hóa dị dưỡng của vi sinh vật về nguồn năng lượng và nguồn carbon chủ yếu. Câu 2: (2,0 điểm) a. Một quần thể vi khuẩn E.coli gồm 10 5 cá thể được nuôi cấy trong điều kiện tối ưu sau thời gian 2 giờ tạo 64 x 10 5 cá thể. Tính thời gian thế hệ của vi khuẩn E.coli (biết rằng các cá thể này sinh trưởng với tốc độ như nhau). b. Vì sao có thể bảo quản rau, quả tương đối lâu trong tủ lạnh? - HẾT - Trang 3/3 – Mã đề 401 -