5 Đề thi học kì 1 Ngữ văn Lớp 10 (Sách Chân trời sáng tạo) - Năm học 2022-2023 - Trường THPT Đóc Binh Kiều (Có đáp án)

I. PHẦN ĐỌC HIỂU (4,0 điểm) 
Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu từ câu 1 đến câu 4: 
(1) Quê hương tôi có cây bầu cây nhị 
Tiếng “đàn kêu tích tịch tình tang…” 
Có cô Tấm náu mình trong quả thị, Có 
người em may túi đúng ba gang. 
(2) Quê hương tôi có bà Trưng, bà Triệu 
Cưỡi đầu voi, dấy nghĩa trả thù chung. Ông 
Lê Lợi đã trường kỳ kháng chiến, Hưng Đạo 
Vương đã mở hội Diên Hồng. 
(3) Quê hương tôi có hát xòe, hát đúm, Có 
hội xuân liên tiếp những đêm chèo. Có 
Nguyễn Trãi, có “Bình Ngô đại cáo”. Có 
Nguyễn Du và có một “Truyện Kiều”. 
(Trích Bài thơ quê hương- Nguyễn Bính) 
Câu 1: Xác định các phương thức biểu đạt của đoạn thơ trên là gì? 
Câu 2: Hãy chỉ ra: ba truyện cổ tích được gợi nhớ trong khổ (1) và những sự kiện lịch sử được gợi nhớ 
trong khổ (2). 
Câu 3: Xác định và nêu hiệu quả của hai trong trong số các biện pháp nghệ thuật của đoạn thơ. Câu 4: Anh 
(chị) có nhận xét gì về tình cảm của tác giả đối với những di sản tinh thần của dân tộc thể hiện qua khổ (3).
pdf 25 trang Thúy Anh 08/08/2023 460
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "5 Đề thi học kì 1 Ngữ văn Lớp 10 (Sách Chân trời sáng tạo) - Năm học 2022-2023 - Trường THPT Đóc Binh Kiều (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • pdf5_de_thi_hoc_ki_1_ngu_van_lop_10_sach_chan_troi_sang_tao_nam.pdf

Nội dung text: 5 Đề thi học kì 1 Ngữ văn Lớp 10 (Sách Chân trời sáng tạo) - Năm học 2022-2023 - Trường THPT Đóc Binh Kiều (Có đáp án)

  1. TRƯỜNG THPT ĐỐC BINH KIỀU ĐỀ THI HK1 MÔN: NGỮ VĂN 10 CTST NĂM HỌC: 2022 – 2023 (Thời gian làm bài: 90 phút) ĐỀ SỐ 1 I. ĐỌC HIỂU (3,0 điểm) Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu từ câu 1 đến câu 3: Tháng năm xanh ai đốt Tàn tro bay trắng đầu Về quê thăm bạn cũ Mây bồng bềnh mắt nhau (Thăm bạn - Nguyễn Ngọc Oánh, trích Tạp chí Cửa Việt số 179, tháng 8 năm 2015) Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt chính của văn bản trên? (1,0 điểm) Câu 2. Văn bản trên được viết theo thể thơ nào? (1,0 điểm) Câu 3. Chỉ ra và nêu tác dụng của biện pháp tu từ được sử dụng trong hai dòng thơ? (1,0 điểm) Tháng năm xanh ai đốt Tàn tro bay trắng đầu II. PHẦN LÀM VĂN (7,0 điểm) Cảm nhận của anh/chị về vẻ đẹp tâm hồn Nguyễn Trãi qua bài thơ Cảnh ngày hè. Qua đó, anh/chị hãy liên hệ đến vai trò, ý thức và trách nhiệm của thế hệ trẻ đối với việc xây dựng, bảo vệ đất nước trong giai đoạn hiện nay? Rồi hóng mát, thuở ngày trường Hòe lục đùn đùn, tán rợp giương Thạch lựu hiên còn phun thức đỏ Hồng liên trì đã tiễn mùi hương Lao xao chợ cá làng Ngư phủ Dắng dỏi cầm ve lầu tịch dương Dẽ có Ngu cầm đàn một tiếng Dân giàu đủ, khắp đòi phương
  2. (Cảnh ngày hè - Nguyễn Trãi, Ngữ văn 10, tập 1, NXB Giáo dục, năm 2015, tr.118) ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 1 I. ĐỌC HIỂU Câu 1: Phương pháp: Căn cứ vào các phương thức biểu đạt đã được học: tự sự, miêu tả, biểu cảm, thuyết minh, nghị luận, hành chính – công vụ Cách giải: - Phương thức biểu đạt được sử dụng trong văn bản là: Biểu cảm Câu 2: * Phương pháp: Căn cứ vào các thể thơ đã học *Cách giải: - Thể thơ 5 chữ Câu 3: Phương pháp: Căn cứ vào các biện pháp tu từ đã học Cách giải: - Biện pháp hoán dụ: Dùng hình ảnh tháng năm xanh và tàn tro bay trắng đầu để nhấn mạnh sự trôi chảy rất nhanh của thời gian. II. LÀM VĂN Phương pháp: - Phân tích (Phân tích đề để xác định thể loại, yêu cầu, phạm vi dẫn chứng). - Sử dụng các thao tác lập luận (phân tích, tổng hợp, bàn luận, ) để tạo lập một văn bản nghị luận văn học. Cách giải: Yêu cầu chung: - Thí sinh biết kết hợp kiến thức và kĩ năng về dạng bài nghị luận văn học để tạo lập văn bản. Bài viết phải có bố cục đầy đủ, rõ ràng; văn viết có cảm xúc; bảo đảm tính liên kết; không mắc lỗi chính tả, từ ngữ, ngữ pháp. - Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận: Trình bày đầy đủ các phần Mở bài, Thân bài, Kết luận. Phần Mở bài biết dẫn dắt hợp lí và nêu được vấn đề; phần Thân bài biết tổ chức thành nhiều đoạn văn
  3. liên kết chặt chẽ với nhau cùng làm sáng tỏ vấn đề và thể hiện được ấn tượng, cảm xúc sâu đậm của cá nhân. - Xác định đúng vấn đề cần nghị luận Yêu cầu nội dung: 1. Giới thiệu tác giả, tác phẩm - Nguyễn Trãi không chỉ là một bậc anh hùng dân tộc mà còn là một nhà văn hóa lớn, một danh nhân văn hóa thế giới. Ông đã để lại cho đời một sự nghiệp văn học vô cùng phong phú trong cả hai mảng văn chính luận và thơ trữ tình. - Bài thơ Cảnh ngày hè là một trong những sáng tác tiêu biểu của Nguyễn Trãi. Bài thơ nằm trong phần Bảo kính cảnh giới và là bài thơ số 43. 2. Cảm nhận về bài thơ 2.1 Bức tranh thiên cuộc sống ngày hè - Thời gian: lầu tịch dương Thời điểm cuối ngày trong văn học trung đại cũng có những câu thơ: Ví dụ: Ngàn mai gió cuốn chim bay mỏi Dặm liễu sương sa khách bước dồn (Bà Huyện Thanh Quan) Chim hôm thoi thót về rừng Đóa trà mi đã ngậm gương nửa vành ( Nguyễn Du) => Trong thơ Nguyễn Trãi, tuy là lầu tịch dương, là cuối ngày rồi nhưng vạn vật vẫn căng tràn sức sống. Bức tranh thiên nhiên rộn rã, tươi thắm, dạt dào sức sống. - Hệ thống động từ: + đùn đùn: có dòng nhựa sống đang ứa căng trong thớ vỏ của hoa hòe, phun trào ra hết lớp này đến lớp khác. + giương: tán lá xòe rộng ra để che rợp cả khoảng không rộng lớn. + phun: dòng nhựa đang tràn trề và phun trào lên, tạo thành màu đỏ rực rỡ của hoa lựu.
  4. ĐỀ SỐ 2 I. PHẦN ĐỌC HIỂU (4,0 điểm) Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu từ câu 1 đến câu 4: (1) Quê hương tôi có cây bầu cây nhị Tiếng “đàn kêu tích tịch tình tang ” Có cô Tấm náu mình trong quả thị, Có người em may túi đúng ba gang. (2) Quê hương tôi có bà Trưng, bà Triệu Cưỡi đầu voi, dấy nghĩa trả thù chung. Ông Lê Lợi đã trường kỳ kháng chiến, Hưng Đạo Vương đã mở hội Diên Hồng. (3) Quê hương tôi có hát xòe, hát đúm, Có hội xuân liên tiếp những đêm chèo. Có Nguyễn Trãi, có “Bình Ngô đại cáo”. Có Nguyễn Du và có một “Truyện Kiều”. (Trích Bài thơ quê hương- Nguyễn Bính) Câu 1: Xác định các phương thức biểu đạt của đoạn thơ trên là gì? Câu 2: Hãy chỉ ra: ba truyện cổ tích được gợi nhớ trong khổ (1) và những sự kiện lịch sử được gợi nhớ trong khổ (2). Câu 3: Xác định và nêu hiệu quả của hai trong trong số các biện pháp nghệ thuật của đoạn thơ. Câu 4: Anh (chị) có nhận xét gì về tình cảm của tác giả đối với những di sản tinh thần của dân tộc thể hiện qua khổ (3). Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu từ câu 5 đến câu 8: (1) Vậy tìm hứng thú học văn ở đâu? Trước hết, cần tìm ngay ở môn Ngữ văn, một môn học rất hay. Văn chính là môn học chứa đựng và truyền tải đi những thông điệp của tình cảm, cảm xúc đẹp ở con người. Học văn sẽ giúp các em hiểu hơn về những điều đáng quý, đáng yêu trong cuộc sống, biết yêu những con người bình dị xung quanh. (2) Môn Văn ở bất cứ nước nào cũng được coi là môn học làm người. Tôi nhớ khi còn đi học, vào ngày tựu trường, mẹ tôi cũng dắt tay tôi đến trường, lúc đó tôi không biết gọi cảm xúc lòng mình đang có là gì, chỉ đến khi cô giáo của tôi đọc một đoạn trong bài “Tôi đi học” của Thanh Tịnh, tôi mới hiểu được cái hơi thu se lạnh, cái siết tay nắm chặt của mẹ và cảm giác vừa hân hoan vừa lo sợ của tôi, Nếu không có áng văn đó chắc phải lâu lắm tôi mới hiểu được những tình cảm và cảm xúc tốt đẹp ngây thơ khi còn nhỏ dại.
  5. Cách giải: - Biện pháp nghệ thuật so sánh Những tàn ác, tham lam, ti tiện với rêu rác trên bề mặt một con sông đang cuộn trào - Tác dụng: Tạo nên cách diễn đạt hình ảnh, ấn tượng về những điều ác, điều xấu đang diễn ra tràn lan, có thể nhìn thấy rất rõ ràng. Câu 4: Phương pháp: Phân tích, tổng hợp Cách giải: HS lựa chọn thông điệp và lý giải sự lựa chọn sao cho phù hợp, thuyết phục Gợi ý: - Niềm tin về những điều tốt đẹp trong cuộc đời luôn tồn tại và có sức sống mãnh liệt. II. LÀM VĂN (7,0 ĐIỂM) Câu 1: Phương pháp: Phân tích, giải thích, bình luận Cách giải: Giải thích: - “Chuyện xấu xa”: là những chuyện tàn ác, tham lam, ti tiện những mặt trái trong xã hội. Câu nói khẳng định: Cuộc đời này vẫn tồn tại những chuyện xấu xa, tàn nhẫn, nhưng đồng thời cũng thể hiện niềm tin mãnh liệt vào những điều tốt đẹp luôn tồn tại trong cuộc đời. Phân tích, chứng minh, bàn luận: Tại sao “Cuộc đời này có chuyện xấu xa”: - Các ác, cái xấu luôn tồn tại song song với những điều tốt đẹp. Đó chính là hai mặt của cuộc sống và con người. Trong mỗi con người luôn có phần con và phần người, phần bản năng và phần ý chí. Khi để bản năng chế ngự, con người sẽ dễ dàng rơi vào những tàn ác, tham lam, ti tiện, và vì thế mà sẽ gây ra cho cuộc đời này những chuyện xấu xa. Tại sao “cuộc đời này không hề và chẳng bao giờ toàn là chuyện xấu xa”
  6. - Lương thiện là bản chất nguyên thủy của con người, hướngt thiện luôn là khát khao tiềm ẩn và mãnh liệt của nhân loại tiến bộ. - Chứng kiến những điều xấu xa, thẳm sâu trong lương tâm mỗi người sẽ cảm thấy ghê sợ, từ đó hoặc tránh xa hoặc đấu tranh, lên án để loại bỏ những điều xấu xa trong xã hội. - Bản thân mỗi con người khi làm điều ác, điều xấu sẽ rơi vào cảm giác day dứt, ăn năn, hối hận, để từ đó đó đấu tranh với chính mình và vươn lên những điều tốt đẹp. Bài học nhận thức và hành động: - Cần có cách nhìn nhận đúng đắn để thấy rằng cái ác, cái xấu có thể đang hiện hữu, lan rộng, nhưng đó chỉ là nhìn bên ngoài bề mặt, còn thực chất những điều tốt đẹp luôn được nhân loại trân trọng và giữ gìn. - Cần có thái độ, hành động đúng đắn: tránh xa và lên án, đấu tranh loại bỏ cái ác, cái xấu, nhân rộng những điều tốt đẹp trong cuộc sống. Câu 2: Phương pháp: - Phân tích (Phân tích đề để xác định thể loại, yêu cầu, phạm vi dẫn chứng). - Sử dụng các thao tác lập luận (phân tích, tổng hợp, bàn luận, ) để tạo lập một văn bản nghị luận văn học. Cách giải: Yêu cầu hình thức: - Thí sinh biết kết hợp kiến thức và kĩ năng làm nghị luận văn học để tạo lập văn bản. - Bài viết phải có bố cục đầy đủ, rõ ràng; văn viết có cảm xúc; diễn đạt trôi chảy, bảo đảm tính liên kết; không mắc lỗi chính tả, từ ngữ, ngữ pháp. Yêu cầu nội dung: Mở bài: - Giới thiệu khái quát về tác giả Nguyễn Bỉnh Khiêm và phong cách thơ của ông: Nguyễn Bỉnh Khiêm là nhà thơ lớn của văn học dân tộc. Thơ ông mang đậm tính triết lí, giáo huấn, ngợi ca chí của kẻ sĩ, thú thanh nhàn, phê phán những thói hư, tật xấu trong xã hội.
  7. - Giới thiệu về bài thơ “Nhàn”: “Nhàn” là bài thơ Nôm số 73 trong Bạch Vân quốc ngữ thi, là lời tâm sự nhẹ nhàng, thâm trầm, sâu sắc về quan niệm sống "nhàn" của tác giả. Thân bài: Hoàn cảnh sáng tác bài thơ Phân tích: a. Cuộc sống hàng ngày của nhà thơ Hai câu đề: “Một mai, một cuốc, một cần câu Thơ thần dầu ai vui thú nào.” - “Một mai, một cuốc, một cần câu” trở về với cuộc sống thuần hậu, chất phác của một lão nông, tri điền, đào giếng lấy nước uống và cày ruộng lấy cơm ăn. - Tác giả sử dụng kết hợp khéo léo thủ pháp liệt kê các dụng cụ lao động cùng với điệp từ “một” và nhịp thơ 2/2/3 cho thấy cuộc sống nơi thôn dã cái gì cũng có, tất cả đã sẵn sàng - Các vật dụng gắn liền với công việc vất vả của người nông dân đi vào thơ Nguyễn Bỉnh Khiêm một cách tự nhiên, thư thái như chính tâm hồn của nhà thơ. - Con người tìm thấy niềm vui, sự thanh thàn trong cuộc sống, không gợi chút mưu tục. Một mình ta lựa chọn cách sống “thơ thẩn” mặc kệ ai kia “vui thú nào”. Tự mình lựa chọn cho mình một lối sống, một cách sống kệ ai có những thú riêng, âu đó cũng là bản lĩnh của kẻ sĩ trước thời cuộc. Hai câu thực: “Ta dại ta tìm nơi vắng vẻ Người khôn người đến chốn lao xao.” - Thủ pháp đối lập và cách nói ẩn dụ + Ta dại ↔ Người khôn + Nơi vắng vẻ ↔ chốn lao xao → hình ảnh ẩn dụ: Nơi vắng vẻ là nơi tĩnh tại của thiên nhiên, nơi tâm hồn tìm thấy sự thảnh thơi; Chốn lao xao là nơi quan trường, nơi bon chen quyền lực và danh lợi.
  8. - Phác hoạ hình ảnh về lối sống của hai kiểu người Dại – Khôn → triết lí về Dại – Khôn của cuộc đời cũng là cách hành xử của tầng lớp nho sĩ thời bấy giờ => Cách nói ngược, hóm hỉnh. => Như vậy: Trong cuộc sống hàng ngày, với Nguyễn Bỉnh Khiêm, lối sống Nhàn là hoà hợp với đời sống lao động bình dị, an nhiên vui vẻ tránh xa vòng danh lợi, bon chen chốn vinh hoa, phú quý. b. Quan niệm sống và vẻ đẹp nhân cách của nhà thơ Hai câu luận: “Thu ăn măng trúc, đông ăn giá Xuân tắm hồ sen, hạ tắm ao.” - Hình ảnh thiên nhiên: bốn mùa tuần hoàn Xuân – Hạ – Thu – Đông - Món ăn dân dã: măng trúc, giá - Sinh hoạt: tắm hồ sen, tắm ao - Sử dụng phép đối + liệt kê => Lối sống hoà hợp, thuận theo tự nhiên => Nhàn là “Thu ăn măng trúc đông ăn giá”, mùa nào thức nấy. Những sản vật không phải cao lương mĩ vị mà đậm màu sắc thôn quê. Ngay cả việc ăn uống, tắm táp, làm lụng đã trở thành nhàn trong cái nhìn của Nguyễn Bỉnh Khiêm. Để có được sự an nhiên, tĩnh tại trong tâm hồn như vậy phải là một người có nhận thức sâu sắc của cuộc đời. Nguyễn Bỉnh Khiêm cũng nhận thấy lòng tham chính là căn nguyên của tội lỗi. Bởi vậy mà ông hướng đến lối sống thanh bạch, giản dị, thuận theo tự nhiên. Hai câu kết “Rượu đến cội cây ta sẽ uống Nhìn xem phú quý tựa chiêm bao.” - Điển tích: Rượu đến cội cây, sẽ uống, Phú quý tựa chiêm bao => Nguyễn Bỉnh Khiêm coi công danh phú quý tựa như giấc chiêm bao, giống như phù du vậy. Khi thể hiện quan điểm của mình, Nguyễn Bỉnh Khiêm lựa chọn mình thế đứng bên ngoài của sự cám dỗ danh lợi, vinh hoa – phú quý, bộc lộ thái độ xem thường.
  9. - Nhìn xem: biểu hiện thế đứng từ bên ngoài, coi thường danh lợi. Khẳng định lối sống mà mình đã chủ động lựa chọn, đứng ngoài vòng cám dỗ của vinh hoa phú quý. => Nguyễn Bỉnh Khiêm cảm thấy an nhiên, vui vẻ bởi thi sĩ được hoà hợp với tự nhiên, nương theo tự nhiên để di dưỡng tinh thần, đồng thời giữ được cột cách thanh cao, không bị cuốn vào vòng danh lợi tầm thường. => Như vậy, thú Nhàn của Nguyễn Bỉnh Khiêm là dấu ấn của một thờiđại lịch sử, thể hiện cách ứng xử của người trí thức trước thời loạn: giữ tròn thanh danh khí tiết. Nguyễn Bỉnh Khiêm đã nâng tư tưởng “Nhàn” trở thành một triết lý sống, là cách hành xử trước thời cuộc, coi đây là phương thức hoá giải mâu thuẫn và hoà hoãn những xung đột thờiông đang sống. Kết bài: - Khái quát giá trị nội dung và giá trị nghệ thuật của bài thơ: Với cách sử dụng ngôn ngữ giản dị mà giàu triết lí cùng cách nói đối lập, bài thơ đã dựng nên chân dung cuộc sống, nhân cách của Nguyễn Bỉnh Khiêm: hoà hợp với thiên nhiên, cốt cách thanh cao, không màng danh lợi. ĐỀ SỐ 5 I. PHẦN ĐỌC HIỂU (3.0 điểm) Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi: Xin đừng vội nghĩ cứ có học vấn, bằng cấp cao là nghiễm nhiên trở thành người có văn hóa. Trình độ trí thức văn hóa cũng mới chỉ là tiền đề. Nếu sự rèn luyện nhân cách kém thì tiềm năng hiểu biết đó sẽ tạo nên thói hợm hĩnh, khinh đời, phong cách sống càng xấu đi, càng giảm tính chất văn hóa. Trong thực tế, ta thấy không hiếm những người có học mà phog cách sống lại rất trái ngược. Họ mở miệng là văng tục, nói câu nào cũng đều có kèm từ không đẹp. Mặt vênh vênh váo váo, coi khinh hết thảy mọi người. Trò chuyện với ai thì bao giờ cũng hiếu thắng, nói lấy được, nhưng khi gặp khó khăn thì chùn bước, thoái thác trách nhiệm. Trong lúc đó, có người học hành chưa nhiều, chưa có học hàm, học vị gì nhưng khiêm tốn, lịch sự, biết điều trong giao tiếp, khéo léo và khôn ngoan trong cách ứng xử trước mọi tình huống của cuộc sống. Rõ ràng là chất văn hóa trong phong cách sống phụ thuộc nhiều vào ý thức tu dưỡng tính nết, khéo léo và khôn ngoan trong cách ứng xử trước mọi tình huống của cuộc sống. Rõ ràng là chất văn hóa trong phong cách sống phụ thuộc nhiều vào ý thức tu dưỡng, tính nết, học tập trường đời và kết quả của giáo dục gia đình.
  10. Tất nhiên, tác động của trình độ học vấn đến sự nâng cao phong cách văn hóa của một người rất lớn. Cách suy nghĩ, cách giải quyết mâu thuẫn, sự ước mơ, kì vọng và sự trau dồi lí tưởng có liên quan mật thiết đến tiềm năng hiểu biết. Đa số những người có học vấn cao thường có phong cách sống đẹp. Không thể phủ nhận thực tế đó, chỉ có điều cần nhớ là trình độ học vấn và phong cách sống văn hóa không phải lúc nào cũng đi đôi với nhau. (Trích Học vấn và văn hóa - Trường Giang) Câu 1: Xác định phương thức biểu đạt chính của văn bản? (0.5 điểm) Câu 2: Theo tác giả, trình độ học vấn có tác động như thế nào đến phong cách văn hóa của một người? (0.5 điểm) Câu 3: Đọc đoạn trích, anh/chị hiểu yếu tố cốt lõi làm nên cốt cách văn hóa của một con người là gì? (1.0 điểm) Câu 4: Theo anh/chị quan điểm của tác giả có phù hợp với cuộc sống hiện đại không? Vì sao? (1.0 điểm) II. PHẦN LÀM VĂN (7.0 điểm) Câu 1: (2.0 điểm) Viết một đoạn văn (khoảng 10 - 15 dòng) trình bày suy nghĩ của anh/chị về câu văn được gợi ra từ phần đọc hiểu. Rõ ràng là chất văn hóa trong phong cách sống phụ thuộc nhiều vào ý thức tu dưỡng tính nết, học tập trường đời và kết quả của giáo dục gia đình. Câu 2 (5.0 điểm) Cảm nhận của anh/chị về vẻ đẹp tâm hồn của nhà thơ Nguyễn Trãi trong bài thơ “Cảnh ngày hè”: Rồi hóng mát thuở ngày trường Hòe lục đùn đùn tán rợp giương Thạch lự hiên còn phun thức đỏ, Hồng liên trì đã tiễn mùi hương Lao xao chợ cá làng ngư phủ,
  11. Dắng dỏi cầm ve lầu tịch dương Dẽ có Ngu cầm đàn một tiếng. Dân giàu đủ khắp đòi phương. HẾT ĐÁP AN ĐỀ SỐ 5 I. ĐỌC HIỂU (3.0 điểm) Câu 1: Phương pháp: Căn cứ vào các phương thức biểu đạt: miêu tả, biểu cảm, tự sự, nghị luận, thuyết minh, hành chính. Cách giải: - Phương thức biểu đạt: nghị luận Câu 2: Phương pháp: Phân tích, tổng hợp Cách giải: Theo tác giả, trình độ học vấn có tác động đến phong cách văn hoá của mỗi con người: -Tiềm năng hiểu biết, vốn tri thức sâu rộng là cơ sở hình thành lối suy nghĩ, cách ứng xử, cách giải quyết mâu thuẫn, khát vọng và lí tưởng sống của một con người. -Trên thực tế, đa số những người có học vấn cao thường có phong cách sống đẹp. Câu 3: Phương pháp: Phân tích, tổng hợp Cách giải: Đọc đoạn trích, có thể thấy yếu tố cốt lõi làm nên cốt cách văn hoá của một con người là: - Sự giáo dục của gia đình, nhà trường.
  12. - Đặc biệt là ý thức tu dưỡng đạo đức, hoàn thiện nhân cách và không ngừng học tập từ thực tế đời sống của mỗi cá nhân. Câu 4: Phương pháp: Phân tích, lí giải Cách giải: HS trình bày theo quan điểm cá nhân, có lí giải cụ thể. Trình bày theo hình thức đoạn văn ngắn. II. LÀM VĂN (7,0 điểm) Câu 1: Phương pháp: Phân tích, giải thích, bình luận Cách giải: Giải thích: - Văn hoá là toàn bộ giá trị vật chât và tinh thần mà con người sáng tạo ra. Phong cách sống là những nét điển hình, được lặp đi lặp lại và định hình thành phong cách, thói quen trong đời sống cá nhân, nhóm xã hội, dân tộc, hay là cả một nền văn hóa. => Ý cả câu: Con người có văn hoá là nhờ sự kết hợp của ba yếu tố: tự thân rèn luyện, từng trải trong đời và sự giáo dục của gia đình. Phân tích, bàn luận: + “Ý thức tu dưỡng tính nết” là yếu tố quan trọng nhât để hình thành phong cách sống văn hóa. + Trường đời là môi trường thực tế’ tôi luyện con người. + Gia đình là cái nôi hình thành văn hoá trong phong cách sống môi người. Nhờ có gia đình, môi người không những được nuôi dưỡng mà còn được dạy dô về tình thương, cách ứng xử trong quan hệ - Ba yếu tố trên có mối quan hệ tác động qua lại lẫn nhau, hình thành nên chất văn hoá trong phong cách sống của môi người. ( dẫn chứng thực tế) - Phê phán những người tuy có trình độ học vân nhưng văn hoá sống thấp, nhất là trong ứng xử giao tiếp, trong nhận thức và hành động.
  13. - Bài học nhận thức và hành động: Cần phải tu dưỡng đạo đức hằng ngày, biết tự trọng, biết xấu hổ, sống vị tha, nhân ái Câu 2: Phương pháp: - Phân tích (Phân tích đề để xác định thể loại, yêu cầu, phạm vi dẫn chứng). - Sử dụng các thao tác lập luận (phân tích, tổng hợp, bàn luận, ) để tạo lập một văn bản nghị luận văn học. Cách giải: Yêu cầu hình thức: - Thí sinh biết kết hợp kiến thức và kĩ năng làm nghị luận văn học để tạo lập văn bản. - Bài viết phải có bố cục đầy đủ, rõ ràng; văn viết có cảm xúc; diễn đạt trôi chảy, bảo đảm tính liên kết; không mắc lỗi chính tả, từ ngữ, ngữ pháp. Yêu cầu nội dung: 1. Mở bài - Nguyễn Trãi là một bậc anh hùng, một nhà văn hóa lớn. - Bài thơ Cảnh ngày hè (Bảo kính cảnh giới - bài 43) phản ánh vẻ đẹp độc đáo của bức tranh ngày hè và tâm hồn yêu thiên nhiên, đất nước, con người của nhà thơ. 2. Thân bài a. Bức tranh thiên nhiên và cuộc sống - Miêu tả cảnh ngày hè, tác giả đã sử dụng các động từ: đùn đùn, giương, phun. + Từ đùn đùn gợi tả sắc xanh thẫm của tán hoè lớp lớp, liên tiếp tuôn ra + Giương rộng ra + Từ phun gợi sự nổi bật, bắt mắt của màu đỏ hoa lựu.
  14. => Cảnh vật được miêu tả với sức sống mãnh liệt. Như có một cái gì đó thôi thúc bên trong, sức sống như ứa căng, tràn đầy khiến cho màu xanh của lá hòe đùn đùn lên và tán giương lên che rợp, khiến cho cây lựu ở hiên nhà phun ra màu đỏ. Thiên nhiên hiện lên sống động vô cùng. - Trong bài thơ có các màu sắc: màu xanh của cây hoa hòe, màu đỏ của hoa lựa, hoa sen (có cả mùi thơm của hương sen), tất cả đều dưới ánh nắng chiều màu vàng (lầu tịch dương). - Bài thơ còn có các âm thanh như tiếng “lao xao” của “chợ cá làng ngư phủ”, tiếng rên rỉ (từ cổ - dắng dỏi) của ve sầu nghe như tiếng đàn (cầm ve) từ trên lầu dưới ánh nắng chiều. => Bức tranh mùa hè còn có sự hài hòa giữa cảnh vật và con người. Tuy ít nói tới con người nhưng ta vẫn thấy dấu vết, hình bóng con người rất gần gũi: những cây hòe, cây lựu, hồ sen không phải là những thực vật hoang dã mà có sự tham gia chăm sóc của bàn tay con người. Cho nên, bên cạnh các hình ảnh thiên nhiên ấy còn thấy có cái hiên nhà (Thạch lựu hiên còn phun thức đỏ), cái ao (trì) (Hồng liên trì đã tiễn mùi hương), và cả ngôi lầu (Dắng dỏi cầm ve lầu tịch dương). Đặc biệt, có rất nhiều âm thanh tiếng người được nghe từ xa (Lao xao chợ cá làng ngư phủ) => Các hình ảnh, màu sắc, âm thanh, mùi vị, hài hòa giữa con người với cảnh vật. Đó đều là những vẻ đẹp bình dị, gần gũi, thân thuộc của quê hương, đất nước con người Việt Nam. b. Vẻ đẹp tâm hồn của nhà thơ - Nhà thơ tập trung những giác quan: thị giác, thính giác, khứu giác và cả cảm giác nữa để quan sát cảnh thiên nhiên. - Thiên nhiên ngày hè hiện lên với những đặc trưng cụ thể bởi những cảm nhận tinh tế: màu xanh của lá cây, màu đỏ của hoa lựu và hương thơm của hoa sen. Mùa hè có tiếng ve kêu - Thiên nhiên càng hiện lên cụ thể bao nhiêu, càng đẹp bao nhiêu thì chứng tỏ tâm hồn nhà thơ càng đẹp bấy nhiêu. Một tâm hồn đẹp đẽ nhất định phải xuất phát từ thế giới quan lành mạnh. Bao trùm lên từ tấm lòng yêu nước, yêu đời của Ức Trai. - Hai câu kết diễn tả khát vọng, mong mỏi da diết của Nguyễn Trãi về cuộc sống thanh bình, hạnh phúc của nhân dân. Nhà thơ mong mỏi có khúc đàn Nam Phong của vua Thuấn. Mỗi khi khúc đàn ấy gảy lên thì mưa thuận gió hòa, nhân dân làm ăn sung sướng no đủ. + Lấy chuyện xưa để nói hiện tại, cho thấy tấm lòng yêu nước, thương dân của Nguyễn Trãi. Đó là tấm lòng yêu nước thương dân đến trọn đời.
  15. + Đồng thời câu thơ cũng có nghĩa: Nếu có đàn Ngu (đàn của vua Nghiêu) sẽ gảy lên một khúc nhạc - ca ngợi cuộc sông thái bình, nhân dân giàu đủ khắp bốn phương. Đây là lòi ngợi ca sự hưng thịnh của triều đại, nhưng đồng thời cũng là lời nhắc nhở các bậc quân vương luôn quan tâm đến nhân dân. + Nhà thơ thể hiện niềm vui, sự ngợi ca, nhưng đồng thòi cũng là niềm mong ước cho đất nước thái bình, lời khuyên các vị vua noi gương Nghiêu, Thuấn “rủ lòng thương yêu và chầm sóc muôn dân, khiến cho chỗ thôn cùng xóm vắng không có tiếng hờn giận oán cừu” (lời trong một bản tấu của Nguyễn Trãi). Đó cũng chính là tư tưởng “lấy dân làm gốc của ông: “Làm lật thuyền mới biết sức dân như nước”. Tư tưởng đó bắt nguồn từ lời dạy của Khổng Tử: “Dân vi bản, xã tắc vi quy, quân vi khinh (Dân là gốc, xã tắc là quý, vua là nhẹ). + Âm điệu của bài thơ có sự thay đổi: câu kết chỉ có 6 chữ (lục ngôn), khác với những bài kết thúc bằng câu thất ngôn. Câu lục ngôn làm cho âm điệu đang 7 chữ dồn lại trong 6 chữ. + Tác dụng của việc kết thúc bằng câu thơ lục ngôn: cảm xúc được dồn nén, nhưng dư âm của nó lại mở ra. Bài thơ hết những âm hưởng chưa hết, đó là nhờ cách kết thúc bằng câu thơ sáu chữ trong một bài thơ thất ngôn. 3. Kết bài Khái quát lại giá trị nội dung và nghệ thuật: + Tâm hồn Nguyễn Trãi chan chứa tình yêu thiên nhiên, yêu đời, yêu nhân dân, đất nước, đặc biệt là tấm lòng ái nước, thương dân của ông. + Đồng thời, bài thơ còn để lại ấn tượng sâu sắc trong lòng bạn đọc bởi ngôn ngữ, hình ảnh thơ giản dị, độc đáo và cách kết thúc bài thơ với câu thơ lục ngôn tạo nên sự dồn nén cảm xúc cho toàn bài.