Đề thi tuyển sinh vào Lớp 10 môn Ngữ văn - Năm học 2021-2022 - Trường THCS Hòa Chung (Có đáp án)

Câu 1: (2.0 điểm) 
“Người có tính khiêm tốn thường hay cho mình là kém, còn phải phấn đấu thêm, trau dồi thêm, cần được 
trao đổi, học hỏi nhiều thêm nữa. Người có tính khiêm tốn không bao giờ chịu chấp nhận sự thành công 
của cá nhân mình trong hoàn cảnh hiện tại, lúc nào cũng cho sự thành công của mình là tầm thường, không 
đáng kể, luôn luôn tìm cách để học hỏi thêm nữa. 
Tại sao con người lại phải khiêm tốn như thế? Đó là vì cuộc đời là một cuộc đấu tranh bất tận, mà tài nghệ 
của mỗi cá nhân tuy là quan trọng, nhưng thật ra chỉ là những giọt nước bé nhỏ giữa đại dương bao la. Sự 
hiểu biết của mỗi cá nhân không thể đem so sánh với mọi người cùng chung sống với mình. Vì thế, dù tài 
năng đến đâu cũng luôn luôn phải học thêm, học mãi mãi. 
Tóm lại, con người khiêm tốn là con người hoàn toàn biết mình, hiểu người, không tự đề cao vai trò, ca 
tụng chiến công của cá nhân mình cũng như không bao giờ chấp nhận một ý thức chịu thua mang nhiều 
mặc cảm tự ti đối với mọi người. 
Khiêm tốn là một điều không thể thiếu cho những ai muốn thành công trên đường đời”. 
(Trích Tinh hoa xử thế, Lâm Ngữ Đường, Ngữ văn 7, tập 2, NXB Giáo dục, 2015, tr.70-71) 
1. Nhận biết 
Xác định phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong văn bản trên. (0,5 điểm). 
2. Thông hiểu 
Chỉ ra và nêu tác dụng của biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong đoạn văn thứ nhất? (1,0 điểm). 
3. Thông hiểu 
Anh/chị hiểu như thế nào về ý kiến sau: “Tài nghệ của mỗi cá nhân tuy là quan trọng, nhưng thật ra chỉ là 
những giọt nước bé nhỏ giữa đại dương bao la”. (0,5 điểm).
pdf 21 trang Huệ Phương 15/02/2023 8620
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Đề thi tuyển sinh vào Lớp 10 môn Ngữ văn - Năm học 2021-2022 - Trường THCS Hòa Chung (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • pdfde_thi_tuyen_sinh_vao_lop_10_mon_ngu_van_nam_hoc_2021_2022_t.pdf

Nội dung text: Đề thi tuyển sinh vào Lớp 10 môn Ngữ văn - Năm học 2021-2022 - Trường THCS Hòa Chung (Có đáp án)

  1. TRƯỜNG THCS HÒA CHUNG ĐỀ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 MÔN: NGỮ VĂN NĂM HỌC: 2021 (Thời gian làm bài: 120 phút) ĐỀ SỐ 1 Câu 1: (2.0 điểm) “Người có tính khiêm tốn thường hay cho mình là kém, còn phải phấn đấu thêm, trau dồi thêm, cần được trao đổi, học hỏi nhiều thêm nữa. Người có tính khiêm tốn không bao giờ chịu chấp nhận sự thành công của cá nhân mình trong hoàn cảnh hiện tại, lúc nào cũng cho sự thành công của mình là tầm thường, không đáng kể, luôn luôn tìm cách để học hỏi thêm nữa. Tại sao con người lại phải khiêm tốn như thế? Đó là vì cuộc đời là một cuộc đấu tranh bất tận, mà tài nghệ của mỗi cá nhân tuy là quan trọng, nhưng thật ra chỉ là những giọt nước bé nhỏ giữa đại dương bao la. Sự hiểu biết của mỗi cá nhân không thể đem so sánh với mọi người cùng chung sống với mình. Vì thế, dù tài năng đến đâu cũng luôn luôn phải học thêm, học mãi mãi. Tóm lại, con người khiêm tốn là con người hoàn toàn biết mình, hiểu người, không tự đề cao vai trò, ca tụng chiến công của cá nhân mình cũng như không bao giờ chấp nhận một ý thức chịu thua mang nhiều mặc cảm tự ti đối với mọi người. Khiêm tốn là một điều không thể thiếu cho những ai muốn thành công trên đường đời”. (Trích Tinh hoa xử thế, Lâm Ngữ Đường, Ngữ văn 7, tập 2, NXB Giáo dục, 2015, tr.70-71) 1. Nhận biết Xác định phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong văn bản trên. (0,5 điểm). 2. Thông hiểu Chỉ ra và nêu tác dụng của biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong đoạn văn thứ nhất? (1,0 điểm). 3. Thông hiểu Anh/chị hiểu như thế nào về ý kiến sau: “Tài nghệ của mỗi cá nhân tuy là quan trọng, nhưng thật ra chỉ là những giọt nước bé nhỏ giữa đại dương bao la”. (0,5 điểm). Câu 2: (3.0 điểm) Vận dụng cao
  2. Vững vàng nền tảng, Khai sáng tương lai Hãy viết một bài văn ngắn (khoảng 250 chữ) trình bày suy nghĩ của anh (chị) về ý kiến được nêu trong đoạn trích: “Khiêm tốn là một điều không thể thiếu cho những ai muốn thành công trên con đường đời” Câu 3: (5.0 điểm) Vận dụng cao Về bài thơ Viếng lăng Bác của Viễn Phương, sách Ngữ văn 9, tập hai, NXB Giáo dục Việt Nam, 2017, trang 60 có viết: “Bài thơ Viếng lăng Bác thể hiện lòng thành kính và niềm xúc động sâu sắc của nhà thơ và của mọi người đối với Bác Hồ khi vào lăng viếng Bác” Anh chị hãy phân tích đoạn thơ sau để làm sáng tỏ nhận định trên. Con ở miền Nam ra thăm lăng Bác Đã thấy trong sương hàng tre bát ngát Ôi! Hàng tre xanh xanh Việt Nam Bão táp mưa sa vẫn đứng thẳng hàng Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ Ngày ngày dòng người đi trong thương nhớ Kết tràng hoa dâng bảy mươi chín mùa xuân. HẾT ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 1 Câu 1. 1. Phương pháp: căn cứ các phương thức biểu đạt đã học Cách giải: Phương thức biểu đạt chính: Nghị luận 2. Phương pháp: căn cứ các biện pháp nghệ thuật đã học Cách giải: - Biện pháp liệt kê: Liệt kê các biểu hiện của khiêm tốn: tự cho mình là kém, phải phấn đấu thêm, trau dồi thêm, học hỏi thêm
  3. Vững vàng nền tảng, Khai sáng tương lai - Tác dụng của biện pháp liệt kê: diễn tả được đầy đủ hơn, sâu sắc hơn những biểu hiện của lòng khiêm tốn. 3. Phương pháp: phân tích, lí giải Cách giải: “ tài nghệ của mỗi cá nhân tuy là quan trọng nhưng thật ra chỉ là giọt nước nhỏ giữa đại dương bao la” có nghĩa là: tài năng, hiểu biết của mỗi người tuy quan trọng nhưng hữu hạn, bé nhỏ như “những giọt nước” trong thế giới rộng lớn, vô hạn “đại dương bao la”. Vì thế, cần phải khiêm tốn học hỏi. Câu 2. Phương pháp: phân tích, lí giải, tổng hợp Cách giải: Yêu cầu về kĩ năng: - Học sinh biết kết hợp kiến thức và kĩ năng để viết một bài văn nghị luận xã hội. - Bài văn phải có bố cục, kết cấu rõ ràng; lập luận thuyết phục; diễn đạt mạch lạc; không mắc lỗi chính tả, từ ngữ, ngữ pháp. - Học sinh có thể làm bài theo nhiều cách khác nhau; có thể bày tỏ quan điểm, suy nghĩ riêng nhưng phải có lí lẽ và căn cứ xác đáng; có thái độ chân thành, nghiêm túc, phù hợp với chuẩn mực đạo đức và pháp luật. * Yêu cầu về nội dung: 1. Giải thích - Khiêm tốn là đức tính nhã nhặn, nhún nhường, không đề cao cái mình có và luôn coi trọng người khác. - Thành công là đạt được kết quả như mong muốn, thực hiện được mục tiêu đề ra. => Khiêm tốn là điều không thể thiếu giúp con người thành công trong cuộc sống. 2. Phân tích - Con người phải luôn khiêm tốn vì: cá nhân dù có tài năng đến đâu cũng chỉ là những giọt nước bé nhỏ giữa đại dương bao la. Phải luôn học nữa, học mãi. - Khiêm tốn là phẩm chất quan trọng và cần thiết của con người: + Khiêm tốn là biểu hiện của con người đứng đắn, biết nhìn ra trông rộng, được mọi người yêu quý. + Khiêm tốn giúp con người biết mình và hiểu người.
  4. 3. Bàn luận, mở rộng - Khiêm tốn không có nghĩa là mặc cảm, tự ti, thiếu tự tin 4. Bài học và liên hệ bản thân - Trân trọng những người khiêm tốn. Phê phán những người thiếu khiêm tốn: luôn tự cao, tự đại, cho mình là nhất mà coi thường người khác. - Học lối sống khiêm tốn để ngày càng hoàn thiện mình và không ngừng phấn đấu vươn lên để đạt được thành công trong cuộc sống. Câu 3. Phương pháp: phân tích, tổng hợp. Cách giải: * Yêu cầu về kĩ năng: - Viết đúng kiểu bài nghị luận văn học. - Lý lẽ rõ ràng, dẫn chứng xác thực. - Văn viết giàu cảm xúc, diễn đạt trôi chảy. - Bố cục ba phần rõ ràng, cân đối. - Trình bày sạch đẹp; ít sai lỗi câu, từ, chính tả. * Yêu cầu về kiến thức: đảm bảo được các ý sau: 1. Giới thiệu chung Tác giả: - Là một trong những gương mặt tiêu biểu nhất của lực lượng văn nghệ giải phóng miền Nam. - Thơ Viễn Phương tập trung khám phá ngợi ca vẻ đẹp của nhân dân, đất nước trong cuộc chiến đấu chống ngoại xâm. - Lối viết của ông nhỏ nhẹ, trong sáng, giàu cảm xúc và lãng mạn. Tác phẩm: - Năm 1976, sau ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước và lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh cũng vừa được khánh thành, Viễn Phương là một trong số những chiến sĩ, đồng bào miền Nam sớm được ra viếng Bác. Bài thơ ghi lại những ấn tượng, cảm xúc, suy ngẫm của nhà thơ trong cuộc viếng lăng. - In trong tập “Như mây mùa xuân” – 1978.
  5. TRƯỜNG THCS HÒA CHUNG ĐỀ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 MÔN: NGỮ VĂN NĂM HỌC: 2021 (Thời gian làm bài: 120 phút) ĐỀ SỐ 1 Câu 1: (2.0 điểm) “Người có tính khiêm tốn thường hay cho mình là kém, còn phải phấn đấu thêm, trau dồi thêm, cần được trao đổi, học hỏi nhiều thêm nữa. Người có tính khiêm tốn không bao giờ chịu chấp nhận sự thành công của cá nhân mình trong hoàn cảnh hiện tại, lúc nào cũng cho sự thành công của mình là tầm thường, không đáng kể, luôn luôn tìm cách để học hỏi thêm nữa. Tại sao con người lại phải khiêm tốn như thế? Đó là vì cuộc đời là một cuộc đấu tranh bất tận, mà tài nghệ của mỗi cá nhân tuy là quan trọng, nhưng thật ra chỉ là những giọt nước bé nhỏ giữa đại dương bao la. Sự hiểu biết của mỗi cá nhân không thể đem so sánh với mọi người cùng chung sống với mình. Vì thế, dù tài năng đến đâu cũng luôn luôn phải học thêm, học mãi mãi. Tóm lại, con người khiêm tốn là con người hoàn toàn biết mình, hiểu người, không tự đề cao vai trò, ca tụng chiến công của cá nhân mình cũng như không bao giờ chấp nhận một ý thức chịu thua mang nhiều mặc cảm tự ti đối với mọi người. Khiêm tốn là một điều không thể thiếu cho những ai muốn thành công trên đường đời”. (Trích Tinh hoa xử thế, Lâm Ngữ Đường, Ngữ văn 7, tập 2, NXB Giáo dục, 2015, tr.70-71) 1. Nhận biết Xác định phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong văn bản trên. (0,5 điểm). 2. Thông hiểu Chỉ ra và nêu tác dụng của biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong đoạn văn thứ nhất? (1,0 điểm). 3. Thông hiểu Anh/chị hiểu như thế nào về ý kiến sau: “Tài nghệ của mỗi cá nhân tuy là quan trọng, nhưng thật ra chỉ là những giọt nước bé nhỏ giữa đại dương bao la”. (0,5 điểm). Câu 2: (3.0 điểm) Vận dụng cao