Đề kiểm tra giữa học kì 1 Ngữ văn Lớp 10 - Trường THPT Hiệp Hòa số 4 (Có hướng dẫn chấm)

Đọc bài thơ sau và trả lời câu hỏi 

       NẮNG ĐÃ HANH RỒI 

                                           Vũ Quần Phương

Nắng đã vàng hanh như phấn bay

Đã nghe tiếng sếu vọng sông gày

Trước sân mây trắng về đông lắm

 Em ở xa nhà em có hay

 

Em có hình dung những mái tranh

Nắng lên khói ủ mộng yên lành

 Vườn sau tre mía xôn xao lá

Anh chẳng là cây cũng trĩu cành

 

Em có cùng anh lên núi không

Có nghe thầm thĩ tiếng rừng thông

Nắng chiều ngả bóng thông in đất

Anh ngả vào đâu nỗi nhớ mong

 

Xuân sắp sang rồi xuân sắp qua

Một năm năm mới lại năm qua

Mà sao nắng cứ như tơ ấy

Rung tự trời cao xuống ngõ xa 

( In trong  Hoa trong cây, Những điều cùng đến, Vết thời gian, NXB Hội Nhà văn, Hà Nội, 2014, tr. 33)

Lựa chọn đáp án đúng:

Câu 1. Phương thức biểu đạt chính của văn bản là:

A. Nghị luận.

B.Tự sự.

C. Biểu cảm 

D. Miêu tả.

Câu 2. Ở văn bản này, nắng được miêu tả qua những từ ngữ, hình ảnh  nào?

A. Nắng lên khói ủ mộng yên lành/ nắng chiều ngả bóng

B. Nắng vàng hanh/ nắng lên khói ủ mộng yên lành

C. Nắng chiều ngả bóng/ nắng vàng hanh như phấn bay/nắng cứ như tơ

D. Đáp án A, B,C

docx 8 trang Huệ Phương 22/06/2023 4880
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra giữa học kì 1 Ngữ văn Lớp 10 - Trường THPT Hiệp Hòa số 4 (Có hướng dẫn chấm)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docxde_kiem_tra_giua_hoc_ki_1_ngu_van_lop_10_truong_thpt_hiep_ho.docx

Nội dung text: Đề kiểm tra giữa học kì 1 Ngữ văn Lớp 10 - Trường THPT Hiệp Hòa số 4 (Có hướng dẫn chấm)

  1. MA TRẬN VÀ ĐẶC TẢ ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ I MÔN NGỮ VĂN KHỐI 10 - THỜI GIAN LÀM BÀI: 90 PHÚT Hình thức: Trắc nghiệm kết hợp tự luận 1. Ma trận Mức độ nhận thức Tổng Nhận Thông Vận Vận dụng % Kĩ Nội dung/đơn vị kĩ biết hiểu dụng cao điểm TT năng năng (Số câu) (Số câu) (Số câu) (Số câu) TN TN TN TN TL TL TL TL KQ KQ KQ KQ 1 Đọc Thơ 4 0 3 1 0 1 0 1 60 2 Viết Viết văn bản nghị luận 40 về một bài thơ 0 1* 0 1* 0 1* 0 1 Tỉ lệ điểm từng loại câu hỏi 20 10 15 25 0 20 0 10% % % % % % 100 Tỉ lệ điểm các mức độ nhận thức 30% 40% 20% 10% Tổng % điểm 70% 30% 2. Bảng đặc tả TT Kĩ Đơn vị kiến Mức độ đánh giá Số câu hỏi theo mức độ nhận thức năng thức/Kĩ năng Vận Nhận Thông Vận dụng biết hiểu Dụng cao 1 1. Đọc Thơ Nhận biết: 3 câu 1 câu 1 câu hiểu 4 câu TN TL TL - Nhận biết được phương thức biểu TN 01 câu đạt, các biện pháp tu từ trong bài TL thơ. - Nhận biệt được những hình ảnh tiểu biểu Thông hiểu:
  2. - Hiểu và lí giải được tình cảm, cảm xúc của nhân vật trữ tình được thể hiện qua ngôn ngữ văn bản. - Hiểu được nội dung chính của văn bản. - Hiểu được giá trị biểu đạt của từ ngữ, hình ảnh, biện pháp tu từ Vận dụng - Đánh giá được nét độc đáo của bài thơ thể hiện qua cách nhìn riêng về con người, cuộc sống; qua cách sử dụng từ ngữ, hình ảnh, giọng điệu. 2 Viết Viết văn bản 1* 1* 1* 1 cảm thụ về một câu TL Nhận biết: vẻ đẹp của bài - Xác định được yêu cầu về nội thơ ở phần đọc dung và hình thức của bài văn nghị hiểu luận. - Mô tả được vẻ đẹo của bài thơ Thông hiểu: - Triển khai vấn đề nghị luận thành những luận điểm phù hợp. - Kết hợp được lí lẽ và dẫn chứng để tạo tính chặt chẽ, logic của mỗi luận điểm. - Đảm bảo cấu trúc của một văn bản nghị luận; đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp tiếng Việt. Vận dụng: - Đánh giá được ý nghĩa, giá trị của vấn đề mình lựa chọn trong bài thơ Vận dụng cao: - Sử dụng kết hợp các phương thức miêu tả, biểu cảm, để tăng sức thuyết phục cho bài viết. - Thể hiện rõ quan điểm, cá tính trong bài viết. - Liên hệ mở rộng với bài thơ khác cùng đề tài
  3. SỞ GD&ĐT BẮC GIANG ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ I TRƯỜNG THPT HIỆP HÒA SỐ 4 Môn: NGỮ VĂN 10 (Đề thi gồm có 02 trang) (Thời gian làm bài: 90 phút) I. ĐỌC HIỂU (6.0 điểm) Đọc bài thơ sau và trả lời câu hỏi NẮNG ĐÃ HANH RỒI Vũ Quần Phương Nắng đã vàng hanh như phấn bay Đã nghe tiếng sếu vọng sông gày Trước sân mây trắng về đông lắm Em ở xa nhà em có hay Em có hình dung những mái tranh Nắng lên khói ủ mộng yên lành Vườn sau tre mía xôn xao lá Anh chẳng là cây cũng trĩu cành Em có cùng anh lên núi không Có nghe thầm thĩ tiếng rừng thông Nắng chiều ngả bóng thông in đất Anh ngả vào đâu nỗi nhớ mong Xuân sắp sang rồi xuân sắp qua Một năm năm mới lại năm qua Mà sao nắng cứ như tơ ấy Rung tự trời cao xuống ngõ xa ( In trong Hoa trong cây, Những điều cùng đến, Vết thời gian, NXB Hội Nhà văn, Hà Nội, 2014, tr. 33) Lựa chọn đáp án đúng: Câu 1. Phương thức biểu đạt chính của văn bản là: A. Nghị luận. B.Tự sự. C. Biểu cảm D. Miêu tả.
  4. Câu 2. Ở văn bản này, nắng được miêu tả qua những từ ngữ, hình ảnh nào? A. Nắng lên khói ủ mộng yên lành/ nắng chiều ngả bóng B. Nắng vàng hanh/ nắng lên khói ủ mộng yên lành C. Nắng chiều ngả bóng/ nắng vàng hanh như phấn bay/nắng cứ như tơ D. Đáp án A, B,C Câu 3. Chỉ ra biện pháp tu từ được sử dụng trong đoạn thơ : Nắng đã vàng hanh như phấn bay Đã nghe tiếng sếu vọng sông gày A. So sánh, nhân hóa B. Hoán dụ, ẩn dụ C. So sánh , ẩn dụ, nhân hóa D. Nhân hóa, so sánh Câu 4. Bài thơ là lời của ai nói với ai? A. Của nhân vật trữ tình nói với người yêu B. Của nhân vật “ anh” nói với “em” C. Của hai người yêu nhau nói với nhau D. Của tác giả nói với “em” Câu 5. Việc chọn chủ thể trữ tình và đối tượng giãi bày cảm xúc như trong bài thơ có tác dụng gì A. Thể hiện tình cảm tự nhiên B. Tự nhiên bộc lộ cảm xúc C. Thể hiện tình yêu đôi lứa, tình yêu thiên nhiên D. Bộc lộ cảm xúc một cách tự nhiên và độc đáo Câu 6. Từ “ ngả” trong câu thơ “ anh ngả vào đâu nỗi nhớ mong” được hiểu là A. Trạng thái của nỗi nhớ mong B. Nghiêng về một phía . C. Nỗi nhớ mong không biết hướng về đâu D. Chờ đợi mong ngóng mùa xuân về Câu 7. Ý nào sau đây khái quát nội dung chính của bài thơ? A. Đề cập đến khung cảnh thiên nhiên mùa đông
  5. B. Là dòng cảm xúc của nhân vật trữ tình trước khung cảnh thiên nhiên mùa đông qua đó bộc lộ nỗi nhớ mong, khao khát được sum họp với người con gái phương xa. C. Là nỗi lòng của nhân vật “anh” gửi tới người “em” phương xa khi mùa đông về D. Là bức tranh thiên nhiên mùa đông và nỗi lòng mong ngóng mùa xuân về. Qua đó bộc lộ nỗi nhớ đối với người em phương xa Trả lời câu hỏi/ thực hiện yêu cầu: Câu 8. Hãy phân tích hiệu quả nghệ thuật của một biện pháp tu từ ở hai câu thơ “ Nắng đã vàng hanh như phấn bay/Đã nghe tiếng sếu vọng sông gày” Câu 9. Anh/chị hiểu như thế nào về nội dung câu thơ sau “Xuân sắp sang rồi xuân sắp qua/Một năm năm mới lại năm qua” . Câu 10. Cảm xúc của nhân vật trữ tình trong bài thơ gợi cho anh chị suy nghĩ gì? II. VIẾT (4,0 điểm) Hãy viết một bài văn ngắn (500 chữ) nêu cảm nhận của anh/chị về một vẻ đẹp của bài thơ “ Nắng đã hanh rồi”.
  6. ĐÁP ÁN VÀ HƯỚNG DẪN CHẤM Môn: Ngữ văn lớp 10 Phần Câu Nội dung Điểm I ĐỌC HIỂU 6,0 1 C 0,5 2 C 0,5 3 C 0,5 4 B 0,5 5 D 0,5 6 A 0,5 7 D 0,5 8 - Biện pháp tu từ so sánh/ ẩn dụ 0,5 - So sánh “ nắng vàng hanh như phấn bay”/ ẩn dụ “sông gầy” - Tác dụng: làm nổi bật vẻ đẹp của nắng hanh, gợi liên tưởng tới hình ảnh nắng mỏng, nhẹ như phấn bay. Ẩn dụ diễn tả hàm súc hình ảnh dòng sông mùa đông. Qua đó làm nổ bật cảm nhận tinh tế của nhân vật trữ tình và tình yêu sự gắn bó với thiên nhiên. Hướng dẫn chấm: - Học sinh trả lời tương đương như đáp án: 0,5 điểm. - Học sinh trả lời có nội dung phù hợp nhưng diễn đạt chưa tốt hoặc còn thiếu ý: 0,25 điểm. - Học sinh trả lời không thuyết phục hoặc không trả lời: 0,0 điểm. * Lưu ý: Học sinh có thể trả lời khác đáp án nhưng thuyết phục, diễn đạt nhiều cách miễn hợp lý là chấp nhận được.
  7. - Từ “xuân” được hiểu là mùa xuân cũng được hiểu là tuổi xuân của con người. Mùa 1.0 xuân, năm mới sắp về và tuổi xuân sắp qua. 9 - Câu thơ thể hiện sự mong đợi của nhân vật trữ tình với người em gái phương xa. Hướng dẫn chấm: - Học sinh nêu được 2 ý 1,0 điểm. - Học sinh nêu được 1 ý 0,5 điểm. - Học sinh trả lời không đúng: 0,0 điểm. 10 - Cảm xúc của nhân vật trữ tình trong bài thơ: yêu thiên nhiên, chờ đợi mong ngóng 1.0 người em gái phương xa - Suy nghĩ của bản thân: sự gắn bó với thiên nhiên sẽ giúp con người gần gũi với giao cảm với thiên nhiên từ đó mà yêu và trân trọng những vẻ đẹp bình dị của cuộc sống đời thường Hướng dẫn chấm: - Học sinh trả lời tương đương 2 ý như đáp án: 1,0 điểm. - Học sinh trả lời có nội dung phù hợp nhưng diễn đạt chưa tốt: 0,25 – 0,75 điểm. - Học sinh trả lời không thuyết phục hoặc không trả lời: 0,0 điểm. * Lưu ý: Học sinh có thể trả lời khác đáp án nhưng thuyết phục, diễn đạt nhiều cách miễn hợp lý là chấp nhận được. II VIẾT 4,0 a. Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận 0,25 Mở bài nêu được vấn đề, thân bài triển khai được vấn đề, kết bài khái quát được vấn đề b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận: 0,25 Một vẻ đẹp của bài thơ như: Vể dệp trong cảm xúc, vẻ đẹp của ngôn từ Hướng dẫn chấm: - Học sinh xác định đúng vấn đề cần nghị luận: 0,25 điểm. - Học sinh xác định chưa đúng vấn đề cần nghị luận: 0,0 điểm.
  8. c. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm 2.0 Học sinh có thể triển khai theo nhiều cách, nhưng cần vận dụng tốt các thao tác lập luận, kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng. Dưới đây là một vài gợi ý: - Chỉ ra một vẻ đẹp của bài thơ - Lí giải phân tích được vẻ đẹp ấy - Đánh giá vẻ đẹp đó góp phần thể hiện chủ đề tư tưởn nào của bài thơ. Đánh giá tài năng của tác giả tron việc quan sát và cảm nhận Hướng dẫn chấm: - Phân tích đầy đủ, sâu sắc: 2,0 điểm. - Phân tích chưa đầy đủ hoặc chưa sâu: 1,0 điểm – 1,75 điểm. - Phân tích chung chung, sơ sài: 0,25 điểm – 0,75 điểm. . - Đánh giá chung: 0,5 + Nghệ thuật thể hiên + Nét độc đáo của bài thơ, liên hệ so sánh với bài thơ khác cùng đề tài Hướng dẫn chấm: - Trình bày được 2 ý: 0,5 điểm. - Trình bày được 1 ý; 0,25 điểm. d. Chính tả, ngữ pháp 0,5 Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp Tiếng Việt. Hướng dẫn chấm: Không cho điểm nếu bài làm có quá nhiều lỗi chính tả, ngữ pháp. e. Sáng tạo: 0,5 Thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận; có cách diễn đạt mới mẻ, sáng tạo. I + II 10