Đề thi tuyển sinh vào Lớp 10 môn Ngữ văn - Năm học 2021-2022 - Trường THCS Dương Nội (Có đáp án)

Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu từ câu 1 đến câu 3: 
… Ông lại muôn về làng, lại muốn được cùng anh em đào đường đắp ụ, xẻ hào, khuân đá. (1) Không biết 
cái chòi gác ở đầu làng đã dựng xong chưa? (2) Những đường hầm bí mật chắc còn là khướt lắm. (3)… 
(Theo Làng – Kim Lân, Ngữ văn 9, Tập 1, tr.163, NXB Giáo dục) 
Câu 1: (1.0 điểm) nhận biết 
Xác định các phương thức biểu đạt của đoạn trích 
Câu 2: (1.0 điểm) Thông thiểu 
Gọi tên, chỉ ra một biện pháp tu từ và nêu hiệu quả diễn đạt của biện pháp tu từ đó trong câu sau: “Ông lại 
muốn về làng, lại muốn được cùng anh em đào đường đắp ụ, xẻ hào, khuân đá,…” 
Câu 3: (1.0 điểm) Thông hiểu 
Trong đoan trích trên, câu nào là lời trần thuật của tác giả? Câu nào là lời độc thoại nội tâm của nhân vật? 
Nêu tác dụng của các lời độc thoại nội tâm trong việc biểu đạt nội dung.
pdf 20 trang Huệ Phương 15/02/2023 4280
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi tuyển sinh vào Lớp 10 môn Ngữ văn - Năm học 2021-2022 - Trường THCS Dương Nội (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • pdfde_thi_tuyen_sinh_vao_lop_10_mon_ngu_van_nam_hoc_2021_2022_t.pdf

Nội dung text: Đề thi tuyển sinh vào Lớp 10 môn Ngữ văn - Năm học 2021-2022 - Trường THCS Dương Nội (Có đáp án)

  1. TRƯỜNG THCS DƯƠNG NỘI ĐỀ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 MÔN: NGỮ VĂN NĂM HỌC: 2021 (Thời gian làm bài: 120 phút) ĐỀ SỐ 1 I. PHẦN ĐỌC HIỂU (3.0 ĐIỂM) Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu từ câu 1 đến câu 3: Ông lại muôn về làng, lại muốn được cùng anh em đào đường đắp ụ, xẻ hào, khuân đá. (1) Không biết cái chòi gác ở đầu làng đã dựng xong chưa? (2) Những đường hầm bí mật chắc còn là khướt lắm. (3) (Theo Làng – Kim Lân, Ngữ văn 9, Tập 1, tr.163, NXB Giáo dục) Câu 1: (1.0 điểm) nhận biết Xác định các phương thức biểu đạt của đoạn trích Câu 2: (1.0 điểm) Thông thiểu Gọi tên, chỉ ra một biện pháp tu từ và nêu hiệu quả diễn đạt của biện pháp tu từ đó trong câu sau: “Ông lại muốn về làng, lại muốn được cùng anh em đào đường đắp ụ, xẻ hào, khuân đá, ” Câu 3: (1.0 điểm) Thông hiểu Trong đoan trích trên, câu nào là lời trần thuật của tác giả? Câu nào là lời độc thoại nội tâm của nhân vật? Nêu tác dụng của các lời độc thoại nội tâm trong việc biểu đạt nội dung. II. TẬP LÀM VĂN (7.0 ĐIỂM) Câu 1: (3.0 điểm) Vận dụng cao Em hãy viết một bài văn (khoảng một trang giấy thi) trình bày suy nghĩ về tính dũng cảm. Câu 2: (4.0 điểm) Vận dụng cao Phân tích đoạn thơ sau đây để làm nổi bật những cơ sở tạo nên tình đồng chí cao đẹp: Quê hương anh nước mặn đồng chua Làng tôi nghèo đất cày lên sỏi đá Anh với tôi đôi người xa lạ Tự phương trời chẳng hẹn quen nhau
  2. Vững vàng nền tảng, Khai sáng tương lai Súng bên súng, đầu sát bên đầu Đêm rét chung chăn thành đôi tri kỉ Đồng chí! (Trích Đồng chí – Chính Hữu, Ngữ văn 9, Tập 1, tr. 128, NXB Giáo dục) HẾT ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 1 I. Đọc hiểu Câu 1. Phương pháp: căn cứ các phương thức biểu đạt đã học Cách giải: - Đoạn trích sử dụng phương thức biểu đạt tự sự, biểu cảm. Câu 2. Phương pháp: căn cứ các biện pháp nghệ thuật Cách giải: - Chỉ ra một biện pháp tu từ: liệt kê: đào đường đắp ụ, xẻ hào, khuân đá. - Tác dụng: nói lên ước muốn của ông Hai, mong được về làng để cùng anh em đồng chí tham gia công cuộc kháng chiến mà trước khi đi tản cư ông vẫn hay làm. Câu 3. Phương pháp: phân tích, tổng hợp Cách giải: - Trong đoạn trích trên, câu (1) là câu lời trần thuật của tác giả. Câu (2) (3) là lời độc thoại nội tâm của nhân vật. - Tác dụng của các lời độc thoại nội tâm trong việc biểu đạt nội dung là: thể hiện nỗi nhớ làng của ông Hai khi ông phải đi tản cư. Trong lòng người nông dân yêu làng quê thê thiết này, mong muốn được trở về làng để tham gia kháng chiến. Tình yêu làng đó cũng là biểu hiện của tình yêu đất nước. II. Làm văn Câu 1. Phương pháp: phân tích, tổng hợp
  3. Cách giải * Yêu cầu về hình thức - Bài văn ngắn (khoảng một trang giấy thi). - Trình bày rõ ràng, không mắc lỗi diễn đạt, lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu. - Hiểu đúng yêu cầu của đề, có kĩ năng viết đoạn văn nghị luận. * Yêu cầu về nội dung I. Mở bài: Nêu lên vấn đề lòng dũng cảm của con người. II. Thân bài 1. Giải thích: Dũng cảm là đức tính của con người dám đứng lên đấu tranh, vượt qua thách thức, hiểm nguy, khó khăn, cám dỗ để bảo vệ lẽ phải, công lý. 2. Bàn luận vấn đề * Lí giải vì sao cần đức tính dũng cảm - Con người cần dũng cảm để chống lại những gì phản tiến bộ, phản nhân văn, những điều xấu, điều ác để khiến xã hội ngày càng tốt đẹp hơn. - Dũng cảm dạy chúng ta biết đấu tranh cho lẽ phải, thậm chí biết cứu giúp người khác, biết hi sinh cho những điều xứng đáng để cuộc sống tươi đẹp hơn. * Ý nghĩa lòng dũng cảm: - Cái xấu cái ác sẽ bị đẩy lùi, cuộc sống con trở nên tốt đẹp hơn. - Luôn được mọi người yêu quý. * Chứng minh - Trong lịch sử dân tộc ta, mặc dù bị phương Bắc đô hộ, nhưng tổ tiên vẫn kiên cường, gan dạ, dũng cảm chống giặc ngoại xâm. Không chỉ vậy cha ông còn anh dũng đánh trả những kẻ thù lớn mạnh như Pháp, Mỹ. - Cuộc sống hòa bình nhưng vẫn có nhiều tấm gương phòng chống tội phạm, chiến sĩ công an hi sinh thân mình để bắt tội phạm, - Đối với học sinh lòng dũng cảm đơn giản như dám thừa nhận về việc chưa làm bài tập về nhà, làm sai dám nhận lỗi, dũng cảm nói ra các khuyết điểm của bạn bè trong lớp, bảo vệ cái tốt và lên án cái xấu. 4. Mở rộng vấn đề và liên hệ bản thân:
  4. Vững vàng nền tảng, Khai sáng tương lai - Phê phán tính hèn nhát: một số trường hợp phê phán như không dám thừa nhận lỗi mà mình tự gây ra, hèn nhát khi gặp khó khăn, tính ích kỉ chỉ nghĩ đến bản thân. - Liên hệ bản thân: là học sinh cần phải nhận thức được lòng dũng cảm là đức tính tốt đẹp. Rèn luyện thêm lòng dũng cảm để sẵn sàng đối mặt với khó khăn, thử thách trong cuộc sống. Câu 2. Phương pháp: phân tích, tổng hợp Cách giải: I. Giới thiệu chung - Chính Hữu là nhà thơ quân đội trưởng thành trong cuộc kháng chiến chống Pháp. - Phần lớn thơ ông hướng về đề tài người lính với lời thơ đặc sắc, cảm xúc dồn nén, ngôn ngữ hàm súc, cô đọng, giàu hình ảnh. - Khổ thơ gồm 7 câu thơ đầu của bài thơ “Đồng chí” đã nêu lên những cơ sở cao đẹp của tình đồng chí. II. Phân tích 1. Cơ sở của tình đồng chí Tình đồng chí được xây dựng trên cơ sở những điểm chung giữa những con người từ xa lạ trở nên thân quen và thành tri kỉ. Đó là điểm chung như sau: - Chung nhau về hoàn cảnh xuất thân + Thủ pháp đối: “quê hương anh” – “làng tôi” cho thấy sự tương đồng trong lai lịch, cảnh ngộ của những người lính thời chống Pháp. Họ đều ra đi từ những miền quê nghèo khó. - Chung nhau về lí tưởng, lòng yêu nước: + Từ những miền quê xa lạ, họ nhập ngũ và quen nhau trong quân ngũ. + Họ cùng chung một chiến tuyến chống kẻ thù chung. - Cùng chung nhiệm vụ: + “Súng bên súng” -> nhiệm vụ trong cuộc chiến. + “Đầu sát bên đầu”, “chung chăn” -> cùng trải qua cuộc sống gian khổ, chia sẻ cho nhau những tình cảm nồng ấm. => Từ đó hình thành tình đồng chí. Đây là cả một quá trình, từ: + “Anh” – “tôi” thành “anh với tôi” rồi “đôi tri kỉ” và “đồng chí”.
  5. TRƯỜNG THCS DƯƠNG NỘI ĐỀ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 MÔN: NGỮ VĂN NĂM HỌC: 2021 (Thời gian làm bài: 120 phút) ĐỀ SỐ 1 I. PHẦN ĐỌC HIỂU (3.0 ĐIỂM) Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu từ câu 1 đến câu 3: Ông lại muôn về làng, lại muốn được cùng anh em đào đường đắp ụ, xẻ hào, khuân đá. (1) Không biết cái chòi gác ở đầu làng đã dựng xong chưa? (2) Những đường hầm bí mật chắc còn là khướt lắm. (3) (Theo Làng – Kim Lân, Ngữ văn 9, Tập 1, tr.163, NXB Giáo dục) Câu 1: (1.0 điểm) nhận biết Xác định các phương thức biểu đạt của đoạn trích Câu 2: (1.0 điểm) Thông thiểu Gọi tên, chỉ ra một biện pháp tu từ và nêu hiệu quả diễn đạt của biện pháp tu từ đó trong câu sau: “Ông lại muốn về làng, lại muốn được cùng anh em đào đường đắp ụ, xẻ hào, khuân đá, ” Câu 3: (1.0 điểm) Thông hiểu Trong đoan trích trên, câu nào là lời trần thuật của tác giả? Câu nào là lời độc thoại nội tâm của nhân vật? Nêu tác dụng của các lời độc thoại nội tâm trong việc biểu đạt nội dung. II. TẬP LÀM VĂN (7.0 ĐIỂM) Câu 1: (3.0 điểm) Vận dụng cao Em hãy viết một bài văn (khoảng một trang giấy thi) trình bày suy nghĩ về tính dũng cảm. Câu 2: (4.0 điểm) Vận dụng cao Phân tích đoạn thơ sau đây để làm nổi bật những cơ sở tạo nên tình đồng chí cao đẹp: Quê hương anh nước mặn đồng chua Làng tôi nghèo đất cày lên sỏi đá Anh với tôi đôi người xa lạ Tự phương trời chẳng hẹn quen nhau