Đề kiểm tra cuối kì 1 Ngữ văn Lớp 10 - Năm học 2022-2023 - Trường THPT chuyên Lê Quý Đôn (Có hướng dẫn chấm)

Đọc đoạn trích: 
Con Bé chờ nghe tiếng súng nổ. Từ sáng tới giờ nó đã leo lên đó mấy lần. Bốn 
đứa em đứng dưới ngóng tin chị. […] Lát nữa, súng sẽ nổ ở hướng đó, nó biết vậy. 
Ðó là mặt trận của má và các cô. Con Bé đã từng đến đó nhiều lần, mỗi khi cô giao 
liên trên huyện chạy đến nhờ nó đưa giùm thơ hỏa tốc ra cho má. Khi đi, nó hay 
mang theo cái thúng. Dọc đường về, nó sẽ lượm những củ khoai bom hất vung vãi 
trên vồng hoặc nhào vào những đám mưa trấu phụt ra từ bên hông nhà máy chà gạo, 
hứng lấy đầy thúng để rồi tối về un muỗi cho em. Nhưng điều thích thú hơn hết là 
trong những chuyến đi này nó được ghé coi trường học. Nó hay giương đôi mắt tròn 
vo say sưa nhìn cái miệng cũng tròn vo của cô giáo dạy học trò hát. Thỉnh thoảng cô 
lại vẽ lên bảng những chữ cũng thiệt tròn trịa như chính bàn tay của cô vậy. Con Bé 
không biết chữ. Nó chưa được đi học vì còn mắc em. Nó nghĩ đến cái trường học như 
một trò chơi mà cô giáo là chính nó, còn đám học sinh kia là đàn em nó ở nhà. Con 
Bé chưa kịp được đi học, thì trường đã bị giặc đốt rụi. Bây giờ, đứng trên cây dừa 
nhìn xuống cái dãy xanh biếc của vườn chuối nhà trường, mắt con bé bị ngắt ra từng 
khúc màu vàng úa. Trong ánh nắng chói chang, nó nhìn thấy những chữ tròn vo màu 
phấn trắng từ đó chấp chới bay lên. Cô giáo hát hay cũng đi du kích rồi, bây giờ cô 
cũng đi theo hướng đó. Mà sao súng vẫn chưa nổ? 
                                                 (Trích “Mẹ vắng nhà” – Nguyễn Thi) 
Thực hiện các yêu cầu sau: 
Câu 1. Chỉ ra phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong đoạn trích: 
A. Biểu cảm                                         B. Tự sự 
C. Miêu tả                                             D. Nghị luận 
    Câu 2. Xác định ngôi kể của đoạn trích trên: 
A. Ngôi thứ nhất                                     B. Ngôi thứ hai 
       C.Ngôi thứ ba                                           D. Ngôi kể khác 
Câu 3. Chỉ ra việc làm mà nhân vật Bé thích thú hơn hết trong những lần đưa 
thư hỏa tốc ra cho má: 
A. lượm những củ khoai bom hất vung vãi trên vồng 

B. mang theo cái thúng 
C. nhào vào những đám mưa trấu phụt ra từ bên hông nhà máy chà gạo, hứng 
lấy đầy thúng 
D. ghé coi trường học 
Câu 4. Dấu […] xuất hiện sau câu văn thứ ba trong đoạn trích biểu thị điều gì? 
A.  Phần bị tỉnh lược 
B. Phần trích dẫn gián tiếp 
C. Phần trích dẫn trực tiếp 
D. Cước chú 

pdf 5 trang Thúy Anh 08/08/2023 440
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra cuối kì 1 Ngữ văn Lớp 10 - Năm học 2022-2023 - Trường THPT chuyên Lê Quý Đôn (Có hướng dẫn chấm)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • pdfde_kiem_tra_cuoi_ki_1_ngu_van_lop_10_nam_hoc_2022_2023_truon.pdf

Nội dung text: Đề kiểm tra cuối kì 1 Ngữ văn Lớp 10 - Năm học 2022-2023 - Trường THPT chuyên Lê Quý Đôn (Có hướng dẫn chấm)

  1. SỞ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO QUẢNG TRỊ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KỲ I NĂM HỌC 2022-2023 TRƯỜNG THPT CHUYÊN LÊ QUÝ ĐÔN Môn: Ngữ văn – Lớp: 10 Thời gian làm bài: 90 phút; (04 câu trắc nghiệm,05 câu tự luận) (Đề thi gồm có 02 trang) I. ĐỌC HIỂU (6,0 điểm) Đọc đoạn trích: Con Bé chờ nghe tiếng súng nổ. Từ sáng tới giờ nó đã leo lên đó mấy lần. Bốn đứa em đứng dưới ngóng tin chị. [ ] Lát nữa, súng sẽ nổ ở hướng đó, nó biết vậy. Ðó là mặt trận của má và các cô. Con Bé đã từng đến đó nhiều lần, mỗi khi cô giao liên trên huyện chạy đến nhờ nó đưa giùm thơ hỏa tốc ra cho má. Khi đi, nó hay mang theo cái thúng. Dọc đường về, nó sẽ lượm những củ khoai bom hất vung vãi trên vồng hoặc nhào vào những đám mưa trấu phụt ra từ bên hông nhà máy chà gạo, hứng lấy đầy thúng để rồi tối về un muỗi cho em. Nhưng điều thích thú hơn hết là trong những chuyến đi này nó được ghé coi trường học. Nó hay giương đôi mắt tròn vo say sưa nhìn cái miệng cũng tròn vo của cô giáo dạy học trò hát. Thỉnh thoảng cô lại vẽ lên bảng những chữ cũng thiệt tròn trịa như chính bàn tay của cô vậy. Con Bé không biết chữ. Nó chưa được đi học vì còn mắc em. Nó nghĩ đến cái trường học như một trò chơi mà cô giáo là chính nó, còn đám học sinh kia là đàn em nó ở nhà. Con Bé chưa kịp được đi học, thì trường đã bị giặc đốt rụi. Bây giờ, đứng trên cây dừa nhìn xuống cái dãy xanh biếc của vườn chuối nhà trường, mắt con bé bị ngắt ra từng khúc màu vàng úa. Trong ánh nắng chói chang, nó nhìn thấy những chữ tròn vo màu phấn trắng từ đó chấp chới bay lên. Cô giáo hát hay cũng đi du kích rồi, bây giờ cô cũng đi theo hướng đó. Mà sao súng vẫn chưa nổ? (Trích “Mẹ vắng nhà” – Nguyễn Thi) Thực hiện các yêu cầu sau: Câu 1. Chỉ ra phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong đoạn trích: A. Biểu cảm B. Tự sự C. Miêu tả D. Nghị luận Câu 2. Xác định ngôi kể của đoạn trích trên: A. Ngôi thứ nhất B. Ngôi thứ hai C.Ngôi thứ ba D. Ngôi kể khác Câu 3. Chỉ ra việc làm mà nhân vật Bé thích thú hơn hết trong những lần đưa thư hỏa tốc ra cho má: A. lượm những củ khoai bom hất vung vãi trên vồng Trang 1/2
  2. B. mang theo cái thúng C. nhào vào những đám mưa trấu phụt ra từ bên hông nhà máy chà gạo, hứng lấy đầy thúng D. ghé coi trường học Câu 4. Dấu [ ] xuất hiện sau câu văn thứ ba trong đoạn trích biểu thị điều gì? A. Phần bị tỉnh lược B. Phần trích dẫn gián tiếp C. Phần trích dẫn trực tiếp D. Cước chú Câu 5. Anh/chị hiểu như thế nào về câu văn sau: Trong ánh nắng chói chang, nó nhìn thấy những chữ tròn vo màu phấn trắng từ đó chấp chới bay lên. Câu 6. Chỉ ra và nêu hiệu quả của biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong câu văn sau: Thỉnh thoảng cô lại vẽ lên bảng những chữ cũng thiệt tròn trịa như chính bàn tay của cô vậy. Câu 7. Anh/chị biết được điều gì về cuộc sống và tâm hồn người dân Nam Bộ trong chiến tranh qua đoạn trích trên? Câu 8. Viết đoạn văn ngắn (khoảng 150 từ) với chủ đề ước mơ đến trường. II. LÀM VĂN (4,0 điểm) Cảm nhận của anh/chị về đoạn thơ sau: Dải mây trắng đỏ dần trên đỉnh núi, Sương hồng lam ôm ấp nóc nhà tranh, Trên con đường viền trắng mép đồi xanh, Người các ấp tưng bừng ra chợ Tết. Họ vui vẻ kéo hàng trên cỏ biếc; Những thằng cu áo đỏ chạy lon xon, Vài cụ già chống gậy bước lom khom, Cô yếm thắm che môi cười lặng lẽ. Thằng em bé nép đầu bên yếm mẹ, Hai người thôn gánh lợn chạy đi đầu, Con bò vàng ngộ nghĩnh đuổi theo sau. (Trích Chợ Tết, Đoàn Văn Cừ, 1939) TRI THỨC NGỮ VĂN Đoàn Văn Cừ (25/3/1913 - 27/6/2004) sinh ở thôn Đô Đò, xã Nam Lợi, huyện Nam Trực, tỉnh Nam Định trong một gia đình nông dân. Ông tham gia phong trào Thơ mới với bút pháp tả chân mang đậm chất lãng mạn, sở trường viết về cảnh trí và đời sống thôn quê. Hoài Thanh và Hoài Chân đã nhận xét: "Những bức tranh trong thơ Đoàn Văn Cừ không phải chỉ đơn sơ vài nét như những bức tranh xưa của Á Đông. Bức tranh nào cũng đầy rẫy sự sống và rộn rịp những hình sắc tươi vui. Mỗi bức tranh là một thế giới linh hoạt". Trang 2/2
  3. ĐÁP ÁN VÀ HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ MÔN NGỮ VĂN 10 Phần Câu Nội dung Điểm I ĐỌC HIỂU 6,0 1 B 0,5 2 C 0,5 3 D 0,5 4 A 0,5 Cách hiểu về câu: Trong ánh nắng chói chang, nó nhìn thấy những chữ tròn vo màu phấn trắng từ đó chấp chới bay lên. - Đó là những con chữ chỉ hiện lên trong hình dung, trong trí 0,25 5 tưởng tượng của nhân vật Bé. - Ẩn trong sự tưởng tượng về từng con chữ “chấp chơi bay lên” ấy là mơ ước, khát khao được đi học, được đến trường của nhân 0,5 vật Bé. Chỉ ra và nêu hiệu quả của biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong câu văn sau: Thỉnh thoảng cô lại vẽ lên bảng những chữ cũng thiệt 6 tròn trịa như chính bàn tay của cô vậy. 0,25 - Biện pháp: so sánh: những chữ thiệt tròn trịa như chính bàn tay cô - Tác dụng: 0,25 + Lời văn trở nên sinh động, gợi hình, gợi cảm. + Tái hiện nét chữ đẹp đẽ của cô giáo, thể hiện tình cảm yêu mến 0,5 của nó dành cho cô, cũng là tình yêu của nó với việc đi học. Về cuộc sống và tâm hồn người dân Nam Bộ trong chiến tranh được thể hiện qua đoạn trích: 7 -Cuộc sống: có nhiều khó khăn, mất mát, thiếu thốn (trường bị giặc 0,25 đốt rụi, lũ trẻ còn nhỏ đã xa má, tự lập chăm sóc, bảo ban nhau)
  4. -Tâm hồn: con người giàu lòng yêu nước (má, các cô, cô giáo đều xung phong ra trận), có những ước mơ đẹp đẽ vượt lên trên hoàn cảnh (con Bé mong ước được đến trường ) 0,5 Viết một đoạn văn (khoảng 150 từ) với chủ đề ước mơ đến trường - HS viết đúng hình thức đoạn văn, có thể triển khai nhiều cách khác nhau nhưng cần xoay quanh làm rõ chủ đề ước mơ đến trường Gợi ý: Là ước mơ chính đáng và đẹp đẽ của mỗi trẻ em; nhận thức được niềm hạnh phúc và may mắn của bản thân khi được đến 8 1,5 trường, từ đó có ý thức học tập tốt; xã hội cần chung tay để mỗi trẻ em đều được đến trường; biết cảm thông, chia sẻ với những đứa trẻ không có cơ hội, điều kiện thực hiện ước mơ đến trường Hướng dẫn chấm: - Đảm bảo cấu trúc đoạn văn: 0,25 điểm. - Nội dung: 1,25 điểm VIẾT 4,0 a. Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận Mở bài nêu được vấn đề, thân bài triển khai được vấn đề, kết bài 0,25 khái quát được vấn đề b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận: 0,5 Giá trị nội dung và nghệ thuật của đoạn thơ. c. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm * Giới thiệu vấn đề nghị luận 0,25 * Cảm nhận đoạn thơ Học sinh có thể triển khai theo nhiều cách, nhưng cần vận dụng tốt 2,0 II các thao tác lập luận, kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng. Dưới đây là một vài gợi ý cần hướng tới: - Vẻ đẹp khung cảnh chợ Tết ở làng quê: + Thiên nhiên: tươi tắn, sống động, rực rỡ và tràn trề sức sống. + Con người: giản dị, đáng yêu, vui tươi, rộn ràng, phấn khởi. - Đặc sắc nghệ thuật: nghệ thuật phối sắc (trắng, hồng, xanh, đỏ, vàng ), giọng điệu tươi vui, ngôn từ giàu sức gợi với sự kết hợp của các biện pháp tu từ (nhân hoá, so sánh, ẩn dụ ) Hướng dẫn chấm: - Phân tích đầy đủ, sâu sắc: 2,0 điểm. - Phân tích chưa đầy đủ hoặc chưa sâu: 1,0 điểm – 1,75 điểm. - Phân tích chung chung, sơ sài: 0,25 điểm – 0,75 điểm.
  5. - Đánh giá chung: Đoạn thơ thể hiện tình yêu quê hương, đất nước thiết tha của nhà thơ; sự nâng niu, tự hào với những nét đẹp văn hoá 0,25 cổ truyền của dân tộc. d. Chính tả, ngữ pháp 0,25 Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp Tiếng Việt. e. Sáng tạo: Thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận; có cách 0,5 diễn đạt mới mẻ; vận dụng lí luận văn học; liên hệ, so sánh I + II 10,0