5 Đề thi học kì 1 Ngữ văn Lớp 10 (Sách Chân trời sáng tạo) - Năm học 2022-2023 - Trường THPT Văn Lang (Có đáp án)

I. PHẦN ĐỌC HIỂU (3.0 điểm)

Đọc văn bản và trả lời các câu hỏi:

Có đất nước nào kỳ diệu đến thế không? 
Trong hoạn nạn càng chở che đùm bọc 
Cơn hồng thủy làm miền Trung phải khóc 
Triệu trái tim cả dân tộc hướng về 

Đất nước tôi kỳ diệu lắm phải không? 
Trong khốn khó càng vươn lên mạnh mẽ 
Trong nguy nan lại kiên cường đến thế! 
Trong đau thương thêm đoàn kết vững vàng.

Dân tộc tôi đã minh chứng rõ ràng 
Nhỏ bé thôi mà thắng bao cường quốc 
Tình đoàn kết thành linh hồn đất nước 
Đưa Tổ quốc đi qua bao lịch sử thăng trầm.

(Trích “Đất nước diệu Kì” – Lưu Hương Quế)

Câu 1: Xác định phương thức biểu đạt chính của văn bản?

Câu 2: Theo tác giả, điều gì đã nên đất nước diệu kì?

Câu 3: Chỉ ra và nêu hiệu quả của một biện pháp tu từ được sử dụng trong đoạn thơ: 

pdf 21 trang Thúy Anh 08/08/2023 4160
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "5 Đề thi học kì 1 Ngữ văn Lớp 10 (Sách Chân trời sáng tạo) - Năm học 2022-2023 - Trường THPT Văn Lang (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • pdf5_de_thi_hoc_ki_1_ngu_van_lop_10_sach_chan_troi_sang_tao_nam.pdf

Nội dung text: 5 Đề thi học kì 1 Ngữ văn Lớp 10 (Sách Chân trời sáng tạo) - Năm học 2022-2023 - Trường THPT Văn Lang (Có đáp án)

  1. TRƯỜNG THPT VĂN LANG ĐỀ THI HỌC KÌ 1 MÔN:MÔN: NGỮ VĂN 10 CTST NĂM HỌC:HỌC: 2022-2023 (Thời(Thời gian làm bài:bài: 90 phút)phút) ĐỀ SỐ 1 I.I. ĐỌC HIỂU (4.0(4.0 ĐIỂM)ĐIỂM) Đọc bài thơ sau và thực hiện các yêu cầu:cầu: CẢNH NGÀY HÈ Rồi hóng mát thuở ngày trường,trường, Hòe lục đùn đùn tán rợp giương Thạch lựu hiện còn phun thức đỏ Hồng liên trì đã tiễn mùi hương Lao xao chợ cá làng ngư phủ,phủ, Dắng dỏi cầm ve lầu tịch dương.dương. Dẽ có Ngu cầm đàn một tiếng,tiếng, Dân giàu đủ khắp đòi phương.phương. (Ngữ văn 10, tập một, NXBGD 2013, tramg 118) Câu 1: Nêu nội dung chính của bài thơ trên. Câu 2: Cảnh ngày hè được miêu tả bằng những hình ảnh nào? Câu 3: Tìm các động từ diễn tả trạng thái của cảnh ngày hè trong bài thơ và cho biết trạng thái cảnh ngày hè được diễn tả ra sao? Câu 4: Hai câu thơ “Dẽ có Ngu cầm đàn một tiếng,/ Dân giàu đủ khắp đòi phương” cho ta thấy tấm lòng của Nguyễn Trãi với dân, với nước như thế nào? II. Làm văn (6.0 điểm) Câu 1: (2.0 điểm) Anh/chị hãy viết một đoạn văn (khoảng 120 chữ) nói lên suy nghĩ của mình về hậu quả của lối sống ăn bám.
  2. Câu 2: (4.0 điểm) Cảm nhận của em về vẻ đẹp nhân cách của Nguyễn Bỉnh Khiêm trong bài thơ sau: Một mai, một cuốc, một cần câu Thơ thẩn dầu ai vui thú nào Ta dại, ta tìm nơi vắng vẻ, Người khôn, người đến chốn lao xao Thu ăn măng trúc, đông ăn giá, Xuân tắm hồ sen, hạ tắm ao Rượu đến cội cây, ta sẽ uống Nhìn xem phú quý tựa chiêm bao. (Nhàn, Trang 129, Ngữ Văn 10, Tập 1, NXB GD 2006) HẾT ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 1 I. Đọc hiểu Câu 1: Nội dung chính: Bức tranh ngày hè tràn đầy sức sống và tâm hồn yêu thiên nhiên, yêu đời, yêu nhân dân đất nước của Nguyễn Trãi. Câu 2: Cảnh ngày hè được miêu tả bằng những hình ảnh: màu xanh của cây hòa, màu đỏ của cây thạch lựu, sen hồng, tiếng ve. Câu 3: - Các động từ diễn tả trạng thái của cảnh ngày hè: đùn đùn, phun, tiễn, lao xao, dắng dỏi. - Ngày hè được miêu tả với những hình ảnh thiên nhiên đang ở trạng thái căng đầy nhất, tràn đầy sức sống. Câu 4: - Hai câu thơ cuối thể hiện ước vọng chân thành của Nguyễn Trãi, mong sao ở mọi nơi, cuộc sống thanh bình no ấm sẽ đến với mọi người. - Tấm lòng yêu nước, thương dân của tác giả. II. Làm văn
  3. Câu 1: - Lối sống ăn bám là một thói tật của con người, là khi con người sống dựa dẫm, phụ thuộc, kí sinh, lợi dụng người khác để mưu lợi cho bản thân mình. - Khi sống theo kiểu ăn bám, con người thường có thái độ ỷ lại, thiếu tự lập, không có kĩ năng sống, không có khả năng đương đầu với những thử thách trong cuộc sống. - Khi sống theo kiểu ăn bám, con người hạ thấp giá trị, nhân cách, dễ đánh mất cái tôi của mình. - Một xã hội tồn tại nhiều kẻ ăn bám, xã hội không thể phát triển. Câu 2: a. Mở bài: - Giới thiệu khái quát về tác giả Nguyễn Bỉnh Khiêm và phong cách thơ của ông: Nguyễn Bỉnh Khiêm là nhà thơ lớn của văn học dân tộc. Thơ ông mang đậm tính triết lí, giáo huấn, ngợi ca chí của kẻ sĩ, thú thanh nhàn, phê phán những thói hư, tật xấu trong xã hội. - Giới thiệu về bài thơ “Nhàn”: “Nhàn” là bài thơ Nôm số 73 trong Bạch Vân quốc ngữ thi, là lời tâm sự nhẹ nhàng, thâm trầm, sâu sắc về quan niệm sống "nhàn" của tác giả. b. Thân bài: - Hoàn cảnh sáng tác bài thơ - Cuộc sống hàng ngày của nhà thơ “Một mai, một cuốc, một cần câu Thơ thần dầu ai vui thú nào.” + “Một mai, một cuốc, một cần câu” trở về với cuộc sống thuần hậu, chất phác của một lão nông, tri điền, đào giếng lấy nước uống và cày ruộng lấy cơm ăn. + Tác giả sử dụng kết hợp khéo léo thủ pháp liệt kê các dụng cụ lao động cùng với điệp từ “một” và nhịp thơ 2/2/3 cho thấy cuộc sống nơi thôn dã cái gì cũng có, tất cả đã sẵn sàng + Các vật dụng gắn liền với công việc vất vả của người nông dân đi vào thơ Nguyễn Bỉnh Khiêm một cách tự nhiên, thư thái như chính tâm hồn của nhà thơ. + Con người tìm thấy niềm vui, sự thanh thàn trong cuộc sống, không gợi chút mưu tục. Một mình ta lựa chọn cách sống “thơ thẩn” mặc kệ ai kia “vui thú nào”. Tự mình lựa chọn cho mình một lối sống, một cách sống kệ ai có những thú riêng, âu đó cũng là bản lĩnh của kẻ sĩ trước thời cuộc. “Ta dại ta tìm nơi vắng vẻ
  4. Người khôn người đến chốn lao xao.” - Thủ pháp đối lập và cách nói ẩn dụ + Ta dại ↔ Người khôn + Nơi vắng vẻ ↔ chốn lao xao → hình ảnh ẩn dụ: Nơi vắng vẻ là nơi tĩnh tại của thiên nhiên, nơi tâm hồn tìm thấy sự thảnh thơi; Chốn lao xao là nơi quan trường, nơi bon chen quyền lực và danh lợi. - Phác hoạ hình ảnh về lối sống của hai kiểu người Dại – Khôn → triết lí về Dại – Khôn của cuộc đời cũng là cách hành xử của tầng lớp nho sĩ thời bấy giờ => Cách nói ngược, hóm hỉnh. => Như vậy: Trong cuộc sống hàng ngày, với Nguyễn Bỉnh Khiêm, lối sống Nhàn là hoà hợp với đời sống lao động bình dị, an nhiên vui vẻ tránh xa vòng danh lợi, bon chen chốn vinh hoa, phú quý. - Quan niệm sống và vẻ đẹp nhân cách của nhà thơ “Thu ăn măng trúc, đông ăn giá Xuân tắm hồ sen, hạ tắm ao.” + Hình ảnh thiên nhiên: bốn mùa tuần hoàn Xuân – Hạ – Thu – Đông + Món ăn dân dã: măng trúc, giá + Sinh hoạt: tắm hồ sen, tắm ao + Sử dụng phép đối + liệt kê => Lối sống hoà hợp, thuận theo tự nhiên => Nhàn là “Thu ăn măng trúc đông ăn giá”, mùa nào thức nấy. Những sản vật không phải cao lương mĩ vị mà đậm màu sắc thôn quê. Ngay cả việc ăn uống, tắm táp, làm lụng đã trở thành nhàn trong cái nhìn của Nguyễn Bỉnh Khiêm. Để có được sự an nhiên, tĩnh tại trong tâm hồn như vậy phải là một người có nhận thức sâu sắc của cuộc đời. Nguyễn Bỉnh Khiêm cũng nhận thấy lòng tham chính là căn nguyên của tội lỗi. Bởi vậy mà ông hướng đến lối sống thanh bạch, giản dị, thuận theo tự nhiên. “Rượu đến cội cây ta sẽ uống Nhìn xem phú quý tựa chiêm bao.” + Điển tích: Rượu đến cội cây, sẽ uống, Phú quý tựa chiêm bao => Nguyễn Bỉnh Khiêm coi công danh phú quý tựa như giấc chiêm bao, giống như phù du vậy. Khi thể hiện quan điểm của mình, Nguyễn Bỉnh Khiêm lựa chọn mình thế đứng bên ngoài của sự cám dỗ danh lợi, vinh hoa – phú quý, bộc lộ thái độ xem thường. + Nhìn xem: biểu hiện thế đứng từ bên ngoài, coi thường danh lợi. Khẳng định lối sống mà mình đã chủ động lựa chọn, đứng ngoài vòng cám dỗ của vinh hoa phú quý.
  5. Đóa trà mi đã ngậm gương nửa vành (Nguyễn Du) => Trong thơ Nguyễn Trãi, tuy là "lầu tịch dương", là cuối ngày rồi nhưng vạn vật vẫn căng tràn sức sống. Bức tranh thiên nhiên rộn rã, tươi thắm, dạt dào sức sống. - Hệ thống động từ: + "đùn đùn": có dòng nhựa sống đang ứa căng trong thớ vỏ của hoa hòe, phun trào ra hết lớp này đến lớp khác. + "giương": tán lá xòe rộng ra để che rợp cả khoảng không rộng lớn. + "phun": dòng nhựa đang tràn trề và phun trào lên, tạo thành màu đỏ rực rỡ của hoa lựu. - Màu hoa đỏ này ta đã từng gặp trong thơ Nguyễn Du Dưới trăng quyên đã gọi hè Đầu tường lửa lựu lập lòe đâm bông => Câu thơ của Nguyễn Du thiên về tạo hình, câu thơ của Nguyễn Trãi nói được sức sống của hoa lựu + "Tiễn": ngát, nức hương thơm của hoa sen - Hệ thống từ láy tượng thanh: + "Lao xao": âm thanh của người mua kẻ bán tấp nập, rộn ràng ⟶ náo nhiệt ⟶ sự phồn vinh, no đủ của cuộc sống. + "Dắng dỏi": tiếng ve tạo nên bản đàn rộn ràng => Tràn trề sức sống vào thời điểm cuối ngày. - Tác giả huy động tất cả các giác quan, mở rộng tấm lòng mình để cảm nhận và để tái hiện cảnh ngày hè => Vẻ đẹp của bức tranh thiên nhiên cuộc sống. - Mãi đến thế kỉ XX Xuân Diệu mới có những vần thơ “Sống toàn tâm, toàn trí, toàn hồn/ Sống toàn tim và thức nhọn giác quan” nhưng ở thế kỉ XV, với lòng yêu thiên nhiên cuộc sống của mình, Nguyễn Trãi đã có những cảm nhận bằng tất cả giác quan. + Xúc giác ⟶ sự mát mẻ, dễ chịu + Thị giác ⟶ sự rực rỡ sắc màu của bức tranh thiên nhiên Màu lục (xanh thẫm) của hoa hòe đang xòe rộng ra, phủ khắp không gian.
  6. Màu đỏ rực rỡ của hoa lựu. Cả dòng nhựa tràn trề, ứa căng phun trào hết lớp này đến lớp khác trên những bông hoa lựu. Màu hồng dịu dàng của hoa sen. => Tất cả các màu sắc ấy đang được tắm mình trong màu vàng nhạt của ánh trời chiều sắp tắt. => Sự hòa sắc tinh tế, tạo nên bức tranh tươi sáng. + Khứu giác: hương thơm, sự nồng nàn của hương sen. + Thính giác: sự náo nhiệt, rộn ràng của tiếng đàn ve, của chợ cá Biện pháp đảo cấu trúc, từ láy tượng thanh được đảo lên vị trí đầu câu “lao xao”, “dắng dỏi” để nhấn mạnh vào sự náo nhiệt ấy. => Bức tranh thiên nhiên cuộc sống gần gũi, chân thực, sống động và có hồn. 2.2. Bức tranh tâm hồn của nhà thơ Nguyễn Trãi a. Tình yêu thiên nhiên cuộc sống * Thể hiện ở câu thơ mở đầu Rồi/ hóng mát/ thuở ngày trường - Hoàn cảnh rỗi rãi, thư nhàn - Ngày nhàn hiếm hoi đã dành cho thiên nhiên. => Tình yêu thiên nhiên cuộc sống của tác giả. * Thể hiện ở cách cảm nhận thiên nhiên cuộc sống - Dù đã đến cuối ngày nhưng mọi vật vẫn căng tràn nhựa sống. - Rộng mở tất cả các giác quan để cảm nhận trọn vẹn vẻ đẹp của thiên nhiên cuộc sống. b. Tấm lòng ưu dân ái quốc - Từ việc quan sát, cảm nhận bức tranh thiên nhiên tươi đẹp, đầy sức sống, và bức tranh cuộc sống rộn ràng, náo nhiệt, no đủ, phồn vinh => Tác giả mong muốn có được cây đàn của vua Ngu Thuấn để gảy khúc Nam phong ca ngợi cuộc sống thái bình. => Mong muốn triều đại của chúng ta cũng giống triều đại vua Ngu Thuấn thái bình, người dân của triều đại chúng ta cũng có cuộc sống như người dân trong triều đại vua Ngu Thuấn có cuộc sống ấm no, hạnh phúc, đủ đầy. => Cuộc sống đang diễn ra như tác giả mong muốn.
  7. - Kết lại bài thơ là một câu lục ngôn => Điểm nhấn, dồn nén cảm xúc, kết tụ của hồn thơ Nguyễn Trãi: mong muốn cuộc sống giàu đủ cho nhân dân. 3. Kết bài - Khái quát lại vấn đề. ĐỀ SỐ 4 I. Đọc hiểu (3,0 điểm) Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu ở dưới: Sáng nay tôi nhìn thấy em ở ngã tư. Đèn đỏ còn sáng và đồng hồ đang đếm ngược. Ba mươi chín giây. Em đang vội, chiếc xe đạp điện màu đỏ cứ nhích dần lên. Không chỉ mình em, nhiều người khác cũng vội, những chiếc xe máy cứ nhích dần, nhích dần lên. Sống là không chờ đợi. Dù chỉ mấy mươi giây. Tôi nhớ có hôm nào đó, em đã nói với tôi rằng đấy là một triết lý hay, ta phải tranh thủ sống đến từng giây của cuộc đời. Nhưng em biết không, đừng vì bất cứ một triết lý nào mà gạt bỏ ý nghĩa của sự chờ đợi. Chờ đợi ở đây không phải là há miệng chờ sung, mà chờ đợi là một phần của bài học cuộc đời. Em sẽ bằng lòng đợi chứ, nếu em biết về điều sẽ xảy ra? Đôi khi xếp hàng ở siêu thị, vì biết rồi sẽ đến lượt mình và rằng đó là sự công bằng. Đợi tín hiệu đèn xanh trước khi nhấn bàn đạp, vì biết đó là luật pháp và sự an toàn cho chính bản thân. Đợi một người trễ hẹn thêm dăm phút nữa, vì biết có bao nhiêu điều có thể bất ngờ xảy ra trên đường. Đợi một cơn mưa vì biết rằng dù dai dẳng mấy, nó cũng phải tạnh. Đợi một tình yêu đích thực vì biết rằng những thứ tình yêu “theo trào lưu” chỉ có thể đem đến những tổn thương cho tâm hồn nhạy cảm của em (Nếu biết trăm năm là hữu hạn, Phạm Lữ Ân, NXB Hội nhà văn, 2012, tr 25) Câu 1. Xác định các phương thức biểu đạt được sử dụng trong đoạn trích trên. Câu 2. Nội dung chính của đoạn trích trên là gì? Câu 3. Anh/chị hiểu như thế nào về ý nghĩa của thành ngữ được gạch chân trong câu văn: "Chờ đợi ở đây không phải là há miệng chờ sung, mà chờ đợi là một phần của bài học cuộc đời". Câu 4. Anh/chị lựa chọn triết lý nào cho cuộc sống của bản thân: "Sống là không chờ đợi" hay "Đừng vì bất cứ một triết lý nào mà gạt bỏ ý nghĩa của sự chờ đợi"? Vì sao? II. PHẦN LÀM VĂN (7,0 điểm)
  8. Câu 1: (2,0 điểm) Viết đoạn văn nghị luận (khoảng 100 chữ) bày tỏ suy nghĩ của anh/chị về ý kiến: Một cuốn sách tốt là một người bạn hiền. Câu 2: (5,0 điểm) Hãy kể lại Truyện An Dương Vương và Mị Châu - Trọng Thủy bằng lời của anh/chị với một cách kết thúc khác với kết thúc của tác giả dân gian. HẾT ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 4 I. Đọc hiểu Câu 1. - Các phương thức biểu đạt được sử dụng trong đoạn trích trên: phương thức tự sự, phương thức nghị luận. Câu 2. - Về nội dung: tác giả bác bỏ triết lý sống: sống là không chờ đợi, từ đó chứng minh rằng: trong cuộc sống, sự chờ đợi là cần thiết và có ý nghĩa Câu 3. - "Chờ đợi ở đây không phải là há miệng chờ sung, mà chờ đợi là một phần của bài học cuộc đời". - Há miệng chờ sung trong câu văn này có nghĩa: chỉ sự thụ động, thiếu tinh thần chủ động trong công việc. Câu 4. Học sinh trình bày triết lý sống của bản thân, câu trả lời cần hợp lý, có sức thuyết phục có thể học sinh sẽ trình bày một trong các quan điểm sau: 1. Sống là không chờ đợi : sống tích cực, biết chớp thời cơ, nắm bắt cơ hội - nhưng không đồng nghĩa với sống vội, sống gấp. 2. Đừng vì bất cứ một triết lý nào mà gạt bỏ ý nghĩa của sự chờ đợi: Biết chờ đợi bởi đó là biểu hiện của sự kiên trì, chín chắn, nắm được quy luật của cuộc sống, không nóng vội hay đốt cháy giai đoạn - nhưng không đồng nghĩa với sự thụ động, chậm chạp. 3. Linh hoạt lựa chọn triết lý sống trong từng hoàn cảnh cụ thể. II. Làm văn Câu 1: Học sinh có thể cấu trúc đoạn theo nhiều cách nhưng về cơ bản, cần đảm bảo những nội dung sau:
  9. * Giải thích: + Sách tốt: Là sách có nội dung tích cực, có tác dụng cung cấp cho ta những tri thức về mọi lĩnh vực của cuộc sống, giúp ta bồi dưỡng tâm hồn, nhân cách + Bạn hiền: là người bạn có thể giúp ta chia sẻ những buồn vui, giúp ta vượt qua những thử thách, khó khăn để vươn lên trong học tập, cuộc sống. * Bàn luận: + Sách tốt là người bạn đồng hành với ta trên con đường học tập, trau dồi tri thức để làm chủ cuộc sống của mình. “Sách mở ra trước mắt ta những chân trời mới”. + Sách tốt là người bạn giúp ta biết phân biệt xấu – tốt, đúng – sai; dạy ta biết yêu thương, trân trọng những điều tốt đẹp, biết căm giận, lên án cái xấu, cái ác, biết sẻ chia, cảm thông, biết trọng nghĩa tình + Sách tốt là người bạn nâng đỡ tâm hồn ta những lúc ta buồn. + Sách tốt khơi gợi cho ta những ước mơ, những hoài bão đẹp. * Bài học nhận thức và hành động: + Biết trân trọng sách tốt và việc đọc sách. + Phê phán những quan điểm lệch lạc về việc đọc sách và chọn sách ở một bộ phận giới trẻ hiện nay. Câu 2: Học sinh dùng lời văn của mình một cách linh hoạt, sáng tạo nhưng nội dung câu chuyện phải đảm bảo trung thành với tác giả dân gian. Có thể có nhiều cách kể khác nhau nhưng cần đảm bảo những nội dung cơ bản sau: * Mở bài: Giới thiệu về hoàn cảnh xảy ra câu chuyện - An Dương Vương kế tục sự nghiệp dựng nước của 18 đời Hùng Vương; đổi tên nước Văn Lang thành Âu Lạc, dời đô từ Phong Châu xuống Phong Khê (Cổ Loa, Đông Anh, Hà Nội ngày nay) * Thân bài: - Kể lại diễn biến câu chuyện + An Dương Vương bắt tay vào việc xây thành, gặp rất nhiều khó khăn. + Nhờ sứ Thanh Giang (Rùa vàng) giúp đỡ, sau nửa tháng thì thành được xây xong. + Rùa vàng cho An Dương vương một chiếc vuốt để làm lẫy nỏ. + Triệu Đà mang quân sang xâm lược, An Dương Vương nhờ có nỏ thần bắn một phát chết hàng vạn giặc nên Triệu Đà thua to, rút quân về nước.
  10. + Triệu Đà giả vờ cầu hòa, rồi cầu hôn cho con trai là Trọng Thủy. An Dương Vương chủ quan, mất cảnh giác nên đã mắc mưu. + Trọng Thủy lấy cắp lẫy thần (Tráo đổi lẫy nỏ làm từ móng thần Kim Quy thành lẫy giả). + Triệu Đà tấn công Loa Thành, An Dương Vương mang Mị Châu lên ngựa bỏ chạy về phương Nam * Kết bài: Kết thúc câu chuyện. ĐỀ SỐ 5 PHẦN I. ĐỌC - HIỂU (3,0 điểm) Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi: Mới đây, các giáo sư tâm lý học ở Trường Đại học York ở Toronto (Canada) đã tìm ra những bằng chứng để chứng minh rằng: Đọc sách văn học thực sự giúp con người trở nên thông minh và tốt tính hơn. Những nghiên cứu của các giáo sư đã cho thấy những người thường xuyên đọc sách văn học thường có khả năng thấu hiểu, cảm thông và nhìn nhận sự việc từ nhiều góc độ. Ngược lại, những cá nhân có khả năng thấu cảm tốt cũng thường lựa chọn sách văn học để đọc. Sau khi đã tìm thấy mối liên hệ hai chiều ở đối tượng độc giả là người lớn, các nhà nghiên cứu tiếp tục tiến hành với trẻ nhỏ và nhận thấy những điều thú vị, rằng những trẻ được đọc nhiều sách truyện thường có cách ứng xử ôn hoà, thân thiện hơn, thậm chí trở thành đứa trẻ được yêu mến nhất trong nhóm bạn. Đọc một “nội dung sâu sắc” khác với cách đọc “mì ăn liền” của chúng ta khi lướt qua các trang mạng. Hiện tại, việc thực sự đọc, chìm lắng vào một nội dung văn học là việc ngày càng hiếm thấy trong đời sống đương đại. Theo các nhà tâm lý học, việc chú tâm đọc một nội dung sâu sắc có tầm quan trọng đối với mỗi cá nhân giống như việc người ta cần bảo tồn những công trình lịch sử hay những tác phẩm nghệ thuật quý giá. Việc thiếu đi thói quen đọc nghiêm túc sẽ gây ảnh hưởng tới sự phát triển trí tuệ và cảm xúc của những thế hệ “sống trên mạng”. Câu 1: Xác định phương thức biểu đạt của văn bản trên (0.5 điểm) Câu 2: Theo kết quả nghiên cứu của các giáo sư của trường Đại học York ở Toronto (Canada), người lớn thường xuyên đọc sách văn học sẽ có những khả năng gì?(0.5 điểm) Câu 3: Anh/ Chị hiểu như thế nào về ý kiến của tác giả bài viết: "Đọc một "nội dung sâu sắc" khác với cách đọc "mì ăn liền" của chúng ta khi lướt qua các trang mạng"? (1.0 điểm) Câu 4: Từ đoạn trích, anh/ chị hãy rút ra 02 bài học cho bản thân. (1.0 điểm) PHẦN II. LÀM VĂN (7,0 điểm) Câu 1: Nghị luận xã hội (2 điểm)
  11. Anh/chị có đồng ý với ý kiến được nêu trong văn bản ở phần Đọc hiểu: “Hiện tại, việc thực sự đọc, chìm lắng vào một nội dung văn học là việc ngày càng hiếm thấy trong đời sống đương đại.” không? Tại sao? (trả lời trong một đoạn văn ngắn khoảng 200 chữ) Câu 2: Nghị luận văn học (5.0 điểm) Tình yêu thiên nhiên, yêu cuộc sống của Nguyễn Trãi qua bài thơ Cảnh ngày hè. HẾT ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 5 PHẦN I. ĐỌC - HIỂU ( 3 điểm) Câu 1: Phương thức biểu đạt của văn bản: Nghị luận (0.5 điểm) Câu 2: Theo kết quả nghiên cứu của các giáo sư của trường Đại học York ở Toronto (Canada), người lớn thường xuyên đọc sách văn học sẽ có những khả năng thấu hiểu, cảm thông và nhìn nhận sự việc từ nhiều góc độ. Trả lời đầy đủ các ý trên hoặc hai ý: 0.5 điểm; trả lời được một ý: 0,25 điểm Câu 3: "Đọc một "nội dung sâu sắc" khác với cách đọc "mì ăn liền" của chúng ta khi lướt qua các trang mạng" có thể hiểu là: - Cách đọc một "nội dung sâu sắc": Thái độ đọc nghiêm túc, thật sự chìm lắng vào thế giới văn học, chú ý nhập tâm để thấu cảm và rút ra bài học sâu sắc cho bản thân. (0.25 điểm) - Cách đọc "mì ăn liền": Thái độ đọc lướt nhanh, sơ sài, qua loa, không hiểu đúng và sâu sắc giá trị nội dung và giá trị nghệ thuật của tác phẩm, không thấy được ý nghĩa nhân văn tác phẩm đó đem lại. (0.25 điểm) → Câu nói mang tính định hướng về một cách đọc sách văn học đúng đắn, tích cực. (0.5 điểm) Học sinh có thể diễn đạt theo nhiều cách khác nhau Câu 4: Các bài học rút ra từ văn bản: - Tầm quan trọng của việc đọc sách văn học trong việc bồi dưỡng tri thức và tâm hồn vì vậy cần dành nhiều thời gian để đọc sách - Đọc sách cần có phương pháp, biết chọn lọc sách phù hợp và thực sự chú tâm mới đạt được hiệu quả. Trả lời mỗi ý được 0.5 điểm Học sinh có thể rút ra các bài học khác nhau nhưng phải gắn với thông điệp của văn bản. PHẦN II. LÀM VĂN (7 ĐIỂM)
  12. Câu 1. Nghị luận xã hội: (2 điểm) a) Yêu cầu về kỹ năng: Học sinh biết cách viết đoạn văn nghị luận xã hội, kết cấu bài viết chặt chẽ, biết dùng từ, đặt câu, diễn đạt lưu loát, mạch lạc, trình bày bài viết rõ ràng, tôn trọng người đọc. b) Yêu cầu về kiến thức: Học sinh có thể trình bày theo nhiều cách khác nhau nhưng phải nêu lên được quan điểm của bản thân (có thể là đồng ý, có thể là không đồng ý hoặc ý kiến khác ) và lý giải được vì sao lại có quan điểm như vậy: 1) Đưa ra quan điểm của bản thân: - Đồng ý vì trong cuộc sống hiện nay, khi các thiết bị điện tử xuất hiện ngày càng nhiều thì việc đọc sách, đặc biệt là đọc sách văn học ngày càng hiếm, vì mọi người dành thời gian lên mạng nhiều hơn do tin tức được cập nhật nhanh chóng; xuất hiện nhiều loại hình giải trí lôi cuốn hấp dẫn như nhạc Kpop, phim thần tượng, truyền hình thực tế ; do cuộc sống bận rộn, áp lực học tập thi cử nặng nề nên không còn thời gian đọc sách; - Không đồng ý vì vẫn còn nhiều người đam mê với sách, đặc biệt là sách văn học vì ý thức được giá trị và ý nghĩa của việc đọc sách; các buổi ra mắt sách của những nhà văn nổi tiếng hoặc những hội chợ sách vẫn thu hút được bạn đọc; các hoạt động sáng tác vẫn có đông các bạn trẻ tham gia; 2) Đưa ra các giải pháp, bài học theo quan điểm lựa chọn Câu 2: Nghị luận văn học (5 điểm) - Yêu cầu về kĩ năng: Học sinh biết cách làm một bài NLVH phân tích đoạn thơ. Văn viết có cảm xúc, ít nhiều thể hiện khả năng cảm thụ văn học, hiểu biết cuộc sống; diễn đạt trôi chảy, không mắc lỗi chính tả, ngữ pháp; bố cục rõ ràng, lập luận tốt. - Yêu cầu về kiến thức: Học sinh có thể khám phá, phân tích và trình bày theo nhiều cách khác nhau. Song trên cơ sở phải nắm được một số nét chính về bài thơ Cảnh ngày hè. Cảm nhận bài thơ cần làm nổi bật luận điểm, tránh phân tích chung chung: * Khái quát: Giới thiệu khái quát về tác giả Nguyễn Trãi, bài thơ Cảnh ngày hè, vấn đề nghị luận (0.5 điểm) * Tình yêu thiên nhiên, yêu cuộc sống của tác giả thể hiện qua những khía cạnh sau: - Luận điểm 1: Tình yêu thiên nhiên (4 câu đầu) (2.5 điểm)
  13. + Tâm thế thảnh thơi, thư thái trước thiên nhiên (câu 1): nhịp thơ 1/2/3 + câu lục ngôn -> Đây là một trong những ngày nhàn rỗi hiếm hoi trong suốt cuộc đời bộn bề công việc của ông. Chính trong khoảnh khắc nhàn tản ấy ông dành cho thiên nhiên, hòa mình vào vạn vật. + Cảm nhận thiên nhiên hết sức tinh tế (câu 2,3,4) Hình ảnh thiên nhiên: cây hòe, cây thạch lựu, sen hồng, đi vào thơ Nguyễn Trãi một cách chân thực, tự nhiên, bình dị. Hình ảnh thiên nhiên được tác giả cảm nhận bằng nhiều giác quan (thị giác, thính giác, khứu giác ) thông qua các động từ mạnh ("phun", "giương", "đùn đùn"), cách ngắt nhịp lạ (3/4) gợi sự chú ý, làm nổi bật bức tranh ngày hè => Tình yêu thiên nhiên và tâm hồn tinh tế, nhạy cảm cùng nhiều cung bậc cảm xúc của nhà thơ. - Luận điểm 2: Tấm lòng yêu cuộc sống (câu 5 và 6) (1.5 điểm) + Cuộc sống sinh hoạt của người dân được nhà thơ cảm nhận thông qua hình ảnh quen thuộc: hình ảnh chợ là âm vang của đời sống. Từ láy "lao xao" + đảo ngữ “lao xao chợ cá” đã nói lên vẻ sầm uất của cuộc sống xung quanh (câu 5) + Không khí quạnh hiu, cô tịch của "lầu tịch dương" bị xua tan bởi tiếng nhạc ve. Từ láy "dắng dỏi" + đảo ngữ “dắng dỏi cầm ve” -> một bản đàn khiến hoàng hôn cũng trở nên náo nhiệt (câu 6) => Âm vang cuộc sống thực tạo thành mối dây liên hệ giữa nhà thơ với nhân dân, mang lại niềm vui xôn xao trong một buổi chiều tạo nên sự hòa điệu giữa con người với cuộc sống. * Đánh giá chung: (0.5 điểm) - Nội dung: Bức tranh thiên nhiên ngày hè sống động ấy đã hàm chứa một nội dung ý nghĩa: thiên nhiên ấy chính là tấm lòng của nhà thơ cũng đang náo nức muốn hòa cùng niềm vui sự sống. Cuộc sống của ông không phải của ẩn sĩ lánh đời mà chính là phản chiếu của tâm hồn yêu đời thiết tha, đón nhận thưởng thức được niềm vui cuộc sống thanh bình. Đó chính là vẻ đẹp nhân cách của Nguyễn Trãi. - Nghệ thuật: + Nghệ thuật Việt hóa thơ Đường, câu thất ngôn xen với câu lục ngôn, các biện pháp nghệ thuật cách tân độc đáo: đặc tả thiên nhiên bằng các động từ giàu sức gợi, tạo nên cảnh sinh động. + Nghệ thuật đảo ngữ làm bật âm thanh, không khí náo nhiệt, vui tươi. + Nhịp thơ biến hóa phù hợp, kết hợp tinh tế cách ngắt nhịp 3/4 và 4/3, nhịp lạ ở câu lục ngôn -> cảm xúc dồn nén. * Kết luận
  14. - Khái quát lại vấn đề.