Đề kiểm tra cuối học kì 2 Hóa học Lớp 10 - Năm học 2021-2022 - Sở GD&ĐT Bắc Ninh (Có đáp án)

Câu 7: Oxi và ozon là: 
A. hai đồng vị của oxi. B. hai hợp chất của oxi. 
C. hai dạng thù hình của nguyên tố oxi. D. hai loại nguyên tử oxi. 
Câu 8: Khi nhỏ dung dịch AgNO3 vào dung dịch chất nào sau đây sẽ không thu được kết tủa? 
A. HCl.                            B. HF.                            C. HBr.                              D. HI. 
Câu 9: Nguyên tố lưu huỳnh (S) thuộc nhóm VIA trong bảng tuần hoàn. Công thức oxit ứng 
với hóa trị cao nhất của S là: 
A. SO2. B. SO3. C. H2SO4. D. H2SO3. 
Câu 10: Trong tự nhiên, khí này có trong một số nước suối, trong khí núi lửa và bốc ra từ xác 
chết của người và động vật... Khí đó là khí nào sau đây? 
A. O2. B. SO2. C. H2S. D. CO2. 
Câu 11: Axit sunfuric là hóa chất hàng đầu được dùng trong nhiều ngành sản xuất, dùng để 
sản xuất phân bón, thuốc trừ sâu, chất giặt rửa tổng hợp, tơ sợi hóa học, chất dẻo, sơn màu... 
Axit sunfuric được sản xuất trong công nghiệp bằng phương pháp tiếp xúc. Phương pháp này 
gồm mấy công đoạn chính? 
A. 1. B. 2 . C. 3. D. 4.
pdf 3 trang Thúy Anh 12/08/2023 4140
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra cuối học kì 2 Hóa học Lớp 10 - Năm học 2021-2022 - Sở GD&ĐT Bắc Ninh (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • pdfde_kiem_tra_cuoi_hoc_ki_2_hoa_hoc_lop_10_nam_hoc_2021_2022_s.pdf

Nội dung text: Đề kiểm tra cuối học kì 2 Hóa học Lớp 10 - Năm học 2021-2022 - Sở GD&ĐT Bắc Ninh (Có đáp án)

  1. SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KỲ II BẮC NINH NĂM HỌC: 2021-2022 Môn: Hóa học - Lớp 10 (Đề có 02 trang) Thời gian làm bài: 45 phút (không kể thời gian phát đề) I. TRẮC NGHIỆM (3,0 điểm) Câu 1: Nguyên tử của nguyên tố lưu huỳnh có Z = 16. Cấu hình electron của nguyên tử lưu huỳnh là: A. 1s22s22p5. B. 1s22s22p63s23p4. C. 1s22s22p63s2. D. 1s22s22p4. Câu 2: SO2 và SO3 đều thuộc loại oxit A. bazơ. B. axít . C. lưỡng tính. D. trung tính. Câu 3: Kim loại nào sau đây không tan trong dung dịch H2SO4 loãng? A. Cu. B. Fe. C. Zn. D. Al. Câu 4: Số oxi hóa của clo trong hợp chất HClO là: A. +3. B. -1. C. +5. D. +1. Câu 5: Trong phòng thí nghiệm, người ta điều chế và thu khí oxi như hình vẽ dưới đây vì khí oxi A. rất ít tan trong nước. B. tan nhiều trong nước. C. nặng hơn không khí. D. nhẹ hơn không khí. Câu 6: Cho phản ứng: SO2 + Cl2 + 2H2O → 2HCl + H2SO4. Vai trò của clo trong phản ứng là: A. Chất oxi hóa B. Chất khí C. Chất oxi hóa và chất khử D. Tất cả đều sai Câu 7: Oxi và ozon là: A. hai đồng vị của oxi. B. hai hợp chất của oxi. C. hai dạng thù hình của nguyên tố oxi. D. hai loại nguyên tử oxi. Câu 8: Khi nhỏ dung dịch AgNO3 vào dung dịch chất nào sau đây sẽ không thu được kết tủa? A. HCl. B. HF. C. HBr. D. HI. Câu 9: Nguyên tố lưu huỳnh (S) thuộc nhóm VIA trong bảng tuần hoàn. Công thức oxit ứng với hóa trị cao nhất của S là: A. SO2. B. SO3. C. H2SO4. D. H2SO3. Câu 10: Trong tự nhiên, khí này có trong một số nước suối, trong khí núi lửa và bốc ra từ xác chết của người và động vật Khí đó là khí nào sau đây? A. O2. B. SO2. C. H2S. D. CO2. Câu 11: Axit sunfuric là hóa chất hàng đầu được dùng trong nhiều ngành sản xuất, dùng để sản xuất phân bón, thuốc trừ sâu, chất giặt rửa tổng hợp, tơ sợi hóa học, chất dẻo, sơn màu Axit sunfuric được sản xuất trong công nghiệp bằng phương pháp tiếp xúc. Phương pháp này gồm mấy công đoạn chính? A. 1. B. 2 . C. 3. D. 4. 1
  2. Câu 12: Trung hòa V ml dung dịch NaOH 2M cần 250 ml dung dịch H2SO4 2M. Giá trị của V là: A. 125. B. 500. C. 0,125. D. 0,25. II. TỰ LUẬN (7,0 điểm) Câu 1. (2,0 điểm) Viết các phương trình phản ứng theo sơ đồ chuyển hoá sau (ghi rõ điều kiện nếu có). 1 2 3 4 Zn  ZnS  H2S  SO2  H2SO4 Câu 2. (2,0 điểm) Thí nghiệm điều chế và thử tính chất của SO2 được thực hiện theo sơ đồ bên: a) Biết Y là Na2SO3, xác định các chất X, Z và hiện tượng quan sát được trong bình tam giác. b) Viết các phương trìnhhóa học của phản ứng dd nước Br2 xảy ra trong thí nghiệm trên. Câu 3. (3,0 điểm) Cho m gam hỗn hợp A gồm Fe và FeS tác dụng với dung dịch H2SO4 loãng (dư), sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được 3,36 lít hỗn hợp khí B (đktc). Cho hỗn hợp khí B đi qua dung dịch Pb(NO3)2 (dư) thu được 11,95 gam kết tủa màu đen. a. Viết phương trình hóa học của các phản ứng xảy ra. b. Tính thể tích mỗi khí trong hỗn hợp khí B. c. Cho m gam hỗn hợp A ở trên tác dụng hết với dung dịch H2SO4 đặc, nóng (dư) thu được khí SO2. Khí SO2 sinh ra làm mất màu vừa đủ V (ml) dung dịch KMnO4 1M. Tính giá trị của V. === Hết === Cho biết nguyên tử khối của các nguyên tố: O=16; H=1; S= 32; Fe = 56; Pb= 207. Thí sinh không được sử dụng Bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học. 2
  3. SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HƯỚNG DẪN CHẤM BẮC NINH ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KỲ II NĂM HỌC: 2021-2022 Môn: Hóa học - Lớp 10 I. TRẮC NGHIỆM (3,0 điểm) 1B 2B 3A 4D 5A 6A 7C 8B 9B 10C 11C 12B II. TỰ LUẬN (7,0 điểm) Câu Hướng dẫn giải Điểm 0 1. S + Zn  t ZnS 0.5 2. ZnS + 2HCl ZnCl2 + H2S 0.5 1 0.5 3. 2H2S + 3O2 dư 2SO2 + 2H2O 4. SO2 + Br2 + 2H2O  2HBr + H2SO4 0.5 a. a. – X là H2SO4 ; Y là Na2SO3 ; Z là NaOH 0.75 b. – Dung dịch nước brom bị mất màu 2 0.25 b.ptpư: Na2SO3 + H2SO4 Na2SO4 + SO2 + H2O 0.5 SO2 + Br2 + 2H2O 2HBr + H2SO4 0.5 a.PTPƯ: Fe + H2SO4 FeSO4 + H2 (1) 0,25 FeS + H2SO4 FeSO4 + H2S (2) 0,25 H2S + Pb(NO3)2 PbS↓ + 2HNO3 (3) 0,5 b.Theo PT(2),(3): nFeS = nH2S = nPbS = 11,95: 239 = 0,05 mol. 0.5 3 Suy ra : V = 0,05*22,4 = 1,12 lít H2S 0.25 V = 3,36 – 1,12 = 2,24 lít H2 0.25 c. 2Fe + 6H2SO4 đn Fe2(SO4)3 + 3SO2 + 6H2O (4) 2FeS + 10H2SO4 đn Fe2(SO4)3 + 9SO2 + 10H2O (5) 5SO2 + 2KMnO4 + 2H2O K2SO4 + 2MnSO4 + 2H2SO4 (6) 0.25 Theo phương trình(1): nFe = nH2 = 2,24:22,4 = 0,1 mol 0.25 Theo phương trình(2): nFeS = nH2S = 0,05 mol Theo phương trình(4),(5): nSO2 = 1,5nFe + 4,5nFeS = 0,375mol 0,25 Theo phương trình 6: nKMnO4 phản ứng = 2/5nSO2 = 2/5x0,375 = 0,15 mol V= 0,15:1 = 0,15 lít = 150 ml 0,25 Lưu ý: Nếu HS làm cách khác đúng vẫn cho số điểm tối đa! 3