Kiểm tra cuối kì 1 Hóa học Lớp 10 - Mã đề 301 - Năm học 2022-2023 - Trường THPT Quế Sơn

Câu 2 (1,5đ). Bromine (Br) có 2 đồng vị, đồng vị thứ nhất có 35 hạt proton và 44 hạt neutron, chiếm 54,5% về số nguyên tử. Đồng vị thứ hai có nhiều hơn đồng vị thứ nhất là 2 neutron.
a.Tính số khối của mỗi đồng vị.
b.Tính nguyên tử khối trung bình của Bromine (Br).
c.Viết sơ đồ hình thành liên kết ion giữa Bromine (Br) và Sodium (11Na).
Câu 3. (1,5đ) Một nguyên tử nguyên tố R có tổng số hạt cơ bản (p, e, n) là 34, trong đó hạt mang điện tích dương ít hơn hạt không mang điện là 1.
a. Xác định số hiệu nguyên tử, số khối của R.
b. Viết kí hiệu nguyên tử của nguyên tố R.
c. Ion Na+ đóng vai trò rất quan trọng trong việc điều hòa huyết áp của cơ thể. Tuy nhiên nếu cơ thể hấp thụ một lượng lớn ion này sẽ dẫn đến các vấn đề về tim mạch và thận. Các nhà khoa học khuyến cáo lượng ion Na+ nạp vào cơ thể nên thấp hơn 2300 mg nhưng không ít hơn 500mg mỗi ngày đối với một người lớn để đảm bảo sức khỏe. Giả sử một người lớn sử dụng 5 gam muối ăn ( NaCl chiếm 90%) mỗi ngày thì lượng ion Na+ mà người ấy nạp vào cơ thể có vượt mức giới hạn cho phép không? Giải thích?
doc 3 trang Thúy Anh 12/08/2023 320
Bạn đang xem tài liệu "Kiểm tra cuối kì 1 Hóa học Lớp 10 - Mã đề 301 - Năm học 2022-2023 - Trường THPT Quế Sơn", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • dockiem_tra_cuoi_ki_1_hoa_hoc_lop_10_ma_de_301_nam_hoc_2022_202.doc

Nội dung text: Kiểm tra cuối kì 1 Hóa học Lớp 10 - Mã đề 301 - Năm học 2022-2023 - Trường THPT Quế Sơn

  1. TRƯỜNG THPT QUẾ SƠN KIỂM TRA CUỐI KỲ 1- NĂM HỌC 2022-2023 TỔ: HÓA – SINH- CNTT Môn: HÓA – Lớp 10 Thời gian làm bài: 45 phút ĐỀ CHÍNH THỨC (Không kể thời gian giao đề) (Đề gồm có 02 trang) MÃ ĐỀ 301 I.TRẮC NGHIỆM (15 câu) Câu 1. Cho X, Y, Z là ba nguyên tố liên tiếp nhau trong một chu kì ( ZX < ZY < ZZ ).Tổng số các hạt mang điện trong nguyên tử của ba nguyên tố là 96. Phát biểu nào sau đây sai? A. Độ âm điện tăng dần X < Y < Z. B. X, Y, Z đều thuộc chu kì 3. C. X là nguyên tố phi kim; Y,Z đều là nguyên tố kim loại. D. Công thức hydroxide của Y là H2YO4 Câu 2. Hai nguyên tố X và Y cùng thuộc một nhóm A, ở hai chu kỳ kế tiếp nhau (ZX < ZY) có tổng số proton là 26. Vị trí của nguyên tố X là A. chu kì 3, nhóm VIA. B. chu kì 3, nhóm VIIA. C. chu kì 2, nhóm IVA. D. chu kì 2, nhóm VIIA. Câu 3. Nguyên tử có A. 27 proton. B. 26 neutron. C. 13 electron. D. 14 electron. Câu 4. Có những phát biểu sau: 1. Đồng vị là những nguyên tử có cùng số hạt proton nhưng khác nhau số hạt neutron. 2. Trong nguyên tử, số hạt proton bằng số hạt neutron. 3. Trong nguyên tử, số hạt proton bằng số hạt electron. 4. Chỉ có nguyên tử Sodium (Na) mới có 11 hạt proton. 5. Nguyên tử có cấu tạo rỗng, trung hòa về điện. Những phát biểu đúng là A. 2, 4, 5. B. 2, 3, 4, 5. C. 1, 3, 5. D. 1, 4, 3, 5. Câu 5. Nguyên tố X có cấu hình electron [Ne] 3s23p3. X thuộc khối nguyên tố A. f. B. d. C. p. D. s. Câu 6. Một nguyên tử X có Z = 15, số electron độc thân của X là A. 1.B. 2.C. 3. D. 4. Câu 7. Theo quy tắc Octet, nguyên tử Oxygen (O) có Z = 8, có thể tạo thành ion nào? A. O-. B. O2+. C. O2-. D. O+. Câu 8. Hydrogen có 2 đồng vị là , ; Oxygen có 3 đồng vị là , và . Hỏi có bao nhiêu loại phân tử nước (H2O) tạo nên từ các đồng vị trên? A. 6. B. 9.C. 10. D. 12. Câu 9. Trong nguyên tử, hạt mang điện tích âm là A. proton và electron. B. electron và neutron. C. proton và neuton.D. electron. Câu 10. Nguyên tố X có 3lớp electron, X thuộc chu kì mấy? A. 2.B. 4. C. 5. D. 3. Câu 11. Phân tử KCl được hình thành bởi loại liên kết hóa học gì? A. Cộng hóa trị không phân cực.B. Cộng hóa trị phân cực. C. Ion. D. Cho nhận. Mã đề 301/1
  2. Câu 12. Số electron tối đa phân bố trên lớp thứ 4 (lớp N) trong vỏ nguyên tử là A. 16.B. 50.C. 32. D. 18. Câu 13. Hạt mang điện trong hạt nhân nguyên tử là A. neutron và electron.B. proton C. neutron. D. electron. Câu 14. Nguyên tố X thuộc chu kì 3, nhóm VIA. Cấu hình electron của X là A. 1s22s22p63s23d4.B. 1s 22s22p63s23p63d54s1. C. 1s22s22p63s23p4. D. 1s22s22p63s23p64s23d4. Câu 15. Hợp chất nào sau đây phân cực mạnh nhất? A. HF.B. HI.C. HBr.D. HCl. TỰ LUẬN ( 5ĐIỂM) Câu 1(2đ): Asprtame (C 14H18N2O5) là một chất ngọt được sử dụng trong một số loại soda dành cho người ăn kiêng. a. Xác định vị trí (chu kì, nhóm) của nguyên tố Carbon (6C)? b. Viết công thức oxide cao nhất của Carbon với oxygen? c. Viết công thức hợp chất khí của Carbon với hydrogen. Câu 2 (1,5đ). Bromine (Br) có 2 đồng vị, đồng vị thứ nhất có 35 hạt proton và 44 hạt neutron, chiếm 54,5% về số nguyên tử. Đồng vị thứ hai có nhiều hơn đồng vị thứ nhất là 2 neutron. a.Tính số khối của mỗi đồng vị. b.Tính nguyên tử khối trung bình của Bromine (Br). c.Viết sơ đồ hình thành liên kết ion giữa Bromine (Br) và Sodium (11Na). Câu 3. (1,5đ) Một nguyên tử nguyên tố R có tổng số hạt cơ bản (p, e, n) là 34, trong đó hạt mang điện tích dương ít hơn hạt không mang điện là 1. a. Xác định số hiệu nguyên tử, số khối của R. b. Viết kí hiệu nguyên tử của nguyên tố R. c. Ion Na+ đóng vai trò rất quan trọng trong việc điều hòa huyết áp của cơ thể. Tuy nhiên nếu cơ thể hấp thụ một lượng lớn ion này sẽ dẫn đến các vấn đề về tim mạch và thận. Các nhà khoa học khuyến cáo lượng ion Na+ nạp vào cơ thể nên thấp hơn 2300 mg nhưng không ít hơn 500mg mỗi ngày đối với một người lớn để đảm bảo sức khỏe. Giả sử một người lớn sử dụng 5 gam muối ăn ( NaCl chiếm 90%) mỗi ngày thì lượng ion Na+ mà người ấy nạp vào cơ thể có vượt mức giới hạn cho phép không? Giải thích? Học sinh được sử dụng Bảng Hệ Thống Tuần Hoàn HẾT Mã đề 301/2
  3. Mã đề 301/3