Đề kiểm tra cuối kì 1 Ngữ văn Lớp 10 - Năm học 2021-2022 - Trường THPT Đoàn Thượng (Có hướng dẫn chấm)

PHẦN I: ĐỌC HIỂU (4 ĐIỂM)

Đọc văn bản:

                                     BÁNH TRÔI NƯỚC

                                  “Thân em vừa trắng lại vừa tròn,
                                    Bảy nổi ba chìm mấy nước non.
                                   Rắn nát mặc dầu tay kẻ nặn,

                                  Mà em vẫn giữ tấm lòng son.”
                        (Thơ Hồ Xuân Hương, NXB Văn học, H. 2019)

Thực hiện các yêu cầu từ câu 1 đến câu 6:

Câu 1: Xác định thể thơ của văn bản ?

Câu 2: Chỉ ra thành ngữ được sử dụng trong văn bản ?

Câu 3: Xác định nghĩa tường minh và nghĩa hàm ẩn của văn bản ?

Câu 4: Cụm từ  “ Thân em” giúp em liên tưởng tới vấn đề gì?

Câu 5: Qua câu thơ “Rắn nát mặc dầu tay kẻ nặn,

       Mà em vẫn giữ tấm lòng son”, tác giả muốn khẳng định điều gì?

Câu 6: Nêu cảm nhận của em về vẻ đẹp của nhân vật trữ tình ?

doc 9 trang Thúy Anh 08/08/2023 2380
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra cuối kì 1 Ngữ văn Lớp 10 - Năm học 2021-2022 - Trường THPT Đoàn Thượng (Có hướng dẫn chấm)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docde_kiem_tra_cuoi_ki_1_ngu_van_lop_10_nam_hoc_2021_2022_truon.doc

Nội dung text: Đề kiểm tra cuối kì 1 Ngữ văn Lớp 10 - Năm học 2021-2022 - Trường THPT Đoàn Thượng (Có hướng dẫn chấm)

  1. SỞ GD VÀ ĐT HẢI DƯƠNG ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ I- LỚP 10 TRƯỜNG THPT ĐOÀN THƯỢNG Năm học 2021- 2022 (Đề thi gồm có 01 trang) Môn Ngữ Văn Thời gian làm bài: 90 phút (không kể thời gian giao đề) Họ và tên thí sinh: . Số báo danh: ĐỀ CA TRƯỚC PHẦN I: ĐỌC HIỂU (4 ĐIỂM) Đọc văn bản: BÁNH TRÔI NƯỚC “Thân em vừa trắng lại vừa tròn, Bảy nổi ba chìm mấy nước non. Rắn nát mặc dầu tay kẻ nặn, Mà em vẫn giữ tấm lòng son.” (Thơ Hồ Xuân Hương, NXB Văn học, H. 2019) Thực hiện các yêu cầu từ câu 1 đến câu 6: Câu 1: Xác định thể thơ của văn bản ? Câu 2: Chỉ ra thành ngữ được sử dụng trong văn bản ? Câu 3: Xác định nghĩa tường minh và nghĩa hàm ẩn của văn bản ? Câu 4: Cụm từ “ Thân em” giúp em liên tưởng tới vấn đề gì? Câu 5: Qua câu thơ “Rắn nát mặc dầu tay kẻ nặn, Mà em vẫn giữ tấm lòng son”, tác giả muốn khẳng định điều gì? Câu 6: Nêu cảm nhận của em về vẻ đẹp của nhân vật trữ tình ? PHẦN II: LÀM VĂN (6 ĐIỂM) Cảm nhận của anh/chị về bài thơ sau: Cảnh ngày hè - Nguyễn Trãi - Rồi, hóng mát thủa ngày trường Hòe lục đùn đùn tán rợp giương. Thạch lựu hiên còn phun thức đỏ, Hồng liên trì đã tiễn mùi hương. Lao xao chợ cá làng ngư phủ, Dắng dỏi cầm ve lầu tịch dương. Dẽ có Ngu cầm đàn một tiếng, Dân giàu đủ, khắp đòi phương. (Theo Ngữ văn 10, Tập một, NXB Giáo dục Việt Nam, 2020) HẾT
  2. SỞ GD VÀ ĐT HẢI DƯƠNG ĐÁP ÁN VÀ HƯỚNG DẪN CHẤM TRƯỜNG THPT ĐOÀN THƯỢNG ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ I NĂM HỌC 2021 - 2022 (Đáp án và hướng dẫn chấm gồm có 03 Môn: Ngữ Văn, lớp 10 trang) PHẦN I: ĐỌC HIỂU (4 ĐIỂM) Câu Nội dung Điểm 1 Thể thơ: Thất ngôn tứ tuyệt Đường luật 0.5 2 Thành ngữ: bảy nổi ba chìm 0.5 3 N ghĩa tường minh: Nói về cái bánh trôi và quy trình làm ra 0.5 chiếc bánh trôi nước. Nghĩa hàm ẩn: Thân phận bất hạnh và phẩm chất tốt đẹp của người phụ nữ trong xã hội xưa. - Hs trả lời như đáp án được 0,5 điểm - Hs chỉ nêu được một ý cho 0.25 đ 4 Cụm từ “Thân em” gợi liên tưởng về nỗi đau, sự bất hạnh trong 0.75 cuộc đời của người phụ nữ trong xã hội xưa 5 Hai câu thơ nhằm khẳng định mạnh mẽ vẻ đẹp về phẩm chất của 0.75 người phụ nữ Việt Nam trong xã hội xưa 6 Hs nêu cảm nhận cá nhân Trình bày thuyết phục 1.0 (gợi ý: Người phụ nữ VN xưa tuy phải chịu số phận bất hạnh nhưng họ rất tự hào về vẻ đep của bản thân, nhất là vẻ đẹp về phẩm chất ) PHẦN II- LÀM VĂN (6 ĐIỂM) Nội dung Điểm Trình bày cảm nhận của anh/chị về bài thơ Cảnh ngày hè của 6,0 Nguyễn Trãi a. Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận 0,5 Mở bài nêu được vấn đề, Thân bài triển khai được vấn đề, Kết bài khái quát được vấn đề b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận 0,5 Vẻ đẹp của bức tranh cảnh ngày hè và nỗi lòng của thi nhân Nguyễn Trãi. Hướng dẫn chấm: - Học sinh xác định đúng vấn đề cần nghị luận: 0,5 điểm. - Học sinh xác định chưa đầy đủ vấn đề nghị luận: 0,25 điểm.
  3. c. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm Học sinh có thể triển khai theo nhiều cách, nhưng cần vận dụng tốt các thao tác lập luận, kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng; đảm bảo các yêu cầu sau: * Giới thiệu tác giả Nguyễn Trãi, tác phẩm Cảnh ngày hè và vấn đề 0,5 cần nghị luận. Hướng dẫn chấm: - Giới thiệu tác giả: 0.25 điểm - Giới thiệu tác phẩm: 0.25 điểm * Cảm nhận bài thơ: 3.0 - Vẻ đẹp của bức tranh cảnh ngày hè: + Vẻ đẹp rực rỡ, tràn đầy sức sống của bức tranh thiên nhiên ngày hè:cây hòe đang đùn ra những tán lá xanh, ngoài hiên hoa lựu đang nở đỏ, cả không gian bao phủ bởi mùi thơm của hoa sen => Bức tranh rực rỡ sắc màu, căng tràn sức sống và tràn ngập âm thanh. + Vẻ đẹp thanh bình của bức tranh đời sống con người: Nơi chợ cá thì dân dã, lao xao; chốn lầu gác thì “dắng dỏi” tiếng ve như một bản đàn. - Nỗi lòng của thi nhân: Niềm mong ước về một cuộc sống ấm no, đầy đủ cho nhân dân thể hiện nhân cách cao đẹp và tấm lòng yêu nước thương dân của nhà thơ. * Nghệ thuật: thơ Nôm, thể thơ thất ngôn xen lục ngôn độc đáo; hệ thống ngôn từ giản dị, tinh tế xen lẫn từ Hán Việt; sử dụng điển tích; sử dụng từ láy: đùn đùn, lao xao, dắng dỏi Hướng dẫn chấm: - Trình bày đầy đủ, sâu sắc:2,5 điểm - Trình bày chưa đầy đủ hoặc chưa sâu sắc: 2,25 điểm - 1,25 điểm. - Trình bày chung chung, chưa rõ: 0,25 điểm – 1,0 điểm * Đánh giá: 0,5 - Bài thơ thể hiện vẻ đẹp bức tranh thiên nhiên và cuộc sống ngày hè; vẻ đẹp tâm hồn, nhân cách cao đẹp và tài năng thi ca của Nguyễn Trãi. - Tác phẩm chứa đựng tư tưởng lớn xuyên suốt sự nghiệp sáng tác của Nguyễn Trãi: tư tưởng nhân nghĩa, yêu nước thương dân được thể hiện qua những rung động trữ tình dạt dào trước cảnh thiên nhiên và cuộc sống ngày hè.
  4. Hướng dẫn chấm: - Trình bày được 2 ý: 0,5đ - Trình bày được 1 ý: 0,25đ d. Chính tả, ngữ pháp 0,5 Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp tiếng Việt. Hướng dẫn chấm: Không cho điểm nếu bài làm mắc quá nhiều lỗi chính tả, ngữ pháp. e. Sáng tạo: vận dụng lí luận văn học trong quá trình phân tích, đánh giá; 0,5 biết so sánh với các tác phẩm khác để làm nổi bật nét đặc sắc; biết liên hệ vấn đề nghị luận với thực tiễn đời sống; văn viết giàu hình ảnh, cảm xúc. Hướng dẫn chấm + Đáp ứng được 3 yêu cầu trở lên: 1,0 điểm. + Đáp ứng được 2 yêu cầu: 0,75 điểm. + Đáp ứng được 1 yêu cầu: 0,5 điểm. Hết
  5. SỞ GD VÀ ĐT HẢI DƯƠNG ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ I - LỚP 10 TRƯỜNG THPT ĐOÀN THƯỢNG NĂM HỌC 2021 - 2022 ( Đề thi gồm có 02 trang) Môn: Ngữ Văn Thời gian làm bài: 90 phút (không tính thời gian giao đề) ĐỀ CA SAU - Họ và tên thí sinh: – Số báo danh : I. ĐỌC HIỂU (4,0 điểm) Đọc văn bản: Tóc đã thưa, răng đã mòn; Việc nhà đã phó mặc dâu con. Bàn cờ, cuộc rượu, vầy hoa trúc: Bó củi, cần câu, chốn nước non. Nhàn được thú vui hay bao nả(1): Bữa nhiều muối bể chứa tươi ngon. Chín mươi thì kể xuân đã muộn; Xuân ấy qua, thì xuân khác còn. (Cảnh nhàn lúc tuổi già - Nguyễn Bỉnh Khiêm, Việt Nam thi văn hợp tuyển, Dương Quảng Hàm, 1962, tr. 57) Chú thích: -(1) Bao nả: Không biết chừng nào. Thực hiện các yêu cầu từ câu 1 đến câu 6: Câu 1. Văn bản trên được viết theo thể thơ nào? Câu 2. Xác định phương thức biểu đạt chính của bài thơ Câu 3. Chỉ ra các từ ngữ miêu tả ngoại hình nhân vật trữ tình lúc tuổi già trong hai dòng thơ: Tóc đã thưa, răng đã mòn; Việc nhà đã phó mặc dâu con. Câu 4. Dựa vào dòng thơ in đậm hãy viết đầy đủ câu thành ngữ: Trẻ cậy cha, . Câu 5. Chỉ rõ và nêu tác dụng của biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong hai dòng thơ: Bàn cờ, cuộc rượu, vầy hoa trúc: Bó củi, cần câu, chốn nước non. Câu 6. Anh/Chị hãy rút ra một thông điệp có ý nghĩa từ hai dòng cuối của bài thơ.
  6. II. LÀM VĂN (6,0 điểm) Cảm nhận của anh/chị về “Triết lí sống Nhàn” của Nguyễn Bỉnh Khiêm qua bài thơ Nhàn. Một mai, một cuốc, một cần câu, Thơ thẩn dầu ai vui thú nào. Ta dại, ta tìm nơi vắng vẻ, Người khôn, người đến chốn lao xao. Thu ăn măng trúc, đông ăn giá, Xuân tắm hồ sen, hạ tắm ao. Rượu, đến cội cây, ta sẽ uống, Nhìn xem phú quý tựa chiêm bao. (Ngữ văn 10, Tập một, NXB Giáo dục Việt Nam, 2018, tr. 129) Hết
  7. SỞ GD VÀ ĐT HẢI DƯƠNG ĐÁP ÁN VÀ HƯỚNG DẪN CHẤM TRƯỜNG THPT ĐOÀN THƯỢNG ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ I NĂM HỌC 2021 - 2022 Môn: Ngữ Văn, lớp 10 (Đáp án và hướng dẫn chấm gồm 03 trang) I. ĐỌC HIỂU (4,0 điểm) Câu Nội dung Điểm 1 Văn bản trên được viết theo thể thơ: thất ngôn xen lục ngôn 0,5 Hướng dẫn chấm: - HS trả lời như đáp án : 0,5đ - HS trả lời sai hoặc không trả lời: không cho điểm 2 Phương thức biểu đạt chính của bài thơ: biểu cảm 0,5 Hướng dẫn chấm: - HS trả lời như đáp án: 0,5đ - HS trả lời sai hoặc không trả lời: không cho điểm 3 Các từ ngữ miêu tả ngoại hình nhân vật trữ tình lúc tuổi già trong hai dòng thơ: 0,5 Tóc đã thưa; răng đã mòn. Hướng dẫn chấm: - HS nêu được 2 ý theo đáp án: 0,5đ - HS chỉ nêu được 1 ý theo đáp án: 0.25đ - HS trả lời sai hoặc không trả lời: không cho điểm 4 Dựa vào dòng thơ in đậm viết đầy đủ câu thành ngữ: Trẻ cậy cha, già cậy con 0,75 Hướng dẫn chấm: - HS trả lời như đáp án: 0,75đ - HS trả lời sai hoặc không trả lời: không cho điểm 5 - Biện pháp nghệ thuật: Liệt kê, đối 0,75 + Liệt kê những hoạt động công ích nhẹ nhàng để vận động chân tay lúc tuổi già: đánh cờ, chăm sóc cây cảnh và uống rượu, câu cá, hái củi + Phép đối: bàn cờ, cuộc rượu – bó củi, cần câu; vầy hoa trúc – chốn nước non - Tác dụng: + Tăng tính biểu cảm cho câu thơ; tạo ra sự cân đối, hài hòa giữa 2 câu thơ + Gợi ra cuộc sống sinh hoạt thường nhật của tác giả rất sảng khoái, ung dung tự tại, thảnh thơi, hòa mình cùng với thiên nhiên Hướng dẫn chấm: - HS trả lời như đáp án: 0,75đ - HS nêu được 2 ý theo đáp án: 0,5đ - HS nêu được 1 ý theo đáp án: 0,25đ - HS trả lời sai hoặc không trả lời: không cho điểm 6 Một thông điệp có ý nghĩa từ hai dòng cuối của bài thơ. Ví dụ: 1,0 - Tinh thần lạc quan, yêu đời luôn cần thiết ở mọi lứa tuổi. - Dù tuổi già thì điều đáng quí là giữ được tâm hồn trẻ trung yêu đời.
  8. Hướng dẫn chấm: - Trình bày thuyết phục: 1,0 điểm. - Trình bày chung chung, thiếu thuyết phục: 0,5. - HS không trả lời : không cho điểm II. LÀM VĂN (6.0 điểm) Nội dung Điểm Cảm nhận của anh/chị về “Triết lí sống Nhàn” của Nguyễn Bỉnh Khiêm qua bài thơ 6,0 Nhàn. a. Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận: 0,5 Mở bài nêu được vấn đề; Thân bài triển khai được vấn đề gồm nhiều ý/ đoạn văn; Kết bài khái quát được vấn đề b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận: “Triết lí sống Nhàn” của Nguyễn Bỉnh Khiêm 0,5 qua bài thơ c. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm HS có thể triển khai theo nhiều cách, nhưng cần vận dụng tốt các thao tác lập luận; kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng, đảm bảo được các yêu cầu sau đây: * Giới thiệu khái quát tác giả Nguyễn Bỉnh Khiêm, bài thơ Nhàn và vấn đề cần nghị 0,5 luận. * Phân tích bài thơ để thấy rõ được “triết lí sống nhàn” của Nguyễn Bỉnh Khiêm: 2,5 - Nội dung + Nhàn thể hiện sự ung dung trong phong thái, thảnh thơi, vô sự trong lòng, vui với thú điền viên. + Nhàn là nhận dại về mình, nhường khôn cho người, xa lánh chốn danh lợi bon chen, tìm về “ nơi vắng vẻ”, sống hoà nhập với thiên nhiên để “ di dưỡng tinh thần. + Nhàn là sống thuận theo lẽ tự nhiên, hưởng những thức có sẵn theo mùa ở nơi thôn dã mà không phải mưu cầu, tranh đoạt. + Nhàn có cơ sở từ quan niệm nhìn cuộc đời là giấc mộng, phú quý tự chiêm bao. Từ đó, cảm nhận được trí tuệ uyên thâm, tâm hồn thanh cao của nhà thơ thể hiện qua lối sống đạm bạc, nhàn tản, vui với thú điền viên thôn dã - Nghệ thuật + Sử dụng phép đối, điển cố. + Ngôn từ mộc mạc, tự nhiên mà ý vị, giàu chất triết lí Hướng dẫn chấm: - Cảm nhận, phân tích đầy đủ, sâu sắc: 2,5đ - Cảm nhận, phân tích chưa đầy đủ, chưa sâu sắc: 1,25đ – 2,25đ - Cảm nhận, phân tích chung chung, chưa rõ “triết lí sống nhàn” của nhà thơ: 0,25đ – 1,0đ. * Đánh giá: 0,5 + Nhàn là sự thảnh thơi, không vướng bận nhưng không đồng nghĩa với lười hay trốn tránh công việc và trách nhiệm, Nhàn là tìm thấy sự thoải mái, ung dung tự tại trong tâm hồn + Lối sống nhàn, tư tưởng nhàn của Nguyễn Bỉnh Khiêm quả thực là một lối sống tích cực, tiến bộ, đậm chất nhân văn, và vô cùng cao quí trong thời đại nhiễu nhương bấy giờ. Bởi lẽ sống trong cái nhàn đó, nhà thơ giữ cho mình một tâm hồn thanh cao, trong sạch
  9. Hướng dẫn chấm: - Trình bày được 2 ý: 0,5đ - Trình bày được 1 ý: 0,25đ d. Chính tả, ngữ pháp: Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp tiếng Việt. 0,5 Không cho điểm nếu bài làm mắc quá nhiều lỗi chính tả, ngữ pháp e. Sáng tạo 1,0 Thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận; có cách diễn đạt mới mẻ. Hướng dẫn chấm: HS biết vận dụng lí luận văn học trong quá trình phân tích, đánh giá; biết so sánh với các tác phẩm khác để làm nổi bật vấn đề nghị luận; biết liên hệ vấn đề nghị luận với thực tiễn đời sống; văn viết giàu hình ảnh, cảm xúc. - Đáp ứng được 2 yêu cầu trở lên: 1,0đ - Đáp ứng được 1 yêu cầu: 0,5đ Hết