Đề kiểm tra giữa học kì 1 Ngữ văn Lớp 10 - Năm học 2022-2023 (Có ma trận và hướng dẫn chấm)

Đọc bài thơ sau và thực hiện các yêu cầu nêu ở dưới:

CHỐN QUÊ

Năm nay cày cấy vẫn chân thua,

Chiêm mất đằng chiêm, mùa mất mùa.

Phần thuế quan Tây, phần trả nợ,

Nửa công đứa ở, nửa thuê bò.

Sớm trưa dưa muối cho qua bữa,

Chợ búa trầu chè chẳng dám mua.

Tằn tiện thế mà không khá nhỉ?

Nhờ trời rồi cũng mấy gian kho.

                                      (Nguyễn Khuyến, dẫn theo Nguyễn Khuyến thơ và đời, 

                                                      NXB Văn học, 2012, tr10)

Chọn phương án trả lời đúng cho các câu hỏi từ 1 đến 8:

Câu 1: Bài thơ được viết theo thể thơ nào?

A. Ngũ ngôn tứ tuyệt

B. Ngũ ngôn bát cú

C.Thất ngôn tứ tuyệt 

D. Thất ngôn bát cú 

Câu 2: Bài thơ được gieo vần gì?

A.Vần lưng

B. Vần chân

C. Vần chính

D. Vần thông

Câu 3: Những phương thức biểu đạt được sử dụng trong bài thơ là:

A. nghị luận kết hợp biểu cảm

B. biểu cảm kết hợp tự sự

C. miêu tả kết hợp tự sự

D. biểu cảm kết hợp miêu tả

doc 4 trang Huệ Phương 22/06/2023 7940
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra giữa học kì 1 Ngữ văn Lớp 10 - Năm học 2022-2023 (Có ma trận và hướng dẫn chấm)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docde_kiem_tra_giua_hoc_ki_1_ngu_van_lop_10_nam_hoc_2022_2023_c.doc

Nội dung text: Đề kiểm tra giữa học kì 1 Ngữ văn Lớp 10 - Năm học 2022-2023 (Có ma trận và hướng dẫn chấm)

  1. SỞ GD&ĐT: ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ I TRƯỜNG: . NĂM HỌC 2022 - 2023 (Đề thi có 02 trang) Môn: NGỮ VĂN 10 (Thời gian làm bài: 90 phút) Phần I. Đọc hiểu (5,0 điểm) Đọc bài thơ sau và thực hiện các yêu cầu nêu ở dưới: CHỐN QUÊ Năm nay cày cấy vẫn chân thua, Chiêm mất đằng chiêm, mùa mất mùa. Phần thuế quan Tây, phần trả nợ, Nửa công đứa ở, nửa thuê bò. Sớm trưa dưa muối cho qua bữa, Chợ búa trầu chè chẳng dám mua. Tằn tiện thế mà không khá nhỉ? Nhờ trời rồi cũng mấy gian kho. (Nguyễn Khuyến, dẫn theo Nguyễn Khuyến thơ và đời, NXB Văn học, 2012, tr10) Chọn phương án trả lời đúng cho các câu hỏi từ 1 đến 8: Câu 1: Bài thơ được viết theo thể thơ nào? A. Ngũ ngôn tứ tuyệt B. Ngũ ngôn bát cú C.Thất ngôn tứ tuyệt D. Thất ngôn bát cú Câu 2: Bài thơ được gieo vần gì? A.Vần lưng B. Vần chân C. Vần chính D. Vần thông Câu 3: Những phương thức biểu đạt được sử dụng trong bài thơ là: A. nghị luận kết hợp biểu cảm B. biểu cảm kết hợp tự sự C. miêu tả kết hợp tự sự D. biểu cảm kết hợp miêu tả Câu 4: Trong bài thơ, tác giả sử dụng các biện pháp tu từ: A. so sánh, liệt kê, phép điệp, phép đối B. nói quá, phép đối, phép điệp, liệt kê C. ẩn dụ, liệt kê, phép điệp, phép đối D. nhân hóa, liệt kê, phép điệp, phép đối Câu 5: Bài thơ cho thấy đặc điểm gì trong phong cách nghệ thuật thơ Nguyễn Khuyến? A. Là tiếng nói yêu quê hương đất nước, sự đồng cảm sâu sắc trước cuộc sống nhọc nhằn, khốn khó của người dân quê hương. B.Trẻ trung, mạnh mẽ mang hơi thở dân gian. C. Trang nhã, đậm chất bác học và thấm đẫm niềm hoài cổ. D. Là nỗi sầu thương tê tái trước hiện thực xã hội bất công. Câu 6: Hình ảnh cuộc sống của người lao động chốn quê trong bài thơ mang đặc điểm gì? A. Là một cuộc sống bình yên, no đủ. B. Là cuộc sống khốn khó, nhọc nhằn, thiếu thốn. C. Là cuộc sống đầy bất công, ngang trái. D. Là cuộc sống bị đè nén, áp bức. Câu 7: Anh/chị hiểu như thế nào về nội dung của câu thơ cuối? A. Bộc lộ nỗi chán chường, tuyệt vọng trước cảnh khốn khó.
  2. B. Bộc lộ niềm hân hoan, phấn chấn của người nông dân được mùa. C. Bộc lộ thái độ đồng cảm với người lao động nghèo. D. Bộc lộ tinh thần lạc quan và khát vọng về cuộc sống ấm no của người lao động. Câu 8: Bài thơ cho thấy rõ nhất điều gì ở nhân vật trữ tình? A. Tình yêu nước thiết tha. B. Sự đồng cảm sâu sắc trước cuộc sống khốn khó của người lao động nghèo và khát vọng về một cuộc sống ấm no, đủ đầy cho người dân quê hương. C. Tinh thần tương thân tương ái. D. Thái độ trân trọng vẻ đẹp tâm hồn của người lao động nghèo. Câu 9: Nêu hiệu quả của những từ thuần Việt được sử dụng trong bài thơ. Câu 10: Từ nội dung của bài thơ, anh/chị hãy nêu rõ vai trò của quê hương đối với mỗi người (trả lời trong khoảng 5 -7 dòng). Phần II. Viết (5,0 điểm) Anh/chị hãy bày tỏ quan điểm của mình về ý nghĩa của lòng nhân ái trong cuộc sống. Hết (Thí sinh không được sử dụng tài liệu. Giám thị coi thi không giải thích gì thêm)
  3. SỞ GD&ĐT: HƯỚNG DẪN CHẤM KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ I TRƯỜNG: . NĂM HỌC 2022 - 2023 (Hướng dẫn chấm có 02 trang) Môn: NGỮ VĂN 10 Phần Câu Nội dung Điểm I ĐỌC HIỂU 5,0 ĐỌC 1-8 1 2 3 4 5 6 7 8 2 HIỂU D D B C A B D B Hướng dẫn chấm: Mỗi câu trả lời đúng được 0,25 điểm 9 Giá trị của việc sử dụng từ thuần Việt trong bài thơ: 1,5 A - Bài thơ chủ yếu sử dụng từ thuần Việt. b - Hiệu quả: tạo nên ngôn ngữ thơ giản dị, mộc mạc, gần gũi; âm điệu đan xen giữa chua chát với trầm lắng và lạc quan; bộc lộ sự đồng cảm sâu sắc của tác giả với cuộc sống nhọc nhằn của người lao động nghèo, đồng thời bộc lộ tinh thần lạc quan, khát vọng về một cuộc sống no đủ. Hướng dẫn chấm: - Học sinh trả lời như Đáp án hoặc 3/4 số ý:1,5 điểm. - Ý (a) 0,25 điểm; mỗi ý thuộc mục (b) 0,5 điểm 10 Học sinh có thể trình bày theo hướng sau: 1,5 - Quê hương là nơi chôn nhau cắt rốn của mỗi người. - Quê hương là cội nguồn sinh trưởng và điểm tựa cho sự trưởng thành của mỗi người. - Yêu mến, trân trọng, gắn bó với quê hương là một đạo lí tốt đẹp, cũng là thước đo nhân cách của mỗi người. Hướng dẫn chấm: - Học sinh trả lời như Đáp án:1,5 điểm. - Học sinh trả lời 2/3 ý: 1,0 điểm. - Học sinh trả lời 01 ý: 0,5 điểm. II LÀM VĂN 5,0 LÀM VĂN 1 a. Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận 0,25 Mở bài nêu được vấn đề. Thân bài triển khai được vấn đề. Kết bài khái quát được vấn đề. 2 b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận: vai trò của lòng nhân ái trong 0,5 cuộc sống. Hướng dẫn chấm: - Học sinh xác định đúng vấn đề cần nghị luận: 0,5 điểm. - Học sinh xác định chưa đầy đủ đúng vấn đề cần nghị luận: 0,25 điểm. 3 c. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm 3,5 Thí sinh có thể triển khai theo nhiều cách, nhưng cần đảm vận dụng tốt các thao tác lập luận, kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng; đảm bảo các yêu cầu sau: - Lòng nhân ái là thứ tình cảm thiêng liêng, là sự tôn trọng, yêu thương, quan tâm, chăm sóc lẫn nhau giữa con người và con người. - Lòng nhân ái có khả năng giúp đỡ con người qua cơn khốn khó, mang lại hạnh phúc cho mọi người và chính bản thân, thậm chí làm thay đổi hoàn cảnh.
  4. - Là thước đo để đánh giá phẩm chất, đạo đức một con người. Người có lòng nhân ái sẽ được mọi người yêu quý, coi trọng. - Phê phán những người có thái độ bàng quan, lãnh đạm trước nỗi đau và bất hạnh của người khác. - Cần mở rộng tấm lòng để thấy rằng ta còn hạnh phúc hơn rất nhiều người bất hạnh quanh ta. Hướng dẫn chấm: - Phân tích đầy đủ, sâu sắc: 3,5 điểm - Phân tích đầy đủ nhưng có ý chưa sâu hoặc phân tích sâu nhưng chưa thật đầy đủ: 2,0 điểm - 2,5 điểm. - Phân tích chưa đầy đủ hoặc chung chung, chưa rõ: 1,0 điểm – 1,5 điểm. 4 d. Chính tả, ngữ pháp 0,25 Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp tiếng Việt Hướng dẫn chấm: Không cho điểm nếu bài làm có quá nhiều lỗi chính tả, ngữ pháp 5 e. Sáng tạo 0,5 Thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận, có cách diễn đạt mới mẻ. Hướng dẫn chấm: huy động được kiến thức và trải nghiệm của bản thân khi bàn luận; có cái nhìn riêng, mới mẻ về vấn đề; có sáng tạo trong diễn đạt, lập luận, làm cho lời văn có giọng điệu, hình ảnh, đoạn văn giàu sức thuyết phục. - Đáp ứng được 2 yêu cầu trở lên: 0,5 điểm - Đáp ứng được 1 yêu cầu: 0,25 Hết