Đề kiểm tra giữa kì 1 Hóa học Lớp 10 - Mã đề 001 - Năm học 2021-2022 - Trường THPT Hồ Nghinh

Câu 6: Nguyên tử X (Z = 12) có số e ở lớp ngoài cùng là

          A. 3.                           B. 1.                                      C. 2.                             D. 4.

Câu 8: Phát biểu nào sau đây đúng ?

     A. Các nguyên tố được sắp xếp theo chiều tăng dần của điện tích hạt nhân nguyên tử.

     B. Các nguyên tố có cùng số lớp electron trong nguyên tử được xếp vào cùng một cột.

     C. Các nguyên tố có cùng số electron hóa trị được xếp vào một hàng.

     D. Số thứ tự của ô nguyên tố bằng số lớp e trong nguyên tử của nguyên tố đó.

Câu 9: Trong BTH các nguyên tố, số chu kì nhỏ và chu kì lớn lần lượt là

           A. 3 và 4.                   B. 4 và 3.                              C. 4 và 4.                     D. 3 và 3.

doc 2 trang Thúy Anh 12/08/2023 2240
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra giữa kì 1 Hóa học Lớp 10 - Mã đề 001 - Năm học 2021-2022 - Trường THPT Hồ Nghinh", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docde_kiem_tra_giua_ki_1_hoa_hoc_lop_10_ma_de_001_nam_hoc_2021.doc

Nội dung text: Đề kiểm tra giữa kì 1 Hóa học Lớp 10 - Mã đề 001 - Năm học 2021-2022 - Trường THPT Hồ Nghinh

  1. SỞ GD & ĐT QUẢNG NAM ĐỀ KIỂM TRA GIỮA KÌ I TRƯỜNG THPT HỒ NGHINH MÔN HÓA HỌC - LỚP 10 Năm học 2021 - 2022 (Đề có 2 trang) Thời gian làm bài: 45 Phút (không kể thời gian giao đề) Họ, tên: Số báo danh: Mã đề 001 Lớp: I. TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN (7,00 điểm) Câu 1: Các hạt cấu tạo nên hạt nhân hầu hết các nguyên tử là A. proton, nơtron.B. nơtron, electron. C. electron, proton.D. electron, nơtron, proton. Câu 2: Nguyên tố hóa học là những nguyên tử có cùng A. số khối. B. số nơtron. C. số proton. D. số nơtron và số proton. Câu 3: Số electron tối đa của lớp 3 là A. 2. B. 32. C. 8. D. 18. Câu 4: Nguyên tử 27 Al có 13 A. 13p, 13e, 14n.B. 13p, 14e, 14n. C. 13p, 14e, 13n. D. 14p, 14e, 13n. Câu 5: Các nguyên tố xếp ở chu kì 3 có số lớp electron trong nguyên tử là A. 2.B. 3.C. 5. D. 4. Câu 6: Nguyên tử X (Z = 12) có số e ở lớp ngoài cùng là A. 3. B. 1. C. 2. D. 4. 26 55 26 Câu 7: Phát biểu nào sau đây đúng khi nói về 3 nguyên tử : 13 X, 26Y, 12 Z ? A. X, Y thuộc cùng một nguyên tố hoá học. B. X và Z có cùng số khối. C. X và Y có cùng số nơtron. D. X, Z là 2 đồng vị của cùng một nguyên tố hoá học. Câu 8: Phát biểu nào sau đây đúng ? A. Các nguyên tố được sắp xếp theo chiều tăng dần của điện tích hạt nhân nguyên tử. B. Các nguyên tố có cùng số lớp electron trong nguyên tử được xếp vào cùng một cột. C. Các nguyên tố có cùng số electron hóa trị được xếp vào một hàng. D. Số thứ tự của ô nguyên tố bằng số lớp e trong nguyên tử của nguyên tố đó. Câu 9: Trong BTH các nguyên tố, số chu kì nhỏ và chu kì lớn lần lượt là A. 3 và 4. B. 4 và 3. C. 4 và 4. D. 3 và 3. Câu 10: Các nguyên tố thuộc cùng một nhóm A có tính chất hóa học tương tự nhau, vì vỏ nguyên tử của các nguyên tố nhóm A có A. cùng số electron s hay p. B. số electron lớp ngoài cùng bằng nhau. C. số lớp electron như nhau. D. số electron như nhau. Câu 11: Tổng số hạt proton, nơtron và electron có trong nguyên tử 86 Rb là 37 A. 123. B. 37. C. 86. D. 74. Câu 12: Nguyên tử của nguyên tố X có tổng số electron ở các phân lớp s là 6 và tổng số electron ở lớp ngoài cùng là 6. X là nguyên tố nào sau đây? A. F (Z = 9).B. S (Z = 16).C. Cl (Z = 17). D. O (Z = 8). Câu 13: Nguyên tử R có cấu hình eletron: 1s22s22p63s23p5. Phát biểu nào sau đây sai? A. Số hiệu nguyên tử của R là 17. B. R có 5e ở lớp ngoài cùng. C. R là phi kim. Trang 1/ 2 Mã đề 001
  2. D. Có 5e ở phân mức năng lượng cao nhất. Câu 14: Nguyên tố X ở chu kỳ 4, nhóm VIIA trong bảng tuần hoàn. X là A. F (Z = 9). B. Br (Z = 35). C. Cl (Z = 17). D. S (Z =16). Câu 15: Tập hợp các nguyên tố giống nhau về số electron hóa trị thì có cùng A. số thứ tự nhóm. B. hóa trị. C. số lớp eletron. D. chu kì. Câu 16: Nguyên tố X có cấu hình electron nguyên tử là 1s22s22p63s23p64s1. X thuộc A. chu kì 3, nhóm IA. B. chu kì 4, nhóm VIIA. C. chu kì 4, nhóm IA. D. chu kì 3, nhóm VIIA. Câu 17: Tính chất của các nguyên tố nhóm A biến đổi như thế nào khi điện tích hạt nhân tăng dần? A. Tính kim loại tăng. B. Tính phi kim tăng. C. Tính kim loại giảm. D. Độ âm điện tăng. Câu 18: Xét 3 nguyên tố có cấu hình e lần lượt là (X): 1s22s22p63s1; (Y) 1s22s22p63s2; (Z) 1s22s22p63s23p1. Dãy sắp xếp theo chiều giảm dần tính kim loại là A. X > Y > Z.B. Y > Z > X. C. Z > Y > X. D. Y > X > Z. 16 17 18 12 13 Câu 19: Oxi có 3 đồng vị 8 O, 8 O, 8 O . Cacbon có hai đồng vị là: 6 C, 6 C . Hỏi có thể có bao nhiêu loại phân tử khí cacbonic được tạo thành? A. 11. B. 12. C. 13. D. 14. Câu 20: Nguyên tử của nguyên tố X có tổng số eletron trong các phân lớp p là 8. Nguyên tử của nguyên tố Y có tổng số hạt mạng điện nhiều hơn tổng số hạt mang điện của X là 42. Hai nguyên tố X, Y là A. 14Si và 35Br. B. 12Mg và 17Cl. C. 13Al và 35Br. D. 13Al và 17Cl. 40 Câu 21: Nguyên tử canxi có kí hiệu là 20 Ca . Phát biểu nào sau đây là sai? A. Nguyên tử Ca có 2 electron lớp ngoài cùng. B. Số hiệu nguyên tử của Ca là 20. C. Canxi ở ô thứ 20 trong bảng tuần hoàn. D. Tổng số hạt cơ bản của canxi là 40. II. TỰ LUẬN (3,00 điểm) Câu 1:(1,00 điểm) Nguyên tử của nguyên tố X có tổng số hạt là 34, trong đó số hạt mang điện ở hạt nhân ít hơn số hạt không mang điện là 1 hạt. a. Xác định số proton, số electron, số nơtron, số hiệu nguyên tử Z, số khối A? b. Cho biết tên của nguyên tố X? Viết kí hiệu nguyên tử của nguyên tố X? Câu 2: (1,00 điểm) Cho Cl ( Z=17 ) a. Viết cấu hình electron nguyên tử của Clo? b. Xác định vị trí của Clo trong bảng tuần hoàn (Ô, Chu kì, Nhóm), (có giải thích)? c. Cho biết Clo là kim loại, phi kim hay khí hiếm? ( giải thích)? Câu 3: (1,00 điểm) Hòa tan hoàn toàn 6,24 gam một kim loại M thuộc nhóm IA vào 200 gam H2O, sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được 1,792 lít khí H2 (đktc). a. Xác định tên kim loại M? b. Để trung hòa lượng dung dịch thu được, cần dùng bao nhiêu ml dung dịch axit HCl 2M. HẾT Học sinh được sử dụng Bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học. Trang 2/ 2 Mã đề 001