Đề kiểm tra học kỳ 1 Ngữ văn Lớp 10 - Năm học 2021-2022 - Trường THPT Gia Định
Đọc văn bản sau:
Năm 18 tuổi, tôi theo cha lên Hà Giang nghiên cứu những cánh rừng trà cổ thụ. Tận mắt chứng
kiến cuộc sống cực khổ của người Mông, Dao nơi đây, đêm nằm, tôi thao thức không ngủ được,
"con thương họ quá". Cha bảo: "Con hãy lắng tâm suy ngẫm. Suốt mấy ngày ở đây, con thấy họ có
phàn nàn, kêu ca gì không? Trái lại, họ rất vui vẻ, không khí gia đình đầm ấm. Họ cười đùa suốt
ngày, hồn nhiên như cây cỏ, ăn no, ngủ kỹ. Trong khi đó, con lại đang trằn trọc. Vậy thì họ khổ hay
con khổ đây?".
Cha tôi giải thích, "Nội yên tri phúc", nghĩa là, tâm yên ổn thì mới hưởng phúc lộc. Hạnh phúc
hay đau khổ, sung sướng hay bất hạnh là ở cái tâm. Bởi nếu tâm không yên, lúc nào cũng căng
thẳng, lo âu, sợ hãi, hận thù, thì dẫu nằm trên đống bạc vàng cũng đâu thấy hạnh phúc.
Đó là bài học đầu tiên của tôi về hạnh phúc.
Có lần, thừa cơm nguội, tôi đổ đi. Cha bảo: "Con không nên làm thế. Cha biết, chút cơm nguội
ấy không đáng mấy đồng tiền. Nhưng con hãy nghĩ đến những người dân đói khát, cơm không đủ
ăn, áo không đủ mặc. Việc đổ thức ăn đi phí phạm và tội lỗi thế nào? Ở đời, không có gì hạnh phúc
bằng có mà cho người khác. Bởi cho là được nhận". Chính lời nói ấy giúp tôi biết chắt chiu để giúp
người kém may mắn hơn mình.
Ông cũng là người thầy lớn của tôi. Cha tôi thường bảo: Thiên hạ nhân, thiên hạ tài. Ở đời, ai
cũng có cái giỏi hơn mình, ai cũng là thầy mình. Từ người đạp xích lô, bác nông dân, chị quét rác,
đến ngay cả giới giang hồ, nếu quan sát kỹ, ta sẽ học ở họ nhiều điều tuyệt vời.
Mấy chục năm, mọi buồn vui trong đời, hai cha con tôi đều san sẻ. Có lần, bạn tôi chứng kiến
cha con gần gụi thân thiết đã khóc. Cậu ấy bảo: "Nhìn thấy bố con anh mà em tủi thân quá. Bởi bố
con em nói câu trước, đến câu sau đã cãi nhau rồi". Bạn bè của cha tôi bảo: "Tôi ghen với ông
Trường Xuân quá, sao ông lại có thằng con giai hiểu bố, yêu bố đến độ chia sẻ mọi điều thế này?".
Ngày cha mẹ còn sống, tôi vẫn tâm sự với bạn thân rằng, nỗi sợ duy nhất trong đời tôi là
ngày vĩnh viễn mất cha mẹ mặc dầu tôi hiểu mọi thứ đều vô thường, không sinh không diệt. Tôi có
niềm tin vững chãi rằng chết không phải là hết. Nhưng tôi vẫn sợ mất cha mẹ bởi tình yêu họ dành
cho tôi quá lớn, cũng bởi tình thương trong tôi quá nhiều. Tôi biết, cha mẹ ra đi sẽ để lại khoảng
trống vô cùng lớn trong tâm hồn tôi mà không ai có thể khỏa lấp.
(Theo tác giả Hoàng Anh Sướng - VN express 21/8/2021)
Thực hiện các yêu cầu:
Câu 1. Xác định phong cách ngôn ngữ của văn bản. (0,5 điểm)
Câu 2. Vì sao người cha cho rằng: Hạnh phúc hay đau khổ, sung sướng hay bất hạnh là ở cái tâm?
(0,5 điểm)
Câu 3. Nêu nội dung chính của văn bản. (1,0 điểm)
Năm 18 tuổi, tôi theo cha lên Hà Giang nghiên cứu những cánh rừng trà cổ thụ. Tận mắt chứng
kiến cuộc sống cực khổ của người Mông, Dao nơi đây, đêm nằm, tôi thao thức không ngủ được,
"con thương họ quá". Cha bảo: "Con hãy lắng tâm suy ngẫm. Suốt mấy ngày ở đây, con thấy họ có
phàn nàn, kêu ca gì không? Trái lại, họ rất vui vẻ, không khí gia đình đầm ấm. Họ cười đùa suốt
ngày, hồn nhiên như cây cỏ, ăn no, ngủ kỹ. Trong khi đó, con lại đang trằn trọc. Vậy thì họ khổ hay
con khổ đây?".
Cha tôi giải thích, "Nội yên tri phúc", nghĩa là, tâm yên ổn thì mới hưởng phúc lộc. Hạnh phúc
hay đau khổ, sung sướng hay bất hạnh là ở cái tâm. Bởi nếu tâm không yên, lúc nào cũng căng
thẳng, lo âu, sợ hãi, hận thù, thì dẫu nằm trên đống bạc vàng cũng đâu thấy hạnh phúc.
Đó là bài học đầu tiên của tôi về hạnh phúc.
Có lần, thừa cơm nguội, tôi đổ đi. Cha bảo: "Con không nên làm thế. Cha biết, chút cơm nguội
ấy không đáng mấy đồng tiền. Nhưng con hãy nghĩ đến những người dân đói khát, cơm không đủ
ăn, áo không đủ mặc. Việc đổ thức ăn đi phí phạm và tội lỗi thế nào? Ở đời, không có gì hạnh phúc
bằng có mà cho người khác. Bởi cho là được nhận". Chính lời nói ấy giúp tôi biết chắt chiu để giúp
người kém may mắn hơn mình.
Ông cũng là người thầy lớn của tôi. Cha tôi thường bảo: Thiên hạ nhân, thiên hạ tài. Ở đời, ai
cũng có cái giỏi hơn mình, ai cũng là thầy mình. Từ người đạp xích lô, bác nông dân, chị quét rác,
đến ngay cả giới giang hồ, nếu quan sát kỹ, ta sẽ học ở họ nhiều điều tuyệt vời.
Mấy chục năm, mọi buồn vui trong đời, hai cha con tôi đều san sẻ. Có lần, bạn tôi chứng kiến
cha con gần gụi thân thiết đã khóc. Cậu ấy bảo: "Nhìn thấy bố con anh mà em tủi thân quá. Bởi bố
con em nói câu trước, đến câu sau đã cãi nhau rồi". Bạn bè của cha tôi bảo: "Tôi ghen với ông
Trường Xuân quá, sao ông lại có thằng con giai hiểu bố, yêu bố đến độ chia sẻ mọi điều thế này?".
Ngày cha mẹ còn sống, tôi vẫn tâm sự với bạn thân rằng, nỗi sợ duy nhất trong đời tôi là
ngày vĩnh viễn mất cha mẹ mặc dầu tôi hiểu mọi thứ đều vô thường, không sinh không diệt. Tôi có
niềm tin vững chãi rằng chết không phải là hết. Nhưng tôi vẫn sợ mất cha mẹ bởi tình yêu họ dành
cho tôi quá lớn, cũng bởi tình thương trong tôi quá nhiều. Tôi biết, cha mẹ ra đi sẽ để lại khoảng
trống vô cùng lớn trong tâm hồn tôi mà không ai có thể khỏa lấp.
(Theo tác giả Hoàng Anh Sướng - VN express 21/8/2021)
Thực hiện các yêu cầu:
Câu 1. Xác định phong cách ngôn ngữ của văn bản. (0,5 điểm)
Câu 2. Vì sao người cha cho rằng: Hạnh phúc hay đau khổ, sung sướng hay bất hạnh là ở cái tâm?
(0,5 điểm)
Câu 3. Nêu nội dung chính của văn bản. (1,0 điểm)
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra học kỳ 1 Ngữ văn Lớp 10 - Năm học 2021-2022 - Trường THPT Gia Định", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
File đính kèm:
- de_kiem_tra_hoc_ky_1_ngu_van_lop_10_nam_hoc_2021_2022_truong.pdf
Nội dung text: Đề kiểm tra học kỳ 1 Ngữ văn Lớp 10 - Năm học 2021-2022 - Trường THPT Gia Định
- ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ I LỚP 10 TH1 Môn: Ngữ văn. Thời gian: 90 phút oOo I. ĐỌC HIỂU (3,0 điểm) Đọc văn bản sau: Năm 18 tuổi, tôi theo cha lên Hà Giang nghiên cứu những cánh rừng trà cổ thụ. Tận mắt chứng kiến cuộc sống cực khổ của người Mông, Dao nơi đây, đêm nằm, tôi thao thức không ngủ được, "con thương họ quá". Cha bảo: "Con hãy lắng tâm suy ngẫm. Suốt mấy ngày ở đây, con thấy họ có phàn nàn, kêu ca gì không? Trái lại, họ rất vui vẻ, không khí gia đình đầm ấm. Họ cười đùa suốt ngày, hồn nhiên như cây cỏ, ăn no, ngủ kỹ. Trong khi đó, con lại đang trằn trọc. Vậy thì họ khổ hay con khổ đây?". Cha tôi giải thích, "Nội yên tri phúc", nghĩa là, tâm yên ổn thì mới hưởng phúc lộc. Hạnh phúc hay đau khổ, sung sướng hay bất hạnh là ở cái tâm. Bởi nếu tâm không yên, lúc nào cũng căng thẳng, lo âu, sợ hãi, hận thù, thì dẫu nằm trên đống bạc vàng cũng đâu thấy hạnh phúc. Đó là bài học đầu tiên của tôi về hạnh phúc. Có lần, thừa cơm nguội, tôi đổ đi. Cha bảo: "Con không nên làm thế. Cha biết, chút cơm nguội ấy không đáng mấy đồng tiền. Nhưng con hãy nghĩ đến những người dân đói khát, cơm không đủ ăn, áo không đủ mặc. Việc đổ thức ăn đi phí phạm và tội lỗi thế nào? Ở đời, không có gì hạnh phúc bằng có mà cho người khác. Bởi cho là được nhận". Chính lời nói ấy giúp tôi biết chắt chiu để giúp người kém may mắn hơn mình. Ông cũng là người thầy lớn của tôi. Cha tôi thường bảo: Thiên hạ nhân, thiên hạ tài. Ở đời, ai cũng có cái giỏi hơn mình, ai cũng là thầy mình. Từ người đạp xích lô, bác nông dân, chị quét rác, đến ngay cả giới giang hồ, nếu quan sát kỹ, ta sẽ học ở họ nhiều điều tuyệt vời. Mấy chục năm, mọi buồn vui trong đời, hai cha con tôi đều san sẻ. Có lần, bạn tôi chứng kiến cha con gần gụi thân thiết đã khóc. Cậu ấy bảo: "Nhìn thấy bố con anh mà em tủi thân quá. Bởi bố con em nói câu trước, đến câu sau đã cãi nhau rồi". Bạn bè của cha tôi bảo: "Tôi ghen với ông Trường Xuân quá, sao ông lại có thằng con giai hiểu bố, yêu bố đến độ chia sẻ mọi điều thế này?". Ngày cha mẹ còn sống, tôi vẫn tâm sự với bạn thân rằng, nỗi sợ duy nhất trong đời tôi là ngày vĩnh viễn mất cha mẹ mặc dầu tôi hiểu mọi thứ đều vô thường, không sinh không diệt. Tôi có niềm tin vững chãi rằng chết không phải là hết. Nhưng tôi vẫn sợ mất cha mẹ bởi tình yêu họ dành cho tôi quá lớn, cũng bởi tình thương trong tôi quá nhiều. Tôi biết, cha mẹ ra đi sẽ để lại khoảng trống vô cùng lớn trong tâm hồn tôi mà không ai có thể khỏa lấp. (Theo tác giả Hoàng Anh Sướng - VN express 21/8/2021) Thực hiện các yêu cầu: Câu 1. Xác định phong cách ngôn ngữ của văn bản. (0,5 điểm) Câu 2. Vì sao người cha cho rằng: Hạnh phúc hay đau khổ, sung sướng hay bất hạnh là ở cái tâm? (0,5 điểm) Câu 3. Nêu nội dung chính của văn bản. (1,0 điểm) Câu 4. Anh/chị rút ra được những bài học gì từ câu nói của người cha: Từ người đạp xích lô, bác nông dân, chị quét rác, đến ngay cả giới giang hồ, nếu quan sát kĩ, ta sẽ học ở họ nhiều điều tuyệt vời? (1,0 điểm) II. LÀM VĂN (7.0 điểm) Câu 1 (2.0 điểm) Người cha cho rằng: Ở đời, không có gì hạnh phúc bằng có mà cho người khác. Bởi cho là được nhận. Theo anh/chị, ta sẽ nhận được những gì từ việc cho đi. Viết một đoạn văn nghị luận xã hội (từ 10 đến 12 dòng) trả lời cho câu hỏi trên. Câu 2. (5.0 điểm) Phân tích bài thơ “ Cảnh ngày hè” của tác giả Nguyễn Trãi. .Hết