Đề luyện thi vào Lớp 10 môn Ngữ văn - Đề 7 (Có đáp án)

Câu 1: (2,0 điểm): Đọc ngữ liệu sau và trả lời các câuhỏi:

Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng Thấymột mặt trời trong lăng rất đỏ.

(Ngữ văn 9, tập2)

  1. Ngữ liệu trên được trích trong văn bản nào? Tác giả? Văn bản được viết theo thể thơ gì?
  2. Em hiểu thế nào về nghĩa của từ “mặt trời” trong câu thơ Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ? Việc tácgiả sử dụng từ “mặt trời” trong câu thơ này có dụng ý gi?

Câu 2: (1,0 điểm)

Lời nóichẳng mất tiền mua,

Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau.

(Ca dao)

Hãy cho biết câu ca dao trên liên quan đến phương châm hội thoại nào? Trình bày nội dungcủa phương châm hội thoại đó.

Câu 3: (2,0 điểm)

Đọc ngữ liệu sau và thực hiện các yêucầu bên dưới:

[...Tôi hãy còn nhớ buổi chiều hôm đó - buổi chiều sau một ngày mưa rừng, giọt mưa cònđọng trên lá, rừng sáng lấp lánh. Đang ngồi làm việc dưới tấm ni lông nóc, tôi bỗng

nghe tiếng kêu. Từ con đường mòn chạy lẫn trong rừng sâu, anh hớt hải chạy về, tay

cầm khúc ngà đưa lên khoe với tôi. Mặt anh hớn hở như một đứa trẻ được quà.]

(Nguyễn Quang Sáng, Chiếc lược ngà)

  1. Xác định thành phần biệt lập có trong ngữ liệu trên. Hãy cho biết đó là thành phần biệt lập gì? Nêu khái niệm thành phần biệt lập đó.
  2. Về mặt hình thức, các câu trong ngữ liệu trên được liên kết với nhau bằng phép liên kếtgì? Chỉ ra từ ngữ liên kết.
docx 5 trang Huệ Phương 21/02/2023 7120
Bạn đang xem tài liệu "Đề luyện thi vào Lớp 10 môn Ngữ văn - Đề 7 (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docxde_luyen_thi_vao_lop_10_mon_ngu_van_de_7_co_dap_an.docx

Nội dung text: Đề luyện thi vào Lớp 10 môn Ngữ văn - Đề 7 (Có đáp án)

  1. ĐỀ 7 ĐỀ LUYỆN THI VÀO LỚP 10 Môn NGỮ VĂN PHẦN I: ĐỌC - HIỂU (5,0 điểm) Câu 1: (2,0 điểm): Đọc ngữ liệu sau và trả lời các câu hỏi: Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ. (Ngữ văn 9, tập 2) a) Ngữ liệu trên được trích trong văn bản nào? Tác giả? Văn bản được viết theo thể thơ gì? b) Em hiểu thế nào về nghĩa của từ “mặt trời” trong câu thơ Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ? Việc tác giả sử dụng từ “mặt trời” trong câu thơ này có dụng ý gi? Câu 2: (1,0 điểm) Lời nói chẳng mất tiền mua, Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau. (Ca dao) Hãy cho biết câu ca dao trên liên quan đến phương châm hội thoại nào? Trình bày nội dung của phương châm hội thoại đó. Câu 3: (2,0 điểm) Đọc ngữ liệu sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới: [ Tôi hãy còn nhớ buổi chiều hôm đó - buổi chiều sau một ngày mưa rừng, giọt mưa còn đọng trên lá, rừng sáng lấp lánh. Đang ngồi làm việc dưới tấm ni lông nóc, tôi bỗng nghe tiếng kêu. Từ con đường mòn chạy lẫn trong rừng sâu, anh hớt hải chạy về, tay cầm khúc ngà đưa lên khoe với tôi. Mặt anh hớn hở như một đứa trẻ được quà.] (Nguyễn Quang Sáng, Chiếc lược ngà) a) Xác định thành phần biệt lập có trong ngữ liệu trên. Hãy cho biết đó là thành phần biệt lập gì? Nêu khái niệm thành phần biệt lập đó. b) Về mặt hình thức, các câu trong ngữ liệu trên được liên kết với nhau bằng phép liên kết gì? Chỉ ra từ ngữ liên kết. PHẦN II: LÀM VĂN (5,0 điểm) Cảm nhận của em về nhân vật Phương Định trong truyện ngắn Những ngôi sao xa xôi của Lê Minh Khuê (Ngữ văn 9, tập 2).
  2. HẾT GỢI Ý ĐÁP ÁN ĐỀ PHẦN I: ĐỌC - HIỂU (5,0 điểm) Câu 1: (2,0 điểm): a) Ngữ liệu trên được trích trong văn bản: Viếng Lăng bác của Viễn Phương Văn bản được viết theo thể thơ: tự do b) Từ “mặt trời” trong câu thơ "Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ" chính là tượng trưng cho Bác Ở đây tác giả sử dụng biện pháp tu từ ẩn dụ: Một Mặt trời trong lăng rất đỏ chính để chỉ Bác Hồ với một ý nghĩa là Bác Hồ chính là mặt trời của nhân dân, Bác luôn dẫn dắt nhân dân, luôn luôn cao thượng như Mặt Trời. Câu 2: (1,0 điểm) Phương châm hội thoại là: lịch sự trong giao tiếp Phương châm hội thoại là lịch sự: Khi giao tiếp cần chú ý đến sự tế nhị ,khiêm tốn và tôn trọng người khác . Câu 3: (2,0 điểm) Đọc ngữ liệu sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới: [ Tôi hãy còn nhớ buổi chiều hôm đó - buổi chiều sau một ngày mưa rừng, giọt mưa còn đọng trên lá, rừng sáng lấp lánh. Đang ngồi làm việc dưới tấm ni lông nóc, tôi bỗng nghe tiếng kêu. Từ con đường mòn chạy lẫn trong rừng sâu, anh hớt hải chạy về, tay cầm khúc ngà đưa lên khoe với tôi. Mặt anh hớn hở như một đứa trẻ được quà.] (Nguyễn Quang Sáng, Chiếc lược ngà) a) Thành phần biệt lập có trong ngữ liệu: phụ chú "- buổi chiều sau một ngày mưa rừng" - Thành phần phụ chú là thành phần biệt lập, không tham gia vào thành phần của câu. Thành phần phụ chú nhằm giải thích, bổ sung, làm rõ nội dung / chủ đề được nói đến trong câu. Thường nằm giữa hai dấu gạch ngang, dấu hai phẩy,hai
  3. dấu ngoặc đơn, giữa dấu gạch ngang với dấu phẩy hoặc giữa dấu hai chấm b) Về mặt hình thức, các câu trong ngữ liệu trên được liên kết với nhau bằng phép liên kết lặp từ ngữ: "tôi" PHẦN II: LÀM VĂN (5,0 điểm) D à n ý I. M ở b à i -Giới thiệu truyện ngắn Những ngôi sao xa xôi là tác phẩm đầu tay của Lê Minh Khuê nhà văn nữ chuyên viết về cuộc sống chiến đấu của tuổi trẻ nơi tuyến đường Trường Sơn trong những năm chống Mĩ - Phương Định là hình tượng tiêu biểu của thế hệ trẻ thời kì kháng chiến chống Mỹ II. T hâ n bà i 1. Nêu khái quát chung - Hoàn cảnh ra đời của tác phẩm Những ngôi sao xa xôi sáng tác vào những năm 1970 trong thời kì kháng chiến chống Mỹ vô cùng gian khổ, ác liệt - Truyện viết về cuộc sống, chiến đấu của ba nữ thanh niên xung phong trên tuyến đường Trường Sơn - Nêu rõ thực tế, thanh niên miền Bắc lúc bấy giờ khí thế sôi nổi vì miền Nam “Xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước - Mà lòng phơi phới dậy tương lai” - Phương Định là nhân vật chính xưng tôi kể chuyện, cô cũng là người có nét đẹp tiêu biểu của thế hệ trẻ anh hùng nhưng cũng mang những nét đẹp riêng của con người đời thường.
  4. 2. Phân tích nhân vật Phương Định -Vẻ đẹp của Phương Định thể hiện qua lý tưởng cách mạng, lòng yêu nước thiết tha (từ biệt gia đình, quê hương để vào chiến trường, bất chấp mọi gian khổ, hiểm nguy) - Phẩm chất của thế hệ trẻ trong thời kháng chiến chống Mỹ ngời sáng trong cô: dũng cảm, gan dạ, kiên cường + Cô vào chiến trường ba năm, sống ở cao điểm giữa vùng trọng tuyến trên tuyến đường Trường Sơn + Công việc nguy hiểm: chạy trên cao điểm ban ngày, hết trận bom phải ra đo hố bom, đếm bom chưa nổ và nếu cần thì phá bom -Vẻ đẹp của tinh thần lạc quan thể hiện rõ qua cái nhìn của Phương Định về công việc, chiến tranh và cái chết - Có tinh thần trách nhiệm với công việc: nhận nhiệm vụ phá bom nguy hiểm như một việc làm quen thuộc hàng ngày, hành động chuẩn xác, thuần thục → Sự khốc liệt của chiến tranh đã tôi luyện tâm hồn nhạy cảm yếu đuối của cô trở nên bản lĩnh kiên cường của người anh hùng cách mạng -Vẻ đẹp tâm hồn trong sáng, mơ mộng + Phương Định nhạy cảm, mơ mộng, hay lãng mạn: có thời học sinh hồn nhiên vô tư, hay nhớ tới những kỉ niệm tuổi thơ, luôn tìm được điều thú vị trong cuộc sống, công việc + Hồn nhiên, yêu đời: thích hát, say sưa tận hưởng cơn mưa đá một cách hồn nhiên + Giàu tình cảm: luôn nhớ về quê hương, yêu quý, gắn bó với đồng đội 3. Nghệ thuật xây dựng nhân vật - Nhân vật được xây dựng qua điểm nhìn, ngôn ngữ, nghệ thuật miêu tả tâm lý và tính cách nhân vật sâu sắc + Ngôn ngữ trần thuật phù hợp, ngôn ngữ nhân vật trẻ trung, tự nhiên, giàu nữ tính + Thế giới tâm hồn phong phú, trong sáng 4. Suy nghĩ về thế hệ trẻ thời chống Mỹ - Là thế hệ chịu nhiều đau thương, gian khổ,
  5. hy sinh - Là thế hệ anh hùng sẵn sàng ra đi không tiếc thân mình -Thế hệ trẻ trung: trẻ tuổi, giàu nhiệt huyết, yêu cuộc đời III. K ế t b à i - Tác giả xây dựng hình ảnh nhân vật Phương Định chân thực, sinh động, đẹp cả trong lý tưởng ý chí lẫn tình cảm, phẩm chất - Người đọc cùng lúc thấy được phẩm chất anh hùng và thế giới nội tâm phong phú của Phương Định - Là hình ảnh tiêu biểu của thế hệ trẻ Việt Nam thời chống Mỹ