Đề thi khảo sát chất lượng Hóa học Lớp 10 (Lần 1) - Mã đề 201 - Năm học 2021-2022 - Trường THPT Trần Phú (Có đáp án)
Câu 45: Nhóm nào sau đây có tính phi kim và có cấu hình electron lớp ngoài cùng dạng ns2np5?
A. Nhóm khí hiếm. B. Nhóm halogen.
C. Nhóm kim loại kiềm. D. Nhóm kim loại kiềm thổ.
Câu 46: Nguyên tố hóa học là tập hợp các nguyên tử có cùng
A. khối lượng nguyên tử. B. tổng số proton và nơtron.
C. số khối . D. điện tích hạt nhân.
Câu 47: Trong bảng hệ thống tuần hoàn, số thứ tự của chu kỳ bằng
A. số hiệu nguyên tử. B. số electron lớp ngoài cùng.
C. số lớp electron. D. số electron hoá trị.
Câu 48: Trong thành phần phân tử nước có chứa mấy nguyên tố phi kim?
A. 4. B. 1. C. 3. D. 2.
Câu 49: Ở trạng thái cơ bản, nguyên tử Mg (Z = 12) có bao nhiêu electron ở lớp ngoài cùng?
A. 4. B. 2. C. 3. D. 1.
Câu 50: Chất nào sau đây tác dụng với dung dịch axit sunfuric loãng tạo ra đơn chất ở thể khí?
A. CaCO3. B. Cu. C. Zn. D. NaOH.
A. Nhóm khí hiếm. B. Nhóm halogen.
C. Nhóm kim loại kiềm. D. Nhóm kim loại kiềm thổ.
Câu 46: Nguyên tố hóa học là tập hợp các nguyên tử có cùng
A. khối lượng nguyên tử. B. tổng số proton và nơtron.
C. số khối . D. điện tích hạt nhân.
Câu 47: Trong bảng hệ thống tuần hoàn, số thứ tự của chu kỳ bằng
A. số hiệu nguyên tử. B. số electron lớp ngoài cùng.
C. số lớp electron. D. số electron hoá trị.
Câu 48: Trong thành phần phân tử nước có chứa mấy nguyên tố phi kim?
A. 4. B. 1. C. 3. D. 2.
Câu 49: Ở trạng thái cơ bản, nguyên tử Mg (Z = 12) có bao nhiêu electron ở lớp ngoài cùng?
A. 4. B. 2. C. 3. D. 1.
Câu 50: Chất nào sau đây tác dụng với dung dịch axit sunfuric loãng tạo ra đơn chất ở thể khí?
A. CaCO3. B. Cu. C. Zn. D. NaOH.
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi khảo sát chất lượng Hóa học Lớp 10 (Lần 1) - Mã đề 201 - Năm học 2021-2022 - Trường THPT Trần Phú (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
File đính kèm:
- de_thi_khao_sat_chat_luong_hoa_hoc_lop_10_lan_1_ma_de_201_na.pdf
Nội dung text: Đề thi khảo sát chất lượng Hóa học Lớp 10 (Lần 1) - Mã đề 201 - Năm học 2021-2022 - Trường THPT Trần Phú (Có đáp án)
- SỞ GD&ĐT VĨNH PHÚC ĐỀ THI KSCL LẦN 1 NĂM HỌC 2021-2022 TRƯỜNG THPT TRẦN PHÚ MÔN HÓA HỌC – KHỐI 10 ĐỀ CHÍNH THỨC (Thời gian làm bài: 50 phút, không kể thời gian giao đề) Mã đề thi: 201 (Thí sinh không được sử dụng tài liệu, kể cả bảng tuần hoàn) Cho biết nguyên tử khối của các nguyên tố: H = 1; Li = 7; C = 12; N = 14; O = 16; Na = 23; Mg = 24; Al = 27; P = 31; S = 32; Cl = 35,5; K = 39; Ca = 40; Cr = 52; Fe = 56; Cu = 64; Zn = 65; Br = 80; Rb = 85,5; Ag = 108; Ba = 137 Câu 41: Trong bảng tuần hoàn, có bao nhiêu nhóm A? A. 10. B. 14. C. 12. D. 8. Câu 42: Hòa tan hết 1,68 gam kim loại R (hóa trị II) trong dung dịch H2SO4 loãng, thu được 0,07 mol H2. Kim loại R là A. Fe. B. Ba. C. Mg. D. Zn. Câu 43: Tên gốc axit tương ứng của HNO3 là A. nitrit. B. nitric. C. nitrơ. D. nitrat. Câu 44: Trong 1 phân tử natri clorua (muối ăn) có bao nhiêu nguyên tử kim loại? A. 4. B. 2. C. 1. D. 3. Câu 45: Nhóm nào sau đây có tính phi kim và có cấu hình electron lớp ngoài cùng dạng ns2np5? A. Nhóm khí hiếm. B. Nhóm halogen. C. Nhóm kim loại kiềm. D. Nhóm kim loại kiềm thổ. Câu 46: Nguyên tố hóa học là tập hợp các nguyên tử có cùng A. khối lượng nguyên tử. B. tổng số proton và nơtron. C. số khối . D. điện tích hạt nhân. Câu 47: Trong bảng hệ thống tuần hoàn, số thứ tự của chu kỳ bằng A. số hiệu nguyên tử. B. số electron lớp ngoài cùng. C. số lớp electron. D. số electron hoá trị. Câu 48: Trong thành phần phân tử nước có chứa mấy nguyên tố phi kim? A. 4. B. 1. C. 3. D. 2. Câu 49: Ở trạng thái cơ bản, nguyên tử Mg (Z = 12) có bao nhiêu electron ở lớp ngoài cùng? A. 4. B. 2. C. 3. D. 1. Câu 50: Chất nào sau đây tác dụng với dung dịch axit sunfuric loãng tạo ra đơn chất ở thể khí? A. CaCO3. B. Cu. C. Zn. D. NaOH. Câu 51: Nguyên tử trung hòa điện là do A. electron mang điện tích âm. B. số proton bằng số electron. C. hạt nhân có proton mang điện dương. D. nơtron là hạt không mang điện. Câu 52: Cho dung dịch chứa 13,35 gam AlCl3 tác dụng với lượng dư dung dịch NaOH, khuấy đều. Sau khi phản ứng hoàn toàn thu được bao nhiêu gam kết tủa? A. 7,8. B. 0. C. 10,2. D. 9,8. Câu 53: Cho 10 gam CaCO3 tác dụng hết với dung dịch HCl dư, thu được V lít (đktc) khí CO2. Giá trị của V là A. 2,24. B. 3,36. C. 1,12. D. 4,48. Câu 54: Sắt(III) hiđroxit là chất rắn màu nâu đỏ. Công thức của sắt(III) hiđroxit là A. Fe(OH)3. B. FeCO3. C. Fe3O4. D. Fe(OH)2. Câu 55: Trong bảng tuần hoàn, chu kỳ 2 có bao nhiêu nguyên tố? Trang 1/3 - Mã đề thi 201 -
- A. 32. B. 2. C. 18. D. 8. Câu 56: Cho sơ đồ phản ứng: Oxit+ H2 O → bazô X . Công thức của X là A. Ca(OH)2. B. Fe(OH)3. C. Al(OH)3. D. Mg(OH)2. Câu 57: Nguyên tử các nguyên tố nhóm IA có bao nhiêu electron hóa trị? A. 11. B. 8. C. 3. D. 1. Câu 58: Phát biểu nào sau đây sai? A. Electron chuyển động rất nhanh xung quanh hạt nhân nguyên tử. B. Tất cả các nguyên tử đều chứa proton, nơtron, electron. C. Khi nhường bớt electron, nguyên tử trở thành cation. D. Khối lượng nguyên tử chủ yếu tập trung ở hạt nhân. Câu 59: Nguyên tử X có A = 23 và cấu hình electron: 1s22s22p63s1. Thành phần hạt nhân nguyên tử X gồm A. 11 electron, 12 nơtron. B. 12 proton, 11 nơtron. C. 12 proton, 12 electron. D. 11 proton, 12 nơtron. Câu 60: Hạt cơ bản tạo nên lớp vỏ nguyên tử là A. proton và nơtron. B. electron. C. nơtron. D. proton. Câu 61: Hòa tan 8 gam lưu huỳnh trioxit vào lượng dư nước, thu được m gam axit. Giá trị của m là A. 8,20. B. 9,80. C. 10,78. D. 11,76. Câu 62: Ở trạng thái cơ bản, nguyên tử của các nguyên tố có tối đa bao nhiêu electron ở lớp ngoài cùng? A. 6. B. 10. C. 8. D. 14. Câu 63: Chất nào sau đây là oxit axit? A. SO2. B. Al2O3. C. CO. D. Na2O. Câu 64: Trong tự nhiên Gali có 2 đồng vị là 69Ga ( chiếm 60,1%) và còn lại là 71Ga. Nguyên tử khối trung bình của Gali là A. 70,20. B. 70,15. C. 69,80. D. 71,20. Câu 65: Trong 20 nguyên tố đầu tiên của bảng hệ thống tuần hoàn, có bao nhiêu nguyên tố mà nguyên tử có 8 electron ở lớp ngoài cùng? A. 2. B. 3. C. 4. D. 1. Câu 66: Nguyên tử của nguyên tố X có tổng số electron trên các phân lớp p là 7. Trong bảng tuần hoàn, nguyên tố X thuộc A. khối các nguyên tố f. B. khối các nguyên tố d. C. khối các nguyên tố s. D. khối các nguyên tố p. Câu 67: Cho 8 g hỗn hợp Fe và Mg tác dụng hoàn toàn với dung dịch HCl dư sinh ra 4,48 lít (đktc) khí H2. Thành phần phần trăm về khối lượng của Fe và Mg lần lượt là A. 80% và 20%. B. 50% và 50%. C. 70% và 30% D. 60% và 40%. +X +Y +X +Y Câu 68: Cho sơ đồ chuyển hóa: NaOH → Z → NaOH → E → BaCO3. Biết: X, Y, Z, E là các hợp chất khác nhau và khác BaCO3; mỗi mũi tên ứng với một phương trình hóa học của phản ứng giữa hai chất tương ứng. Các chất X, Y thỏa mãn sơ đồ trên lần lượt là A. NaHCO3, BaCl2. B. CO2, BaCl2. C. CO2, Ba(OH)2. D. NaHCO3, Ba(OH)2. Câu 69: Oxit cao nhất của nguyên tố R là R2O7. Hợp chất khí với hidro thì R chiếm 98,765% về khối lượng. Vậy R là nguyên tố nào sau đây? A. Iot (127). B. Flo (19). C. Clo (35,5). D. Brom (80). Câu 70: Khử 16 gam Fe2O3 bằng CO, nung nóng thu được m gam Fe. Biết rằng hiệu suất phản ứng là 80%. Giá trị của m là A. 11, 20 gam. B. 8,96 gam. C. 17, 92 gam. D. 14,00 gam. Trang 2/3 - Mã đề thi 201 -
- Câu 71: Hỗn hợp X gồm ba kim loại Mg, Cu và Al ở dạng bột. Cho 2,13 gam X tác dụng hoàn toàn với oxi, thu được hỗn hợp Y gồm các oxit có khối lượng 3,33 gam. Thể tích dung dịch HCl 2M vừa đủ để phản ứng hết với Y là A. 57 ml. B. 75 ml. C. 90 ml. D. 50 ml. Câu 72: Từ 20 gam dung dịch HCl 40% và nước cất pha chế dung dịch HCl 16%. Khối lượng nước (gam) cần dùng là A. 27. B. 54. C. 30. D. 25,5. Câu 73: Một ion R3+ có tổng số hạt proton, nơtron, electron là 79, trong đó số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 19. Vị trí nguyên tố R trong bảng tuần hoàn là A. Chu kỳ 4, nhóm VIB. B. Chu kỳ 4, nhóm VB. C. Chu kỳ 4 nhóm VIIIB. D. Chu kỳ 4, nhóm IIB. Câu 74: Một nguyên tử X có tổng số electron ở 2 lớp M và N là 9. Vị trí của nguyên tố đó trong bảng tuần hoàn là: A. Chu kì 4, nhóm IA. B. Chu kì 4, nhóm IIA. C. Chu kì 3, nhóm IA. D. Chu kì 3, nhóm IIA. Câu 75: Cấu hình electron nào sau đây viết sai? 2 2 6 2 6 2 6 2 2 6 2 2 A. Fe (Z = 26) 1s 2s 2p 3s 3p 4s 3d . B. Si (Z = 14) 1s 2s 2p 3s 3p . C. Cl (Z = 17) 1s22s22p63s23p5. D. Cr (Z = 24) 1s22s22p63s23p63d54s1. Câu 76: Hỗn hợp X gồm CuO và Fe2O3. Hoà tan hoàn toàn 44 gam X bằng dung dịch HCl (dư), sau phản ứng thu được dung dịch chứa 85,25 gam muối. Mặt khác, nếu khử hoàn toàn 22 gam X bằng CO (dư), cho hỗn hợp khí thu được sau phản ứng lội từ từ qua dung dịch Ba(OH)2 (dư) thì thu được m gam kết tủa. Giá trị của m là A. 73,875. B. 76,755. C. 153,51. D. 147,75. Câu 77: Cho X là nguyên tố mà nguyên tử có phân lớp electron ngoài cùng là np2n+1, Y là nguyên tố mà nguyên tử có phân lớp electron ngoài cùng là (n+1)p1. Cho các phát biểu sau: (a) Bán kính nguyên tử của Y lớn hơn bán kính nguyên tử X. (b) X và Y là 2 nguyên tố thuộc 2 chu kỳ liên tiếp và 2 nhóm A liên tiếp. (c) Tính chất hóa học đặc trưng của Y là tính phi kim. (d) Đơn chất của X phản ứng với đơn chất của Y tạo hợp chất có dạng YX3. (e) Y là nguyên tố có độ âm điện lớn nhất. Trong các phát biểu trên, có bao nhiêu phát biểu đúng ? A. 3. B. 2. C. 1. D. 4. Câu 78: Nguyên tố R là phi kim thuộc chu kì 3, có công thức phân tử hợp chất khí với hiđro là RH2. Nguyên tố R tạo với kim loại M hợp chất có công thức MR. Đốt cháy hoàn toàn 17,6 gam MR, thu được 4,48 lít khí RO2 (ở đktc). Có các phát biểu sau: (a) R thuộc nhóm VIA. (b) Khí RO2 tác dụng với dung dịch Ca(OH)2 dư thu được kết tủa. (c) Kim loại M có nguyên tử khối lớn hơn 40. (d) Kim loại M không tác dụng được với R ở nhiệt độ thường. (e) Nguyên tố X có số hiệu là 16. Độ âm điện của X lớn hơn của R. Trong số các phát biểu trên, số phát biểu đúng là A. 5. B. 3. C. 4. D. 2. Câu 79: Giả thiết trong tinh thể các nguyên tử kim loại M là những hình cầu chiếm 74% thể tích tinh thể, phần còn lại là các khe rỗng giữa các quả cầu. Biết nguyên tử khối của M là 55,85 và ở 200C khối lượng riêng của tinh thể M là 7,87g/cm3. Bán kính nguyên tử của M ở 200C gần nhất với giá trị nào sau đây? 0 0 0 0 A. 1,9A . B. 1,7A . C. 1,4A . D. 1,3A . Câu 80: Hòa tan hoàn toàn 22,032 gam Al2O3 bằng một lượng vừa đủ dung dịch HNO3, thu được 214 gam dung dịch X. Làm lạnh X đến 10°C thì có m gam tinh thể Al(NO3)3.9H2O tách ra. Biết ở 10°C, cứ 100 gam H2O hòa tan được tối đa 67,25 gam Al(NO3)3. Giá trị của m gần nhất với giá trị nào sau đây? A. 36. B. 26. C. 45. D. 22. HẾT Trang 3/3 - Mã đề thi 201 -
- mamon made cautron dapan LỚP 10 201 41 D LỚP 10 201 42 C LỚP 10 201 43 D LỚP 10 201 44 C LỚP 10 201 45 B LỚP 10 201 46 D LỚP 10 201 47 C LỚP 10 201 48 D LỚP 10 201 49 B LỚP 10 201 50 C LỚP 10 201 51 B LỚP 10 201 52 B LỚP 10 201 53 A LỚP 10 201 54 A LỚP 10 201 55 D LỚP 10 201 56 A LỚP 10 201 57 D LỚP 10 201 58 B LỚP 10 201 59 D LỚP 10 201 60 B LỚP 10 201 61 B LỚP 10 201 62 C LỚP 10 201 63 A LỚP 10 201 64 C LỚP 10 201 65 A LỚP 10 201 66 D LỚP 10 201 67 C LỚP 10 201 68 C LỚP 10 201 69 D LỚP 10 201 70 B LỚP 10 201 71 B LỚP 10 201 72 C LỚP 10 201 73 C LỚP 10 201 74 A LỚP 10 201 75 A LỚP 10 201 76 A LỚP 10 201 77 B LỚP 10 201 78 A LỚP 10 201 79 D LỚP 10 201 80 A