Đề thi thử vào Lớp 10 môn Ngữ văn - Đề số 10 (Có đáp án)

I. Đọc hiểu văn bản (2đ):
Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi:
Có thói quen tốt và có thói quen xấu. Luôn dậy sớm, luôn đúng hẹn, giữ lời hứa,
luôn đọc sách,… là thói quen tốt.
Hút thuốc lá, hay cáu giận, mất trật tự là thói quen xấu. Có người biết phân biệt
tốt và xấu, nhưng vì đã hình thành thói quen nên rất khó bỏ, khó sửa. […]
Tạo được thói quen tốt là rất khó. Nhưng nhiễm thói quen xấu thì dễ. Cho nên mỗi
người, mỗi gia đình hãy tự xem lại mình để tạo nên nếp sống đẹp, văn minh cho xã
hội?
(Theo Băng Sơn, Giao tiếp đời thường)
Câu 1 (0,25đ): Theo tác giả, thế nào là thói quen tốt? Thế nào là thói quen xấu?
Câu 2 (0,75đ): Đoạn trích sử dụng biện pháp tu từ nào? Nêu tác dụng.
Câu 3 (1đ): Để rèn luyện thói quen tốt bản thân em cần làm những gì?
II. Làm văn (8đ)
Câu 1 (3đ): Bàn về hiện tượng nghiện Facebook của giới trẻ hiện nay.
Câu 2 (5đ): Phân tích tình cảm cao đẹp được tác giả gửi gắm qua bài thơ Viếng
lăng Bác.
pdf 5 trang Huệ Phương 21/02/2023 4900
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi thử vào Lớp 10 môn Ngữ văn - Đề số 10 (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • pdfde_thi_thu_vao_lop_10_mon_ngu_van_de_so_10_co_dap_an.pdf

Nội dung text: Đề thi thử vào Lớp 10 môn Ngữ văn - Đề số 10 (Có đáp án)

  1. Đề thi vào lớp 10 môn Văn có đáp án (Đề thi thử số 10) I. Đọc hiểu văn bản (2đ): Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi: Có thói quen tốt và có thói quen xấu. Luôn dậy sớm, luôn đúng hẹn, giữ lời hứa, luôn đọc sách, là thói quen tốt. Hút thuốc lá, hay cáu giận, mất trật tự là thói quen xấu. Có người biết phân biệt tốt và xấu, nhưng vì đã hình thành thói quen nên rất khó bỏ, khó sửa. [ ] Tạo được thói quen tốt là rất khó. Nhưng nhiễm thói quen xấu thì dễ. Cho nên mỗi người, mỗi gia đình hãy tự xem lại mình để tạo nên nếp sống đẹp, văn minh cho xã hội? (Theo Băng Sơn, Giao tiếp đời thường) Câu 1 (0,25đ): Theo tác giả, thế nào là thói quen tốt? Thế nào là thói quen xấu? Câu 2 (0,75đ): Đoạn trích sử dụng biện pháp tu từ nào? Nêu tác dụng. Câu 3 (1đ): Để rèn luyện thói quen tốt bản thân em cần làm những gì? II. Làm văn (8đ) Câu 1 (3đ): Bàn về hiện tượng nghiện Facebook của giới trẻ hiện nay. Câu 2 (5đ): Phân tích tình cảm cao đẹp được tác giả gửi gắm qua bài thơ Viếng lăng Bác. Đáp án Đề thi vào lớp 10 môn Ngữ văn I. Đọc hiểu văn bản (2đ): Câu 1 (0,25đ): Thói quen tốt là: Luôn dậy sớm, luôn đúng hẹn, giữ lời hứa, luôn đọc sách,
  2. Thói quen xấu là: Hút thuốc lá, hay cáu giận, mất trật tự, Câu 2 (0,75đ): Biện pháp tu từ: liệt kê (liệt kê những thói quen tốt và thói quen xấu). Tác dụng: làm cho người đọc dễ dàng hình dung ra và hiểu biết hơn về khái niệm của thói quen tốt và thói quen xấu. Câu 3 (1đ): Học sinh tự trả lời: nêu ra những hành động giúp bản thân rèn luyện được thói quen tốt. II. Làm văn (8đ) Câu 1 (3đ): Dàn ý nghị luận về hiện tượng nghiện Facebook của giới trẻ hiện nay 1. Mở bài Giới thiệu vấn đề cần nghị luận: hiện tượng nghiện Facebook của giới trẻ hiện nay. 2. Thân bài a. Thực trạng Ngày nay, mạng xã hội Facebook vô cùng phổ biến, nhà nhà sử dụng Facebook, người người sử dụng Facebook. Mỗi người đều có cho mình một tài khoản Facebook riêng để truy cập, kết nối với bạn bè, người thân, có người có đến hai hoặc nhiều tài khoản Facebook. Facebook là mạng xã hội lớn nhất hiện nay, hàng ngày có một lượng lớn người dùng truy cập, đâu đâu cũng bắt gặp người sử dụng Facebook, từ đó dẫn đến hiện tượng lạm dụng mạng xã hội Facebook. b. Nguyên nhân
  3. Do nhu cầu của con người: muốn kết nối với bạn bè, người thân, chia sẻ những khoảnh khắc, kỉ niệm của mình. Do tính hiếu kì, muốn biết “hình thù” Facebook, muốn đua đòi theo bạn bè. c. Hậu quả Hậu quả của việc sử dụng Facebook hiện nay phải kể đến đó chính là con người lãng phí quá nhiều thời gian cho Facebook mà không còn quan tâm đến những hoạt động bên ngoài. Sử dụng Facebook nhiều ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của con người như: cận thị do ánh sáng xanh và nhiều bệnh khác, Việc sử dụng Facebook quá nhiều vô hình tạo ra khoảng cách giữa con người ngày càng lớn. d. Phản biện Tuy nhiên chúng ta cũng không thể phủ định những lợi ích mà Facebook mang lại: nó giúp chúng ta liên lạc, kết nối với những người bạn ở xa một cách rõ ràng, trên mạng cũng có rất nhiều thông tin hữu ích mà con người có thể tra cứu ở mọi nơi, 3. Kết bài Khái quát lại vấn đề nghị luận: hiện tượng nghiện Facebook của giới trẻ hiện nay; đồng thời liên hệ bản thân. Câu 2 (5đ): Dàn ý phân tích bài thơ Viếng lăng Bác 1. Mở bài Giới thiệu tác giả Viễn Phương và bài thơ Viếng lăng Bác. 2. Thân bài a. Khổ thơ 1:
  4. Tác giả ở tận miền Nam mãi sau ngày độc lập dân tộc mới được ra thăm vị lãnh tụ kính yêu của dân tộc. Hai từ “miền Nam” như nhấn mạnh hơn sự xa xôi trong khoảng cách địa lý giữa hai đầu Tổ quốc. Nhìn hàng tre quanh lăng Bác, nhà thơ chợt cảm thấy rằng những cây tre kia như ý chí con người Việt Nam qua bao năm tháng luôn luôn bất khuất, kiên cường, hiên ngang. Dù có trải qua “bão táp mưa sa” nhưng vẫn đoàn kết một lòng cùng nhau đứng lên. Từ láy “xanh xanh” diễn tả con người Việt Nam, dân tộc Việt Nam sẽ luôn luôn “xanh” màu xanh bất diệt. b. Khổ thơ 2: “Ngày ngày” là sự liên tục của thời gian, sự lặp lại tuần hoàn của thiên nhiên cũng như lý tưởng, ý chí của Người sẽ luôn luôn sáng tỏ như mặt trời kia vậy. Biện pháp nghệ thuật hoán dụ: nếu mặt trời soi sáng cho nhân loại thì Bác Hồ là mặt trời của cả dân tộc Việt Nam, mang đến ánh sáng độc lập, tự do cho dân tộc. Lần thứ hai, “ngày ngày” được lặp lại khi diễn tả dòng người đang lặng lẽ vào lăng thăm Người. Hàng người đi trong sự trang nghiêm và tĩnh lặng, trong nỗi tiếc thương, đau xót vô vàn. Người đọc như cảm thấy được sự tĩnh lặng, sự trải dài miên man vô tận của hàng người vào viếng Bác. Cả đoàn người ấy cứ lặng lẽ “đi trong thương nhớ”, thương nhớ vị lãnh tụ vĩ đại vô vàn kính yêu của dân tộc. Viễn Phương hòa cùng dòng người đem tấm lòng yêu kính chân thành của mình dâng lên Bác, dâng lên “bảy mươi chín mùa xuân” của Người. Cả cuộc đời Người, với bảy mươi chín mùa xuân, tất cả đều cống hiến cho dân tộc, không một phút giây nào ngơi nghỉ dành cho bản thân mình. c. Khổ thơ 3 Bác đang nằm ở đó, nhẹ nhàng thanh thản như đang chìm trong một giấc ngủ ngon. Cả cuộc đời Người chỉ có một niềm mong ước, đó là đất nước được hòa bình. Vậy nên khi đất nước được hòa bình, độc lập Người đã được nghỉ ngơi trong giấc ngủ yên bình.
  5. Bầu trời bao năm tháng vẫn xanh một màu trường tồn vĩnh cửu, vậy mà vị Cha già của dân tộc đã phải ra đi. Vẫn biết quy luật sinh tử của tạo hóa nhưng vẫn thấy xót xa, đau đớn vô cùng. Dù lý trí luôn tỏ tường rằng quy luật của thiên nhiên là bất biến, nhưng vẫn “nghe nhói ở trong tim”. d. Khổ thơ cuối Bao nhiêu nỗi đau xót, nghẹn ngào cứ thế tuôn theo dòng lệ trào. Điệp từ “muốn” lặp lại ba lần như khẳng định lại ước muốn của nhà thơ. Đó là một ước muốn mãnh liệt, niềm khao khát cháy bỏng được ở lại bên cạnh Người chỉ để làm “một con chim hót”, “một đóa hoa”, “một cây tre trung hiếu”. → Cả khổ thơ đã thể hiện niềm mong ước cháy bỏng của tác giả, cũng chính là mong ước của mỗi người dân Việt Nam. Đó là luôn luôn được ở cạnh Người, ở cạnh vị lãnh tụ muôn vàn kính yêu của dân tộc. 3. Kết bài Khái quát lại giá trị nội dung, nghệ thuật của tác phẩm.