Đề thi thử vào Lớp 10 môn Ngữ văn - Đề số 4 (Có đáp án)
I. Đọc hiểu văn bản (3đ):
Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi:
“Chúng ta nhận rõ cái kì diệu của văn nghệ khi chúng ta nghĩ đến những người rất
đông, không phải ở trốn trong một cơ quan bí mật, không phải bị giam trong một
nhà pha, mà bị chung thân trong cuộc đời u tối, vất vả không mở được mắt. Những
người đàn bà nha quê lam lũ ngày trước, suốt đời đầu tắt mặt tối, sống tối tăm, vậy
mà biến đổi khác hẳn, khi họ ru con hoặc hát ghẹo nhau bằng một câu ca dao, khi
họ chen nhau say mê xem một buổi chèo. Câu ca dao tự bao giờ truyền lại đã gieo
vào bóng tối những cuộc đời cực nhọc ấy một ánh sáng, lay động những tình cảm,
ý nghĩ khác thường. Và ánh đèn buổi chèo, những nhân vật ra trò, những lời nói,
những câu hát làm cho những con người ấy trong một buổi được cười hả dạ hay rỏ
giấu một giọt nước mắt. Văn nghệ đã làm cho tâm hồn họ thực được sống. Lời gửi
của văn nghệ là sự sống.”
(Tiếng nói của văn nghệ - Nguyễn Đình Thi)
Câu 1 (0,5đ): Nêu phương thức biểu đạt chính của đoạn trích.
Câu 2 (0,5đ): Đối tượng được tác giả nêu ra trong đoạn trích là gì?
Câu 3 (0,75đ): Sự kì diệu của văn nghệ được tác giả thể hiện như thế nào?
Câu 4 (1,25đ): Qua đoạn trích, anh/chị hiểu thế nào về tầm quan trọng của văn
nghệ?
II. Làm văn (7đ)
Câu 1 (2đ): Viết một bài văn nêu suy nghĩ của anh/chị về câu danh ngôn: Tiền
mua được tất cả trừ hạnh phúc.
Câu 2 (5đ): Phân tích nhân vật anh thanh niên trong truyện ngắn Lặng lẽ Sa Pa.
Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi:
“Chúng ta nhận rõ cái kì diệu của văn nghệ khi chúng ta nghĩ đến những người rất
đông, không phải ở trốn trong một cơ quan bí mật, không phải bị giam trong một
nhà pha, mà bị chung thân trong cuộc đời u tối, vất vả không mở được mắt. Những
người đàn bà nha quê lam lũ ngày trước, suốt đời đầu tắt mặt tối, sống tối tăm, vậy
mà biến đổi khác hẳn, khi họ ru con hoặc hát ghẹo nhau bằng một câu ca dao, khi
họ chen nhau say mê xem một buổi chèo. Câu ca dao tự bao giờ truyền lại đã gieo
vào bóng tối những cuộc đời cực nhọc ấy một ánh sáng, lay động những tình cảm,
ý nghĩ khác thường. Và ánh đèn buổi chèo, những nhân vật ra trò, những lời nói,
những câu hát làm cho những con người ấy trong một buổi được cười hả dạ hay rỏ
giấu một giọt nước mắt. Văn nghệ đã làm cho tâm hồn họ thực được sống. Lời gửi
của văn nghệ là sự sống.”
(Tiếng nói của văn nghệ - Nguyễn Đình Thi)
Câu 1 (0,5đ): Nêu phương thức biểu đạt chính của đoạn trích.
Câu 2 (0,5đ): Đối tượng được tác giả nêu ra trong đoạn trích là gì?
Câu 3 (0,75đ): Sự kì diệu của văn nghệ được tác giả thể hiện như thế nào?
Câu 4 (1,25đ): Qua đoạn trích, anh/chị hiểu thế nào về tầm quan trọng của văn
nghệ?
II. Làm văn (7đ)
Câu 1 (2đ): Viết một bài văn nêu suy nghĩ của anh/chị về câu danh ngôn: Tiền
mua được tất cả trừ hạnh phúc.
Câu 2 (5đ): Phân tích nhân vật anh thanh niên trong truyện ngắn Lặng lẽ Sa Pa.
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi thử vào Lớp 10 môn Ngữ văn - Đề số 4 (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
File đính kèm:
- de_thi_thu_vao_lop_10_mon_ngu_van_de_so_4_co_dap_an.pdf
Nội dung text: Đề thi thử vào Lớp 10 môn Ngữ văn - Đề số 4 (Có đáp án)
- Đề thi vào lớp 10 môn Văn có đáp án (Đề thi thử số 4) I. Đọc hiểu văn bản (3đ): Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi: “Chúng ta nhận rõ cái kì diệu của văn nghệ khi chúng ta nghĩ đến những người rất đông, không phải ở trốn trong một cơ quan bí mật, không phải bị giam trong một nhà pha, mà bị chung thân trong cuộc đời u tối, vất vả không mở được mắt. Những người đàn bà nha quê lam lũ ngày trước, suốt đời đầu tắt mặt tối, sống tối tăm, vậy mà biến đổi khác hẳn, khi họ ru con hoặc hát ghẹo nhau bằng một câu ca dao, khi họ chen nhau say mê xem một buổi chèo. Câu ca dao tự bao giờ truyền lại đã gieo vào bóng tối những cuộc đời cực nhọc ấy một ánh sáng, lay động những tình cảm, ý nghĩ khác thường. Và ánh đèn buổi chèo, những nhân vật ra trò, những lời nói, những câu hát làm cho những con người ấy trong một buổi được cười hả dạ hay rỏ giấu một giọt nước mắt. Văn nghệ đã làm cho tâm hồn họ thực được sống. Lời gửi của văn nghệ là sự sống.” (Tiếng nói của văn nghệ - Nguyễn Đình Thi) Câu 1 (0,5đ): Nêu phương thức biểu đạt chính của đoạn trích. Câu 2 (0,5đ): Đối tượng được tác giả nêu ra trong đoạn trích là gì? Câu 3 (0,75đ): Sự kì diệu của văn nghệ được tác giả thể hiện như thế nào? Câu 4 (1,25đ): Qua đoạn trích, anh/chị hiểu thế nào về tầm quan trọng của văn nghệ? II. Làm văn (7đ) Câu 1 (2đ): Viết một bài văn nêu suy nghĩ của anh/chị về câu danh ngôn: Tiền mua được tất cả trừ hạnh phúc. Câu 2 (5đ): Phân tích nhân vật anh thanh niên trong truyện ngắn Lặng lẽ Sa Pa. Đáp án Đề thi vào lớp 10 môn Ngữ văn
- I. Đọc hiểu văn bản (3đ): Câu 1 (0,5đ): Phương thức biểu đạt chính của đoạn trích: nghị luận. Câu 2 (0,5đ): Đối tượng: người phụ nữ và văn nghệ. Câu 3 (0,75đ): Sự kì diệu của văn nghệ được tác giả thể hiện: văn nghệ đánh thức tâm hồn cằn cỗi của con người. Câu 4 (1,25đ): Tầm quan trọng của văn nghệ: văn nghệ nuôi dưỡng tâm hồn, làm cho tâm hồn của con người tràn đầy sức sống hơn, chạm đến trái tim và giúp con người trở nên tốt đẹp hơn. II. Làm văn (7đ) Câu 1 (2đ): Dàn ý nghị luận về câu danh ngôn: “Tiền mua được tất cả trừ hạnh phúc” 1. Mở bài Giới thiệu về vấn đề cần nghị luận: Tiền mua được tất cả trừ hạnh phúc. 2. Thân bài a. Giải thích Hạnh phúc: cảm giác vui vẻ, viên mãn khi con người hài lòng về cuộc sống và không có mối bận tâm nào.
- → Tiền làm cho con người đầy đủ về vật chất nhưng chính hạnh phúc mới làm con người sống tốt, sống vui → đề cao vai trò của hạnh phúc. b. Phân tích Hạnh phúc là trạng thái tình cảm xuất phát từ trái tim, là cảm xúc vui sướng khi ta đạt được hoặc làm được điều gì đó có ý nghĩa. Nếu chúng ta cứ mải chạy theo giá trị vật chất mà quên đi những giá trị tinh thần thì chúng ta sẽ bị sa ngã vào lối sống thực dụng, ích kỉ. c. Chứng minh Học sinh tìm những nhân vật, dẫn chứng tiêu biểu nhất để minh họa cho bài viết của mình. d. Phản biện Có những người sống ích kỉ, toan tính, vụ lợi, chạy theo nhu cầu vật chất, sẵn sàng đánh đổi vì đồng tiền mà bỏ lỡ nhiều giá trị tốt đẹp của cuộc sống → đáng bị phê phán. 3. Kết bài Liên hệ bản thân và rút ra bài học. Câu 2 (5đ): Dàn ý phân tích nhân vật anh thanh niên trong truyện ngắn Lặng lẽ Sa Pa 1. Mở bài Giới thiệu tác giả Nguyễn Thành Long, truyện ngắn Lặng lẽ Sa Pa và nhân vật anh thanh niên. 2. Thân bài
- Anh thanh niên hiện lên là người làm công tác khí tượng thủy văn, đó gió, đo mây. Một người yêu nghề, nhiệt huyết đối với nghề, không quản ngại khó khăn để hoàn thành công việc được giao. Mặc dù sống trong điều kiệu thiếu thốn và khắc nghiệt nhưng anh thanh niên luôn cố gắng vượt qua mọi khó khăn. Anh tự sắp xếp cuộc sống, dù một mình ở trên đỉnh núi cao anh vẫn có bầy gà đẻ trứng, có trà ngon, có vườn hoa. Anh chàng này “thèm người”, sống một mình trên núi nên anh luôn muốn gặp con người dù chỉ một chút, anh muốn nhìn thấy họ, muốn nghe giọng nói của họ. Có khi anh còn để cây ngang đường để có thể gặp người nói chuyện vài câu. Anh luôn sống trong tinh thần lạc quan, một trái tim ấm áp, yêu đời. Anh đã vui sướng biết bao khi kể về câu chuyện khi kịp phát hiện ra các đám mây khô mà từ đó quân ta đã hạ được bao nhiêu phản lực Mĩ trên cầu Hàm Rồng. Anh rất khiêm tốn, khi biết họa sĩ muốn vẽ mình, anh đã từ chối, anh kể ra rất nhiều người khác phải hi sinh như thế nào, chứ mình không là gì cả. Anh tâm sự với mọi người “Công việc của cháu gian khổ thế đấy, chứ cất nó đi, cháu buồn đến chết mất”. Qua chi tiết này, anh thanh niên hiện lên là một người không ngại khó khăn, thử thách vẫn dấn thân vào con đường biết rằng không mấy bình lặng. 3. Kết bài Khẳng định lại giá trị nội dung, nghệ thuật của tác phẩm.