Đề thi thử vào Lớp 10 môn Ngữ văn - Năm học 2022-2023 - Trường THCS Long Thượng (Có đáp án)

Đồng chí là một trong những tác phẩm tiêu biểu của nhà thơ Chính Hữu và thơ ca kháng chiến chống 
Pháp. Mở đầu bài thơ, tác giả viết: 
Quê hương anh nước mặn, đồng chua 
Làng tôi nghèo đất cày lên sỏi đá 
Anh với tôi đôi người xa lạ 
Tự phương trời chẳng hẹn quen nhau. 
Súng bên súng, đầu sát bên đầu 
Đêm rét chung chăn thành đôi tri kỷ 
Đồng chí! 
(Ngữ Văn 9 tập 1, NXB Giáo Dục Việt Nam 2020) 
1. Ghi lại năm sáng tác bài thơ Đồng Chí. Tác phẩm này được in trong tập thơ nào của Chính Hữu? 
2. Viết đoạn văn khoảng 12 câu theo phép lập luận tổng hợp - phân tích - tổng hợp làm rõ cơ sở hình 
thành tình đồng chí của những người lính cách mạng trong đoạn thơ trên. Đoạn văn có sử dụng phép lặp 
để liên kết và sâu ghép. (Gạch dưới, chú thích rõ từ ngữ dùng làm phép lặp và câu ghép). 
3. Đoạn cuối bài thơ có một hình anh giản dị mà giàu sức gợi: 
Đứng cạnh bên nhau chờ giặc tới 
Hình ảnh thơ đó giúp em hiểu gì về vẻ đẹp của những anh Bộ đội cụ Hồ.
pdf 12 trang Huệ Phương 15/02/2023 6440
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi thử vào Lớp 10 môn Ngữ văn - Năm học 2022-2023 - Trường THCS Long Thượng (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • pdfde_thi_thu_vao_lop_10_mon_ngu_van_nam_hoc_2022_2023_truong_t.pdf

Nội dung text: Đề thi thử vào Lớp 10 môn Ngữ văn - Năm học 2022-2023 - Trường THCS Long Thượng (Có đáp án)

  1. ĐỀ THI THỬ VÀO LỚP 10 NĂM HỌC 2022-2023 TRƯỜNG THCS LONG THƯỢNG MÔN NGỮ VĂN Thời gian làm bài: 120 phút ĐỀ THI SỐ 1 Phần 1 (6,0 điểm) Đồng chí là một trong những tác phẩm tiêu biểu của nhà thơ Chính Hữu và thơ ca kháng chiến chống Pháp. Mở đầu bài thơ, tác giả viết: Quê hương anh nước mặn, đồng chua Làng tôi nghèo đất cày lên sỏi đá Anh với tôi đôi người xa lạ Tự phương trời chẳng hẹn quen nhau. Súng bên súng, đầu sát bên đầu Đêm rét chung chăn thành đôi tri kỷ Đồng chí! (Ngữ Văn 9 tập 1, NXB Giáo Dục Việt Nam 2020) 1. Ghi lại năm sáng tác bài thơ Đồng Chí. Tác phẩm này được in trong tập thơ nào của Chính Hữu? 2. Viết đoạn văn khoảng 12 câu theo phép lập luận tổng hợp - phân tích - tổng hợp làm rõ cơ sở hình thành tình đồng chí của những người lính cách mạng trong đoạn thơ trên. Đoạn văn có sử dụng phép lặp để liên kết và sâu ghép. (Gạch dưới, chú thích rõ từ ngữ dùng làm phép lặp và câu ghép). 3. Đoạn cuối bài thơ có một hình anh giản dị mà giàu sức gợi: Đứng cạnh bên nhau chờ giặc tới Hình ảnh thơ đó giúp em hiểu gì về vẻ đẹp của những anh Bộ đội cụ Hồ. Phần II (4,0 điểm) Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu: Trang | 1
  2. Người ta kể rằng có một máy phát điện cỡ lớn của công ti Pho bị hỏng. Một hội đồng gồm nhiều kĩ sư họp 3 tháng liền tìm không ra nguyên nhân. Người ta phải mời đến chuyên gia Xten-met-xơ. Ông xem xét và làm cho máy hoạt động trở lại. Công ti phải trả cho ông 10. 000 đôla. Nhiều người cho Xten- met-xơ là tham, bắt bí để lấy tiền. Nhưng trong giấy biên nhận, Xten-met-xơ ghi: “Tiền vạch một đường thẳng là 1 đôla. Tiền tìm ra chỗ để vạch đúng đường ấy giá 9 999 đô la". Rõ ràng người có tri thức thâm hậu có thể làm được những việc mà nhiều người khác không làm nổi.” (Ngữ văn 9, tập hai, NXB Giáo dục Việt Nam, 2013) 1. Theo em, vì sao Xten-mét-xơ cho rằng "vạch một đường thẳng" có giá 1 đôla nhưng tìm ra "chỗ để vạch đúng đường ấy lại có giá 9999 đôla”. 2. Dựa vào đoạn trích trên kết hợp với những hiểu biết xã hội, hãy trình bày suy nghĩ của em khoảng 2/3 trang giấy thi) về ý kiến: Phải chăng tri thức làm nên giá trị con người? HẾT ĐÁP ÁN ĐỀ THI SỐ 1 Phần I. 1. “Đồng chí” sáng tác đầu năm 1948. Tác phẩm được in trong tập thơ “Đẩu súng trăng treo”. 2. a. Yêu cầu về hình thức: - Đoạn văn (12 câu). - Đoạn văn theo phép lập luận tổng hợp - phân tích – tổng hợp (tổng - phân – hợp) - Đoạn văn có sử dụng phép lặp để liên kết cấu và câu ghép (có gạch dưới, chú thích rõ từ ngữ dùng làm phép lặp và một câu ghép) b. Yêu cầu về nội dung: Phân tích cơ sở hình thành tình đồng chí của những người lính cách mạng trong 7 dòng đầu bài thơ “Đồng chí” - Chính Hữu. Đoạn văn đảm bảo các ý sau: * Giới thiệu khái quát về tác giả và hoàn cảnh ra đời bài thơ và bảy câu thơ đầu: Chính Hữu là nhà thơ – chiến sĩ, trực tiếp tham gia kháng chiến chống Pháp nên viết rất chân thật, cảm động về những Trang | 2
  3. hiện thực và tình cảm người lính; trong đó bảy câu thơ đầu của bài thơ đã nêu lên cơ sở hình thành tình đồng chí của những người lính cách mạng. * Phân tích: - Cơ sở thứ nhất của tình đồng chí là chung hoàn cảnh xuất thân: + Hai dòng thơ đầu đối nhau rất chỉnh: “Quê hương” đối với “làng tôi”, “nước mặn đồng chua” đối với “Đất cày lên sỏi đá”. + “Nước mặn đồng chua” là vùng đất ven biển nhiễm phèn, “đất cày lên sỏi đá” là vùng đồi núi trung du đất bị đá ong hóa. → Cả hai đều là những vùng đất khó canh tác. Hai câu thơ giới thiệu quê hương anh và tôi nhưng lại chỉ nói về đất bởi với người nông dân, đất đai là mối quan tâm hàng đầu, là tài sản lớn nhất. → Qua đó, ta thấy được cơ sở đầu tiên của tình đồng chí đó là cùng cảnh ngộ, xuất thân nghèo khó, họ đều là những người nông dân nghèo mặc áo lính – có sự đồng cảm giai cấp. - Cơ sở thứ hai của tình đồng chí là chung nhiệm vụ, lí tưởng: + Vì quê hương, đất nước, tự bốn phương trời xa lạ cùng về đứng trong hàng ngũ cách mạng, cùng chung một chiến hào. + Với hình ảnh “súng”, “đầu” vừa thực vừa tượng trưng cho nhiệm vụ, lí tưởng; đồng thời kết hợp với điệp từ “bên” đã khẳng định giờ đây, anh và tôi đã có sự gắn kết trong vẹn về lí trí, lí tưởng và mục đích cao cả. Đó là cùng chiến đấu giành độc lập cho tổ quốc. - Cơ sở thứ ba của tình đồng chỉ là chung gian khó: Tình đồng chí còn được nảy nở rồi gắn bó bền chặt khi họ cùng chia vui sẽ buồn, động cam cộng khổ. + Hình ảnh “đệm rét chung chăn” rất giản dị mà vô cùng gợi cảm, chỉ 1 từ “chung” duy nhất cho ta thấy được nhiều điều: “Chung gian khó, chung khắc nghiệt, chúng thiếu thốn và đặc biệt là chúng hơi ẩm để vượt qua khó khăn, để họ trở thành tri kỉ. + Câu thơ đầy ắp kỉ niệm và ấm áp tình đồng chí, đồng đội. - Chính Hữu thật tài tình khi tình đồng chí được thể hiện ngay trong cách sắp xếp trật tự từ “anh”, “tội”: từ chỗ đứng tách riêng trên hai dòng thơ rồi cùng song hành trong dòng thơ thứ ba, và rồi không còn phân biệt từng cá nhân nữa. Từ chỗ là “đôi người xa lạ”, họ đã “quen nhau”, đứng cùng nhau trong cùng một hàng ngũ, nhận ra nhau là “đội tri kỉ” để rồi vỡ òa trong một thứ cảm xúc mới mẻ, thiêng liêng “đồng chí”. Trang | 3
  4. - Câu thứ thứ bảy “Đồng chí!” là câu đặc biệt, cảm thán, câu thơ tuy chỉ có hai từ nhưng đã trở thành bản lề gắn kết cả bài thơ. Hai tiếng “đồng chí” đứng tách riêng thành một dòng thơ đặc biệt như một kết luận, một phát hiện, một điểm nhấn về một thứ tình cảm mới mẻ, thiêng liêng, vô cùng cao đẹp – tình đồng chí, Đến đây, ta hiểu rằng đồng cảnh, đồng ngũ, đồng nhiệm, đồng cảm sẽ trở thành đồng chí. Đồng chí – chính là sự kết tinh giữa tình bạn và tình người. → Cơ sở của tình đồng chí được Chính Hữu lí giải bằng một chữ “đồng”, tạo ra sự càng ngày xích lại gần nhau của hai con người, hai trái tim. Đó là quá trình từ đồng cảnh đến đồng ngũ, đồng cảm đến đồng tình và đỉnh cao là đồng chí. Từ xa lạ, đến quen nhau, để thành tri kỉ. Khi đồng chí gắn với tri kỉ thì đồng chí không còn là khái niệm chính trị khô khan nữa mà chứa chan bao cảm xúc. * Nhận xét: Như vậy, chỉ với bảy câu thơ – Chính Hữu đã nêu lên cơ sở của tình đồng chí - tình cảm cao quí, thiêng liêng, sức mạnh tinh thần để người lính vượt qua mọi gian khổ để quyết tâm chiến đấu và chiến thắng. 3. Hình ảnh cuối bài thơ “Đứng cạnh bên nhau chờ giặc tới” cho thấy vẻ đẹp của anh bộ độ cụ Hồ: Tư thế chiến đấu hiện ngang, chủ động, mạnh mẽ và hết sức dũng cảm của người lính. Tư thế đó còn cho thấy sự gắn bó keo sơn của người đồng chí, họ tạo ra tư thế thành đồng vách sắt, sẵn sàng “chờ giặc tới”. Qua đó còn cho thấy tinh thần yêu nước, sẵn sàng hi sinh để bảo vệ độc lập, tự do của tổ quốc của người lính. → Chỉ với một câu thơ nhưng Chính Hữu đã tạc nên một bức tranh chân dung đẹp đẽ về ý chí kiên cường, sự dũng cảm và tinh thần yêu nước nồng nàn của họ. Phần II. Câu 1. Xten-mét-xơ cho rằng “vạch một đường thẳng” có giá 1 đôla nhưng tìm ra chỗ vạch đúng đường ấy” lại có giá 9999 đôla vì: - Khẳng định chuyên gia Xten-mét-xơ hết sức ngắn gọn, mỗi từ ngữ đều có dụng ý sâu sắc. - Giải thích: - “vạch một đường thẳng” có giá 1 đôla: + Vạch một đường thẳng thì vô cùng dễ dàng, ai cũng có thể làm được - “tìm ra chỗ vạch đúng đường ấy” lại có giá 9999 đôla: + Nhưng phải tìm ra chỗ vạch đúng đường thì mới có giá trị. Trang | 4
  5. + Người có tri thức sẽ làm được những việc mà nhiều người không làm được. + Tri thức giúp con người tạo ra được nhiều loại sức mạnh phi thường. + Tri thức nâng cao giá trị con người Câu 2. a. Yêu cầu về hình thức: - Trình bày suy nghĩ trong khoảng 2/3 trang giấy thi. - Không mắc các lỗi về dùng từ, ngữ pháp, chính tả. b. Yêu cầu về nội dung: Tri thức làm nên giá trị con người. Đoạn văn đảm bảo các ý sau: Giới thiệu, dẫn dắt vào đề. - Nêu luận đề: Phải chăng tri thức làm nên giá trị con người? * Giải thích: - Tri thức: Là những hiểu biết của con người về mọi lĩnh vực trong đời sống được tích lũy qua quá trình học hỏi, rèn luyện, lao động. - Giá trị con người: Là ý nghĩa của sự tồn tại mỗi con người, là nội lực riêng trong mỗi con người. Đó là yếu tố để mỗi người khẳng định được vị trí trong cuộc đời. → Những hiểu biết của con người ở mọi lĩnh vực trong cuộc sống sẽ giúp con người khẳng định được vị trí của mình trong cuộc đời. * Bàn luận - Vì sao có thể nói tri thức làm nên giá trị con người: + Giá trị con người không phải chỉ được xác định bằng hình thức bên ngoài mà quan trọng hơn là được xem xét từ tính cách, tâm hồn, những ứng xử của chúng ta với người khác và để có được những điều đó thì phải tích lũy bằng sự hiểu biết, tri thức. + “Tri thức là sức mạnh. Ai có tri thức thì người đó có được sức mạnh”. (Lê-nin) - Biểu hiện của tri thức làm nên giá trị con người: + Có tri thức, bản thân mỗi người sẽ biết làm thế nào cho hợp lí với mọi tình huống trong cuộc sống, tự nâng cao khả năng giao tiếp, cải thiện các mối quan hệ. Trang | 5
  6. + Có tri thức, mỗi người sẽ bản lĩnh hơn trước những tính huống không mong muốn xảy ra, từ đó bản lĩnh, tự tin tìm cách giải quyết. + Biết tri thức làm nên giá trị sống, phong cách sống, mỗi người sẽ không ngừng tích lũy tri thức dày thêm để tự phát triển và hoàn thiện chính mình. Muốn có được sức mạnh của tri thức con người cần không ngừng học tập, tích lũy kiến thức và vận dụng những điều đã học vào thực tiễn cuộc sống. Trong quá trình làm, học sinh lấy dẫn chứng phù hợp. - Phản đề - mở rộng: + Tri thức tạo nên giá trị con người nhưng có những người nhởn nhơ, bỏ phí thời gian tích lũy tri thức vào những việc vô bổ, để cuộc đời trôi qua hoài phí. + Có những người biết tích lũy thêm hiểu biết nhưng lại sử dụng nó vào việc hủy diệt, làm hại đồng loại, trục lợi cho bản thân. Như thế, tri thức chỉ thật sự tạo nên giá trị tốt đẹp khi được vận dụng để làm những điều có ích cho cộng đồng. - Liên hệ bản thân: Bản thân em đã tích lũy tri thức để không ngừng nâng cao giá trị của chính mình. ĐỀ THI SỐ 2 I. PHẦN TRẮC NGHIỆM (2.0 điểm) Đọc ngữ liệu và viết vào bài làm chữ cái A, B, C hoặc D đứng trước sự lựa chọn em cho là đúng “(1) Cũng may mà bằng mấy nét vẽ, họa sĩ đã ghi xong lần đầu gương mặt của người thanh niên. (2) Người con trai ấy đáng yêu thật, nhưng làm cho ông nhọc quá. (3) Với những điều làm cho người ta suy nghĩ về anh. (4) Và về những điều anh suy nghĩ trong cái vắng vẻ vòi vọi hai nghìn sáu trăm mét trên mực nước biển.” (Ngữ văn 9 tập 1, NXB GDVN 2017) Câu 1. Đoạn trích trong tác phẩm: A. Lặng lẽ Sa Pa C. Những ngôi sao xa xôi B. Chiếc lược ngà D. Làng Câu 2. Đoạn trích là suy nghĩ của nhân vật: Trang | 6
  7. A. Bác lái xe C. Nữ kỹ sư nông nghiệp B. Ông họa sĩ D. Tác giả Câu 3. Phương thức biểu đạt được sử dụng trong đoạn trích là A. Tự sự - Miêu tả C. Thuyết minh - Nghị luận B. Biểu cảm - Nghị luận D. Tự sự - Biểu cảm Câu 4. Câu văn (1) xét về cấu tạo ngữ pháp là câu: A. Câu đơn bình thường C. Câu ghép đẳng lập B. Câu ghép chính phụ D. Câu đặc biệt II. PHẦN TỰ LUẬN ( 8.0 điểm) Câu 1 (3.0 điểm) Viết đoạn văn khoảng 200 chữ bày tỏ suy nghĩ về ý nghĩa của lòng bao dung và tha thứ, trong đoạn văn có sử dụng phép tu từ so sánh (gạch chân câu văn có phép tu từ đó). Câu 2 (5.0 điểm) Cảm nhận của em về vẻ đẹp của tình cảm đồng chí, đồng đội trong đoạn thơ sau. Ruộng nương anh gửi bạn thân cày Gian nhà không, mặc kệ gió lung lay Giếng nước gốc đa nhớ người ra lính. Tôi với anh biết từng cơn ớn lạnh Sốt run người vừng trán ướt mồ hôi. Trang | 7
  8. Áo anh rách vai Quần tôi có vài mảnh vá Miệng cười buốt giá Chân không giày Thương nhau tay nắm lấy bàn tay (Trích Đồng Chí - Chính Hữu, Ngữ văn 9, tập 1, NXBGDVN, H. 2017) HẾT ĐÁP ÁN ĐỀ THI SỐ 2 I. PHẦN TRẮC NGHIỆM Câu 1. A Câu 2. B Câu 3. D Câu 4. A II. PHẦN TỰ LUẬN Câu 1. Viết đoạn văn khoảng 200 chữ bày tỏ suy nghĩ về ý nghĩa của lòng bao dung và tha thứ, trong đoạn văn có sử dụng phép tu từ so sánh (gạch chân câu văn có phép tu từ đó). a. Đảm bảo về hình thức đoạn văn Thí sinh có thể trình bày đoạn văn theo cách diễn dịch, quy nạp, tổng-phân-hợp, móc xích hoặc song hành b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận Ý nghĩa của lòng bao dung và tha thứ là lòng bao dung và tha thứ đem đến ý nghĩa và giá trị vật chất và tinh thần cho chúng ta và xã hội. c. Triển khai vấn đề nghị luận Thí sinh cần làm rõ một số ý cơ bản: - Ý nghĩa của lối sống bao dung và tha thứ là biết cảm thông và bỏ qua lỗi lầm hoặc sai phạm của người khác để cuộc sống tốt đẹp hơn. Trang | 8
  9. - Biểu hiện: Thầy cô bao dung và tha thứ cho học trò và mọi người sẽ được nhiều thứ (đoàn kết nội bộ, yêu thương, giúp học trò tiến bộ ). Người học sinh biết bao dung và tha thứ cho bạn bè mắc sai phạm, sẽ giải tỏa mâu thuẫn, tình bạn sẽ hiểu nhau hơn, gắn bó hơn. Người lao động, bác công nhân, người bán hàng rộng lòng cảm thông và biết tha thứ cho những lỗi lầm của người khác sẽ hóa giải bất hòa và khó khăn, mọi việc sẽ được giải quyết thân thiện, xã hội sẽ bớt đau thương và chia rẽ. Trong gia đình, các thành viên sống bao dung và tha thứ sẽ tạo nên yêu thương và hạnh phúc. - Bình luận: Người biết sống bao dung và tha thứ luôn được bình yên và người khác quý yêu, tôn trọng. Người không cảm thông và tha thứ, không rộng lượng với người khác sẽ lo âu và thù oán và bị người khác xa lánh - Phê phán một số người sống và làm việc thiếu lòng bao dung và tha thứ. - Bài học: mỗi người rất cần học cách sống bao dung và tha thứ cho chính mình và người khác. Thí sinh viết đúng phép tu từ so sánh cho 0,25 điểm và gạch chân câu văn có phép tu từ đó cho 0,25 điểm. Nếu gạch chân phép tu từ so sánh vẫn cho 0,25 điểm. Nếu viết đúng nhưng không gạch chân, không cho điểm. d. Chính tả, dùng từ, đặt câu Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ nghĩa, ngữ pháp tiếng Việt e. Sáng tạo Có cách diễn đạt mới mẻ, thể hiện sâu sắc về vấn đề nghị luận Câu 2. Cảm nhận của em về vẻ đẹp của tình cảm đồng chí, đồng đội trong đoạn thơ sau. (Ruộng nương anh Đầu súng, trăng treo). a. Đảm bảo về hình thức bài văn Mở bài giới thiệu được vấn đề; Thân bài triển khai được vấn đề; Kết bài khái quát được vấn đề b. Xác định đúng vấn đề Những vẻ đẹp tình đồng chí, đồng đội: yêu quê hương, cảm thông, giúp đỡ và đoàn kết, gắn bó. c. Các nội dung chính cần đạt + Giới thiệu ngắn gọn về tác giả, tác phẩm và nội dung đoạn thơ - Nêu xuất xứ bài thơ viết năm 1948, vị trí đoạn cuối của bài Đồng chí. - Những vẻ đẹp tình yêu nước, yêu thương, gắn bó như ruột thịt: Trang | 9
  10. + “Ruộng nương . Giếng nước gốc đa ra lính.”: người lính tự nguyện đi cứu nước, chu đáo mọi việc, gửi ruộng vườn cho bạn thân cày cấy và trông giữ, không vướng bận lo lắng về nhà cửa ruộng vườn Tình cảm dành cho làng quê sâu nặng, vẫn nhớ giếng nước, gốc đa, nhớ bạn nhớ người thân Nhớ thương tất cả nhưng không bịn rịn quên nhiệm vụ cứu nước. + “Tôi với anh vừng trán ướt mồ hôi.” xa nhà, xa người thân, người lính trở thành cha mẹ, anh em ruột thịt. Luôn quan tâm, yêu thương, chia sẻ vui buồn và lúc ốm đau (sốt, ớn lạnh, ướt mồ hôi ). Ngôn ngữ thơ mộc mạc, miêu tả sự việc chân thực. + “Áo anh nắm lấy bàn tay”. Dòng thơ ngắn, ngắt nhịp diễn tả từng việc cân đối tôi- anh hiểu nhau, thương yêu nhau. Khó khăn là thật, tình cảm yêu thương đùm bọc, gắn bó cũng là sự thật. Đồng đội yêu thương, nắm chặt tay nhau, truyền hơi ấm và niềm tin, lạc quan, giúp nhau thêm nghị lực vượt lên hoàn cảnh khó khăn và nguy hiểm của chiến trường. + Đánh giá: - Thể thơ tự do, câu thơ ngắn dài, mới lạ; từ ngữ gợi hình gợi cảm kết hợp sử dụng hiệu quả nhiều biện pháp tu từ ẩn dụ và liệt kê tạo nên sức hấp dẫn của bài thơ. - Đoạn thơ đã làm nổi bật lòng yêu thương, giúp đỡ và chia sẻ, đoàn kết và gắn bó của tình đồng chí. Đó là vẻ đẹp tâm hồn của anh vệ quốc trong văn học chống Pháp của dân tộc. d. Chính tả, dùng từ, đặt câu Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ nghĩa, ngữ pháp tiếng Việt e. Sáng tạo Có cách diễn đạt mới mẻ, thể hiện sâu sắc về vấn đề nghị luận ĐỀ THI SỐ 3 Câu 1. (4.0 điểm) “Đời sống là bờ Những giấc mơ là biển Bờ không còn nếu chẳng có khơi xa” (Lưu Quang Vũ, trích “Giấc mơ của anh hề”, tập thơ “Bầy ong trong đêm sâu”) Những câu thơ trên gợi cho anh/ chị suy nghĩ gì về cuộc đời và những giấc mơ? Câu 2. (6.0 điểm) Trang | 10
  11. “Văn chương là cách tốt nhất để kể sự thật; nó là một quá trình tạo ra những lời nói dối lớn lao, đẹp đẽ, chặt chẽ, nói lên nhiều sự thật hơn bất cứ mớ dữ kiện thực tế nào." (Julian Patrick Barnes) Bằng những hiểu biết về văn học, anh/ chị hãy bình luận ý kiến trên. HẾT ĐÁP ÁN ĐỀ THI SỐ 3 Câu 1. a. Giải thích - Đời sống - bờ: đời sống thực là điểm tựa an toàn, vững chãi, có giới hạn nhất định. Là “bờ” để ta trở về mỗi khi gặp thất bại, là nơi khởi nguyên bắt đầu của mọi hành trình. - Giấc mơ - biển: gắn với phạm vi bao la rộng lớn để chỉ sức sống, sự phát triển kì diệu của những giấc mơ. - Mối quan hệ: bờ - biển (khơi xa): Tương quan: bờ nhỏ bé, có giới hạn, là hiện thực cuộc sống có phần khô khan. Ngược lại, giấc mơ được ví như biển nhằm mở ra chiều kích phong phú tự do rộng lớn ➝ tương quan đối lập. Bờ và biển là hai thực thể gắn liền, có mối quan hệ mật thiết không thể tách rời. Nếu thiếu biển, con người ta sẽ chỉ sống trong chiều kích hạn hẹp, nhỏ bé, khô khan. Ngược lại, nếu thiếu bờ, con người dễ lạc lối trong sự bao la vô tận của tưởng tượng, thiếu đi sự thực tế, thiếu điểm tựa vững chãi ➝ gắn bó chặt chẽ. - Nhan đề: “Giấc mơ của anh hề”: chủ thể nói lên tâm sự là anh hề (người tạo ra tiếng cười, khoa trương, ít được tin dụng). Một mặt nó thể hiện sự mất niềm tin của con người vào những giấc mơ bởi cho rằng đó chỉ là quan niệm của kẻ “ngốc”, mặt khác nhan đề còn mang ý nghĩa niềm tin, quan niệm vào những giấc mơ có phần viển vông, hài hước ➝ cần nghi vấn: phải chăng những người mơ mộng, bị coi thường như anh hề mới là người tỉnh táo, sáng suốt? ➝ Bản chất đề: bàn về mối quan hệ mật thiết, hài hòa giữa hiện thực sống và ước mơ. b. Bàn luận - chứng minh: - Tại sao? (Gắn với hiện thực cuộc sống): Cần bao quát các khía cạnh khách quan (gắn với các lĩnh vực đời sống/ một vài sự kiện nổi bật) và khía cạnh chủ quan (lý do từ bản thân mỗi người, phần tâm hồn, ý thức) - Ý nghĩa: Chỉ ra ý nghĩa của bờ, biển và mối quan hệ của cả hai đối với cuộc sống mỗi người. - Thể hiện như thế nào? (Dẫn chứng): Bao quát được nhiều dẫn chứng (những tấm gương nào đã biết hài hòa mối quan hệ giữa giấc mơ - hiện thực sống) Mở rộng - phản biện: - Phê phán những cá nhân, cộng đồng sống phụ thuộc quá vào một trong hai khía cạnh hiện thực - giấc mơ từ đó làm mất sự cân bằng. Trang | 11
  12. - Bên cạnh những giấc mơ, để hình thành nên hiện thực sống còn là các yếu tố khác như tình thương, niềm tin, giấc mơ không phải yếu tố duy nhất tạo nên ý nghĩa của bờ. - Ngoài biển không chỉ có vẻ đẹp kì thú mà còn là sóng cao gió cả, hiểm hoạ khôn lường vì vậy cần “cẩn trọng”, đôi khi là lượng sức mình trong hành trình tìm đến giấc mơ. Câu 2: a. Giải thích: - “lời nói dối lớn lao, đẹp đẽ, chặt chẽ”: lời nói dối trong văn chương không mang tính ích kỷ, vụn vặt như lời nói bình thường mà nhằm thể hiện những tư tưởng, thông điệp, câu chuyện lớn lao; phục vụ cho mục đích tốt đẹp ➝ thể hiện qua cách nhìn, cách viết của nhà văn về cuộc sống. - “nói lên sự thật”: cần phân biệt sự thật văn chương với sự thật trong các lĩnh vực khác của đời sống. Có thể nói, sự thật văn chương là sự thật mới mẻ, chưa từng thấy từ những vấn đề quen thuộc trong đời sống hay; là cách khai thác, truyền tải thông qua hình tượng, tình huống mới mẻ của văn chương. ➝ Ý kiến trên đề cao vai trò của văn chương và nhà văn trong việc thể hiện, tái tạo sự thật đời sống thông qua lăng kính, cách viết riêng. b. Bàn luận chứng minh: Luận điểm 1: Tại sao văn học lại là cách tốt nhất để kể sự thật? - Nên so sánh đặc trưng sự thật trong văn học với một vài loại hình nghệ thuật khác để nêu được sự đột phá. VD: - So với khoa học, sự thật trong văn học được thể hiện qua hình tượng với chất liệu là ngôn ngữ, cùng cách tái hiện gần gũi gắn với những cá nhân, câu chuyện đời sống. - So với điện ảnh, sự thật trong văn học có thể khơi dậy được đa giác quan thông qua tưởng tượng, liên tưởng (đặc biệt, cảm nhận vị giác qua văn học đang là khả năng đặc quyền) Luận điểm 2: Tại sao văn học là lời nói dối lớn lao, đẹp đẽ? - Vận dụng kỹ chuyên đề “Nhà văn và quá trình sáng tác” để chứng minh mỗi nhà văn có một nhãn quan, lăng kính hiện thực riêng; sự thật trong văn học luôn có sự hư cấu nhằm thể hiện tư tưởng, bộc lộ ý kiến chủ quan. - Văn học có khả năng nâng đỡ, xoa dịu con người đang lâm vào cảnh bi đát của hiện thực thông qua sự nhiệm màu của văn chương. Là điểm tựa cho con người nhờ vào cái nhìn hư cấu. Luận điểm 3: Mối quan hệ giữa chức năng kể sự thật và đặc trưng là lời nói dối của văn chương? - Thông qua lăng kính riêng, các nhà văn muốn truyền tải tư tưởng, góc nhìn mới mẻ của mình về hiện thực đời sống mà không phải ai cũng thấy được. Từ đó giúp con người mở rộng tầm hiểu biết, tâm hồn và tạo nên “thế giới riêng” phong phú. Luận điểm 4: Mở rộng: - Có thể liên hệ vấn đề tiếp nhận trong văn học: với bản thân người đọc, những sự thật, những lời nói dối trong văn học có ý nghĩa như thế nào? Và làm cách nào để đứng vững trước vô vàn sự thật - nói dối biến thiên vạn hoá của đời sống văn chương Trang | 12