Đề thi thử vào Lớp 10 môn Ngữ văn - Năm học 2022-2023 - Trường THCS Phạm Hữu Lầu (Có đáp án)

Đọc đoạn trích:

Người đồng mình thương lắm con ơi 
Cao đo nỗi buồn 
Xa nuôi chí lớn 
Dẫu làm sao thì cha vẫn muốn 
Sống trên đá không chê đá gập ghềnh 
Sống trong thung không chê thung nghèo đói 
Sống như sông như suối 
Lên thác xuống ghềnh 
Không lo cực nhọc 
Người đồng minh thô sơ da thịt 
Chẳng mấy ai nhỏ bé đâu con 
(Trích Nói với con - Y Phương, Ngữ văn 9, Tập hai) 
Thực hiện các yêu cầu sau: 
Câu 1. (0,5 điểm). Đoạn trích trên được viết theo thể thơ nào? 
Câu 2. (0,75 điểm). Tìm và cho biết tác dụng của biện pháp tu từ so sánh có trong đoạn trích. 
Câu 3. (0,75 điểm). Chỉ ra thành ngữ có trong đoạn trích và cho biết ý nghĩa của thành ngữ đó. 
Câu 4. (2,0 điểm). Từ nội dung gợi ra của các câu thơ: Sống như sống như suối / Lên thác xuống 
ghềnh / Không lo cực nhọc, em hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ về vai trò 
của ý chí con người trong cuộc sống. 

pdf 13 trang Huệ Phương 15/02/2023 6560
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi thử vào Lớp 10 môn Ngữ văn - Năm học 2022-2023 - Trường THCS Phạm Hữu Lầu (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • pdfde_thi_thu_vao_lop_10_mon_ngu_van_nam_hoc_2022_2023_truong_t.pdf

Nội dung text: Đề thi thử vào Lớp 10 môn Ngữ văn - Năm học 2022-2023 - Trường THCS Phạm Hữu Lầu (Có đáp án)

  1. ĐỀ THI THỬ VÀO LỚP 10 NĂM HỌC 2022-2023 TRƯỜNG THCS PHẠM HỮU LẦU MÔN NGỮ VĂN Thời gian làm bài: 120 phút ĐỀ THI SỐ 1 PHẦN I. (4,0 điểm) Đọc đoạn trích: Người đồng mình thương lắm con ơi Cao đo nỗi buồn Xa nuôi chí lớn Dẫu làm sao thì cha vẫn muốn Sống trên đá không chê đá gập ghềnh Sống trong thung không chê thung nghèo đói Sống như sông như suối Lên thác xuống ghềnh Không lo cực nhọc Người đồng minh thô sơ da thịt Chẳng mấy ai nhỏ bé đâu con (Trích Nói với con - Y Phương, Ngữ văn 9, Tập hai) Thực hiện các yêu cầu sau: Câu 1. (0,5 điểm). Đoạn trích trên được viết theo thể thơ nào? Câu 2. (0,75 điểm). Tìm và cho biết tác dụng của biện pháp tu từ so sánh có trong đoạn trích. Câu 3. (0,75 điểm). Chỉ ra thành ngữ có trong đoạn trích và cho biết ý nghĩa của thành ngữ đó. Câu 4. (2,0 điểm). Từ nội dung gợi ra của các câu thơ: Sống như sống như suối / Lên thác xuống ghềnh / Không lo cực nhọc, em hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ về vai trò của ý chí con người trong cuộc sống. Trang | 1
  2. PHẦN II (6,0 điểm) Phân tích diễn biến tâm trạng nhân vật bé Thu trong đoạn trích Chiếc lược ngà của nhà văn Nguyễn Quang Sáng (Ngữ văn 9, Tập một, NXB Giáo dục Việt Nam, 2019, tr.195-200). HẾT ĐÁP ÁN ĐỀ THI SỐ 1 Phần I. Câu 1: Đoạn trích trên được viết theo thể thơ tự do. Câu 2: Biện pháp tu từ so sánh: “Sống như sống như suối” → Thể hiện sự mộc mạc, hồn nhiên, khoáng đạt của người đồng mình, họ luôn sống gần gũi và chan hòa với thiên nhiên. Ngoài ra, “sống như sống như suối” còn thể hiện được sức sống dẻo dai, bền bỉ, giàu nghị lực của người đồng mình. Câu 3: Thành ngữ có trong bài thơ là “Lên thác xuống ghềnh”. Nhấn mạnh nỗi vất vả, khó nhọc trong cuộc sống làm ăn của “người đồng minh”. Câu 4: 1. Mở đoạn Giới thiệu vấn đề cần nghị luận: vai trò của ý chí con người trong cuộc sống. 2. Thân đoạn * Giải thích khái niệm ý chí nghị lực • Ý chí, nghị lực là bản lĩnh, sự dũng cảm và lòng quyết tâm cố gắng vượt qua thử thách dù khó khăn, gian khổ đến đâu để đạt được mục tiêu đề ra. • Người có ý chí nghị lực là người có ý chí sức sống mạnh mẽ, luôn kiên trì, nhẫn nại vượt qua những khó khăn, chông gai trong cuộc đời để vươn lên, khắc phục hoàn cảnh đi đến thành công. * Nguồn gốc, biểu hiện của ý chí nghị lực Trang | 2
  3. - Nguồn gốc: Nghị lực của con người không phải trời sinh ra mà có, nó xuất phát và được rèn luyện từ gian khổ của cuộc sống. - Biểu hiện của ý chí nghị lực: • Người có nghị lực luôn có thể chuyển rủi thành may, không khuất phục số phận và đổ lỗi thất bại do số phận. Ví dụ: người đồng minh “Lên thác xuống ghềnh/ Không lo cực nhọc” • Luôn biết khắc phục hoàn cảnh khó khăn bằng cách tự lao động, mưu sinh, vừa học vừa làm, tự mở cho mình con đường đến tương lai tốt đẹp. Những người bị bệnh tật hiểm nghèo hoặc bị khiếm khuyết trên thân thể cố gắng tự chăm sóc cho bản thân, cố gắng tập luyện, làm những việc có ích. * Vai trò, ý nghĩa của ý chí nghị lực • Nghị lực giúp con người đối chọi với khó khăn, vượt qua thử thách của cuộc sống một cách dễ dàng hơn. Ví dụ: người đồng mình, những bệnh nhân người gặp khó khăn trong đại dịch COVID – 19, toàn dân cùng đồng lòng chống dịch, • Có niềm tin vào bản thân, tinh thần lạc quan để theo đuổi đến cùng mục đích, lí tưởng sống. • Thay đổi được hoàn cảnh số phận, cuộc sống có ích, có ý nghĩa hơn. • Trở thành những tấm gương về ý chí, nghị lực vượt lên số phận. • Người có ý chí nghị lực sẽ luôn được mọi người ngưỡng mộ, cảm phục, đồng thời tạo được lòng tin ở người khác. *Bình luận, mở rộng - Phê phán những người không có ý chí, nghị lực: • Những người chưa làm nhưng thấy khó khăn đã nản chí, thấy thất bại thì hủy hoại và sống bất cần đời. • Những người có điều kiện đầy đủ nhưng không chịu học tập, buông thả, không nghĩ đến tương lai. • Những người khi gặp khó khăn là buông xuôi, nản chí, phó mặc cho số phận. -> Lối sống cần lên án. - Phương hướng rèn luyện: • Rèn luyện ý chí, nghị lực, luôn biết vươn lên, vượt qua khó khăn trong cuộc sống. • Biết chấp nhận những khó khăn, thử thách, coi khó khăn, thử thách là môi trường để tôi luyện. * Bài học nhận thức và hành động: Trang | 3
  4. • Cuộc sống nhiều gian nan, thử thách thì nghị lực sống là rất quan trọng. • Cần phải học cách rèn luyện mình để có thể vững vàng và trưởng thành hơn sau mỗi lần vấp ngã. Rèn luyện bản thân thành người có ý chí và nghị lực để vượt qua mọi chông gai và thử thách trên chặng đường dài. • Lên án, phê phán những người sống mà không có ý chí nghị lực, không có niềm tin về cuộc sống. • Học tập những tấm gương sáng để đi tới thành công. 3. Kết đoạn - Khái quát lại ý nghĩa và tầm quan trọng của ý chí nghị lực; đồng thời rút ra bài học, liên hệ bản thân. Phần II. 1. Mở bài: - Giới thiệu tác giả, tác phẩm - Giới thiệu luậ đề: Diễn biến tâm trạng của bé Thu 2. Thân bài: * Tâm trạng của bé Thu trước khi nhận ra cha: - Thu thương cha như thế. Ta tưởng chừng như khi được gặp cha, nó sẽ bồi hồi, sung sướng và sả vào vòng tay của ba nó nũng nịu với tình cảm mãnh liệt hơn bao giờ hết. Nhưng không, Thu đã làm cho người đọc phải bất ngờ qua hành động quyết liệt không chịu nhận ông Sáu là ba. “Nghe gọi, con bé giật mình, tròn mắt nhìn ngơ ngác, lạ lùng ” - Khi ông Sáu đến gần, giọng lặp bặp run run: “Ba đây con! Ba đây con” thì “Con bé thấy lạ quá, mặt bỗng tái đi, rồi vụt chạy và kêu thét lên: Má! Má!”. Sự lạ lẫm ấy khiến ông Sáu vô cùng hụt hẫng. - Suốt ba ngày, ông Sáu chẳng đi đâu xa, muốn ở bên con vỗ về, chăm sóc, bù đắp cho con sự thiếu thốn tình cảm. Song, ông cảng xích lại gần thì nó càng tìm cách xa lánh, nhất định không gọi một tiếng “ba”. Khi má dọa đánh bắt kêu “ba” vào ăn cơm, nó nói trồng: “Vô ăn cơm!”; “Cơm chín rồi!”; “Con kêu rồi mà người ta không nghe”. Hai tiếng “người ta” làm ông Sáu đau lòng đến mức không khóc được, chỉ khe khẽ lắc đầu cười. - Đến bữa sau, má giao cho nó nhiệm vụ ở nhà trong nồi cơm, nó không thể tự chắt nước. Tưởng chừng nó phải cầu cứu đến người lớn, phải gọi “ba”. Nhưng quyết không, nó vẫn nói trồng “Cơm sôi rồi, chắt nước giùm cái!”. Bác Ba mở đường cho nó, nhưng nó không để ý, nó lại kêu “Cơm sôi rồi, Trang | 4
  5. ĐỀ THI THỬ VÀO LỚP 10 NĂM HỌC 2022-2023 TRƯỜNG THCS PHẠM HỮU LẦU MÔN NGỮ VĂN Thời gian làm bài: 120 phút ĐỀ THI SỐ 1 PHẦN I. (4,0 điểm) Đọc đoạn trích: Người đồng mình thương lắm con ơi Cao đo nỗi buồn Xa nuôi chí lớn Dẫu làm sao thì cha vẫn muốn Sống trên đá không chê đá gập ghềnh Sống trong thung không chê thung nghèo đói Sống như sông như suối Lên thác xuống ghềnh Không lo cực nhọc Người đồng minh thô sơ da thịt Chẳng mấy ai nhỏ bé đâu con (Trích Nói với con - Y Phương, Ngữ văn 9, Tập hai) Thực hiện các yêu cầu sau: Câu 1. (0,5 điểm). Đoạn trích trên được viết theo thể thơ nào? Câu 2. (0,75 điểm). Tìm và cho biết tác dụng của biện pháp tu từ so sánh có trong đoạn trích. Câu 3. (0,75 điểm). Chỉ ra thành ngữ có trong đoạn trích và cho biết ý nghĩa của thành ngữ đó. Câu 4. (2,0 điểm). Từ nội dung gợi ra của các câu thơ: Sống như sống như suối / Lên thác xuống ghềnh / Không lo cực nhọc, em hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ về vai trò của ý chí con người trong cuộc sống. Trang | 1