Đề thi thử vào Lớp 10 môn Ngữ văn - Năm học 2022-2023 - Trường THCS Tạ Quang Bửu (Có đáp án)

Câu 1: (2 điểm) Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới: 
Mẹ! 
Có nghĩa là duy nhất 
Một bầu trời 
Một mặt đất 
Một vầng trăng 
Mẹ không sống đủ trăm năm 
Nhưng đã cho con dư dả nụ cười và tiếng hát. 
  (Thanh Nguyên, Ngày xưa có mẹ) 
a) Xác định nội dung chính của văn bản trên? 
b) Chỉ ra và phân tích tác dụng của các biện pháp tu từ trong văn bản trên? 
c) Đặt nhan đề cho văn bản trên? 
d) Viết đoạn văn trình bày suy nghĩ của anh (chị) về vấn đề đặt ra từ văn bản trên? 
Câu 2: (3 điểm) Anh (chị) hiểu như thế nào về ý kiến sau: Bản sắc văn hóa dân tộc cần được thể hiện 
ngay trong cuộc sống hàng ngày.
pdf 10 trang Huệ Phương 15/02/2023 6500
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi thử vào Lớp 10 môn Ngữ văn - Năm học 2022-2023 - Trường THCS Tạ Quang Bửu (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • pdfde_thi_thu_vao_lop_10_mon_ngu_van_nam_hoc_2022_2023_truong_t.pdf

Nội dung text: Đề thi thử vào Lớp 10 môn Ngữ văn - Năm học 2022-2023 - Trường THCS Tạ Quang Bửu (Có đáp án)

  1. TRƯỜNG THCS ĐỀ THI THỬ VÀO LỚP 10 NĂM HỌC 2022-2023 TẠ QUANG BỬU MÔN NGỮ VĂN Thời gian làm bài: 120 phút ĐỀ THI SỐ 1 Câu 1: (2 điểm) Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới: Mẹ! Có nghĩa là duy nhất Một bầu trời Một mặt đất Một vầng trăng Mẹ không sống đủ trăm năm Nhưng đã cho con dư dả nụ cười và tiếng hát. (Thanh Nguyên, Ngày xưa có mẹ) a) Xác định nội dung chính của văn bản trên? b) Chỉ ra và phân tích tác dụng của các biện pháp tu từ trong văn bản trên? c) Đặt nhan đề cho văn bản trên? d) Viết đoạn văn trình bày suy nghĩ của anh (chị) về vấn đề đặt ra từ văn bản trên? Câu 2: (3 điểm) Anh (chị) hiểu như thế nào về ý kiến sau: Bản sắc văn hóa dân tộc cần được thể hiện ngay trong cuộc sống hàng ngày. Câu 3: (5 điểm) Có kiến cho rằng: “Một tác phẩm để lại ấn tượng sâu đậm trong lòng bạn đọc chính là xây dựng thành công tình huống truyện và miêu tả nội tâm nhân vật”. Hãy phân tích tình huống truyện trong tác phẩm “Làng” của nhà văn Kim Lân để làm rõ ý kiến trên. HẾT ĐÁP ÁN ĐỀ THI SỐ 1 Câu 1:
  2. a. Nội dung chính: Tác dụng: Nhấn mạnh sự duy nhất và những điều tuyệt diệu mẹ đã đem đến cho chúng ta. Từ việc định nghĩa về mẹ, tác giả đã cho chúng ta hiểu hơn về ý nghĩa thiêng liêng của tiếng gọi ấy, đồng thời khẳng định những điều tuyệt vời mẹ đã đem đến cho chúng ta. b. Xác định được một trong hai biện pháp tu từ - Điệp từ “mẹ”, “một”. - Điệp cấu trúc: “một bầu trời”, “một mặt đất”, “một vầng trăng”. c. Nhan đề: “Mẹ” d. Yêu cầu: - Hình thức: một đoạn văn, có câu mở đoạn . - Nội dung: cảm nhận đúng theo nội dung của đoạn thơ, học sinh có thể bày tỏ cảm xúc riêng của mình. Câu 2: A/ Yêu cầu về kĩ năng - Biết cách làm bài văn nghị luận xã hội. Kết cấu chặt chẽ, diễn đạt lưu loát; không mắc lỗi chính tả, dùng từ và ngữ pháp. B/ Yêu cầu về kiến thức - Nêu được vấn đề cần nghị luận: “Bản sắc văn hóa dân tộc cần được thể hiện ngay trong cuộc sống hàng ngày”. - Giải thích: Bản sắc văn hóa dân tộc: là lòng yêu nước, những thuần phong mĩ tục, những nét riêng của người Việt Nam chúng ta. - Bàn luận, phân tích, chứng minh: - Truyền thống văn hóa dân tộc được thể hiện ngay trong cuộc sống hàng ngày: + Xây dựng lối sống, nếp sống tích cực, tốt đẹp + Bảo tồn các loại hình nghệ thuật, thuần phong mĩ tục - Phê phán các biểu hiện làm mất đi bản sắc văn hóa: sính ngoại; ăn mặc, cư xử không đúng mực, lố lăng, Suy nghĩ của bản thân về việc giữ gìn, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc.
  3. Câu 3: A/ Yêu cầu về kĩ năng Biết cách phân tích đoạn thơ hình văn học. Kết cấu chặt chẽ, diễn đạt lưu loát; không mắc lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp. B/ Yêu cầu về kiến thức. Mở bài - Giới thiệu đôi nét về nhà văn Kim Lân, tác phẩm truyện ngắn “Làng”. - Truyện ngắn Làng được viết và in năm 1948, trên số đầu tiên của tạp chí Văn nghệ ở chiến khu Việt Bắc. Truyện nhanh chóng được khẳng định vì nó thể hiện thành công một tình cảm lớn lao của dân tộc, tình yêu nước, thông qua một con người cụ thể, người nông dân với bản chất truyền thống cùng những chuyển biến mới trong tình cảm của họ vào thời kì đầu của cuộc kháng chiến chống Pháp. Thân bài: - Giải thích: tình huống truyện. - Tác phẩm xoay quanh một sự việc là tin đồn làng Chợ Dầu theo giặc cùng những phản ứng của ông Hai trước, trong và sau sự việc đó. Chính vì thế tình huống trong tác phẩm cũng chia làm ba giai đoạn: a. Tình yêu làng, một bản chất có tính truyền thống trong ông Hai. - Ông hay khoe làng, đó là niềm tự hào sâu sắc về làng quê. - Cái làng đó với người nông dân có một ý nghĩa cực kì quan trọng trong đời sống vật chất và tinh thần. b. Sau cách mạng, đi theo kháng chiến, ông đã có những chuyển biến mới trong tình cảm. - Được cách mạng giải phóng, ông tự hào về phong trào cách mạng của quê hương, về việc xây dựng làng kháng chiến của quê ông. Phải xa làng, ông nhớ quá cái không khí "đào đường, đắp ụ, xẻ hào, khuân đá ”; rồi ông lo "cái chòi gác, những đường hầm bí mật, ” đã xong chưa? - Tâm lí ham thích theo dõi tin tức kháng chiến, thích bình luận, náo nức trước tin thắng lợi ở mọi nơi "Cứ thế, chỗ này giết một tí, chỗ kia giết một tí, cả súng cũng vậy, hôm nay dăm khẩu, ngày mai dăm khẩu, tích tiểu thành đại, làm gì mà thằng Tây không bước sớm”. c. Tình yêu làng gắn bó sâu sắc với tình yêu nước của ông Hai bộc lộ sâu sắc trong tâm lí ông khi nghe tin làng theo giặc.
  4. Vững vàng nền tảng, Khai sáng tương lai - Khi mới nghe tin xấu đó, ông sững sờ, chưa tin. Nhưng khi người ta kể rành rọt, không tin không được, ông xấu hổ lảng ra về. Nghe họ chì chiết ông đau đớn cúi gầm mặt xuống mà đi. - Về đến nhà, nhìn thấy các con, càng nghĩ càng tủi hổ vì chúng nó "cũng bị người ta rẻ rúng, hắt hủi”. Ông giận những người ở lại làng, nhưng điểm mặt từng người thì lại không tin họ "đổ đốn” ra thế. Nhưng cái tâm lí "không có lửa làm sao có khói”, lại bắt ông phải tin là họ đã phản nước hại dân. - Ba bốn ngày sau, ông không dám ra ngoài. Cái tin nhục nhã ấy choán hết tâm trí ông thành nỗi ám ảnh khủng khiếp. Ông luôn hoảng hốt giật mình. Không khí nặng nề bao trùm cả nhà. - Tình cảm yêu nước và yêu làng còn thể hiện sâu sắc trong cuộc xung đột nội tâm gay gắt: Đã có lúc ông muốn quay về làng vì ở đây tủi hổ quá, vì bị đẩy vào bế tắc khi có tin đồn không đâu chứa chấp người làng chợ Dầu. Nhưng tình yêu nước, lòng trung thành với kháng chiến đã mạnh hơn tình yêu làng nên ông lại dứt khoát: "Làng thì yêu thật nhưng làng theo Tây thì phải thù”. Nói cứng như vậy nhưng thực lòng đau như cắt. - Tình cảm đối với kháng chiến, đối với cụ Hồ được bộc lộ một cách cảm động nhất khi ông chút nỗi lòng vào lời tâm sự với đứa con út ngây thơ. Thực chất đó là lời thanh minh với cụ Hồ, với anh em đồng chí và tự nhủ mình trong những lúc thử thách căng thẳng này: + Đứa con ông bé tí mà cũng biết giơ tay thề: "ủng hộ cụ Hồ Chí Minh muôn năm!” nữa là ông, bố của nó. + Ông mong "Anh em đồng chí biết cho bố con ông. Cụ Hồ trên đầu trên cổ xét soi cho bố con ông”. + Qua đó, ta thấy rõ: Tình yêu sâu nặng đối với làng chợ Dầu truyền thống (chứ không phải cái làng đổ đốn theo giặc). Tấm lòng trung thành tuyệt đối với cách mạng với kháng chiến mà biểu tượng của kháng chiến là cụ Hồ được biẻu lộ rất mộc mạc, chân thành. Tình cảm đó sâu nặng, bền vững và vô cùng thiêng liêng: có bao giờ dám đơn sai. Chết thì chết có bao giờ dám đơn sai. d. Khi cái tin kia được cải chính, gánh nặng tâm lí tủi nhục được trút bỏ, ông Hai tột cùng vui sướng và càng tự hào về làng chợ Dầu. - Cái cách ông đi khoe việc Tây đốt sạch nhà của ông là biểu hiện cụ thể ý chí "Thà hi sinh tất cả chứ không chịu mất nước” của người nông dân lao động bình thường. - Việc ông kể rành rọt về trận chống càn ở làng chợ Dầu thể hiện rõ tinh thần kháng chiến và niềm tự hào về làng kháng chiến của ông.
  5. Vững vàng nền tảng, Khai sáng tương lai - Nhân vật ông Hai để lại một dấu ấn không phai mờ là nhờ nghệ thuật miêu tả tâm lí tính cách và ngôn ngữ nhân vật của người nông dân dưới ngòi bút của Kim Lân. - Tác giả đặt nhân vật vào những tình huống thử thách bên trong để nhân vật bộc lộ chiều sâu tâm trạng. - Miêu tả rất cụ thể, gợi cảm các diễn biến nội tâm qua ý nghĩ, hành vi, ngôn ngữ đối thoại và độc thoại. Ngôn ngữ của Ông Hai vừa có nét chung của người nông dân lại vừa mang đậm cá tính nhân vật nên rất sinh động. Kết bài: - Qua nhân vật ông Hai, người đọc thấm thía tình yêu làng, yêu nước rất mộc mạc, chân thành mà vô cùng sâu nặng, cao quý trong những người nông dân lao động bình thường. - Sự mở rộng và thống nhất tình yêu quê hương trong tình yếu đất nước là nét mới trong nhận thức và tình cảm của quần chúng cách mạng mà văn học thời kháng chiến chống Pháp. ĐỀ THI SỐ 2 Đọc đoạn trích và thực hiện các yêu cầu: “Mẹ ơi những ngày xa Là con thương mẹ nhất Mẹ đặt tay lên tim Có con đang ở đó Như ngọt ngào cơn gió Như nồng nàn cơn mưa Với vạn ngàn nỗi nhớ Mẹ dịu dàng trong con!” (Trích Dặn mẹ - Đỗ Nhật Nam) 1. Xác định thể thơ và phương thức biểu đạt chính của đoạn thơ? 2. Tìm từ láy có trong đoạn thơ. 3. Hai câu thơ sau mang hàm ý gì? “Mẹ đặt tay lên tim
  6. Có con đang ở đó” Câu 2 (3 điểm). "Cuộc sống quanh ta đang bị ngập trong rác" . Em hãy viết một bài văn nghị luận nêu ý kiến của mình về vấn đề trên. Câu 3 (5 điểm). Phân tích những câu thơ sau trong bài thơ Đồng chí của Chính Hữu: “Quê hương anh nước mặn, đồng chua Làng tôi nghèo đất cày lên sỏi đá. Anh với tôi đôi người xa lạ Tự phương trời chẳng hẹn quen nhau, Súng bên súng, đầu sát bên đầu, Đêm rét chung chăn thành đôi tri kỷ. Đồng chí! Đêm nay rừng hoang sương muối Đứng cạnh bên nhau chờ giặc tới Đầu súng trăng treo.” (Ngữ văn 9, tập 1, NXB Giáo dục 2017, Tr. 128-129) HẾT ĐÁP ÁN ĐỀ THI SỐ 2 Câu 1: Về đoạn trích trong bài thơ Dặn mẹ của Đỗ Nhật Nam. a. Đoạn trích được viết theo thể thơ năm chữ (ngũ ngôn). - Phương thức biểu đạt chính: Biểu cảm. b. Từ láy có trong đoạn: Ngọt ngào, nồng nàn, dịu dàng. c. Hai câu thơ muốn người nghe (người đọc) hiểu theo hàm ý: Mẹ luôn yêu con tha thiết và trong trái tim người mẹ luôn lưu giữ hình ảnh của con mình. - Đồng thời qua đó thể hiện tình yêu mẹ sâu sắc của tác giả.
  7. Vững vàng nền tảng, Khai sáng tương lai Câu 2:Đề mang tính mở nên thí sinh có thể viết theo nhiều cách. Dưới đây là một số gợi ý cơ bản nhằm định hướng chấm bài: Mở bài: Giới thiệu được vấn đề nghị luận Thân bài: Gợi hướng : - Rác là gì? Trong đời sống hiện nay có những loại rác nào? (rác: sinh hoạt, sản xuất, âm thanh, rác văn hóa, rác trong tính cách ) - Hiện nay, tình trạng rác đang tràn ngập cuộc sống ra sao? - Nguyên nhân nào dẫn đến cuộc sống của nhân loại bị ngập bởi rác? - Rác gây ra những hậu quả gì với cuộc sống của chúng ta? - Cần làm gì để làm cho cuộc sống không bị ngập bởi rác? Kết bài: Trở lại vấn đề nghị luận và nêu lời kêu gọi hành động Câu 3: Phân tích đoạn thơ trong bài Đồng chí của Chính Hữu Thí sinh có thể trình bày theo nhiều cách nhưng cần đảm bảo các ý cơ bản sau: Mở bài: Giới thiệu khái quát về tác giả, tác phẩm, vị trí đoạn trích và trích dẫn đoạn thơ. Thân bài: Về nội dung: (2,5 điểm) * Cơ sở hình thành tình đồng chí (7 câu đầu) - Họ xuất thân cùng cảnh ngộ nghèo khó; - Tình đồng chí đồng đội còn bắt nguồn từ sự cùng chung lí tưởng, mục đích chiến đấu; - Tình đồng chí được nảy nở và trở thành bền chặt trong sự chan hoà chia sẻ mọi thiếu thốn; - Câu thơ thứ 7: Câu đặc biệt - một tiếng gọi trầm xúc động từ trong tim, lắng đọng trong lòng người về hai tiếng mới mẻ, thiêng liêng. * Vẻ đẹp của tình đồng chí (3 câu cuối) - Bức tranh đẹp về tình đồng chí đồng đội của người lính, là biểu tượng đẹp về cuộc đời người lính, sát cánh bên nhau chiến đấu trong tư thế chủ động.
  8. Vững vàng nền tảng, Khai sáng tương lai - Nổi nên trên nền cảnh rừng đêm là ba hình ảnh gắn kết với nhau: người lính, khẩu súng, vầng trăng - Hình ảnh “đầu súng trăng treo” cảnh vừa thực, lại vừa mộng, là vẻ đẹp hài hoà của tâm hồn chiến sĩ, thi sĩ. Về nghệ thuật: (1,0 điểm) - Đoạn trích đã sử dụng thành công bút pháp tả thực kết hợp với lãng mạn tạo nên hình ảnh thơ đẹp mang ý nghĩa biểu tượng. - Ngôn ngữ bình dị, tình cảm chân thành, sử dụng thành công kiểu câu đặc biệt và phép tu từ ẩn dụ. Kết bài: Đánh giá lại giá trị của đoạn trích (khái quát lại nội dung đã phân tích) ĐỀ THI SỐ 3 Đọc đoạn văn bản và trả lời các câu hỏi sau: “Mỗi một người đều có vai trò trong cuộc đời này và đều đáng được ghi nhận. Đó là lí do để chúng ta không vì thèm khát vị thế cao sang này mà rẻ rúng công việc bình thường khác. Cha mẹ ta, phần đông, đều làm công việc rất đỗi bình thường. Và đó là một thực tế mà chúng ta cần nhìn thấy. Để trân trọng. Không phải để mặc cảm. Để bình thản tiến bước. Không phải để tự ti. Nếu tất cả đều là doanh nhân thành đạt thì ai sẽ quét rác trên những đường phố? Nếu tất cả đều là bác sĩ nổi tiếng thì ai sẽ là người dọn vệ sinh bệnh viện? Nếu tất cả đều là nhà khoa học thì ai sẽ là người tưới nước những luống rau? Nếu tất cả đều là kĩ sư phần mềm thì ai sẽ gắn những con chip vào máy tính? Phần đông chúng ta cũng sẽ là người bình thường. Nhưng điều đó không thể ngăn cản chúng ta vươn lên từng ngày.” (Phạm Lữ Ân, Nếu biết trăm năm là hữu hạn, NXB Hội Nhà văn năm 2012) Câu 1 (0,5 điểm): Xác định câu chủ đề của đoạn văn? Câu 2 (0,5 điểm): Xét về cấu tạo ngữ pháp, các câu: “Để trân trọng. Không phải để mặc cảm. Để bình thản tiến bước. Không phải để tự ti.” thuộc loại câu nào? Câu 3 (1,0 điểm): Sử dụng cấu trúc “Nếu thì” trong những câu văn “Nếu tất cả đều là doanh nhân thành đạt thì ai sẽ quét rác trên những đường phố? Nếu tất cả đều là bác sĩ nổi tiếng thì ai sẽ là người dọn vệ sinh bệnh viện? Nếu tất cả đều là nhà khoa học thì ai sẽ là người tưới nước những luống rau? Nếu tất cả đều là kĩ sư phần mềm thì ai sẽ gắn những con chip vào máy tính?” có tác dụng gì? Câu 4 (2,0 điểm): Theo em, tại sao “Phần đông chúng ta cũng sẽ là người bình thường. Nhưng điều đó không thể ngăn cản chúng ta vươn lên từng ngày” ? Để vươn lên từng ngày em cần làm gì? Phần II. Tạo lập văn bản (6,0 điểm)
  9. Vững vàng nền tảng, Khai sáng tương lai Hãy kể một kỷ niệm sâu sắc nhất trong cuộc đời học sinh của em. Từ kỷ niệm này, em rút ra bài học bổ ích gì cho bản thân? HẾT ĐÁP ÁN ĐỀ THI SỐ 3 Phần I. Đọc - hiểu (4,0 điểm) Câu 1 (0,5 điểm) Câu chủ đề: “Mỗi một người đều có vai trò trong cuộc đời này và đều đáng được ghi nhận.” Câu 2 (0,5 điểm) - Các câu “Để trân trọng. Không phải để mặc cảm. Để bình thản tiến bước. Không phải để tự ti.” thuộc loại câu rút gọn. Câu 3 (1,0 điểm) Học sinh có thể có những cách diễn đạt khác nhau nhưng phải hợp lý; giám khảo tham khảo những gợi ý sau để đánh giá câu trả lời: Việc sử dụng cấu trúc nhằm nhấn mạnh các ý sau: - Xã hội phân công nhiệm vụ rất rõ ràng người lao động trí óc – người lao động chân tay; - Bất cứ một công việc nào, con người nào cũng đều có những vai trò nhất định để góp phần giúp ích cho cuộc sống và xây dựng xã hội; - Thái độ trân trọng nghề nghiệp, trân trọng con người. Câu 4 (2,0 điểm) Học sinh có nhiều cách diễn đạt khác nhau nhưng cần hợp lí và có sức thuyết phục. Giám khảo tham khảo những gợi ý sau để đánh giá câu trả lời: - Chúng ta cần vươn lên từng ngày vì: + Cuộc sống luôn vận động và phát triển đòi hỏi con người phải có ý thức sống tích cực; + Vươn lên trong cuộc sống để khẳng định giá trị sống của bản thân, hoàn thành vai trò trách nhiệm công dân trong việc xây dựng và phát triển đất nước. - Để vươn lên từng ngày cần phải: + Có ý thức sống: Tôn trọng bản thân và xã hội; + Tích cực học tập, có tinh thần học hỏi, trau dồi các chuẩn mực đạo đức, kỹ năng sống; + Có nghị lực, bản lĩnh vượt qua những khó khăn, trở ngại trong cuộc sống; + Có ước mơ, mục tiêu sống tốt đẹp. Phần II. Tạo lập văn bản (6,0 điểm) I. Yêu cầu chung
  10. 1. Về kiến thức: - Kỷ niệm được chọn kể phải sâu sắc và mang ý nghĩa tích cực, có tác dụng giáo dục đối với mọi người, nhất là đối với lứa tuổi học trò. - Nội dung: Có thể kể về một số trường hợp theo gợi ý sau + Kỷ niệm về sự quan tâm, chỉ bảo của thầy cô; + Kỷ niệm về sự giúp đỡ của bạn bè; + Kỷ niệm về việc bản thân mắc những sai lầm lớn, ân hận cả cuộc đời; + Kỷ niệm kể về những cảm nhận, suy nghĩ về con người, cuộc sống của tuổi mới lớn; - Yêu cầu: + Chuyện kể cần tạo được tình huống và cốt truyện hấp dẫn, theo trình tự hợp lí (có nhân vật, tình huống , sự kiện, cao trào ) + Qua kỷ niệm phải rút ra những bài học nhận thức bổ ích cho bản thân. Việc rút ra bài học có thể làm lồng ghép hoặc tách biệt (kể xong mới rút ra bài học). 2. Về kĩ năng: - Bài viết đúng kiểu văn bản tự sự. Phương thức biểu đạt chính là tự sự, ngoài ra kết hợp sử dụng linh hoạt các yếu tố miêu tả, biểu cảm và nghị luận để làm tăng sức truyền cảm, hấp dẫn; - Bố cục rõ ràng, đủ ba phần; - Biết sử dụng thích hợp các hình thức đối thoại, độc thoại, độc thoại nội tâm. II. Yêu cầu chi tiết 1. Mở bài: Dẫn dắt, giới thiệu kỷ niệm. 2. Thân bài: - Kể kỷ niệm sâu sắc nhất trong cuộc đời học sinh: + Kể hoàn cảnh (tình huống) dẫn đến kỷ niệm. + Kể diễn biến kỷ niệm sâu sắc (kết hợp sử dụng yếu tố miêu tả và biểu cảm để câu chuyện kể sinh động, giàu cảm xúc). + Kết thúc sự việc (kỷ niệm) - Rút ra bài học bổ ích: + Bài học nhận thức. + Bài học hành động. + Lời nhắn nhủ đến các bạn. 3. Kết bài: Kết thúc câu chuyện, bộc lộ ấn tượng sâu đậm.