Đề thi tuyển sinh vào Lớp 10 môn Ngữ văn - Năm học 2021-2022 - Trường THCS Buôn Hồ (Có đáp án)

Câu 1. (2.0 điểm) Đọc đoạn thơ sau và thực hiện các yêu cầu: 
Gió Lào đuổi theo trăng 
đầu tháng chị Hằng treo chót vót 
em nhìn lên trời sao vằng vặc 
Bắc Đẩu, Nam Vương, Hoàng Hậu đâu rồi 
Trăng tháng Năm không giống tháng Mười 
thương nhà nông ra đồng lúc xẩm tối 
chị Hằng chong đèn tay cầm quạt thổi 
gặt đi anh lúa chín chờ người 
(Trích Trăng tháng 5 – Ngô Đức Hạnh) 
a. Chỉ ra phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong đoạn thơ trên. 
b. Nêu nội dung của đoạn thơ. 
c. Chỉ ra và phân tích hiệu quả nghệ thuật của một biện pháp tu từ có trong đoạn thơ. 
Câu 2. (3.0 điểm) 
Em hãy viết bài văn (khoảng 300 chữ) trình bày suy nghĩ của mình về bài học cuộc sống gợi ra từ câu tục 
ngữ: Thương người như thể thương thân.
pdf 9 trang Huệ Phương 15/02/2023 6420
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi tuyển sinh vào Lớp 10 môn Ngữ văn - Năm học 2021-2022 - Trường THCS Buôn Hồ (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • pdfde_thi_tuyen_sinh_vao_lop_10_mon_ngu_van_nam_hoc_2021_2022_t.pdf

Nội dung text: Đề thi tuyển sinh vào Lớp 10 môn Ngữ văn - Năm học 2021-2022 - Trường THCS Buôn Hồ (Có đáp án)

  1. TRƯỜNG THCS BUÔN HỒ ĐỀ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 MÔN: NGỮ VĂN NĂM HỌC: 2021 (Thời gian làm bài: 120 phút) ĐỀ SỐ 1 Câu 1. (2.0 điểm) Đọc đoạn thơ sau và thực hiện các yêu cầu: Gió Lào đuổi theo trăng đầu tháng chị Hằng treo chót vót em nhìn lên trời sao vằng vặc Bắc Đẩu, Nam Vương, Hoàng Hậu đâu rồi Trăng tháng Năm không giống tháng Mười thương nhà nông ra đồng lúc xẩm tối chị Hằng chong đèn tay cầm quạt thổi gặt đi anh lúa chín chờ người (Trích Trăng tháng 5 – Ngô Đức Hạnh) a. Chỉ ra phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong đoạn thơ trên. b. Nêu nội dung của đoạn thơ. c. Chỉ ra và phân tích hiệu quả nghệ thuật của một biện pháp tu từ có trong đoạn thơ. Câu 2. (3.0 điểm) Em hãy viết bài văn (khoảng 300 chữ) trình bày suy nghĩ của mình về bài học cuộc sống gợi ra từ câu tục ngữ: Thương người như thể thương thân. Câu 3. (5,0 điểm) Cảm nhận đoạn thơ sau: Không có kính không phải vì xe không có kính Bom giật, bom rung kính vỡ đi rồi Ung dung buồng lái ta ngồi,
  2. Vững vàng nền tảng, Khai sáng tương lai Nhìn đất, nhìn trời, nhìn thẳng. Nhìn thấy gió vào xoa mắt đắng Nhìn thấy con đường chạy thẳng vào tim Thấy sao trời và đột ngột cánh chim Như sa, như ùa vào buồng lái Không có kính, ừ thì có bụi, Bụi phun tóc trắng như người già Chưa cần rửa, phì phèo châm điếu thuốc Nhìn nhau mặt lấm cười ha ha. Không có kính, ừ thì ướt áo Mưa tuôn, mưa xối như ngoài trời Chưa cần thay, lái trăm cây số nữa Mưa ngừng, gió lùa khô mau thôi. (Trích Bài thơ về tiểu đội xe không kính, Phạm Tiến Duật, Ngữ Văn 9, Tập 1, Nxb Giáo Dục Việt Nam) HẾT ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 1 Câu 1 a. Phương thức biểu đạt chính: tự sự b. Nội dung chính: nói về thời tiết tháng 5, bày tỏ sự xót thương trước nỗi vất vả của người nông dân khi phải làm việc vào lúc thời tiết khắc nghiệt của tháng này. c. Biện pháp tu từ: Nhân hóa: (gió Lào đuổi theo trăng): hình ảnh dễ thương Liệt kê: chị Hằng, Bắc Đẩu, Nam Vương, Hoàng Hậu: gắn với những câu chuyện cổ tích => gây thích thú với bạn đọc Câu 2: 1. Mở bài
  3. Vững vàng nền tảng, Khai sáng tương lai - Giới thiệu về câu tục ngữ: "Thương người như thể thương thân" 2. Thân bài a. Giải thích "Thương người" tình cảm thương yêu dành cho người khác. "Thương thân" thương chính bản thân mình. => ý khuyên nhủ con người hãy yêu thương người khác như yêu chính bản thân mình. b. Phân tích - Thương người, giúp đỡ người khác sẽ giúp chúng ta nhận lại niềm vui, tình yêu thương của họ. - Yêu thương, giúp đỡ người khác làm cho cuộc sống tốt đẹp hơn => giúp xã hội tiến bộ, phát triển. c. Chứng minh học sinh lấy dẫn chứng tiêu biểu để minh chứng cho bài làm của mình. d. Phản biện Người không biết yêu thương chia sẻ là những người ích kỉ, vô cảm. 3. Kết bài Khẳng định lại tầm quan trọng của việc yêu thương. Câu 3. (5,0 điểm) Mở bài: - Giới thiệu bài thơ Bài thơ về tiểu đội xe không kính của Phạm Tiến Duật. - Dẫn dắt trích thơ: Hình ảnh những chiếc xe không kính và người lính lái xe Thân bài 1. Hình ảnh những chiếc xe không kính - Xưa nay, những hình ảnh xe cộ, tàu thuyền đưa vào thơ thì đều được “mĩ lệ hóa”, “lãng mạn hóa” và thường mang ý nghĩa tượng trưng hơn là tả thực. Người đọc đã bắt gặp chiếc xe tam mã trong thơ Pus-kin, con tàu trong “Tiếng hát con tàu” của Chế Lan Viên, đoàn thuyền đánh cá trong bài thơ cùng tên của Huy Cận. - Ở bài thơ này, hình ảnh những chiếc xe không kính được miêu tả cụ thể, chi tiết rất thực. Lẽ thường, để đảm bảo an toàn cho tính mạng con người, cho hàng hoá nhất là trong địa hình hiểm trở Trường Sơn thì xe phải có kính mới đúng. Ấy thế mà chuyện “xe không kính” lại là môt thực tế, là hình ảnh thường gặp trên tuyến đường Trường Sơn.
  4. Vững vàng nền tảng, Khai sáng tương lai - Hai câu thơ mở đầu có thể coi là lời giải thích cho “sự cố” có phần không bình thường ấy: Không có kính không phải vì xe không có kính Bom giật, bom rung, kính vỡ đi rồi. + Lời thơ tự nhiên đến mức buộc người ta phải tin ngay vào sự phân bua của các chàng trai lái xe dũng cảm. Chất thơ của câu thơ này hiện ra chính trong vẻ tự nhiên đến mức khó ngờ của ngôn từ. + Bằng những câu thơ rất thực, đậm chất văn xuôi, điệp ngữ“không”, cùng với động từ mạnh “giật”, “rung” -> Tác giả đã lí giải nguyên nhân không có kính của những chiếc xe. Bom đạn chiến tranh đã làm cho những chiếc xe trở nên biến dạng “không có kính”, “không có đèn”,”không có mui xe”,”thùng xe có xước”. Từ đó, tác giả đã tạo ấn tượng cho người đọc một cách cụ thể và sâu sắc về hiện thực chiến tranh khốc liệt, dữ dội, về cuộc chiến đấu gian khổ mà người lính phải trải qua. => Hình ảnh những chiếc xe không kính vốn chẳng hiếm trong chiến tranh, song phải có một hồn thơ nhạy cảm, có nét tinh nghịch, ngang tàn như Phạm Tiến Duật mới phát hiện ra được, đưa nó vào thơ và trở thành biểu tượng độc đáo của thơ ca thời chống Mĩ. 2. Hình ảnh người lính lái xe * Hình ảnh những chiếc xe không kính đã làm nổi rõ hình ảnh những chiến sĩ lái xe ở Trường Sơn. Thiếu đi những điều kiện, phương tiện vật chất tối thiểu lại là một cơ hội để người lính lái xe bộc lộ những phẩm chất cao đẹp, sức mạnh tinh thần lớn lao của họ, đặc biệt là lòng dũng cảm, tinh thần bất chấp gian khổ khó khăn. a. Vẻ đẹp của người lính lái xe trước hết thể hiện ở tư thế hiên ngang, ung dung, đường hoàng,tự tin, và tâm hồn lãng mạn, lạc quan, yêu đời Ung dung buồng lái ta ngồi Nhìn đất, nhìn trời,nhìn thẳng. + Nghệ thuật đảo ngữ với từ láy “ung dung” được đảo lên đầu câu thứ nhất và nghệ thuật điệp ngữ với từ “nhìn” được nhắc đi nhắc lại trong câu thơ thứ hai -> nhấn mạnh tư thế ung dung, bình tĩnh, tự tin của người lính lái xe. + Cái nhìn của các anh là cái nhìn bao quát, rộng mở “nhìn đất”,”nhìn trời”, vừa trực diện, tập trung cao độ “nhìn thẳng”. Các anh nhìn vào khó khăn, gian khổ, hi sinh mà không hề run sợ, né tránh – một bản lĩnh vững vàng. - Trong tư thế ung dung ấy, người lính lái xe có những cảm nhận rất riêng khi được tiếp xúc trực tiếp với thiên nhiên bên ngoài: Nhìn thấy gió vào xoa mắt đắng
  5. Vững vàng nền tảng, Khai sáng tương lai Thấy con đường chạy thẳng vào tim Thấy sao trời và đột ngột cánh chim Như sa, như ùa vào buồng lái. + Sau tay lái của chiếc xe không có kính chắn gió nên các yếu tố về thiên nhiên, chướng ngại vật rơi rụng, quăng ném, va đạp vào trong buồng lái. Song, quan trọng hơn là các anh có được cảm giác như bay lên, hòa mình với thiên nhiên rồi được tự do giao cảm, chiêm ngưỡng thế giới bên ngoài.Điều này được thể hiện ở nhịp thơ đều đặn, trôi chảy như xe lăn với việc vận dụng linh hoạt điệp ngữ “thấy” và phép liệt kê. Có rất nhiều cảm giác thú vị đến với người lính trên những chiếc xe không có kính. + Các hình ảnh “con đường”,”sao trời”,”cánh chim” diễn tả rất cụ thể cảm giác của những người lính khi được lái những chiếc xe không kính. Khi xe chạy trên đường bằng, tốc độ xe chạy đi nhanh, giữa các anh với con đường dường như không còn khoảng cách, chính vì thế, các anh mới có cảm giác con đường đang chạy thẳng vào tim. Và cái cảm giác thú vị khi xe chạy vào ban đêm, được “thấy sao trời” và khi đi qua những đoạn đường cua dốc thì những cánh chim như đột ngột “ùa vào buồng lái”. Thiên nhiên, vạn vật dường như cũng bay theo ra chiến trường. Tất cả điều này đã giúp người đọc cảm nhận được ở các anh nét hào hoa, kiêu bạc, lãng mạn và yêu đời của những người trẻ tuổi. Tất cả là hiện thực nhưng qua cảm nhận của nhà thơ đã trở thành những hình ảnh lãng mạn. b. Một vẻ đẹp nữa làm nên bức chân dung tinh thần của người lính trong bài thơ chính là tinh thần lạc quan, sôi nổi, bất chấp khó khăn, nguy hiểm: - Những câu thơ giản dị như lời nói thường, với giọng điệu thản nhiên, ngang tàn hóm hỉnh, cấu trúc: “không có ”;”ừ thì ”, “chưa cần” được lặp đi lặp lại, các từ ngữ “phì phèo”,”cười ha ha”,”mau khô thôi” làm nổi bật niềm vui, tiếng cười của người lính cất lên một cách tự nhiên giữa gian khổ,hiểm nguy của cuộc chiến đấu. Cài tài của Phạm Tiến Duật trong đoạn thơ này là cứ hai câu đầu nói về hiện thực nghiệt ngã phải chấp nhận thì hai câu sau nói lên tinh thần vượt lên để chiến thắng hoàn cảnh của người lính lái xe trong chiến tranh ác liệt. Xe không kính nên “bụi phun tóc trắng như người già” là lẽ đương nhiên, xe không có kính nên “ướt áo”, “mưa tuôn, mưa xối như ngoài trời” là lẽ tất nhiên. Trước mọi khó khăn, nguy hiểm, các anh vẫn “cười” rồi chẳng cần bận tâm, lo lắng, các anh sẵn sàng chấp nhận thử thách, gian lao như thể đó là điều tất yếu. Các anh lấy cái bất biến của lòng dũng cảm, của thái độ hiên ngang để thắng lại cái vạn biến của chiến trường sinh tử gian khổ, ác liệt. Đọc những câu thơ này giúp ta hiểu được phần nào cuộc sống của người lính ngoài chiến trường những năm tháng đánh Mỹ. Đó là cuộc sống gian khổ trong bom đạn ác liệt nhưng tràn đầy tinh thần lạc quan, niêm vui sôi nổi, yêu đời. Thật đáng yêu và đáng tự hào biết bao! - Kết luận: Thử thách ngày càng tăng, nhưng mức độ và hướng đi không thay đổi.Vẫn là khẳng định tinh thần bất khuất, quyết thắng của quân đội ta, nhưng Phạm Tiến Duật đã đem lại nhiều hình ảnh mới và giọng
  6. Vững vàng nền tảng, Khai sáng tương lai điệu mới: trẻ trung, tinh nghịch, ngang tàn mà kiên định. Bài thơ đâu chỉ nói về tiểu đội xe không kính,nó phản ánh cả khí thế quyết tâm giải phóng miền Nam của toàn quân và toàn dân ta,khẳng định rằng ý chí của con người mạnh hơn cả sắt thép. ĐỀ SỐ 2 Câu 1 (3.0 điểm) Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu: Mùa xuân đã tràn về phủ hơi ấm lên mặt đất và không gian. Dù cái lạnh còn phảng phất nhưng đã nghe trong gió cái nồng nàn của sự sinh sôi. Tiếng cỏ bật mầm non tí tách dưới mưa xuân. Tiếng chồi non khe khẽ cựa mình trong ánh sáng. Buổi chiều nhẹ như tơ vương. Tiếng gà gáy vọng trên đồi nghe sao mà ấm áp. Đâu đó trong con ngõ nhỏ, đài nhà ai phát đi bài hát “Mùa xuân đầu tiên” của Văn Cao với những lời tha thiết: “Rồi dặt dìu mùa xuân theo én về. Mùa bình thường mùa vui nay đã về Từ đây người biết thương người. Từ đây người biết yêu người ”. Cảm giác thơ thời, nhẹ nhõm ùa vào lòng. (Theo Đi giữa trời xuân - Bảo Trâm, Tạp chí Sông Thương, Hội Văn học nghệ thuật Bắc Giang, số 1/2014, tr.16) a. Xác định từ láy trong các câu văn sau: Tiếng cỏ bật mầm non tí tách dưới mưa xuân. Tiếng chồi non khe khẽ cựa mình trong ánh sáng. b. Tìm lời dẫn trực tiếp trong đoạn trích. c. Chỉ ra và phân tích tác dụng của biện pháp tu từ trong câu: Buổi chiều nhẹ như tơ vương. d. Đoạn trích khơi gợi trong em tình cảm gì? Câu 2 (2.0 điểm) Viết đoạn văn (khoảng 200 chữ) bàn về giá trị của tình yêu thương trong cuộc sống. Câu 3 (5.0 điểm) Cảm nhận của em về đoạn thơ sau: HẾT ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 2 Câu 1: a) Xác định từ láy: Tí tách, khe khẽ b) Lời dẫn trực tiếp trong đoạn trích: "Rồi dặt dìu mùa xuân theo én về Từ đấy biết yêu người" c) Biện pháp tu từ: So sánh
  7. Vững vàng nền tảng, Khai sáng tương lai Tác dụng: Miêu tả khung cảnh buổi chiều nhẹ nhàng như một sợi tơ còn vương đó làm ta khó thể nắm bắt mà chỉ thưởng thức vẻ đẹp của nó mà thôi. d) Đoạn trích trên giúp em liên tưởng tới khung cảnh mùa xuân đã về và đem tới sự tươi mới cả làn không khí xuân tươi trẻ và khỏe khoắn. Của những mầm non vươn mình, của sự vật thiên nhiên thay đổi xung quanh ta. Mỗi khoảnh khắc của mùa xuân đẹp tuyệt vời biết mấy. Câu 2: 1. Giải thích thế nào là tình yêu thương người: - Yêu thương con người là sự quan tâm, giúp đỡ của chúng ta đối với những người xung quanh - Là làm những điều tốt đẹp cho người khác và nhất là những người gặp khó khăn hoạn nạn. - Là thể hiện tính cảm yêu thương và quý mến người khác. 2. Biểu hiện của tình yêu thương con người: a. Trong gia đình: - Ông bà thương con cháu, cha mẹ thương con, con thương ba mẹ - Con cái biết nghe lời, yêu thương cha mẹ là thể hiện tính yêu thương của mình đối với ba mẹ b. Trong xã hội: - Tình yêu thương thể hiện ở tình yêu đôi lứa - Tình yêu thương con người là truyền thống đạo lí. 3. Nêu cảm nghĩ của em về tình yêu thương con người - Tình yêu thương con người là lẽ sống của mỗi người - Mỗi người chúng ta phải biết yêu thương lẫn nhau ĐỀ SỐ 3 Phần I (2,5 điểm) Cho đoạn văn sau: “Đối với cháu, thật là đột ngột, không ngờ lại là như thế. Chú lái máy bay có nhắc đến bố cháu, ôm cháu mà lắc “Thế là một – hòa nhé!”. Chưa hòa đâu bác ạ. Nhưng từ hôm ấy cháu sống thật hạnh phúc. Ơ, bác vẽ cháu đấy ư? Không, không, đừng vẽ cháu! Để cháu giới thiệu với bác những người khác đáng cho bác vẽ hơn.” (Lặng lẽ Sa Pa – Nguyễn Thành Long)
  8. 1. Đoạn trích trên là lời của ai nói với ai, trong hoàn cảnh nào? 2. Ghi lại một câu văn có sử dụng khởi ngữ, gạch chân dưới thành phần khởi ngữ. 3. Em hiểu được những nét đẹp nào của nhân vật xưng “cháu” qua đoạn văn? 4. Tìm một tác phẩm thơ thuộc phần Văn học Việt Nam hiện đại lớp 9 mà em đã học cũng viết về đề tài lao động (ghi rõ tên tác giả). Phần II (3 điểm) Trong văn bản “Bàn về đọc sách”, tác giả Chu Quang Tiềm viết: “Đọc ít mà đọc kỹ, thì sẽ tập thành nếp suy nghĩ sâu xa, trầm ngâm tích luỹ, tưởng tượng tự do đến mức làm đổi thay khí chất; đọc nhiều mà không chịu nghĩ sâu, như cưỡi ngựa qua chợ, tuy châu báu phơi đầy, chỉ tổ làm mắt hoa, ý loạn, tay không mà về”. (Theo SGK Ngữ văn 9, tập 2, NXB Giáo dục Việt Nam, 2015) 1. Chỉ ra và nêu tác dụng của biện pháp tu từ được sử dụng trong câu văn trên. 2. Từ văn bản trên kết hợp với hiểu biết xã hội, hãy viết đoạn văn khoảng 2/3 trang giấy thi trình bày suy nghĩ của em về tầm quan trọng của việc đọc sách. Phần III (4,5điểm). 1. Hãy chép chính xác khổ cuối bài thơ “Sang thu” của Hữu Thỉnh in trong SGK Ngữ văn 9 tập II. 2. Trong khổ thơ trên, tác giả đã sử dụng một loạt các từ biểu đạt về mặt định lượng để diễn tả sự vô định của thiên nhiên, đó là những từ ngữ nào? 3. Bằng một đoạn văn khoảng 10 câu theo phép lập luận diễn dịch nêu cảm nhận của em về khổ thơ vừa chép, đoạn văn có sử dụng thành phần cảm thán và phép nối (gạch chân, chỉ rõ). HẾT ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 3 Phần I (2,5 điểm) Câu 1 - Lời của anh thanh niên nói với ông họa sĩ - Nói trong hoàn cảnh: ông họa sĩ, cô kĩ sư lên thăm nhà anh thanh niên Câu 2 Ghi lại một câu văn có sử dụng khởi ngữ. Gạch chân dưới thành phần khởi ngữ: (Đối với) cháu
  9. Câu 3 Em hiểu được những nét đẹp của nhân vật xưng “cháu” qua đoạn văn: - Lý tưởng sống, có trách nhiệm với công việc, đất nước, có suy nghĩ đúng đắn và sâu sắc: hạnh phúc là được cống hiến - Khiêm tốn, cởi mở Câu 4 Văn bản: Đoàn thuyền đánh cá – Huy Cận Phần II (3 điểm) 1 Biện pháp tu từ so sánh, ẩn dụ (HS có thể nêu phép liệt kê) Tác dụng: + Gợi hình ảnh sinh động, thấy được hậu quả của đọc nhiều mà hời hợt, không thu được kết quả gì + Nhấn mạnh và giúp người đọc hiểu rõ hiệu quả của phương pháp đọc kĩ, không đọc qua loa. Yêu cầu: * Viết đoạn văn nghị luận xã hội hoàn chỉnh khoảng 2/3 trang giấy thi. * Nội dung: trình bày suy nghĩ của em về tầm quan trọng của việc đọc sách. * Đoạn văn thể hiện được các ý sau: - Ý nghĩa/tầm quan trọng của việc đọc sách: Bồi dưỡng tri thức, tâm hồn, giải trí, ) - Giải pháp/ cách rèn luyện của bản thân (liên hệ) + Nâng cao ý thức và tạo cho mình thói quen đọc sách + Có phương pháp đọc sách hợp lí + Vận dụng tri thức từ sách vào cuộc sống Phần III (4,5điểm) 1. - Hs chép chính xác khổ thơ cuối (sai 02 lỗi trừ 0,25đ) 2 (0,5đ)