Đề thi tuyển sinh vào Lớp 10 môn Ngữ văn - Năm học 2021-2022 - Trường THCS Cao Bá Quát (Có đáp án)

Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu nêu bên dưới: 
“Niềm tin của bạn có một sức mạnh cực kì to lớn, bởi vì niềm tin giống như là trung tâm chỉ huy của não 
bộ bạn vậy. Niềm tin ảnh hưởng đến mục tiêu bạn đặt ra. Niềm tin quyết định những hành động muốn bạn 
thực hiện. Niềm tin quyết định liệu bạn có dễ dàng bỏ cuộc sau vài lần thất bại hay bạn sẽ tiếp tục kiên trì.” 
(Trích Tôi tài giỏi, bạn cũng thế!, Adam Khoo, Dịch giả Trần Đăng Khoa - Uông Xuân Vy, NXB Phụ Nữ) 
Câu 1 (1,0 điểm): Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn trích. 
Câu 2 (1,0 điểm): Xác định phép liên kết câu và nêu tác dụng của phép liên kết đó. 
Câu 3 (1,0 điểm): Em hiểu như thế nào về câu nói của tác giả: Niềm tin quyết định liệu bạn có dễ dàng bỏ 
cuộc sau vài lần thất bại hay bạn sẽ tiếp tục kiên trì.
pdf 13 trang Huệ Phương 15/02/2023 6860
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi tuyển sinh vào Lớp 10 môn Ngữ văn - Năm học 2021-2022 - Trường THCS Cao Bá Quát (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • pdfde_thi_tuyen_sinh_vao_lop_10_mon_ngu_van_nam_hoc_2021_2022_t.pdf

Nội dung text: Đề thi tuyển sinh vào Lớp 10 môn Ngữ văn - Năm học 2021-2022 - Trường THCS Cao Bá Quát (Có đáp án)

  1. TRƯỜNG THCS CAO BÁ QUÁT ĐỀ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 MÔN: NGỮ VĂN NĂM HỌC: 2021 (Thời gian làm bài: 120 phút) ĐỀ SỐ 1 I. PHẦN ĐỌC HIỂU (3,0 điểm) Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu nêu bên dưới: “Niềm tin của bạn có một sức mạnh cực kì to lớn, bởi vì niềm tin giống như là trung tâm chỉ huy của não bộ bạn vậy. Niềm tin ảnh hưởng đến mục tiêu bạn đặt ra. Niềm tin quyết định những hành động muốn bạn thực hiện. Niềm tin quyết định liệu bạn có dễ dàng bỏ cuộc sau vài lần thất bại hay bạn sẽ tiếp tục kiên trì.” (Trích Tôi tài giỏi, bạn cũng thế!, Adam Khoo, Dịch giả Trần Đăng Khoa - Uông Xuân Vy, NXB Phụ Nữ) Câu 1 (1,0 điểm): Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn trích. Câu 2 (1,0 điểm): Xác định phép liên kết câu và nêu tác dụng của phép liên kết đó. Câu 3 (1,0 điểm): Em hiểu như thế nào về câu nói của tác giả: Niềm tin quyết định liệu bạn có dễ dàng bỏ cuộc sau vài lần thất bại hay bạn sẽ tiếp tục kiên trì. II. PHẦN LÀM VĂN (7,0 điểm) Câu 1 (3,0 điểm): Em hãy viết một bài văn ngắn (khoảng một trang giấy thi) trình bày suy nghĩ về Sự tự tin. Câu 2 (4,0 điểm): Cảm nhận của em về tình cảm của nhà thơ Viễn Phương đối với Bác Hồ trong đoạn thơ sau: Bác nằm trong giấc ngủ bình yên Giữa một vầng trăng sáng dịu hiền Vẫn biết trời xanh là mãi mãi Mà sao nghe nhói ở trong tim! Mai về miền Nam thương trào nước mắt Muốn làm con chim hót quanh lăng Bác Muốn làm đóa hoa tỏa hương đâu đây
  2. Vững vàng nền tảng, Khai sáng tương lai Muốn làm cây tre trung hiếu chốn này. (Trích Viếng lăng Bác - Viễn Phương, Ngữ văn 9, tập hai, tr. 58, NXB Giáo dục) HẾT ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 1 I. PHẦN ĐỌC HIỂU (3,0 điểm) Câu 1 (1,0 điểm): Nghị luận. Câu 2 (1,0 điểm): Làm nổi bật lên nội dung cần nghị luận. Câu 3 (1,0 điểm): Niềm tin quyết định liệu bạn có dễ dàng bỏ cuộc sau vài lần thất bại hay bạn sẽ tiếp tục kiên trì. II. PHẦN LÀM VĂN (7,0 điểm) Câu 1 (3,0 điểm): * Yêu cầu về hình thức: một bài văn ngắn (khoảng một trang giấy thi) => Có đầy đủ 3 phần mở - thân - kết * Yêu cầu về nội dung: Đề tài nghị luận suy nghĩ về Sự tự tin Dàn bài gợi ý: a. Mở bài: dẫn dắt vào đề tài nghị luận - Tự tin luôn là một trong những đức tính cần thiết khi ta mong muốn thành công trong công việc. - Vậy tự tin có giá trị như thế nào trong xã hội của chúng ta? b. Thân bài - Tự tin là gì? + Tự tin nghĩa là tin vào chính bản thân mình, tin vào năng lực của bản thân mình. Dù cho thất bại có trước mắt nhưng vẫn dấn thân tới vì tin chắc rằng mình sẽ thành công. + Tự tin không đồng nghĩa với tự kiêu, nếu tự tin quá đà không biết mình là ai con người dễ bị sa chân vào tự kiêu. Vì vậy, cần làm rõ giới hạn của tự tin là ở đâu - Các biểu hiện Câu 2 (4,0 điểm): Dàn ý tham khảo: * Mở bài: - Giới thiệu ngắn gọn về tác giả Viễn Phương và bài thơ Viếng lăng Bác.
  3. Vững vàng nền tảng, Khai sáng tương lai - Dẫn dắt đoạn thơ: Thể hiện tình cảm của nhà thơ Viễn Phương đối với Bác Hồ: là khi được nhìn thấy Bác và cảm xúc nghẹn ngào khi phải rời xa. * Thân bài: Đoạn 1: Cảm xúc của nhà thơ khi vào trong lăng: - Vào trong lăng, khung cảnh và không khí như ngưng kết cả thời gian, không gian. Hình ảnh thơ đã diễn tả thật chính xác, tinh tế sự yên tĩnh, trang nghiêm cùng ánh sáng dịu nhẹ, trong trẻo của không gian trong lăng Bác. - Đứng trước Bác, nhà thơ cảm nhận Người đang ngủ giấc ngủ bình yên, thanh thản giữa vầng trăng sáng dịu hiền. - Hình ảnh “vầng trăng sáng dịu hiền” gợi cho chúng ta nghĩ đến tâm hồn, cách sống cao đẹp, thanh cao, sáng trong của Bác và những vần thơ tràn ngập ánh trăng của Người. Trăng với Bác đã từng vào thơ Bác trong nhà lao, trên chiến trận, giờ đây trăng cũng đến để giữ giấc ngủ ngàn thu cho Người. -> Chỉ có thể bằng trí tưởng tượng, sự thấu hiểu và yêu quí những vẻ đẹp trong nhân cách của Hồ Chí Minh thì nhà thơ mới sáng tạo nên được những ảnh thơ đẹp như vậy! - Tâm trạng xúc động của nhà thơ được biểu hiện bằng một hình ảnh ẩn dụ sâu xa: “Vẫn biết trời xanh là mãi mãi”. + “Trời xanh” trước tiên được hiểu theo nghĩa tả thực đó là hình ảnh thiên nhiên mà chúng ta hằng ngày vẫn đang chiêm ngưỡng, nó tồn tại mãi mãi và vĩnh hằng. + Mặt khác, “trời xanh” còn là một hình ảnh ẩn dụ sâu xa: Bác vẫn còn mãi với non sông đất nước, như “trời xanh” vĩnh hằng. Nhà thơ Tố Hữu đã viết: “Bác sống như trời đất của ta”, bởi Bác đã hóa thân thành thiên nhiên, đất nước và dân tộc. - Dù tin như thế nhưng mấy chục triệu người dân Việt Nam vẫn đau xót và nuối tiếc khôn nguôi trước sự ra đi của Bác – “ Mà sao nghe nhói ở trong tim”. + “Nhói” là từ ngữ biểu cảm trực tiếp, biểu hiện nỗi đau đột ngột quặn thắt. Tác giả tự cảm thấy nỗi đau mất mát ở tận trong đáy sâu tâm hồn mình: nỗi đau uất nghẹn tột cùng không nói thành lời. Đó không chỉ là nỗi đau riêng tác giả mà của cả triệu trái tim con người Việt Nam. + Cặp quan hệ từ “vẫn, mà” diễn tả mâu thuẫn. Cảm giác nghe nhói ở trong tim mâu thuẫn với nhận biết trời xanh là mãi mãi. Như vậy, giữa tình cảm và lý trí có sự mâu thuẫn. Con người đã không kìm nén được khoảnh khắc yếu lòng. Đoạn 2: Tâm trạng lưu luyến của nhà thơ khi rời xa lăng Bác:
  4. Vững vàng nền tảng, Khai sáng tương lai - Nếu ở khổ thơ đầu, nhà thơ giới thiệu mình là người con miền Nam ra thăm Bác thì trong khổ thơ cuối, nhà thơ lại đề cập đến sự chia xa Bác. Nghĩ đến ngày mai về miền Nam, xa Bác, xa Hà Nội, tình cảm của nhà thơ không kìm nén, ẩn giấu trong lòng mà được bộc lộ thể hiện ra ngoài: “Mai về miền Nam thương trào nước mắt”. + Câu thơ “Mai về miền Nam thương trào nước mắt” như một lời giã biệt. + Lời nói giản dị diễn tả tình cảm sâu lắng. + Từ “trào” diễn tả cảm xúc thật mãnh liệt, luyến tiếc, bịn rịn không muốn xa nơi Bác nghỉ. + Đó là không chỉ là tâm trạng của tác giả mà còn là của muôn triệu trái tim khác. Được gần Bác dù chỉ trong giây phút nhưng không bao giờ ta muốn xa Bác bởi Người ấm áp quá, rộng lớn quá. - Mặc dù lưu luyến muốn được ở mãi bên Bác nhưng tác giả cũng biết rằng đến lúc phải trở về miền Nam. Và chỉ có thể gửi tấm lòng mình bằng cách muốn hóa thân, hòa nhập vào những cảnh vật quanh lăng để được luôn ở bên Người trong thế giới của Người: Muốn làm con chim hót quanh lăng Bác Muốn làm đóa hoa tỏa hương đâu đây Muốn làm cây tre trung hiếu chốn này. + Điệp ngữ “muốn làm” cùng các hình ảnh đẹp của thiên nhiên“con chim”, ”đóa hoa”, ”cây tre” đã thể hiện ước muốn tha thiết, mãnh liệt của tác giả. + Nhà thơ ao ước được hóa thân thành con chim nhỏ cất tiếng hót làm vui lăng Bác, thành đóa hoa đem sắc hương, điểm tô cho vườn hoa quanh lăng. + Đặc biệt là ước nguyện “Muốn làm cây tre trung hiếu chốn này” để nhập vào hàng tre bát ngát, canh giữ giấc ngủ thiên thu của Người. Hình ảnh cây tre có tính chất tượng trưng một lần nữa nhắc lại khiến bài thơ có kết cấu đầu cuối tương ứng. Hình ảnh hàng tre quanh lăng Bác được lặp ở câu thơ cuối như mang thêm nghĩa mới, tạo ấn tượng sâu sắc, làm dòng cảm xúc được trọn vẹn. “Cây tre trung hiếu” là hình ảnh ẩn dụ thể hiện lòng kính yêu, sự trung thành vô hạn với Bác, nguyện mãi mãi đi theo con đường cách mạng mà Người đã đưa đường chỉ lối. Đó là lời hứa thủy chung của riêng nhà thơ và cũng là ý nguyện của đồng miền Nam, của mỗi chúng ta nói chung với Bác. - Giọng điệu thơ phù hợp với nội dung tình cảm, cảm xúc: vừa trang nghiêm, sâu lắng, vừa tha thiết, đau xót, tự hào. - Thể thơ 8 chữ, xen lẫn những dòng thơ 7 hoặc 9 chữ. Nhịp thơ chủ yếu là nhịp chậm, diễn tả sự trang nghiêm, thành kính và những cảm xúc sâu lắng. Riêng khổ cuối nhịp thơ nhanh hơn, phù hợp với sắc thái của niềm mong ước.
  5. Vững vàng nền tảng, Khai sáng tương lai * Kết bài: Niềm xúc động thiêng liêng, thành kính, niềm tự hào, đau xót của nhà thơ - là người con miền Nam vừa được giải phóng ra thăm lăng Bác mà tác giả chỉ là 1 thành viên đại diện ở đây. ĐỀ SỐ 2 I. PHẦN ĐỌC HIỂU (3.0 điểm) Đọc đoạn trích sau đây và thực hiện các yêu cầu nêu bên dưới. Ước mơ giống như bánh lái của một con tàu. Bánh lái có thể nhỏ và không nhìn thấy được, nhưng nó điều khiển hướng đi của con người. Cuộc đời không có ước mơ giống như con tàu không có bánh lái. Cũng như con tàu không có bánh lái, người không ước mơ sẽ trôi dạt lững lờ cho đến khi mắc kẹt trong đám rong biển. (Theo Bùi Hữu Giao, Hành trang vào đời, trang 99, NXB Thanh Niên) Câu 1: (0,5 điểm) Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn trích. Câu 2: (1,0 điểm) Xác định biện pháp tu từ và nếu tác dụng của biện pháp tu từ ấy trong câu: Ước mơ giống nhau thành lại của con tàu. Câu 3: (1,5 điểm) Em hiểu như thế nào về cách nói của tác giả; người không ước mơ sẽ trôi dạt lững lờ cho đến khi mắc kẹt trong đầm rong biển? II. PHẦN LÀM VĂN (7,0 điểm) Câu 1: (3,0 điểm) Em hãy viết một bài văn (khoảng một trang giấy thi) trình bày suy nghĩ về ý chí, nghị lực sống của con người. Câu 2: (4,0 điểm) Cảm nhận của em về vẻ đẹp nhân vật anh thanh niên trong đoạn trích Lặng lẽ Sa Pa (Ngữ văn 9, tập 1) của tác giả Nguyễn Thành Long, HẾT ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 2 I. PHẦN ĐỌC HIỂU (3.0 điểm) Câu 1: (0,5 điểm) Xác định phương thức biểu đạt chính: nghị luận Câu 2: (1,0 điểm)
  6. Vững vàng nền tảng, Khai sáng tương lai Biện pháp tu từ trong câu: Ước mơ giống nhau thành lại của con tàu là so sánh, ước mơ được so sánh với bánh lái con tàu. - Tác dụng + Giúp câu văn thêm độc đáo, dễ hình dung và sinh động hơn + Khi so sánh ước mơ như bánh lái con tàu tác giả muốn nhấn mạnh nếu con tàu không có bánh lại không thể vận hành, cũng giống như con người sống không có mơ ước thì chính là đang sống hoài, sống phí. Câu 3: (1,5 điểm) Cách nói của tác giả có thể được hiểu như sau: Sống mà không có mơ ước tức là không có mục tiêu, cuộc sống tái diễn những ngày tháng lặp lại nhàm chán và rồi cuối cùng không biết mình sống để làm gì, không tìm được ý nghĩa cuộc sống. II. PHẦN LÀM VĂN (7,0 điểm) Câu 1: (3,0 điểm) I. Mở bài - Giới thiệu ngắn gọn vấn đề cần nghị luận: ý chí và nghị lực sống là điều cần thiết trong cuộc sống. II. Thân bài 1. Giải thích - Nghị lực sống: Cố gắng quyết tâm vượt qua thử thách dù khó khăn, gian khổ đến đâu. - Người có ý chí, nghị lực sống: Luôn kiên trì, nhẫn nại vượt qua những khó khăn, chông gai trong cuộc đời. 2. Phân tích, chứng minh a) Nguồn gốc, biểu hiện của ý chí nghị lực - Nguồn gốc + Nghị lực của con người không phải trời sinh ra mà có, nó xuất phát và được rèn luyện từ gian khổ của cuộc sống. Ví dụ: Nguyễn Sơn Lâm - Biểu hiện của ý chí nghị lực + Người có nghị lực luôn có thể chuyển rủi thành may, chuyển họa thành phúc. Không khuất phục số phận và đổ lỗi thất bại do số phận. Ví dụ: Milton, Beethoven b) Vai trò của ý chí nghị lực
  7. Vững vàng nền tảng, Khai sáng tương lai - Nghị lực giúp con người đối chọi với khó khăn, vượt qua thử thách của cuộc sống một cách dễ dàng hơn. Ví dụ: Bill Gate, 3. Bình luận, mở rộng - Trái ngược với những người có ý chí rèn luyện là những người không có ý chí. Giới trẻ bây giờ vẫn rất còn nhiều người chưa làm nhưng thấy khó khăn đã nản chí, thấy thất bại thì hủy hoại và sống bất cần đời. ⇒ Lối sống cần lên án gay gắt. 4. Bài học nhận thức và hành động - Cuộc sống nhiều gian nan, thử thách thì nghị lực sống là rất quan trọng. - Rèn luyện bản thân thành người có ý chí và nghị lực để vượt qua mọi chông gai và thử thách trên chặng đường dài. - Lên án, phê phán những người sống mà không có ý chí nghị lực, không có niềm tin về cuộc sống. - Học tập những tấm gương sáng để đi tới thành công. III. Kết bài - Khẳng định lại vấn đề: Có ý chí, nghị lực, niềm tin thì chúng ta có thể vượt qua mọi khó khăn để đưa những bước chân gần hơn với thành công và hạnh phúc. Câu 2: (4,0 điểm) Cảm nhận của em về vẻ đẹp nhân vật anh thanh niên trong đoạn trích Lặng lẽ Sa Pa (Ngữ văn 9, tập 1) của tác giả Nguyễn Thành Long, Dàn ý tham khảo 1. Mở bài - Giới thiêu tác giả Nguyễn Thành Long và tác phẩm Lặng lẽ Sa Pa. - Nêu cảm nhận chung vẻ đẹp anh thanh niên mà em nhận thấy khi đọc tác phẩm 2. Phân tích, cảm nhận a. Hoàn cảnh sống và làm việc - Quê quán, nghề nghiệp: Đó là một chàng trai 27 tuổi, quê ở Lào Cai, làm công tác khí tượng kiêm vật lý địa cầu Nhiệm vụ của anh là đo gió, đo mưa, đo nắng, tính mây, đo chấn động mặt đất và dựa vào công việc báo trước thời tiết hàng ngày để phục vụ sản xuất và chiến đấu.
  8. Vững vàng nền tảng, Khai sáng tương lai - Hoàn cảnh sống: Anh sống một mình trên đỉnh Yên Sơn cao 2.600m, quanh năm suốt tháng giữa cỏ cây và mây núi Sa Pa. Hoàn cảnh sống khắc nghiệt, công việc đòi hỏi sự nghị lực, tinh thần kỷ luật và tính chính xác cao. b. Là một anh thanh niên với suy nghĩ thật đẹp * Nghĩ về công việc: - Vì công việc mà anh phải sống một mình trên núi cao nhưng anh vẫn gắn bó với công việc của mình bởi “khi ta làm việc, ta với công việc là đôi, sao gọi là một mình được”. Anh yêu công việc tới mức trong khi mọi người còn ái ngại cho cuộc sống ở độ cao 2.600m của anh thì anh lại ước ao được làm việc ở độ cao trên 3.000m “như vậy mới gọi là lý tưởng”. - Công việc đòi hỏi sự tỉ mỉ, chính xác cao: hằng ngày lặp lại tới 4 lần các thao tác “đo gió, đo mưa, đo nắng, tính mây, đo chấn động mặt đất, dự vào việc báo trước thời tiết” và khó khăn nhất là lúc 1 giờ sáng “nửa đêm thức dậy xách đèn ra vườn, mưa tuyết, giá lạnh ” nhưng anh vẫn coi công việc là niềm vui “Công việc của cháu gian khổ thế đấy, chứ cất nó đi cháu buồn đến chết Mất”. - Ý thức được giá trị công việc mà mình đang làm: dự vào việc báo trước thời tiết nên việc của cháu gắn liền với việc của bao anh em, đồng chí dưới kia”. ->Những suy nghĩ ấy chỉ có ở những con người yêu lao động, yêu công việc của mình dù nó thật khó khăn, đơn điệu và buồn tẻ. Công việc là niềm vui, là cuộc sống của anh. * Nghĩ về cuộc sống: - Tự mình tìm lời giải đáp cho những câu hỏi quan trọng “Mình sinh ra là gì, mình đẻ ra ở đâu, mình vì ai mà làm việc những câu hỏi cho anh biết giá trị của bản thân và ý nghĩa của cuộc sống. - Suy nghĩ đúng đắn về giá trị của hạnh phúc: Hạnh phúc không phải là khi cuộc sống đầy đủ về vật chất mà là khi ta làm được những điều có ích. Một lần do phát hiện kịp thời một đám mây khô mà anh đã góp phần vào chiến thắng của không quân ta, bắn rơi được máy bay Mỹ trên cầu Hàm Rồng, anh thấy mình “thật hạnh phúc”. => Qua lời kể hồn nhiên, chân thành của người thanh niên, tác giả Nguyễn Thành Long đã giúp người đọc cảm nhận được những suy nghĩ đẹp và đúng đắn của anh thanh niên cũng như của những người lao động ở Sa Pa. c. Phong cách sống đẹp: - Sống một mình nhưng căn nhà vẫn luôn ngăn nắp, gọn gàng “một căn nhà ba gian, sạch sẽ, với bàn ghế, sổ sách biểu đồ, thống kê, máy bộ đàm. Cuộc đời riêng của anh thanh niên thu lại một góc trái gian với chiếc giường con, một chiếc bàn học, một giá sách”
  9. Vững vàng nền tảng, Khai sáng tương lai - Anh tự tạo niềm vui trong cuộc sống: + Anh trồng hoa để cuộc sống có thêm màu sắc “Hoa dơn, hoa thược dược, vàng, tím, đỏ, hồng phấn tổ ong” + Anh nuôi gà để cải thiện bữa ăn và để có thêm niềm vui + Anh thường xuyên đọc sách. Vì sách chính là người bạn để anh “trò chuyện”. Nhờ có sách mà anh chống chọi được với sự vắng lặng quanh năm. Nhờ có sách mà anh tiếp tục học hành, mở mang kiến thức. d. Là một người có đức tính đẹp: - Anh cởi mở, chân thành với khách, rất quý trọng tình cảm của mọi người, khao khát gặp gỡ, được trò chuyện. + Chặn khúc cây giữa đường để được nói chuyện với mọi người + Trân trọng mọi người khách ghé thăm + Dù mới gặp mà anh đã rất cởi mở với ông họa sĩ và cô kĩ sư cô +Quý trọng từng phút giây được gặp gỡ, nói chuyện với mọi người - Dầu phải sống một mình nhưng anh vẫn luôn quan tâm tới người khác: + Tự tay đào tam thất cho vợ bác lái xe vừa bị ốm + Pha nước chè mời khách, thứ chè pha nước mưa thơm như nước hoa của Yên Sơn + Tặng cô gái tất cả hoa trong vườn, tặng bác họa sĩ một giỏ trứng đầy. - Anh còn là người khiêm tốn, thành thực cảm thấy công việc và những đóng góp của mình chỉ là nhỏ bé. Khi ông họa sĩ muốn vẽ chân dung anh, anh đã từ chối vì nghĩ mình không xứng đáng, rồi anh nhiệt tình giới thiệu với ông những người khác mà anh cho rằng đáng cảm phục hơn. -> Đọc truyện, người đọc thấy vẻ đẹp thiên nhiên của Sa Pa hiện lên thật độc đáo, đầy chất thơ, nhưng truyện còn giới thiệu với chúng ta về vẻ đẹp của con người Sa Pa. Đó là những con người miệt mài làm việc, nghiên cứu khoa học, trong lặng lẽ mà rất khẩn trương vì lợi ích của đất nước, vì cuộc sống của con người. e. Về nghệ thuật. + Cốt truyện đơn giản, xoay quanh cuộc gặp gỡ bất ngờ giữa ông họa sĩ giả, cô kĩ sư trẻ và anh thanh niên làm công tác khí tượng. Cuộc gặp gỡ chỉ diễn ra trong chốc lát nhưng đã để lại nhiều suy nghĩ và dẫn chúng ta tới những nhân vật mới: kĩ sư vườn rau, nhà nghiên cứu sét. + Tác giả xây dựng nhân vật - chân dung nhân vật được đánh giá qua những cảm nhận trực tiếp, được khắc họa qua nhiều điểm nhìn và miêu tả tinh tế. Điều
  10. Vững vàng nền tảng, Khai sáng tương lai 3. Tổng kết + Truyện khắc họa thành công nhân vật anh thanh niên, có quan điểm sống tích cực, đẹp đẽ. Đây là đại diện tiêu biểu cho thanh niên Việt Nam lặng lẽ cống hiến, xây dựng đất nước. ĐỀ SỐ 3 I. PHẦN ĐỌC HIỂU (3.0 điểm) Đọc đoạn trích sau: Tri thức giống như ngọn đèn trong đêm tối, soi sáng con đường chông gai phía trước. Trí tuệ giống như chiếc chìa khóa diệu kì, mở ra cánh cửa tâm hồn. Trí tuệ giống như tia nắng mặt trời ấm áp xua tan bóng tối lạnh giá. Đấng tạo hóa có trí tuệ thì mới tạo ra một thế giới diệu kì, nhân loại có trí tuệ chỉ đường sẽ bước sang thế giới hiện đại văn minh. Khi có trí tuệ bạn sẽ dễ dàng gặt hái được nhiều thành công trong cuộc sống. Bảy trăm năm trước, Giovanni Boccaccio đã nói: “Trí tuệ là cội nguồn hạnh phúc của con người". Thật vậy, có trí tuệ, bạn sẽ có nhiều niềm vui và mang lại hạnh phúc cho những người xung quanh." (Trích Lời nói đầu, Kĩ năng sống dành cho học sinh, sự kiên cường - Ngọc Linh, NXB Thế giới, 2019) Thực hiện các yêu cầu: Câu 1 (0.5 điểm): Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn trích trên. Câu 2 (0.5 điểm): Trong đoạn văn trên, tác giả đã so sánh trí tuệ với những hình ảnh nào? Câu 3 (1.0 điểm): Theo em vì sao: Khi có trí tuệ bạn sẽ dễ dàng gặt hái được nhiều thành công trong cuộc sống? Câu 4 (1.0 điểm): Qua đoạn văn trên, em rút ra bài học gì? II. PHẦN LÀM VĂN (7.0 điểm) Câu 1 (2.0 điểm): Từ nội dung phần Đọc hiểu, em hãy viết đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày những giải pháp để nâng cao trí tuệ của bản thân. Câu 2 (5.0 điểm): Cảm nhận của em về đoạn thơ sau đây: Ta làm con chim hót Ta làm một cành hoa Ta nhập vào hòa ca Một nốt trầm xao xuyến. Một mùa xuân nho nhỏ Lặng lẽ dâng cho đời
  11. Dù là tuổi hai mươi Dù là khi tóc bạc. (Trích Mùa xuân nho nhỏ - Thanh Hải, theo Hướng dẫn học Ngữ văn 9, Tập 2, trang 40 - Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam, 2019) HẾT ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 3 I- Phần đọc hiểu 1- PTBĐ chính là nghị luận 2- Tác giả so sánh trí tuệ với: Ngọn đèn soi sáng trong đêm tối Chiếc chìa khóa diệu kì mở cánh cửa tâm hồn Tia nắng Mặt Trời ấm áp xua tan bóng tối lạnh giá 3- Có trí tuệ sẽ gặt hái được nhiều thành công trong cuộc sống. Bởi vì để thành công, chúng ta cần hoàn thành được các nhiệm vụ, các câu hỏi, các công việc, tháo gỡ được những thắc mắc, những nghi vấn. Khi đó ta sẽ hoàn thành tốt công việc và dạt tới thành công. Để làm được điều đó ta cần trí tuệ. Ngoài ra, trí tuệ giúp ta làm những điều đúng đắn, từ chối những sia trái, đặt ra những mục tiêu phù hợp để tiến tới, chạm vào thành công. 4- Qua đoạn văn, em nhận ra được tầm quan trọng và sức mạnh của trí tuệ trong học tập cũng như cuộc sống. Đó sẽ là chìa khóa giúp em đạt đến thành công. Vì thế em sẽ nỗ lực học tập, rèn luyện, trao dồi và trải nghiệm để nâng cao vốn trí tuệ của mình. Đồng thời sử dụng vốn trí tuệ đó để học tập, làm việc hết mình. II- Phần làm văn Câu 1: 1- Mở bài Dẫn dắt giới thiệu về các giải pháp nâng cao trí tuệ bản thân (điều vô cùng quan trọng trong cuộc sống. 2- Thân bài - Giải thích về trí tuệ, giá trị và vai trò của trị tuệ trong cuộc sống. - Giải thích lý do vì sao cần phải không ngừng nâng cao, rèn luyện trí tuệ (phục vụ bản thâ, đạt tới thành công, cống hiến cho xã hội )
  12. Vững vàng nền tảng, Khai sáng tương lai - Đưa ra các giải pháp để nâng cao trí tuệ cho bản thân: Học tập từ sách vở, báo chí, thông tin truyền thông Học hỏi từ những người xung quanh như thầy cô, bạn bè, người thân Học hỏi với một thái độ cầu tiến, biết nhận diện những khuyết thiếu của mình để bổ sung - Đưa ra những mặt trái cần tránh và khắc phục trong quá trình nâng cao trí tuệ: Học hỏi biết chọn lọc cẩn thận, không vồ vập, biết lấy chất hơn lấy lượng Học hỏi mang tính tiến trình, đều đặn, không ngắt quãng, thích thì học không thích thì thôi - Mở rộng ra hiện trạng hiện nay trong xã hội (có dẫn chứng): Mặt xấu (thiểu số): chưa có thái độ nâng cao trí tuệ, xem thường giá trị trí tuệ, chưa có cách thức đúng đắn để nâng cao trí tuệ, dùng trí tuệ vào những mục đích xấu. Mặt tốt (đa số): nhận được tầm quan trọng của trí tuệ, không ngừng tìm cách trao đổi nâng cao trí tuệ 3. Kết bài Vắn tắt nội dung abfi viết, khẳng định lại các phương pháp và giá trị của việc nâng cao trí tuệ cho bản thân. Câu 2: 1- Mở bài - Dẫn dắt để giới thiệu về nhà thơ Thanh Hải, bài thơ Mùa xuân nho nhỏ, và đi vào giới thiệu 2 khổ thơ cần phân tích. 2- Thân bài Ước nguyện của tác giả - Nhà thơ bộc lộ chân thành và thiết tha khát khao cống hiến giản dị, chân thành cho cuộc đời: + Tác giả muốn làm “con chim hót”: góp tiếng hót cho cuộc đời + Tác giả muốn làm “nhành hoa”: góp chút sắc hương cho cuộc sống + Tác giả muốn làm “nốt trầm”: cho sự hoàn thiện của bản nhạc cuộc sống + Tất cả những khát khao của tác giả chỉ là “một”: khát khao mong ước giản dị nhưng ý nghĩa ⇒ Không mong muốn những điều lớn lao => ước nguyện hóa thân thiết tha của nhà thơ giản dị nhưng chân thành và tha thiết - Thanh Hải đúc kết tất cả những mong ước của mình thành “Một mùa xuân nho nhỏ - Lặng lẽ dâng cho đời”
  13. Vững vàng nền tảng, Khai sáng tương lai + “Mùa xuân nho nhỏ mang nghĩa ẩn dụ cho khao khát cống hiến phần tươi đẹp nhất của mình cho cuộc đời chung + Từ láy “lặng lẽ” thể hiện sự cống hiến thầm lặng lẽ + Hoán dụ “tuổi hai mươi”, “khi tóc bạc” – sự cống hiến từ lúc còn trẻ đến khi về già => công hiến suốt đời 3- Kết bài - Tóm lược lại những đặc sắc nghệ thuật, nội dung khổ thơ - Mở rộng liên hệ với tình yêu quê hương đất nước ở những tác phẩm khác.