Đề thi tuyển sinh vào Lớp 10 môn Ngữ văn - Năm học 2021-2022 - Trường THCS Dư Hàng Kênh (Có đáp án)

Đọc đoạn văn dưới đây và trả lời các câu hỏi: 
“Anh bị viên đạn của máy bay Mỹ bắn vào ngực. Trong giờ phút cuối cùng, không còn đủ sức trăng trồi 
lại điều gì, hình như chỉ có tình cha con là không thể chết được, anh đưa tay vào túi, móc cây lược, đưa cho 
tôi và nhìn tôi một hồi lâu. Tôi không đủ lời lẽ để trả lại cái nhìn ấy, chỉ biết rằng, cho đến giờ, thỉnh thoảng 
tôi cứ nhớ lại đôi mắt của anh. 
- Tôi sẽ mang về trao tận tay cho cháu. Tôi cúi xuống gần anh và khẽ nói. Đến lúc ấy, anh mới nhắm mắt 
đi xuôi." 
(Trích “Chiếc lược ngà”, Nguyễn Quang Sáng, Ngữ văn 9, Tập 1) 
1. Truyện ngắn “Chiếc lược ngà” được tác giả Nguyễn Quang Sáng viết năm bao nhiêu? Nhân vật “anh” ở 
trong đoạn trích trên là ai? Nhân vật ấy đang ở trong hoàn cảnh nào? (1 điểm) 
2. Tại sao sau khi “tôi” nói “sẽ mang về trao tận tay cho cháu”, “anh” mới “nhắm mắt đi xuôi”? (1 điểm) 
3. Xác định chủ ngữ, vị ngữ của câu văn được gạch chân trong trích đoạn trên và cho biết đó là câu đơn 
hay câu ghép. (0.5 điểm) 
4. Dựa vào tác phẩm, hãy viết đoạn văn theo mô hình tổng-phân-hợp, khoảng 12 câu để làm rõ tình cảm 
sâu nặng và cao đẹp của nhân vật “tôi” dành cho con giữa hoàn cảnh éo le của chiến tranh. Trong đoạn có 
sử dụng phép thế và cầu nghi vấn (gạch chân và chú thích rõ). (3 điểm) 
5. Đoạn trích trên đã thể hiện được rất rõ sự thấu hiểu nỗi lòng, tâm tư của nhau giữa những người đồng 
chí đồng đội trong chiến đấu. Hãy nêu tên một văn bản (chỉ rõ tác giả) trong chương trình cũng cho thấy 
điều đó. (0.5 điểm)
pdf 11 trang Huệ Phương 15/02/2023 5520
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi tuyển sinh vào Lớp 10 môn Ngữ văn - Năm học 2021-2022 - Trường THCS Dư Hàng Kênh (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • pdfde_thi_tuyen_sinh_vao_lop_10_mon_ngu_van_nam_hoc_2021_2022_t.pdf

Nội dung text: Đề thi tuyển sinh vào Lớp 10 môn Ngữ văn - Năm học 2021-2022 - Trường THCS Dư Hàng Kênh (Có đáp án)

  1. TRƯỜNG THCS DƯ HÀNG KÊNH ĐỀ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 MÔN: NGỮ VĂN NĂM HỌC: 2021 (Thời gian làm bài: 120 phút) ĐỀ SỐ 1 Phần I (6 điểm). Đọc đoạn văn dưới đây và trả lời các câu hỏi: “Anh bị viên đạn của máy bay Mỹ bắn vào ngực. Trong giờ phút cuối cùng, không còn đủ sức trăng trồi lại điều gì, hình như chỉ có tình cha con là không thể chết được, anh đưa tay vào túi, móc cây lược, đưa cho tôi và nhìn tôi một hồi lâu. Tôi không đủ lời lẽ để trả lại cái nhìn ấy, chỉ biết rằng, cho đến giờ, thỉnh thoảng tôi cứ nhớ lại đôi mắt của anh. - Tôi sẽ mang về trao tận tay cho cháu. Tôi cúi xuống gần anh và khẽ nói. Đến lúc ấy, anh mới nhắm mắt đi xuôi." (Trích “Chiếc lược ngà”, Nguyễn Quang Sáng, Ngữ văn 9, Tập 1) 1. Truyện ngắn “Chiếc lược ngà” được tác giả Nguyễn Quang Sáng viết năm bao nhiêu? Nhân vật “anh” ở trong đoạn trích trên là ai? Nhân vật ấy đang ở trong hoàn cảnh nào? (1 điểm) 2. Tại sao sau khi “tôi” nói “sẽ mang về trao tận tay cho cháu”, “anh” mới “nhắm mắt đi xuôi”? (1 điểm) 3. Xác định chủ ngữ, vị ngữ của câu văn được gạch chân trong trích đoạn trên và cho biết đó là câu đơn hay câu ghép. (0.5 điểm) 4. Dựa vào tác phẩm, hãy viết đoạn văn theo mô hình tổng-phân-hợp, khoảng 12 câu để làm rõ tình cảm sâu nặng và cao đẹp của nhân vật “tôi” dành cho con giữa hoàn cảnh éo le của chiến tranh. Trong đoạn có sử dụng phép thế và cầu nghi vấn (gạch chân và chú thích rõ). (3 điểm) 5. Đoạn trích trên đã thể hiện được rất rõ sự thấu hiểu nỗi lòng, tâm tư của nhau giữa những người đồng chí đồng đội trong chiến đấu. Hãy nêu tên một văn bản (chỉ rõ tác giả) trong chương trình cũng cho thấy điều đó. (0.5 điểm) Phần II. (4 điểm) Đọc kĩ đoạn văn sau: Nếu được làm hạt giống để mùa sau Nếu lịch sử chọn ta làm điểm tựa Vui gì hơn làm người lính đi đầu
  2. Vững vàng nền tảng, Khai sáng tương lai Trong đêm tối, tim ta làm ngọn lửa. (Trích Ngữ văn 9, Tập 1, trang 90) 1. Từ “điểm tựa” trong lời thơ trên được dùng theo nghĩa gốc hay nghĩa chuyển? Đặt trong ngữ cảnh này, nên hiểu nghĩa của từ “điểm tựa" như thế nào? (1 điểm) 2. Theo em, lời nhắn nhủ của tác giả đối với mỗi người qua những câu thơ trên là gì? (1 điểm) 3. Dựa vào nội dung của đoạn thơ trên kết hợp với những hiểu biết của mình, bằng một đoạn văn có độ dài khoảng 2/3 trang giấy thi, hãy trình bày suy nghĩ về việc cần thiết lựa chọn lẽ sống đẹp của những người trẻ hiện nay. (2 điểm) HẾT ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 1 Phần I (6 điểm). Đọc đoạn văn dưới đây và trả lời các câu hỏi: 1. Truyện Chiếc lược ngà được nhà văn Nguyễn Quang Sáng viết năm 1966, tại chiến trường Nam Bộ trong thời kì cuộc kháng chiến chống Mỹ của nhân dân ta đang diễn ra quyết liệt. Nhân vật “anh” ở trong đoạn trích trên là ông Sáu. Lúc này ông đang bị thương nặng, trong giây phút cuối cùng ông nhờ đồng đội trao lại kỉ niệm cho con gái là Chiếc lược ngà ông đã làm xong. 2. Biết mình bị thương nặng không thể qua khỏi, chỉ đến khi gửi lại chiếc lược ngà lại cho bạn và khi nhận được lời hứa sẽ trao tận tay bé Thu, ông mới yên lòng nhắm mắt. (Đó là điều trăng trối không lời nhưng nó thiêng liêng hơn cả những lời di chúc. Nó là sự ủy thác, là ước nguyện cuối cùng, ước nguyện của tình phụ tử.) 3. Tôi (CN) không đủ lời lẽ để trả lại cái nhìn ấy(VN), chỉ biết rằng, cho đến giờ, thỉnh thoảng tôi (CN) cứ nhớ lại đôi mắt của anh(VN). 4. Gợi ý: Chiến tranh là hiện thực đau xót: + Chiến tranh đã làm cho con người phải xa nhau, chiến tranh làm khuôn mặt ông Sáu biến dạng, chiến tranh khiến cuộc gặp gỡ của hai cha con vô cùng éo le, bị thử thách. + Chiến tranh khắc nghiệt để ông Sáu chưa kịp trao chiếc lược ngà đến tận tay cho con mà đã phải hi sinh trên chiến trường. + Chiếc lược ngà như là biểu tượng của tình thương yêu, săn sóc của người cha dành cho con gái,. => Một tình cảnh đau thương lại đến với cha con ông Sáu: "bị viên đạn của máy bay Mỹ bắn vào ngực" và “Trong giờ phút cuối cùng, không còn đủ sức trăng trối lại điều gì, hình như chỉ có tình cha con là không thể chết được”, tất cả tàn lực cuối cùng chỉ còn cho ông làm một việc “đưa tay vào túi, móc cây lược” đưa
  3. Vững vàng nền tảng, Khai sáng tương lai cho người bạn chiến đấu. Đó là điều trăng trối không lời nhưng nó thiêng liêng hơn cả những lời di chúc. Nó là sự ủy thác, là ước nguyện cuối cùng, ước nguyện của tình phụ tử. Phần II. (4 điểm) 1. Từ “điểm tựa” được sử dụng theo nghĩa chuyển. Ở đây, từ điểm tựa có ý nghĩa là sứ mệnh, vai trò quan trọng, cần thiết, trách nhiệm của con người trước biến cố lịch sử của dân tộc. 2. Lời nhắn nhủ của tác giả đối với mỗi người: có trách nhiệm, có tình cảm, tình yêu nước, sẵn sàng đấu tranh, hy sinh bảo vệ dân tộc khi cần. 3. Một số gợi ý chính: - Vấn đề nghị luận: suy nghĩ về việc cần thiết lựa chọn lẽ sống đẹp của những người trẻ hiện nay. - Giải thích: “Lẽ sống” hay còn gọi là ý nghĩa cuộc sống – là một trong những vấn đề quan trọng, trung tâm và là nền tảng tinh thần của đời sống con người. - Bàn luận: + Có lẽ sống tốt đẹp sẽ giúp con người có thể vượt quá được mọi khó khăn và vươn lên trong cuộc sống. Và ngược lại, những người không có lẽ sống sẽ có thể gặp khủng hoảng nghiêm trọng, khiến họ suy sụp về tinh thần, mất niềm tin và ảnh hưởng đến hướng đi, rối loạn trong hành động và dẫn đến những hậu quả khó lường. + Thực trạng lẽ sống của những người trẻ hiện nay: Lẽ sống của một bộ phận giới trẻ hiện nay được đánh giá là kém hơn rất nhiều so với các thời đại trước. Nhiều gia đình khi có điều kiện hơn đã mang đến cho con em của mình một cuộc sống tốt hơn về vật chất, từ đó nhiều bạn không hiểu được những khó khăn, vất vả và có lối sống buông thả và không có lý tưởng, trí cầu tiến cho tương lai. Hàng loạt những ứng dụng tiện ích ra đời, ảnh hưởng trực tiếp đến thế hệ giới trẻ. Một số đang sống một cuộc sống công nghệ không lành mạnh, buông thả, ăn chơi sa đọa, nghiện ngập và hàng loạt những tệ nạn xã hội khác. - Kết thúc vấn đề. ĐỀ SỐ 2 Câu 1. (2 điểm) Đọc đoạn văn bản dưới đây và thực hiện các yêu cầu: “Hằng năm cứ vào cuối thu, lá ngoài đường rụng nhiều và trên không có những đám mây bàng bạc, lòng tôi lại nao nức những kỉ niệm mơn man của buổi tựu trường.
  4. Vững vàng nền tảng, Khai sáng tương lai Tôi quên thế nào được những cảm giác trong sáng ấy nảy nở trong lòng tôi như mấy cành hoa tươi mỉm cười giữa bầu trời quang đãng. [ ] Buổi mai hôm ấy, một buổi mai đầy sương thu và gió lạnh, mẹ tôi âu yếm nắm tay tôi dẫn đi trên con đường làng dài và hẹp. Con đường này tôi đã quen đi lại lắm lần, nhưng lần này tự nhiên thấy lạ. Cảnh vật chung quanh tôi đều thay đổi, vì chính lòng tôi đang có sự thay đổi lớn: hôm nay tôi đi học.” (Thanh Tịnh, trích Tôi đi học, dẫn theo Ngữ văn 8, Tập Một, Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam, Hà Nội, 2019) a. Xác định các phương thức biểu đạt được sử dụng trong đoạn trích. b. Chỉ ra và nêu tác dụng của một biện pháp tu từ trong câu văn được gạch chân. c. Nêu tác dụng của dấu hai chấm (:) trong câu văn cuối đoạn trích. Câu 2. (2 điểm) Mỗi người đều tự viết nên câu chuyện đời mình. (Theo Đoàn Công Lê Huy, Tôi muốn hỏi em: Về sau thế nào?) Lấy câu trên làm câu chủ đề, hãy viết một đoạn văn nghị luận theo phép lập luận diễn dịch (khoảng 12 câu) trình bày suy nghĩ của em. Câu 3. (6 điểm) Cảm nhận của em về “khúc tráng ca, ca ngợi con người trong lao động” (lời nhà thơ Huy Cận, dẫn theo Nhà văn nói về tác phẩm, Nhà xuất bản Văn học, Hà Nội, 1994) thể hiện qua 4 khổ thơ dưới đây: Mặt trời xuống biển như hòn lửa. Sóng đã cài then, đêm sập cửa. Đoàn thuyền đánh cá lại ra khơi, Câu hát căng buồm cùng gió khơi. [ ] Thuyền ta lái gió với buồm trăng Lướt giữa mây cao với biển bằng, Ra đậu dặm xa dò bụng biển, Dàn đan thế trận lưới vây giăng. [ ] Sao mờ, kéo lưới kịp trời sáng, Ta kéo xoăn tay chùm cá nặng.
  5. Vững vàng nền tảng, Khai sáng tương lai Vẩy bạc đuôi vàng loé rạng đông, Lưới xếp buồm lên đón nắng hồng. Câu hát căng buồm với gió khơi, Đoàn thuyền chạy đua cùng mặt trời. Mặt trời đội biển nhô màu mới, Mắt cá huy hoàng muôn dặm phơi. (Huy Cận, trích Đoàn thuyền đánh cá, dẫn theo Ngữ văn 9, Tập Một, Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam, Hà Nội, 2019) HẾT ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 2 Câu 1: a. Phương thức biểu đạt: tự sự, miêu tả, biểu cảm. b. BPTT - So sánh " như mấy cành hoa tươi mỉm cười giữa bầu trời quang đãng". - Nhân hóa: cành hoa tươi mỉm cười - Tác dụng: Phép tu từ so sánh, nhân hoá: “như mấy cánh hoa tươi mỉm cười giữa bầu trời quang đãng” thế hiện thái độ ngỡ ngàng, choáng ngợp trước cuộc đời rộng lớn Tuổi thơ bỡ ngỡ, rụt rè thuở nào vẫn còn vẹn nguyên trở về trong nỗi nhớ của tác giả. c. Dấu hai chấm trong câu sau được dùng để báo hiệu bộ phận câu đứng sau nó là lời giải thích cho bộ phận đứng trước. Câu 2. (2 điểm) * Giới thiệu vấn đề: Mỗi người đều tự viết nên câu chuyện đời mình. * Phân tích, bàn luận vấn đề - Giải thích vấn đề: Câu nói nhấn mạnh việc mỗi người sẽ phải làm chủ cuộc đời mình. - Tại sao nói: “Mỗi người đều tự viết nên câu chuyện đời mình.”? + Mỗi người là nhân vật chính trong cuộc đời của mình vì vậy sự giúp đỡ có ích nhất với bạn cũng phải xuất phát từ chính bản thân mình.
  6. Vững vàng nền tảng, Khai sáng tương lai + Xác định được việc làm để viết nên câu chuyện đời mình chính là cách mỗi người làm chủ cuộc đời, bản thân ta sẽ có ý thức hành động và tự chịu trách nhiệm cho những hành động của cá nhân mình. + Khi mỗi người làm chủ được cuộc đời của mình cũng góp phần xây dựng xã hội tiến bộ, văn minh. - Lấy dẫn chứng minh họa phù hợp. - Tuy nhiên, mỗi người cũng cần biết tận dụng những yếu tố về thiên thời, địa lợi để có thể phát huy tối đa năng lực của bản thân. - Phản đề: Phê phán những kẻ ỷ lại vào người khác. Câu 3. (6 điểm) Dàn ý tham khảo a. Mở bài: Huy Cận là một trong những nhà thơ tiêu biểu của phong trào Thơ Mới. Sau cách mạng ông nhanh chóng hoà nhập vào công cuộc kháng chiến vĩ đại và trường kì của dân tộc. Hoà bình lập lại, từng trang thơ Huy Cận ấm áp hơi thở của cuộc sống đang lên. Bài thơ “Đoàn thuyền đánh cá” được sáng tác ở Hòn Gai năm 1958 nhân một chuyến đi thực tế dài ngày. Bài thơ là khúc tráng ca, ca ngợi con người trong lao động đặc biệt là trong trích thơ: Mặt trời xuống biển như hòn lửa. Sóng đã cài then, đêm sập cửa. Mặt trời đội biển nhô màu mới, Mắt cá huy hoàng muôn dặm phơi. b. Thân bài: Với đôi mắt quan sát sắc sảo, trí tưởng tượng phong phú, trái tim nhạy cảm và tài năng nghệ thuật điêu luyện, nhà thơ đã vẽ lên trước mắt chúng ta khung cảnh lao động hăng say trên biển. Cả bài thơ như một bức tranh sơn mài lộng lẫy những sắc màu huyền ảo, cuốn hút vô cùng: Mặt trời xuống biển như hòn lửa Sóng đã cài then đêm sập cửa Đoàn thuyền đánh cá lại ra khơi Câu hát căng buồm với gió khơi.
  7. Vững vàng nền tảng, Khai sáng tương lai Đoàn thuyền đánh cá rời bến vào lúc hoàng hôn, mặt trời như hòn lửa đỏ rực đang lặn dần vào lòng đại dương mênh mông, màn đêm buông xuống, kết thúc một ngày. Biển kín đáo như một gian phòng lớn của thiên nhiên bởi cách nói thật riêng biệt “sóng đã cài then đêm sập cửa”. Chính vào thời điểm ấy, ngư dân bắt tay vào công việc quen thuộc của mình: Ra khơi đánh cá! Mặt biển đêm không lạnh lẽo mà ấm áp hẳn lên bởi tiếng hát âm vang, náo nức, thể hiện niềm vui to lớn của người lao động được giải phóng, tiếng hát hoà cùng gió, thổi căng buồm đưa đoàn thuyền ra khơi. Sự say mê vẻ đẹp của biển đã làm giảm bớt bao nỗi nhọc nhằn vất vả trong việc đánh cá, đem lại niềm vui và sức mạnh cho ngư dân. Cảnh đánh cá trong đêm được nhà thơ miêu tả bằng cảm hứng trữ tình mãnh liệt. Tác giả như nhập thân vào thiên nhiên, công việc, và con người: Thuyền ta lái gió với buồm trăng Lướt giữa mây cao với biển bằng Ra đậu dặm xa dò bụng biển Dàn đan thế trận lưới vây giăng. Con thuyền đánh cá vốn nhỏ bé trước biển cả bao la đã trở thành con thuyền kì vĩ, khổng lồ hoà nhập với kích thước rộng lớn của thiên nhiên, vũ trụ. Con thuyền đó đang bay giữa không gian trong một đêm thuỷ tinh tuyệt đẹp. Những hình ảnh “lái gió”, “buồm trăng”, “mây cao”, “biển bằng” phảng phất phong vị thơ cổ điển nhưng vẫn đậm chất hiện thực. Chuyến ra khơi đánh cá cũng giống như một trận đánh thật sự hào hùng. Cũng thăm dò, cũng dàn đan thế trận và bủa vây bằng lưới! Đã bao đời nay, ngư dân có quan hệ chặt chẽ với biển cả. Và rồi nhịp điệu công việc càng khẩn trương, sôi nổi khi bóng đêm dần tàn, ngày đang đến: Sao mờ kéo lưới kịp trời sáng Ta kéo xoăn tay chùm cá nặng Vẩy bạc đuôi vàng loé rạng đông Lưới xếp buồm lên đón nắng hồng. Bao công lao vất vả đã được đền bù, dáng người ngư dân đang choãi chân, nghiêng người dồn tất cả sức mạnh vào đôi tay cuồn cuộn để kéo lên những mẻ lưới nặng trĩu mới đẹp làm sao! Màu sắc phong phú, lấp lánh vẩy bạc, đuôi vàng của bao loài cá càng khiến cho cảnh rạng đông thêm rực rỡ. Nhịp điệu câu thơ “lưới xếp buồm lên đón nắng hồng” chậm rãi, gợi cảm giác thanh thản, vui tươi, phản ánh tâm trạng hài lòng của ngư dân trước những kết quả tốt đẹp của chuyến ra khơi. Khổ thơ cuối cùng miêu tả cảnh trở về của đoàn thuyền đánh cá: Câu hát căng buồm với gió khơi
  8. Vững vàng nền tảng, Khai sáng tương lai Đoàn thuyền chạy đua cùng mặt trời Mặt trời đội biển nhô màu mới Mắt cá huy hoàng muôn dặm phơi. Vẫn là tiếng hát khoẻ khoắn của ngư dân dạn dày sông nước đang vươn lên làm chủ cuộc đời. Tiếng hát hoà trong gió, thổi căng buồm đưa đoàn người ra khơi đêm trước nay lại cùng đoàn thuyền đầy ắp cá hân hoan về bến. Hình ảnh “đoàn thuyền chạy đua cùng mặt trời” rất thực mà cũng rất hào hùng. Nó phản ánh một thói quen lâu đời của ngư dân là đưa cá về bến trước khi trời sáng đồng thời cũng hàm ý nói lên khí thế đi lên mạnh mẽ của họ trong công cuộc xây dựng đất nước. Hoà cùng niềm vui to lớn của mọi người, nhà thơ chắp cánh cho trí tưởng tượng của mình bay bổng. Đoàn thuyền đi trên biển, giữa màu hồng rạng rỡ tinh khôi và ánh mặt trời phản chiếu trong muôn ngàn mắt cá khiến nhà thơ liên tưởng đến hàng ngàn những mặt trời nhỏ xíu đang toả rạng niềm vui. Đến đây bức tranh biển cả ngập tràn màu sắc tươi sáng và ăm ắp chất sống trong từng dáng hình, từng đường nét của cảnh, của người. III. Kết bài: - Khẳng định lại vấn đề Thật vậy, “Đoàn thuyền đánh cá” là một bài ca lao động hứng khởi, hào hùng, ngợi ca vẻ đẹp hùng tráng và thơ mộng của biển khơi. Bài ca ấy dành cho biển hào phóng, cho những con người cần cù, gan góc đang làm giàu cho đất nước. Qua đó ta càng cảm nhận sâu sắc hơn về những hình ảnh thơ tráng lệ, thể hiện sự hài hòa giữa thiên nhiên và con người lao động, bộc lộ niềm vui, niềm tự hào của nhà thơ trước đất nước và cuộc sống. ĐỀ SỐ 3 Phần I - Đọc hiểu văn bản (3,0 điểm) Đọc đoạn trích sau đây và trả lời các câu hỏi: "Chắc anh cũng muốn ôm con, hôn con, nhưng hình như cũng lại sợ nó giẫy lên lại bỏ chạy, nên anh chỉ đứng nhìn nó. Anh nhìn với đôi mắt trìu mến lẫn buồn rầu. Tôi thấy đôi mắt mênh mông của con bé bỗng xôn xao Chúng tôi, mọi người - kể cả anh, đều tưởng con bé sẽ đứng yên đó thôi. Nhưng thật lạ lùng, đến lúc ấy, tình cha con như bỗng nổi dậy trong người nó, trong lúc không ai ngờ đến thì bỗng nó kêu thét lên: - Ba a a ba! Tiếng kêu của nó như tiếng xé, xé sự im lặng và xé cả ruột gan mọi người, nghe thật xót xa. Đó là tiếng “ba” mà nó cố đè nén trong bao nhiêu năm nay, tiếng “ba” như vỡ tung ra từ đáy lòng nó, nó vừa kêu vừa chạy xô tới, nhanh như một con sóc, nó chạy thót lên và dang hai tay ôm chặt lấy cổ ba nó. Tôi thấy làn tóc
  9. sau ót nó như dựng đứng lên. Nó vừa ôm chặt lấy ba nó vừa nói trong tiếng khóc : - Ba! Không cho ba đi nữa! Ba ở nhà với con ! Ba nó b ế nó lên. Nó hôn ba nó cùng khắp. Nó hôn tóc, hôn cổ, hõm vai và hôn c ả vết thẹo dài bên má củ a ba nó nữa." (Theo sách Ngữ văn 9 tập Một, NXB Giáo dục Việt Nam, năm 2020, trang 198 ) Câu 1 (1,0 điểm): Đoạn văn trên được trích từ tác phẩm nào, do ai sáng tác? Em hãy cho biết hoàn cảnh sáng tác của tác phẩm ây . Câu 2 (0,5 điểm): Em hãy xác định một lời dẫn trực tiếp trong đoạn trích trên và chuyển thành lời dẫn gián tiếp . Câu 3 (1.5 điểm): Đoạn trích trên miêu t ả đôi mắt của hai nhân vật, đó là những nhân vật nào? Đôi mắ t của mỗi nhân vật cho ta biết gì v ề tâm trạng của nhân vật và hãy lý giải tại sao nhân vật lại có tâm trạng ấy ? Phần II - Làm văn (7,0 điểm ) Câu 1 - Ngh ị luận xã hội (2,0 điểm ) Tình cảm gia đình là một tình cảm thiêng liêng và sâu nặng. Bằng một đoạn văn có độ dài khoảng 200 chữ , em hãy trình bày suy nghĩ của bản thân v ề ý nghĩa của tình cảm gia đình . Câu 2 - Ngh ị luận văn học (5,0 điểm ) Trong bài thơ Mùa xuân nho nhỏ , tác gi ả Thanh Hải viết : Ta làm con chim hót Ta làm một cành hoa Ta nhập vào hòa ca Một nốt trầm xao xuyến . Một mùa xuân nho nh ỏ Lặng l ẽ dâng cho đờ i Dù là tuổi hai mươi Dù là khi tóc bạc . (Theo sách Ngữ văn 9 tập Hai, NXB Giáo dục Việt Nam, năm 2020, trang 56 ) Hãy viết một đoạn văn có độ dài khoảng 200 chữ trình bày cảm nhận của em v ề đoạn thơ trên .
  10. HẾT ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 3 Phần I - Đọc hiểu văn bản (3,0 điểm) Đọc đoạn trích sau đây và trả lời các câu hỏi: "Chắc anh cũng muốn ôm con, hôn con, nhưng hình như cũng lại sợ nó giẫy lên lại bỏ chạy, nên anh chỉ đứng nhìn nó. Anh nhìn với đôi mắt trìu mến lẫn buồn rầu. Tôi thấy đôi mắt mênh mông của con bé bỗng xôn xao Chúng tôi, mọi người - kể cả anh, đều tưởng con bé sẽ đứng yên đó thôi. Nhưng thật lạ lùng, đến lúc ấy, tình cha con như bỗng nổi dậy trong người nó, trong lúc không ai ngờ đến thì bỗng nó kêu thét lên: - Ba a a ba! Tiếng kêu của nó như tiếng xé, xé sự im lặng và xé cả ruột gan mọi người, nghe thật xót xa. Đó là tiếng “ba” mà nó cố đè nén trong bao nhiêu năm nay, tiếng “ba” như vỡ tung ra từ đáy lòng nó, nó vừa kêu vừa chạy xô tới, nhanh như một con sóc, nó chạy thót lên và dang hai tay ôm chặt lấy cổ ba nó. Tôi thấy làn tóc sau ót nó như dựng đứng lên. Nó vừa ôm chặt lấy ba nó vừa nói trong tiếng khóc: - Ba! Không cho ba đi nữa! Ba ở nhà với con! Ba nó bế nó lên. Nó hôn ba nó cùng khắp. Nó hôn tóc, hôn cổ, hõm vai và hôn cả vết thẹo dài bên má của ba nó nữa." (Theo sách Ngữ văn 9 tập Một, NXB Giáo dục Việt Nam, năm 2020, trang 198) Câu 1 (1,0 điểm): Đoạn văn trên được trích từ tác phẩm Chiếc lược ngà của Nguyễn Quang Sáng Hoàn cảnh sáng tác của tác phẩm: Được viết năm 1966, tại chiến trường Nam Bộ trong thời kì kháng chiến chống Mĩ và được đưa vào tập truyện cùng tên Câu 2 (0,5 điểm): Lựa chọn 1 trong 2 lời dẫn trực tiếp trong đoạn trích trên: - "Thôi! Ba đi nghe con! => Anh Sáu khẽ nói nói với bé Thu rằng mình phải đi rồi. - "Nhưng thật lạ lùng, đến lúc ấy, tình cha con như bỗng nổi dậy trong người nó, trong lúc không ai ngờ đến thì nó bỗng kêu thét lên: Ba a a ba!" => Nhưng thật lạ lùng, đến lúc ấy, tình cha con như bỗng nổi dậy trong người nó, trong lúc không ai ngờ đến thì nó bỗng kêu một tiếng ba xé lòng. Câu 3 (1.5 điểm): - Tác giả miêu tả 2 đôi mắt của anh Sáu và bé Thu
  11. - Cảm nhận và lý giải + Anh Sáu: Đôi mắt trìu mến, hết sức yếu thương con, muốn ôm lấy con trước khi đi; nhưng nó cũng rất buồn rầu vì bé Thu không nhận ra anh là cha + Bé Thu: ăn năn, hối hận, muốn chạy vào lòng ôm ba. Phần II - Làm văn (7,0 điểm) Câu 1 - Nghị luận xã hội (2,0 điểm) - Giới thiệu vấn đề: Dẫn dắt, giới thiệu về mái ấm gia đình, tình thương gia đình. Suy nghĩ của em về vấn đề này(gia đình đóng vai trò quan trọng, cần thiết, ). - Các em có thể sử dụng câu thơ, ca dao, tục ngữ hay về gia đình để nêu ra vấn đề nghị luận: Tình cảm gia đình. - Giải thích vấn đề: Tình cảm gia đình là gì? - Tình cảm của ba mẹ dành cho con cái - Tình cảm của ông bà dành cho con cháu Câu 2 - Nghị luận văn học (5,0 điểm) Đảm bảo các nội dung cần có: Ước nguyện chân thành, giản dị được cống hiến của tác giả - Tác giả thể hiện tâm nguyện tha thiết muốn cống hiến qua những hình ảnh đẹp, thuần phác + Điệp từ “ta” để khẳng định đó là tâm niệm chân thành của nhà thơ, cũng là khát vọng cống hiến cho đời chung của nhiều người. + Các từ láy “lặng lẽ”, “nho nhỏ” là cách nói khiêm tốn, chân thành của nhân cách sống cao đẹp khi hướng tới việc góp vào lợi ích chung của dân tộc. - Mùa xuân nho nhỏ là một ẩn dụ đầy sáng tạo của nhà thơ khi thể hiện thiết tha, cảm động khát vọng được cống hiến và sống ý nghĩa. + Điệp từ “dù là” khiến âm điệu câu thơ trở nên thiết tha, lắng đọng + Dù đang nằm trên giường bệnh nhưng tác giả vẫn tha thiết với cuộc đời, mong muốn sống đẹp và hữu ích, tận hiến cho cuộc đời chung. → Với niềm yêu đời tha thiết, tác giả vượt lên trên hoàn cảnh về bệnh tật mong muốn da diết được sống có ích bằng tất cả sức trẻ của mình.