Đề thi tuyển sinh vào Lớp 10 môn Ngữ văn - Năm học 2021-2022 - Trường THCS Hồng Dương (Có đáp án)

I. ĐỌC HIỂU (3,0 điểm) Đọc văn bản sau: 
NHÀ LÀ NƠI ĐỂ VỀ 
Nhà, một tiếng gọi thân thương với rất nhiều tình yêu và sự quan tâm, chia sẻ. Hai tuần cách ly giúp chúng 
con thấu hiểu rằng chúng ta luôn có nhiều hơn một Mái nhà, nơi luôn dang rộng vòng tay chào đón, chân 
thành yêu thương và cùng chung bước đi qua những thăng trầm cuộc sống. 
Sau bao nhiêu khát vọng bay nhảy của tuổi trẻ, những biến cố cuộc sống giúp chúng con càng thêm yêu và 
trân quý sự thiêng liêng, ấm áp của hai tiếng “Gia đình”, “Tổ quốc” và sự biết ơn dành cho những người 
đã yêu thương chúng con vô điều kiện. 
(Con đã về nhà, Tăng Quang, NXB Phụ nữ Việt Nam, 2020, tr. 71) 
Thực hiện các yêu cầu: 
Câu 1. Chỉ ra thành phần phụ chú trong câu văn sau: 
Hai tuần cách ly giúp chúng con thấu hiểu rằng chúng ta luôn có nhiều hơn một Mái Nhà, nơi luôn dang 
rộng vòng tay chào đón, chân thành yêu thương và cùng chung bước đi qua những thăng trầm cuộc sống. 
Câu 2. Theo văn bản, sau những biến cố cuộc sống, tác giả hướng tình cảm đến những đối tượng nào? 
Câu 3. Theo em, việc viết hoa từ “Mái Nhà” trong văn bản trên có ý nghĩa gì? 
Câu 4. “Hai tuần cách ly” gợi nhắc đến những ngày cả nước phòng chống đại dịch COVID-19. Trong biến 
cố ấy, việc tốt nào của người Việt Nam để lại ấn tượng nhất trong em? Vì sao?
pdf 10 trang Huệ Phương 15/02/2023 4660
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi tuyển sinh vào Lớp 10 môn Ngữ văn - Năm học 2021-2022 - Trường THCS Hồng Dương (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • pdfde_thi_tuyen_sinh_vao_lop_10_mon_ngu_van_nam_hoc_2021_2022_t.pdf

Nội dung text: Đề thi tuyển sinh vào Lớp 10 môn Ngữ văn - Năm học 2021-2022 - Trường THCS Hồng Dương (Có đáp án)

  1. TRƯỜNG THCS HỒNG DƯƠNG ĐỀ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 MÔN: NGỮ VĂN NĂM HỌC: 2021 (Thời gian làm bài: 120 phút) ĐỀ SỐ 1 I. ĐỌC HIỂU (3,0 điểm) Đọc văn bản sau: NHÀ LÀ NƠI ĐỂ VỀ Nhà, một tiếng gọi thân thương với rất nhiều tình yêu và sự quan tâm, chia sẻ. Hai tuần cách ly giúp chúng con thấu hiểu rằng chúng ta luôn có nhiều hơn một Mái nhà, nơi luôn dang rộng vòng tay chào đón, chân thành yêu thương và cùng chung bước đi qua những thăng trầm cuộc sống. Sau bao nhiêu khát vọng bay nhảy của tuổi trẻ, những biến cố cuộc sống giúp chúng con càng thêm yêu và trân quý sự thiêng liêng, ấm áp của hai tiếng “Gia đình”, “Tổ quốc” và sự biết ơn dành cho những người đã yêu thương chúng con vô điều kiện. (Con đã về nhà, Tăng Quang, NXB Phụ nữ Việt Nam, 2020, tr. 71) Thực hiện các yêu cầu: Câu 1. Chỉ ra thành phần phụ chú trong câu văn sau: Hai tuần cách ly giúp chúng con thấu hiểu rằng chúng ta luôn có nhiều hơn một Mái Nhà, nơi luôn dang rộng vòng tay chào đón, chân thành yêu thương và cùng chung bước đi qua những thăng trầm cuộc sống. Câu 2. Theo văn bản, sau những biến cố cuộc sống, tác giả hướng tình cảm đến những đối tượng nào? Câu 3. Theo em, việc viết hoa từ “Mái Nhà” trong văn bản trên có ý nghĩa gì? Câu 4. “Hai tuần cách ly” gợi nhắc đến những ngày cả nước phòng chống đại dịch COVID-19. Trong biến cố ấy, việc tốt nào của người Việt Nam để lại ấn tượng nhất trong em? Vì sao? II. LÀM VĂN (7,0 điểm) Câu 1 (2,0 điểm): Từ nội dung văn bản ở phần Đọc hiểu, em hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của bản thân về ý nghĩa của sự biết ơn. Câu 2 (5,0 điểm): Vẻ đẹp của mùa xuân thiên nhiên và đất nước trong đoạn thơ sau: Mọc giữa dòng sông xanh Trang | 1
  2. Một bông hoa tím biếc Ơi con chim chiền chiện Hót chi mà vang trời Từng giọt long lanh rơi Tôi đưa tay tôi hứng, Mùa xuân người cầm súng Lộc giắt đầy trên lưng đi Mùa xuân người ra đồng Lộc trải dài nương mạ Tất cả như hối hả Tất cả như xôn xao (Trích Mùa xuân nho nhỏ - Thanh Hải, Ngữ văn 9, Tập hai, NXB Giáo dục Việt Nam, 2020, tr. 55-56) HẾT ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 1 I. Đọc hiểu Câu 1: Nơi luôn dang rộng vòng tay chào đón, chân thành yêu thương và cùng chung bước đi qua những thăng trầm cuộc sống. Câu 2: Những biến cố cuộc sống chỉ những biến đổi bất ngờ trong cuộc sống, trong văn bản chỉ Đại dịch Covid 19. Câu 3: Viết hoa từ Mái Nhà bởi mái nhà này không chỉ là ngôi nhà cho mỗi người, mà trở thành 1 địa danh, một vùng đất an toàn, yên bình cho mọi người trú ẩn, được gọi tên, định danh trong tâm hồn mỗi người, vì vậy nó được viết hoa như 1 danh từ riêng. Câu 4: Việc tốt làm em ấn tượng nhất của người Việt Nam chính là việc các y bác sĩ, phi công sẵn sàng bay vào vùng dịch để đón đồng bào ta trở về nước. Vì đây là hành động vô cùng cao cả, quên thân mình, bất chấp Trang | 2
  3. nguy hiểm, thể hiện tinh thần đoàn kết, tương thân tương ái của dân tộc ta. Vô cùng cảm động, đáng để tuyên dương và biết ơn. II. Làm văn Câu 1: Ông cha ta có câu: "Uống nước nhớ nguồn". Đây là lời dạy vô cùng ý nghĩa dành cho chúng ta về lòng biết ơn. Lòng biết ơn là gì? Chính là việc chúng ta phải biết cảm ơn, biết trân trọng sự giúp đỡ của người khác đối với chúng ta, dù là lớn hay nhỏ. Trong cuộc sống, luôn có những lúc ta cần sự giúp đỡ của người khác, có thể là chủ động hoặc bị động, vô tình hoặc cố tình. Thế nhưng dù thế nào ta luôn phải biết thể hiện lòng biết ơn của bản thân với người đã giúp đỡ. Lòng biết ơn không phải chỉ thể hiện qua những món quà vật chất giá trị về tiền bạc. Mà hơn cả, nó phải được thể hiện ở những lời cảm ơn chân thành, những hành động trả ơn chân thực, gần gũi. Chúng ta không nên có những suy nghĩ sai lầm về lòng biết ơn. Hành động biết ơn chỉ thực sự có giá trị khi nó được thể hiện từ sâu trong tấm lòng. Và hơn hết là chúng ta bày tỏ sự biết ơn ngay khi nhận được sự giúp đỡ của người khác. Bởi vậy, không nên có những suy nghĩ, tư tưởng ép buộc sự biết ơn, mong chờ sự biết ơn từ người khác. Đấy là một suy nghĩ sai lầm. Chúng ta giúp đỡ người khác không phải vì mong chờ sự hồi đáp mà chính xuất phát từ lòng thương người của bản thân. Trong xã hội hiện đại, một bộ phận đã cho rằng việc được hưởng sự hỗ trợ từ người khác là hiển nhiên, và chưa biết thể hiện lòng biết ơn đúng đắn. Chẳng hạn như việc những người trong khu cách ly phàn nàn vì điều kiện ăn ở chưa được tốt như ở nhà. Thay vì cảm ơn sự hỗ trợ của nhà nước, thì họ lại buông lời phàn nàn, chê trách. Hay như những người được đón về từ vùng dịch bỏ trốn khỏi khu cách ly, gây nguy hiểm cho cộng đồng. Đây là hành động vô cùng đáng chê trách. Chúng ta cần thể hiện lòng biết ơn một cách hợp lý, đúng mực. Đôi khi không hẳn là phải trả ơn đúng với người đã giúp mình mới là biết ơn. Mà chung ta có thể thể hiện điều đó qua sự giúp đỡ những con người khác, qua việc cố gắng xây dựng, phát triển cộng đồng, đất nước. Như vậy, lòng biết ơn thật sự là một truyền thống tốt đẹp cần được duy trì và phát huy của dân tộc ta. Như nhạc sĩ Trịnh Công Sơn từng viết "Sống trong đời sống, cần có một tấm lòng " Câu 2: 1. Mở bài Dẫn dắt, giới thiệu về nhà thơ Thanh Hải, bài thơ Mùa xuân nho nhỏ và hai khổ thơ đầu (có thể dẫn vào từ bài hát được phổ nahcj từ bài thơ này) 2. Thân bài a. Khổ thơ 1: Cảm xúc trước mùa xuân thiên nhiên đất nước - Nhà thơ vẽ ra trước mắt độc giả bức tranh thiên nhiên mùa xuân với: Không gian: cao rộng của bầu trời, dài rộng của “dòng sông xanh” Trang | 3
  4. Âm thanh: âm thanh rộn rã vui tươi của “chim chiền chiện” Mùa sắc: xanh của dòng sông, tím của hoa ⇒ Nghệ thuật đảo cú pháp: không gian cao rộng, màu sắc tươi sáng và âm thanh rộn ràng như thiết tha mời gọi níu giữ con người ở lại với cuộc sống, với mùa xuân xứ Huế tươi đẹp này - Cảm xúc của tác giả trước mùa xuân của thiên nhiên: Nhà thơ có cái nhìn trìu mến với cảnh vật Đưa tay ra “hứng” “giọt long lanh”: là giọt sương, cũng có thể là ẩn dụ chuyển đổi cảm giác chỉ tiếng chim “hót vang trời” ⇒ Cảm xúc ngây ngất trước vẻ đẹp của mùa xuân của thiên nhiên, khao khát hòa mình với thiên nhiên đất trời b. Khổ thơ 2: Cảm xúc về mùa xuân của đất nước - Mùa xuân của đất nước gắn với hình ảnh người cầm súng (những người làm nhiệm vụ chiến đấu) và hình ảnh “người ra đồng”, “lộc”- niềm hi vọng tươi sáng đang theo họ đi khắp nơi hay chính họ đã đem mùa xuân đến mọi nơi trên đất nước - Nhịp độ khẩn trương: “Tất cả như xôn xao”: Công cuộc xây dựng mùa xuân của đất nước diễn ra khẩn trương, sôi động ⇒ Nghệ thuật điệp cấu trúc, từ láy => Nhà thơ như reo vui trước tinh thần lao động khẩn trương của con người làm nên mùa xuân của đất nước - Nhà thơ nhắc lại về lịch sử bốn nghìn năm “vất vả và gian lao” của đất nước đầy tự hào, đồng thời tin tưởng vào tương lai tươi đẹp của đất nước mai sau bằng hình ảnh so sánh đẹp mang nhiều ý nghĩa “Đất nước như vì sao phía trước” 3. Kết bài Tổng kết những giá trị nội dung, nghệ thuật tiêu biểu của 2 khổ thơ cùng cả tác phẩm. Nêu cảm xúc, suy nghĩ của em về khổ thơ ĐỀ SỐ 2 I. Đọc hiểu văn bản (3đ): Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi: Làng quê Việt Nam Làng quê Việt Nam đổi bằng xương máu Trang | 4
  5. Máu chảy thành sông Xương chất cao thành núi Hơn bốn nghìn năm không hề đòi hỏi Tấm huân chương Chỉ có những tâm hồn Vì dân vì nước Từ làng quê mà ra Yêu thương nhau như một nhà Xây dựng xóm thôn đổi mới Ai bảo họ là nhà quê không biết ăn nói Bảy mươi lăm phần trăm đồng ruộng quê mùa Còn lại hai nhăm phần trăm a dua Nếu dàn trận đánh Ai sẽ thắng? Và ai sẽ thua? (Phan Huy Hùng) Câu 1 (0,5đ): Bài thơ được viết theo thể thơ gì? Câu 2 (0,75đ): Đoạn thơ sử dụng biện pháp nghệ thuật gì? Nêu tác dụng. Câu 3 (0,75đ): Khổ thơ đầu tiên đã để lại cho em ấn tượng gì? Câu 4 (1đ): Nêu ý nghĩa của bài thơ. II. Làm văn (7đ): Câu 1 (2đ): Trình bày suy nghĩ của em về tình yêu quê hương, đất nước. Câu 2 (5đ): Phân tích nhân vật Nhĩ trong truyện ngắn Bến Quê của Nguyễn Minh Châu. HẾT ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 2 I. Đọc hiểu văn bản (3đ) Câu 1 (0,5đ): Bài thơ được viết theo thể thơ tự do. Trang | 5
  6. Câu 2 (0,75đ): Đoạn thơ sử dụng biện pháp nghệ thuật nói quá (Máu chảy thành sông/ Xương chất cao thành núi). Biện pháp nghệ thuật này đã nhấn mạnh và giúp người đọc hình dung ra những đau thương, mất mát mà dân tộc Việt Nam đã phải đánh đổi để dành lại được độc lập. Câu 3 (0,75đ): Khổ thơ đầu tiên không chỉ giúp chúng ta hình dung ra những đau thương, mất mát mà đất nước chúng ta đã phải trải qua mà còn làm chúng ta thêm căm thù quân giặc, thêm yêu quý và trân trọng hòa bình, độc lập mà chúng ta được được hưởng. Câu 4 (1đ): Trong bài thơ Làng quê Việt Nam, tác giả Phan Huy Hùng mang đến cho bạn đọc cách nhìn cụ thể hơn, chân thực hơn về những khó khăn, gian khổ của đất nước; đồng thời thể hiện tinh thần đoàn kết, đồng lòng và quyết tâm đán đuổi giặc ngoại xâm của cả dân tộc. Bên cạnh đó, bài thơ cũng là lời khẳng định, tuyên bố đanh thép của tác giả, của nhân dân Việt Nam rằng cả dân tộc luôn sẵn sàng đứng lên đấu tranh bảo vệ độc lập nếu kẻ thù lăm le xâm chiếm. II. Làm văn (7đ): Câu 1 (2đ): Dàn ý bài văn nghị luận xã hội: Tình yêu quê hương, đất nước 1. Mở bài Mỗi con người không thể sống mà không có tình yêu: yêu cha mẹ, yêu xóm làng và rộng hơn hết chính là tình yêu quê hương, đất nước. 2. Thân bài a. Giải thích - Quê hương: là nơi chúng ta sinh ra, có gia đình và những người thân yêu. Đất nước là quê hương, là nơi chôn rau cắt rốn của mỗi người, là nơi dòng tộc, gia đình sinh sống. → Tình yêu quê hương, đất nước là tình yêu thương mà con người dành cho nơi mình sinh ra lớn lên và phát triển. b. Phân tích - Tình yêu quê hương, đất nước góp phần hình thành và xây dựng tình cảm của mỗi con người, giúp chúng ta hiểu và trân trọng những thứ bình dị của cuộc sống quanh mình. - Yêu quê hương, đất nước là động lực quan trọng để mỗi chúng ta vươn lên, có ý chí hơn để gây dựng một xã hội tốt đẹp. Trang | 6
  7. c. Chứng minh - Học sinh tự lấy dẫn chứng minh họa cho bài làm của mình. - Lưu ý: dẫn chứng là những nhân vật có thật và tiêu biểu được nhiều người biết đến. d. Phản biện - Bên cạnh những người luôn yêu thương quê hương, đất nước, cố gắng góp sức để xây dựng nước nhà thì vẫn còn những người chưa thực sự biết ơn nơi mình sinh ra và lớn lên, chưa thực sự cố gắng xây dựng quê hương, đất nước tươi đẹp. Những người này đáng bị xã hội phê phán, chỉ trích thẳng thắn. 3. Kết bài - Mỗi chúng ta hãy trân trọng nền hòa bình, độc lập hiện có và nỗi lực xây dựng quê hương, đất nước mình ngày càng giàu đẹp hơn. Câu 2 (5đ): Dàn ý bài văn nghị luận phân tích nhân vật Nhĩ trong truyện ngắn Bến Quê của Nguyễn Minh Châu. 1. Mở bài Nguyễn Minh Châu có nhiều những tìm tòi quan trọng góp phần đổi mới văn học nước nhà. Nhân vật trong những truyện ngắn của ông thường mang đầy tâm trạng và rất nặng lòng với cuộc đời, với con người sống quanh mình; tiêu biểu là nhân vật Nhĩ trong tác phẩm Bến quê. 2. Thân bài * Khái quát chung - Nhĩ là một con người từng trải và có địa vị, đi rộng biết nhiều "Suốt đời Nhĩ đã từng đi tới không sót một xó xỉnh nào trên trái đất", anh đã từng in gót chân khắp mọi chân trời xa lạ. - Bao cảnh đẹp những nơi phồn hoa đô hội gần xa, những miếng ngon nơi đất khách quê người, anh đã được thưởng thức, nhưng những cảnh đẹp gần gũi, những con người tình nghĩa thân thuộc nơi quê hương cho đến ngày sắp từ giã cõi đời anh mới cảm thấy một cách sâu sắc, cảm động. * Những suy nghĩ, trải nghiệm của nhân vật Nhĩ qua cảnh vật nơi bến quê: - Qua cửa sổ nhà mình Nhĩ cảm nhận được trong tiết trời lập thu vẻ đẹp của hoa bằng lăng "đậm sắc hơn". Sông Hồng "màu đỏ nhạt, mặt sông như rộng thêm ra", bãi bồi phù sa lâu đời ở bên kia sông dưới những tia nắng sớm đầu thu đang phô ra "một thứ màu vàng thau xen với màu xanh non " và bầu trời, vòm trời quê nhà "như cao hơn". - Nhìn qua cửa sổ nhà mình, Nhĩ xúc động trước vẻ đẹp của quê hương mà trước đây anh đã ít nhìn thấy và cảm thấy, phải chăng vì cuộc sống bận rộn, tất tả ngược xuôi hay bởi tại vô tình mà quên lãng. Trang | 7
  8. → Nhắc nhở người đọc phải biết gắn bó, trân trọng những cảnh vật quê hương vì những cái đó là là máu thịt là tâm hồn của mỗi chúng ta. * Tình cảm và sự quan tâm của vợ con với Nhĩ - Liên, vợ Nhĩ tần tảo, giàu đức hi sinh khiến Nhĩ cảm động "Anh cứ yên tâm. Vất vả tốn kém đến bao nhiêu em và các con cũng chăm lo cho anh được" "tiếng bước chân rón rén quen thuộc" của người vợ hiền thảo trên "những bậc gỗ mòn lõm" và "lần đầu tiên anh thấy Liên mặc tấm áo vá" Nhĩ đã ân hận vì sự vô tình của mình với vợ. Nhĩ hiểu ra rằng: Gia đình là điểm tựa vững chắc nhất của cuộc đời mỗi con người. - Tuấn là đứa con thứ hai của Nhĩ. Nhĩ đã sai con đi sang bên kia sông "qua đò đặt chân lên bờ bên kia, đi chơi loanh quanh rồi ngồi xuống nghỉ chân ở đâu đó một lát, rồi về". Nhĩ muốn con trai thay mặt mình qua sông, để ngắm nhìn cảnh vật thân quen, bình dị mà suốt cuộc đời Nhĩ đã lãng quên. - Tuấn "đang sà vào một đám người chơi phá cờ thế trên hè phố" mà quên mất việc bố nhờ, khiến Nhĩ nghĩ một cách buồn bã "con người ta trên đường đời khó tránh khỏi những điều vòng vèo hoặc chùng chình" để đến chậm hoặc không đạt được mục đích của cuộc đời. * Quan hệ của Nhĩ với những người hàng xóm: - Bọn trẻ: "Cả bọn trẻ xúm vào, chúng giúp anh đặt một bàn tay lên bậu cửa sổ, kê cao dưới mông anh bằng cả một chiếc chăn gập lại rồi sau đó mới bê cái chồng gối đặt sau lưng". - Ông cụ giáo Khuyến "Đã thành lệ, buổi sáng nào ông cụ già hàng xóm đi xếp hàng mua báo về cũng ghé vào hỏi thăm sức khỏe của Nhĩ". → Đó là một sự giúp đỡ vô tư, trong sáng, giàu cảm thông chia sẻ, giản dị, chân thực. 3. Kết bài Những dòng cuối cùng của "Bến quê" khép lại nhưng dư âm từ những trải nghiệm sâu sắc của nhà văn về cuộc đời và con người dường như vẫn còn lan toả đâu đây, thức tỉnh trong ta sự trân trọng vẻ đẹp về những gì bình dị, gần gũi của gia đình, quê hương, xứ sở. ĐỀ SỐ 3 Câu 1 (4 điểm). Đọc đoạn thơ sau và thực hiện các yêu cầu sau: Đất nước bốn ngàn năm Vất vả và gian lao Đất nước như vì sao Cứ đi lên phía trước. a. Đoạn thơ trên trích trong văn bản nào? Của ai? (0,5điểm) Trang | 8
  9. b. Tìm biện pháp nghệ thuật có trong đoạn thơ và cho biết tác dụng của biện pháp đó? (1,5 điểm) c. Viết đoạn văn ngắn (khoảng 200 từ) trình bày cảm nhận của em về khổ thơ trên. Liên hệ thực tế về sự phát triển của đất nước ta. (2 điểm) Câu 2 (6 điểm). Nhân vật Phương Định trong đoạn trích “Những ngôi sao xa xôi” của Lê Minh Khuê gợi cho em suy nghĩ gì? HẾT ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 3 Câu 1 (4 điểm). Học sinh thực hiện được: - Đoạn thơ trên trích trong văn bản“ Mùa xuân nho nhỏ” của tác giả Thanh Hải (0,5 điểm) - Chỉ ra được biện pháp tu từ và phân tích được tác dụng của biện pháp đó + Phép nhân hóa: Đất nước “vất vả”,“gian lao”-> Hình ảnh đất nước trở nên gần gũi, mang dáng vóc tảo tần, cần cù của người mẹ, người chị. (0,5 điểm) + Phép so sánh: Đất nước với “ vì sao, cứ đi lên phía trước”-> nhà thơ sáng tạo hình ảnh đất nước khiêm nhường nhưng cũng rất tráng lệ: Là một vì sao nhưng ở vị trí lên trước dẫn đầu, đó cũng là hình ảnh của cách mạng Việt Nam, của đất nước trong lịch sử.(0,5 điểm) + Điệp từ “đất nước”, cùng phép so sánh, nhân hóa góp phần làm nổi bật và gợi ấn tượng sâu sắc về hình ảnh đất nước với niềm yêu mến, tự hào của tác giả. (0,5 điểm) 2. HS viết đoạn văn nghị luận đảm baỏ bố cục rõ ràng có mở đoạn, thân đoạn, kết đoạn, lời văn mạch lạc - Nội dung * Mở đoạn: giới thiệu vị trí đoạn thơ, khái quát nội dung khổ thơ (0,25đ) * Thân đoạn: Phân tích các từ ngữ, hình ảnh tiêu biểu trong khổ thơ làm rõ nội dung ca ngợi đất nước Việt Nam anh hùng, gian nan, vất vả nhưng rất đỗi gần gũi, yêu thương và đáng tự hào. “Đất nước như vì sao” khiêm nhường mà tráng lệ “cứ đi lên” sánh vai cùng các cường quốc năm châu (1đ) * Kết đoạn: Suy nghĩ của bản thân về đất nước (0,25đ) * Liên hệ: Cho dù còn nhiều khó khăn nhưng đất nước ta vẫn đang ngày càng phát triển đi lên, hội nhập cùng sự phát triển của Quốc tế, đạt nhiều thành tựu tiến bộ trên mọi mặt (0,5đ) Câu 2 (6 điểm) PHẦN II. LÀM VĂN (6,0 điểm) Trang | 9
  10. a. Đảm bảo cấu trúc bài văn: Có đủ các phần mở bài, thân bài, kết bài. Mở bài giới thiệu cảnh được tả; Thân bài Tả quang cảnh, cảnh vật chi tiết theo thứ tự; Kết bài :Phát biểu cảm tưởng về quang cảnh , cảnh vật đó. b. Xác định đúng yêu cầu của đề: Tả một người thân yêu nhất với em c. Sáng tạo: Có cách diễn đạt sáng tạo, thể hiện suy nghĩ sâu sắc, mới mẻ về câu chuyện Chính tả, dùng từ, đặt câu: Đảm bảo quy tắc chính tả, dùng từ, đặt câu * Phần mở bài: - Giới thiệu sơ lược về tác giả, tác phẩm . - Khái quát được nét đẹp về nhân vật Phương Định. * Phần thân bài: Vẻ đẹp của Phương Định - Tâm hồn trong sáng, giàu mơ mộng, hồn nhiên tươi trẻ. - Tinh thần dũng cảm, thái độ bình tĩnh, vượt lên mọi nguy hiểm. - Có tình cảm đồng chí, đồng đội nồng ấm. - Qua nhân vật Phương Định và các cô gái thanh niên xung phong, Lê Minh Khuê đã gợi cho người đọc về tấm gương thế hệ trẻ Việt Nam anh hùng thời chống Mỹ. Nghệ thuật - Truyện kể theo ngôi thứ nhất, thể hiện chân thực tâm trạng, suy nghĩ của nhân vật; - Ngôn ngữ, giọng điệu phù hợp với diễn biến của chiến trường ác liệt. * Phần kết bài: - Khẳng định những nét đẹp của nhân vật và giá trị của tác phẩm. - Liên hệ với thanh niên trong giai đoạn hiện nay. Trang | 10