Đề thi tuyển sinh vào Lớp 10 môn Ngữ văn - Năm học 2021-2022 - Trường THCS Pác Bó (Có đáp án)

Câu 1: (3 điểm) 
Xác định thành phần tình thái, cảm thán và nói rõ chức năng của thành phần đó trong câu. 
a. Chao ôi, bắt gặp một con người như anh ta là cơ hội hạn hữu cho sáng tác, nhưng hoàn thành sáng tác 
còn là một chặng đường dài. 
b. Ông lão bỗng ngừng lại, ngờ ngợ như lời mình không được đúng lắm. Chả nhẽ cái bọn này ở làng lại 
đốn đến thế sao? 
Câu 2: (2 điểm) 
Đọc hai câu ca dao sau: 
Bao giờ chạch đẻ ngọn đa 
Sáo đẻ dưới nước thì ta lấy mình. 
a. Hai câu ca dao trên có hàm ý không? Xác định rõ hàm ý đó. 
b. Hãy cho biết vì sao em hiểu được hàm ý đó?
pdf 11 trang Huệ Phương 15/02/2023 4980
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi tuyển sinh vào Lớp 10 môn Ngữ văn - Năm học 2021-2022 - Trường THCS Pác Bó (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • pdfde_thi_tuyen_sinh_vao_lop_10_mon_ngu_van_nam_hoc_2021_2022_t.pdf

Nội dung text: Đề thi tuyển sinh vào Lớp 10 môn Ngữ văn - Năm học 2021-2022 - Trường THCS Pác Bó (Có đáp án)

  1. TRƯỜNG THCS PÁC BÓ ĐỀ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 MÔN: NGỮ VĂN NĂM HỌC: 2021 (Thời gian làm bài: 120 phút) ĐỀ SỐ 1 Câu 1: (3 điểm) Xác định thành phần tình thái, cảm thán và nói rõ chức năng của thành phần đó trong câu. a. Chao ôi, bắt gặp một con người như anh ta là cơ hội hạn hữu cho sáng tác, nhưng hoàn thành sáng tác còn là một chặng đường dài. b. Ông lão bỗng ngừng lại, ngờ ngợ như lời mình không được đúng lắm. Chả nhẽ cái bọn này ở làng lại đốn đến thế sao? Câu 2: (2 điểm) Đọc hai câu ca dao sau: Bao giờ chạch đẻ ngọn đa Sáo đẻ dưới nước thì ta lấy mình. a. Hai câu ca dao trên có hàm ý không? Xác định rõ hàm ý đó. b. Hãy cho biết vì sao em hiểu được hàm ý đó? Câu 3: (5 điểm) Viết một đoạn văn ngắn từ 15 đến 20 dòng trình bày suy nghĩ của em về: Việc thanh niên chuẩn bị hành trang bước vào thế kỉ mới. Trong đó có chứa thành phần phụ chú, phép liên kết câu: lặp, thế, nối. HẾT ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 1 Câu 1: (3 điểm) a. Chao ôi: Thành phần cảm thán biểu thị tình cảm tiếc nuối của người nói đối với sự việc được nói đến trong câu. b. Chả nhẽ: Thành phần tình thái biểu thị thái độ giả định, ước đoán của người nói đối với sự việc được nói đến trong câu. Trang | 1
  2. Câu 2: (2 điểm) a. - Hai câu ca dao trên có chứa đựng hàm ý. - Hàm ý của hai câu ca dao đó là: ta không lấy mình. b. Hiểu được hàm ý đó nhờ cách lập luận sau: Khi nào chạch đẻ ở ngọn đa, sáo đẻ ở dưới nước thì ta lấy mình. Chạch sẽ không bao giờ đẻ ngọn đa, sáo không đẻ dưới nước. Vì vậy, ta không bao giờ lấy mình. Câu 3: (5 điểm) Gợi ý viết đoạn văn: Một năm khởi đầu từ mùa xuân. Một đời khởi đầu từ tuổi trẻ. Tuổi trẻ là mùa xuân vĩnh cửu của nhân loại và tuổi trẻ bao giờ cũng hướng tới tương lai! Tương lai - đó là những gì chưa có trong hôm nay, nhưng chính vì thế mà nó lại có sức hấp dẫn đối với con người. Nếu không nói rằng nhờ có niềm hi vọng vào tương lai mà con người có thể vượt qua nhiều năm khó khăn, trở ngại để tiếp tục cuộc sống có ích hơn. Tuy nhiên, thanh niên không thể ngồi yên để chờ đợi tương lai, càng không thể đi tới tương lai với hai bàn tay trắng, nghĩa là phải chuẩn bị cho minh một hành trang cần thiết, đặc biệt là hành trang tinh thần. Hành trang tinh thần đó là tri thức, kĩ năng, thói quen được coi là điều kiện cần và đủ để thanh niên tự tin, trước mạng thông tin toàn cầu, trước hội nhập kinh tế thế giới, với tính kỉ luật và cường độ lao động cao. Muôn có hành trang tinh thần như vậy, hơn lúc nào hết, thanh niên phải là người tiên phong trong học tập và học có hiệu quả nhanh chóng, nắm vững tri thức và kịp thời vận dụng sự hiểu biết ấy vào sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Chỉ có như vậy, chúng ta mới nhanh chóng thoát khỏi tình trạng nghèo nàn, lạc hậu. Và chỉ có như vậy, thanh niên mới xứng đáng là mùa xuân vĩnh cửu của nhân loại. a. Thành phần phụ chú - “Đó là những gì chưa có trong hôm nay” giải thích cho từ “tương lai”. - “Đó là tri thức, kĩ năng, thói quen” giải thích cho “Hành trang tinh thần”. b. Liên kết câu - Phép lặp: Tuổi trẻ, mùa xuân, hành trang tinh thần. - Phép thế: Chỉ có như vậy. - Phép nối: Và. ĐỀ SỐ 2 Phần I (6 điểm): Trang | 2
  3. Vượt qua hoàn cảnh khắc nghiệt của bản thân, với niềm tin và tình yêu mãnh liệt dành cho con người, cho đất nước, trong bài “Mùa xuân nho nhỏ”, Thanh Hải viết: Mùa xuân người cầm súng 1. Chép chính xác chín câu tiếp theo để hoàn thành đoạn thơ. Và cho biết hoàn cảnh sáng tác bài thơ có gì đặc biệt. 2. Trong đoạn thơ em chép có từ “đất nước”, tìm hai từ Hán Việt đồng nghĩa với từ đó. Theo em, các từ em vừa tìm có thể thay thế được cho từ “đất nước” trong đoạn thơ không? Vì sao? 3. Trong đoạn thơ, tác giả đã so sánh đất nước với hình ảnh nào? Phân tích ngắn gọn hiệu quả của phép so sánh đó trong việc biểu đạt nội dung. 4. Dựa vào khổ thơ em vùa chép, hãy viết đoạn văn nghị luận khoảng 12 câu theo phép lập luận diễn dịch làm rõ vẻ đẹp của mùa xuân đất nước và xúc cảm của nhà thơ trước mùa xuân ấy! trong đó có sử dụng câu bị động và câu có thành phần khởi ngữ (gạch dưới câu bị động và thành phần khởi ngữ). Phần II (4.0 điểm): Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi: Chưa bao giờ như bây giờ: hai tiếng Việt Nam lại trở nên thiêng liêng tha thiết, trở thành điểm tựa tinh thần, trở thành nơi an toàn của con người trước đại dịch toàn cầu không chỉ kiều bào, du học sinh mà cả những du khách quốc tế Bao nghĩa cử cao đẹp của những tấm lòng vì cộng đồng. Những chuyến bay đi đến tâm dịch bất chấp hi sinh đứng ở hàng đầu chống dịch. Các chiến sĩ quân đội vừa gánh vác trách nhiệm bảo vệ non sông vừa xông lên mặt trận chống dịch: nhường doanh trại cho dân vào rừng ngủ lán, vừa canh gác bảo vệ cho dân, vừa lo tiếp tế lương thực, cơm ăn, nước uống (Theo báo Giáo dục thời đại, Nghĩ về tinh thần dân tộc trước dịch bệnh COVID - 19) 1. Nêu ngắn gọn hiểu biết của em về đại dịch được nói đến trong đoạn trích trên. 2. Từ đoạn trích trên, kết hợp với những hiểu biết xã hội, hãy viết một bài văn khoảng 2 trang trình bày suy nghĩ của em về tinh thần dân tộc trước dịch bệnh Covid - 19. HẾT ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 2 Phần I (6 điểm): Câu 1: * Phương pháp: Thuộc thơ và nhớ kiến thức tìm hiểu chung Trang | 3
  4. * Cách giải: - 9 câu thơ tiếp theo: “Mùa xuân người cầm súng Lộc giắt đầy trên lưng Mùa xuân người ra đồng Lộc trải dài nương mạ Tất cả như hối hả Tất cả như xôn xao Đất nước bốn ngàn năm Vất vả và gian lao Đất nước như vì sao Cứ đi lên phía trước.” - Hoàn cảnh sáng tác bài thơ: Tháng 11/1980, 5 năm sau giải phóng miền Nam, thi sĩ đang nằm trên giường bệnh, bài thơ được sáng tác không bao lâu trước khi nhà thơ qua đời. Câu 2: * Phương pháp: Vận dụng kiến thức về Từ Hán Việt * Cách giải: - Có thể sử dụng hai trong số các từ: Tổ quốc, quốc gia, giang sơn, sơn hà. - Không thể thay các từ vừa rồi cho “Đất nước” bởi “Đất nước” là từ Thuần Việt, gợi sự gần gũi, thân thiết, giản dị, mộc mạc. Qua đó ta càng cảm nhận được tác giả rất yêu và tự hào về đất nước Việt Nam. Câu 3: * Phương pháp: Vận dụng kiến thức bài So sánh * Cách giải: - Tác giả so sánh đất nước với “vì sao”. - Tác dụng của phép so sánh: góp phần làm nổi bật hình ảnh đất nước cũng lung linh toả sáng, mang vẻ đẹp trường tồn như những vì sao đang đi lên phía trước, đất nước sẽ toả sáng như những vì sao trong hành trình đi đến tương lai. Qua đó, tác giả bộc lộ niềm tin, niềm tự hào về tương lai đất nước. Câu 4: Trang | 4
  5. * Phương pháp: - Phân tích (Phân tích đề để xác định thể loại, yêu cầu, phạm vi dẫn chứng). - Sử dụng các thao tác lập luận (phân tích, tổng hợp, bàn luận, ) để tạo lập một đoạn văn nghị luận văn học. * Cách giải: - Yêu cầu hình thức: + Thí sinh biết kết hợp kiến thức và kĩ năng làm nghị luận văn học để tạo lập đoạn văn. + Đoạn văn dài khoảng 12 câu, viết theo lối diễn dịch, gạch chân chú thích đúng câu bị động và thành phần khởi ngữ; văn viết có cảm xúc; diễn đạt trôi chảy, bảo đảm tính liên kết; không mắc lỗi chính tả, từ ngữ, ngữ pháp. - Yêu cầu nội dung: Cần làm nổi bật được các ý: + Vẻ đẹp mùa xuân đất nước được thể hiện trong chiều rộng không gian: Từ tiền tuyến đến hậu phương đều đang hăng say chiến đấu, lao động; tương ứng với hai nhiệm vụ: bảo vệ và xây dựng đất nước. + Sức sống của đất nước được biểu hiện qua từ “lộc”, “hối hả”, “xôn xao”. + Mùa xuân được mở rộng dần: từ tấm lưng người chiến sĩ mở rộng tới cánh đồng bao la. + Vẻ đẹp mùa xuân đất nước còn mở ra ở chiều dài thời gian: + Bốn ngàn năm lịch sử đất nước ta đã vất vả và gian lao. + Ngày hôm nay đất nước như vì sao, vẫn “cứ” đi lên phía trước, đất nước rất kiên cường và hiên ngang. + Cảm xúc của tác giả: tin tưởng, tự hào về sức sống và tương lai tươi sáng của đất nước. * Về nghệ thuật: thể thơ 5 chữ giàu nhạc điệu, giọng thơ tha thiết, hình ảnh thơ tươi sáng, các biện pháp nghệ thuật hoán dụ, điệp ngữ, so sánh được sử dụng hiệu quả. Phần II (4.0 điểm): Câu 1: * Phương pháp: Đọc, hiểu * Cách giải: - Đại dịch COVID-19 là một đại dịch bệnh truyền nhiễm với tác nhân là virus SARS-CoV-2, đang diễn ra trên phạm vi toàn cầu. - Khởi nguồn tâm dịch đầu tiên được ghi nhận tại thành phố Vũ Hán (Trung Quốc). Trang | 5
  6. - COVID-19 chủ yếu lan truyền qua các giọt từ đường hô hấp của người nhiễm bệnh. Bạn có thể nhiễm COVID-19 nếu bạn chạm vào bề mặt hoặc đồ vật có vi-rút và sau đó chạm vào mắt, mũi, hoặc miệng. - Dịch bệnh COVID-19 đã càn quét, gây ảnh hưởng về sức Khỏe, kinh tế của nhiều quốc gia trên thế giới. Câu 2: * Phương pháp: - Phân tích (Phân tích đề để xác định thể loại, yêu cầu, phạm vi dẫn chứng). - Sử dụng các thao tác lập luận (giải thích, phân tích, chứng minh, tổng hợp, bàn luận, ) để tạo lập một văn bản nghị luận xã hội. * Cách giải: Yêu cầu hình thức: - Thí sinh biết kết hợp kiến thức và kĩ năng làm nghị luận xã hội để tạo lập văn bản. - Bài viết phải có bố cục đầy đủ, rõ ràng; - Viết một bài văn có đầy đủ Mở bài, thân bài, kết bài. Độ dài bài văn khoảng 2 trang; văn viết có cảm xúc; diễn đạt trôi chảy, bảo đảm tính liên kết; không mắc lỗi chính tả, từ ngữ, ngữ pháp. Yêu cầu nội dung: a. Mở bài - Giới thiệu vấn đề nghị luận: tinh thần dân tộc Việt Nam trước dịch bệnh Covid – 19. b. Thân bài - Giải thích: tinh thần dân tộc và đại dịch Covid 19 - Biểu hiện của tinh thần dân tộc trong đại dịch vừa qua - Ý nghĩa của việc có tinh thần dân tộc - Phê phán hiện tượng xấu và hậu quả nếu không có tinh thần dân tộc - Làm thế nào để phát huy tinh thần dân tộc? - Liên hệ, rút ra bài học cho bản thân. c. Kết bài - Khẳng định giá trị cao đẹp của tinh thần dân tộc, đặc biệt trước những hoàn cảnh khó khăn. ĐỀ SỐ 3 Phần 1. (7.0 điểm) Trang | 6
  7. Truyện ngắn “Những ngôi sao xa xôi”, có đoạn: “Những cái xảy ra hàng ngày: máy bay rít, bom nổ. Nổ trên cao điểm, cách cái hang này khoảng 300 mét. Ðất dưới chân chúng tôi rung. Mấy cái khăn mặt vắt ở dây cũng rung. Tất cả, cứ như lên cơn sốt. Khói lên, và cửa hang bị che lấp. Không thấy mây và bầu trời đâu nữa.” (Trích Ngữ văn 9 – tập 2, NXB Giáo dục Việt Nam, 2017) 1. Em hãy cho biết tên tác giả và hoàn cảnh ra đời của truyện ngắn này. 2. Truyện được trần thuật từ ngôi kể nào, người kể chuyện là ai? Việc lựa chọn ngôi kể và người kể chuyện như vậy có tác dụng gì? 3. Chỉ ra phép liên kết trong hai câu văn được in đậm và các từ ngữ dùng để thực hiện phép liên kết đó: Cuộc sống chiến đấu nhiều gian khổ, hi sinh càng giúp chúng ta hiểu rõ hơn tinh thần lạc quan, dũng cảm của các nhân vật nữ thanh niên xung phong trong tác phẩm. 4. Hãy làm sáng tỏ nội dung trên bằng một đoạn văn theo phép lập luận diễn dịch khoảng 12 câu, trong đó có sử dụng khởi ngữ và câu phủ định (gạch chân, ghi chú thích). 5. Những câu văn “Đất dưới chân chúng tôi rung. Mấy cái khăn mặt mắc ở đây cũng rung.” Khiến em nhớ tới câu thơ nào trong “Bài thơ về tiểu đội xe không kính” của Phạm Tiến Duật cũng nói về sự rung chuyển dữ dội do bom đạn của quân thù gây nên? PHẦN II (3 điểm) Trong văn bản "Giáo dục - chìa khóa của tương lai”, Phê-đê-ri-cô May-o đã viết: “Giáo dục tức là giải phóng. Nó mở ra cánh cửa dẫn đến hòa bình, công bằng và công lí. Những người nắm giữ chìa khóa của cánh cửa này - các thầy, cô giáo, các bậc cha mẹ, đặc biệt là những người mẹ - gánh một trách nhiệm vô cùng quan trọng, bởi vì cái thế giới mà chúng ta để lại cho các thế hệ mai sau sẽ tùy thuộc vào những trẻ em mà chúng ta để lại cho thế giới ấy.” (Trích Ngữ văn 9, tập hai, NXB Giáo dục Việt Nam, 2017) 1. Phát hiện thành phần phụ chú trong đoạn trích và cho biết thành phần đó chú thích cho cụm từ nào? 2. Khi viết “chìa khóa của cánh cửa này", tác giả đã sử dụng biện pháp tu từ gì? Nêu ngắn gọn tác dụng của biện pháp tu từ đó. 3. Với Phê-đê-ri-cô May-o, chìa khóa của tương lai là giáo dục con với mỗi người, chắc chắn ai cũng đều có “chìa khóa” của riêng mình. Em hãy trình bày suy nghĩ trong khoảng 2/3 trang giấy thi về vấn đề bản thân sẽ làm gì để mở cánh cửa đến tương lai. HẾT Trang | 7
  8. ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 3 Phần I 1. * Phương pháp: Căn cứ vào tác phẩm “Những ngôi sao xa xôi” * Cách giải: - Tác giả: Lê Minh Khuê - Hoàn cảnh sáng tác: Truyện "Những ngôi sao xa xôi" ở trong số những tác phẩm đầu tay của Lê Minh Khuê, viết năm 1971, lúc cuộc kháng chiến chống Mĩ của dân tộc đang diễn ra các liệt. Văn bản đưa vào sách giáo khoa có lược bớt một số đoạn. 2. * Phương pháp: Căn cứ vào các ngôi kể đã học * Cách giải: - Ngôi kể: ngôi thứ nhất. - Người kể chuyện: Phương Định. - Tác dụng: + Tạo một điểm nhìn phù hợp dễ dàng tái hiện hiện thực khốc liệt của chiến tranh. + Khắc họa thế giới tâm hồn, cảm xúc và suy nghĩ của nhânvật một cách chân thực giàu sức thuyết phục. + Làm hiện lên vẻ đẹp của con người trong chiến tranh. 3. * Phương pháp: Căn cứ vào các phép liên kết đã học * Cách giải: - Phép liên kết: lặp từ. - Từ ngữ được lặp: “nổ”. 4. * Phương pháp: - Phân tích (Phân tích đề để xác định thể loại, yêu cầu, phạm vi dẫn chứng). - Sử dụng các thao tác lập luận (phân tích, tổng hợp, bàn luận, ) để tạo lập một đoạn văn nghị luận văn học. Trang | 8
  9. * Cách giải: - Yêu cầu hình thức: + Thí sinh biết kết hợp kiến thức và kĩ năng làm nghị luận văn học để tạo lập đoạn văn. + Đoạn văn dài khoảng 12 câu, viết theo lối diễn dịch, gạch chân chú thích đúng khởi ngữ và câu phủ định; văn viết có cảm xúc; diễn đạt trôi chảy, bảo đảm tính liên kết; không mắc lỗi chính tả, từ ngữ, ngữ pháp. - Yêu cầu nội dung: + Hoàn cảnh sống và chiến đấu: Sống ở cao điểm nguy hiểm luôn cận kề. Làm nhiệm vụ phá bom, đối mặt với tử thần hàng ngày. => Cuộc sống gian khổ giữa chiến trường ác liệt. + Phẩm chất anh hùng của các nhân vật: Tinh thần lạc quan: có những lúc nghĩ đến cái chết nhưng điều đó thoáng qua rất mờ nhạt nhường chỗ cho ý nghĩ làm nhiệm vụ. Sau mỗi trận bom họ lại hát say sưa những bài hát vui tươi và lại yêu đời như trẻ thơ. Dũng cảm, gan dạ: Sẵn sàng nhận nhiệm vụ, dám đối mặt với cái chết mà không nao núng dù nhiều lần họ bị bom vùi và làm bị thương. => Sự khốc liệt của chiến tranh đã tôi luyện những tâm hồn vốn nhạy cảm, yếu đuối thành bản lĩnh kiên cường. - Nghệ thuật: + Ngôi kể thứ nhất: dễ dàng bộc lộ tâm lí nhân vật. + Khắc họa diễn biến tâm lí nhân vật một cách tinh tế. + Giọng điệu trữ tình, sử dụng thành công các kiểu câu. 5. * Phương pháp: Căn cứ vào các tác phẩm “Bài thơ về tiểu đội xe không kính”. * Cách giải: - Câu thơ: + Không có kính không phải vì xe không có kính + Bom giật bom rung kính vỡ đi rồi Trang | 9
  10. Phần II 1. * Phương pháp: Căn cứ vào kiến thức thành phần phụ chú * Cách giải: - Thành phần phụ chú: - các thầy, cô giáo, các bậc cha mẹ, đặc biệt là những người mẹ - - Thành phần đó chú thích cho cụm từ trước nó: Những người nắm giữ chìa khóa của cánh cửa này. 2. * Phương pháp: Căn cứ vào các biện pháp tu từ đã học * Cách giải: - Biện pháp ẩn dụ: “chìa khóa của cánh cửa này” ẩn dụ cho các phương pháp giáo dục con trẻ. - Tác dụng: làm cho câu thơ tăng giá trị gợi hình, gợi cảm, giàu sức biểu đạt và nhấn mạnh tầm quan trọng của phương pháp giáo dục trẻ em giống như những chiếc chìa khóa mở cửa cho tương lai. 3. * Phương pháp: - Phân tích (Phân tích đề để xác định thể loại, yêu cầu, phạm vi dẫn chứng). - Sử dụng các thao tác lập luận (phân tích, tổng hợp, bàn luận, ) để tạo lập một đoạn văn nghị luận xã hội. * Cách giải: - Yêu cầu hình thức: + Thí sinh biết kết hợp kiến thức và kĩ năng làm nghị luận xã hội để tạo lập đoạn văn. + Đoạn văn dài khoảng 2/3 trang; văn viết có cảm xúc; diễn đạt trôi chảy, bảo đảm tính liên kết; không mắc lỗi chính tả, từ ngữ, ngữ pháp. - Yêu cầu nội dung: + Giới thiệu vấn đề nghị luận: bản thân sẽ làm gì để mở cánh cửa đến tương lai. + Tại sao phải chuẩn bị để mở cánh cửa tương lai: Nếu không chuẩn bị, chúng ta sẽ dễ gục ngã trước những khó khăn phía trước Sự chuẩn bị cho tương lai sẽ giúp chúng ta tự tin vững bước và chinh phục những thử thách trên con đường tìm kiếm những giá trị đích thực. + Em sẽ làm gì để chuẩn bị chìa khóa cho tương lai? Trang | 10
  11. Chuẩn bị cho mình nền tảng kiến thức vững chắc cho sau này. Không ngừng bồi đắp đạo đức để trở thành người tốt. Chuẩn bị những hành trang kĩ năng sống để đối diện với những khó khăn trên bước đường tương lai. + Bình luận mở rộng: Phê phán những biểu hiện của những người không có mục đích sống, xem nhẹ tương lai của bản thân. Muốn có tương lai tốt đẹp, phải luôn luôn rèn luyện, trau dồi bản thân. + Liên hệ bản thân: mỗi chúng ta cần có lối sống tích cực và xây dựng cho mình những kế hoạch để có một tương lai tốt hơn. Trang | 11