Đề thi tuyển sinh vào Lớp 120 môn Ngữ văn - Năm học 2021-2022 - Sở GD&ĐT Vĩnh Phúc (Có đáp án)
Đọc đoạn văn sau và viết ra tờ giấy thi chữ cái in hoa trước đáp án đúng:
Chợt ông lão lặng hẳn đi, chân tay nhũn ra tưởng chừng như không cất lên được. Có tiếng nói léo xéo ở gian trên. Tiếng mụ chủ ... Mụ nói cái gì vậy? Mụ nói cái gì mà lào xào thế. Trống ngực ông lão lập thình thịch. Ông lão nín thở, lắng tai nghe ra bên ngoài.
(Ngữ văn 9, Tập một, NXB Giáo dục Việt Nam, 2016)
Câu 1. Đoạn văn trên được trích trong tác phẩm nào?
A. Chuyện người con gái Nam Xương
B. Chiếc lược ngà
C. Lặng la Sa Pa
D. Làng
Câu 2. Phương thức biểu đạt chính của đoạn văn trên là gì?
A. Tự sự
B. Nghị luận
C. Biểu cảm
D. Thuyết minh
Câu 3. Đoạn văn trên có mấy từ láy?
A. Một
B. Hai
C. Ba
D. Bốn
Câu 4. Xét theo mục đích nói, câu Ông lão nín thở, lẳng tai nghe ra bên ngoài, thuộc kiểu câu gì?
A. Câu nghi vấn
B. Câu trần thuật
C. Cầu cảm thân
D. Câu cầu khiến
File đính kèm:
- de_thi_tuyen_sinh_vao_lop_120_mon_ngu_van_nam_hoc_2021_2022.doc
Nội dung text: Đề thi tuyển sinh vào Lớp 120 môn Ngữ văn - Năm học 2021-2022 - Sở GD&ĐT Vĩnh Phúc (Có đáp án)
- Đề thi tuyển sinh lớp 10 môn Ngữ văn năm 2021 1. PHẦN TRẮC NGHIỆM (2,0 điểm) Đọc đoạn văn sau và viết ra tờ giấy thi chữ cái in hoa trước đáp án đúng: Chợt ông lão lặng hẳn đi, chân tay nhũn ra tưởng chừng như không cất lên được. Có tiếng nói léo xéo ở gian trên. Tiếng mụ chủ Mụ nói cái gì vậy? Mụ nói cái gì mà lào xào thế. Trống ngực ông lão lập thình thịch. Ông lão nín thở, lắng tai nghe ra bên ngoài. (Ngữ văn 9, Tập một, NXB Giáo dục Việt Nam, 2016) Câu 1. Đoạn văn trên được trích trong tác phẩm nào? A. Chuyện người con gái Nam Xương B. Chiếc lược ngà C. Lặng la Sa Pa D. Làng Câu 2. Phương thức biểu đạt chính của đoạn văn trên là gì? A. Tự sự B. Nghị luận C. Biểu cảm D. Thuyết minh Câu 3. Đoạn văn trên có mấy từ láy? A. Một B. Hai C. Ba D. Bốn Câu 4. Xét theo mục đích nói, câu Ông lão nín thở, lẳng tai nghe ra bên ngoài, thuộc kiểu câu gì? A. Câu nghi vấn B. Câu trần thuật
- C. Cầu cảm thân D. Câu cầu khiến II. PHẦN TỰ LUẬN (8,0 điểm) Câu 5 (3,0 điểm) Em hãy viết một đoạn văn trình bày suy nghĩ về ý nghĩa của tinh thần trách nhiệm trong cuộc sống. Trong đoạn văn có sử dụng phép liên kết nối, Gạch chân dưới từ ngữ thực hiện phép liên kết ấy. Câu 6 (5,0 điểm) Cảm nhận của em về đoạn thơ sau: Bỗng nhận ra hương ổi Phả vào trong gió se Sương chùng chình qua ngõ Hình như thu đã về Sông được lúc dềnh dàng Chim bắt đầu vội vã Có đám mây mùa hạ Vắt nửa mình sang thu (Trích Sang tu - Hữu Thỉnh, Ngữ văn 9, Tập hai, NXB Giáo dục Việt Nam, 2016) Đáp án đề thi vào 10 môn Văn tỉnh Vĩnh Phúc I. PHẦN TRẮC NGHIỆM Câu 1: D. Làng Câu 2: A. Từ sự Câu 3: C. Ba Câu 4: B. Câu trần thuật II. PHẦN TỰ LUẬN Câu 5: 3 điểm Gợi ý
- Sống có trách nhiệm là gì? Sống có trách nhiệm chính là lối sống làm tròn bổn phận, nghĩa vụ, chức trách đối với bản thân mình, với gia đình và xã hội. Hơn hết còn phải có trách nhiệm với những suy nghĩ, hành động và việc làm của bản thân mình. Mỗi người chúng ta có trách nhiệm làm, có trách nhiệm gánh vác, có trách nhiệm nhận sai khi gây ra lỗi lầm. Đó mới chính là một công dân tốt và có ích cho xã hội. Biểu hiện của lối sống có trách nhiệm hiện nay rất đa dạng và phong phú, xuất phát từ những việc nhỏ nhặt trong cuộc sống thường ngày. Bác Hồ đã từng bảo rằng trẻ nhỏ thì làm việc nhỏ, vậy thì lối sống trách nhiệm cũng xuất phát từ những việc bình dị, nhỏ nhặt như thế. Hằng ngày chúng ta có rất nhiều việc phải làm với mình, với gia đình, với nhà trường, xã hội. Hãy hoàn thiện bản thân mình trước khi muốn người khác hoàn thiện, cũng giống như việc có trách nhiệm với bản thân mình trước thì chúng ta mới có trách nhiệm được với người khác và với xã hội. Là học sinh, mỗi ngày chúng ta cần phải có trách nhiệm với việc học. Trước khi đến lớp cần phải hoàn thành bài tập của ngày hôm qua và chuẩn bị bài mới cho ngày mai. Chúng ta cần phải trình bày cẩn thận sạch sẽ với chính bài làm của mình, không được cẩu thả, sống buông thả không có trách nhiệm. Từ những việc nhỏ thế này mà chúng ta không làm được thì những việc lớn hơn liệu chúng ta có đủ sức và đủ bản lĩnh để làm hay không? - Từ ngữ thực hiện phép liên kết: Hơn hết còn. Câu 6: 5 điểm Gợi ý tham khảo dàn ý A. Mở bài: Giới thiệu đề tài mùa thu trong thi ca Dẫn vào bài thơ “Sang thu” của Hữu Thỉnh Bài thơ được viết theo thể thơ năm chữ: Nhịp nhàng, khoan thai, êm ái, trầm lắng và thoáng chút suy tư thể hiện một bức tranh thu trong sáng, đáng yêu ở vùng nông thôn đồng bằng Bắc Bộ. B. Thân bài. Khổ 1: Những cảm nhận ban đầu của nhà thơ về cảnh sang thu của đất trời. a. Thiên nhiên được cảm nhận từ những gì vô hình: Hương ổi phả trong gió se (se lạnh và hơi khô). “Hương ổi” là làn hương đặc biệt của mùa thu miền Bắc được cảm nhận từ mùi ổi chín rộ. Từ “phả”: Động từ có nghĩa là toả vào, trộn lẫn → gợi mùi hương ổi ở độ đậm nhất, thơm nồng quyến rũ, hoà vào trong gió heo may của mùa thu, lan toả khắp không gian tạo ra một mùi thơm ngọt mát - hương thơm nồng nàn hấp dẫn của những vườn cây sum suê trái ngọt ở nông thôn Việt Nam.
- Sương chùng chình: Những hạt sương nhỏ li ti giăng mắc như một làm sương mỏng nhẹ nhàng trôi, đang “cố ý” chậm lại thong thả, nhẹ nhàng, chuyển động chầm chậm sang thu. Hạt sương sớm mai cũng như có tâm hồn b. Cảm xúc của nhà thơ: Kết hợp một loạt các từ: “Bỗng, phả, hình như” thể hiện tâm trạng ngỡ ngàng, cảm xúc bâng khuâng trước thoáng đi bất chợt của mùa thu. Nhà thơ giật mình, hơi bối rối, hình như còn có chút gì chưa thật rõ ràng trong cảm nhận. Vì đó là những cảm nhận nhẹ nhàng, thoáng qua. hay là vì quá đột ngột mà tác giả chưa nhận ra? Tâm hồn thi sĩ biến chuyển nhịp nhàng với phút giao mùa của cảnh vật. Từng cảnh sang thu thấp thoáng hồn người: Chùng chình, bịn rịn, lưu luyến, bâng khuâng Khổ 2: Hình ảnh thiên nhiên sang thu được nhà thơ phát hiện bằng những hình ảnh quen thuộc làm nên một bức tranh mùa thu đẹp đẽ và trong sáng: Dòng sông quê hương thướt tha mềm mại, hiền hoà trôi một cách nhàn hạ, thanh thản → gợi lên vẻ đẹp êm dịu của bức tranh thiên thiên mùa thu. Đối lập với hình ảnh trên là những cánh chim chiều bắt đầu vội vã bay về phương nam tránh rét trong buổi hoàng hôn. Mây được miêu tả qua sự liên tưởng độc đáo bằng tâm hồn tinh tế, nhạy cảm, yêu thiên nhiên tha thiết: “Có đám mây mùa hạ. Vắt nửa mình sang thu” → Gợi hình ảnh một làn mây mỏng, nhẹ, kéo dài của mùa hạ còn sót lại như lưu luyến. Không phải vẻ đẹp của mùa hạ cũng chưa hẳn là vẻ đẹp của mùa thu mà đó là vẻ đẹp của thời khắc giao mùa được sáng tạo từ một hồn thơ tinh tế và nhạy cảm đang say thời khắc giao mùa này. Trong “chiều sông thương”, ông cũng có một câu thơ tương tự về cách viết: Đám mây trên Việt Yên. Rủ bóng về Bố Hạ.” III. Kết bài: Cảm nhận của em về 2 đoạn thơ trên - Hữu Thỉnh đã vẽ nên một bức tranh thu tươi đẹp với nhiều cảm xúc tinh tế. - Cả bài thơ là bức tranh tuyệt mỹ được tác giả vẽ nên bằng sự rung động tinh vi của trái tim người nghệ sĩ.