Kiểm tra giữa kì 2 Hóa học Lớp 10 - Mã đề 256 - Năm học 2022-2023 - Trường THPT Nguyễn Tất Thành

Câu 6: Số oxi hóa của Cr trong H2Cr2O7 là 
A. +5. B. +6. C. +7. D. +4. 
Câu 7: Phản ứng tỏa nhiệt là phản ứng 
A. có sự thay đổi số oxi hóa các nguyên tử. B. giải phóng năng lượng dưới dạng nhiệt. 
C. hấp thụ năng lượng dưới dạng nhiệt. D. không có sự thay đổi số oxi hóa các nguyên tử. 
Câu 8: Phản ứng (1) xảy ra làm nóng môi trường xung quanh, phản ứng (2) xảy ra làm lạnh môi trường 
xung quanh. Phát biểu nào sau đây đúng? 
A. Phản ứng (1) tỏa nhiệt; phản ứng (2) thu nhiệt. B. Cả 2 phản ứng đều tỏa nhiệt. 
C. Cả 2 phản ứng đều thu nhiệt. D. Phản ứng (1) thu nhiệt; phản ứng (2) tỏa nhiệt. 

Câu 9: Biến thiên enthalpy chuẩn của một phản ứng hoá học (ở điều kiện chuẩn) là 
A. lượng nhiệt kèm theo phản ứng đó. B. lượng nhiệt tỏa ra của phản ứng đó. 
C. lượng nhiệt thu vào của phản ứng đó. D. nhiệt độ tăng lên của phản ứng đó. 

pdf 2 trang Thúy Anh 12/08/2023 4480
Bạn đang xem tài liệu "Kiểm tra giữa kì 2 Hóa học Lớp 10 - Mã đề 256 - Năm học 2022-2023 - Trường THPT Nguyễn Tất Thành", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • pdfkiem_tra_giua_ki_2_hoa_hoc_lop_10_ma_de_256_nam_hoc_2022_202.pdf

Nội dung text: Kiểm tra giữa kì 2 Hóa học Lớp 10 - Mã đề 256 - Năm học 2022-2023 - Trường THPT Nguyễn Tất Thành

  1. SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO KIỂM TRA GIỮA KỲ 2 THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH NĂM HỌC 2022-2023 TRƯỜNG THPT NGUYỄN TẤT THÀNH Bài kiểm tra môn: Hoá học Khối 10 CĐ Thời gian làm bài: 45 phút ĐỀ CHÍNH THỨC (Đề có 02 trang) MÃ ĐỀ: 256 Họ, tên học sinh: Lớp: . Số báo danh: PHẦN TRẮC NGHIỆM (28 câu: 7 điểm) Thí sinh làm bài vào phiếu trả lời trắc nghiệm Câu 1: Phát biểu nào sau đây sai? 0 1 A. Chất khử xảy ra quá trình oxi hóa. B. Quá trình Cl2 + 2e 2 Cl là quá trình khử. C. Chất khử còn gọi là chất bị oxi hóa. D. Chất khử sẽ oxi hóa chất oxi hóa. Câu 2: Phản ứng tỏa nhiệt là phản ứng có 0 0 0 0 A. rH 298 = 0. B. rH 298 > 0. C. fH 298 = 0. D. rH 298 0. Câu 5: Enthalpy tạo thành chuẩn của một chất (từ các đơn chất bền nhất ở điều kiện chuẩn) được kí hiệu là 0 0 0 0 A. rH 273. B. fH 273. C. rH 298. D. fH 298. Câu 6: Số oxi hóa của Cr trong H2Cr2O7 là A. +5. B. +6. C. +7. D. +4. Câu 7: Phản ứng tỏa nhiệt là phản ứng A. có sự thay đổi số oxi hóa các nguyên tử. B. giải phóng năng lượng dưới dạng nhiệt. C. hấp thụ năng lượng dưới dạng nhiệt. D. không có sự thay đổi số oxi hóa các nguyên tử. Câu 8: Phản ứng (1) xảy ra làm nóng môi trường xung quanh, phản ứng (2) xảy ra làm lạnh môi trường xung quanh. Phát biểu nào sau đây đúng? A. Phản ứng (1) tỏa nhiệt; phản ứng (2) thu nhiệt. B. Cả 2 phản ứng đều tỏa nhiệt. C. Cả 2 phản ứng đều thu nhiệt. D. Phản ứng (1) thu nhiệt; phản ứng (2) tỏa nhiệt. Câu 9: Biến thiên enthalpy chuẩn của một phản ứng hoá học (ở điều kiện chuẩn) là A. lượng nhiệt kèm theo phản ứng đó. B. lượng nhiệt tỏa ra của phản ứng đó. C. lượng nhiệt thu vào của phản ứng đó. D. nhiệt độ tăng lên của phản ứng đó. Câu 10: Số oxi hóa của S trong H2SO4 là A. +5. B. +6. C. +3. D. +4. Câu 11: Số oxi hóa của Mn trong KMnO4 là A. +6. B. +7. C. +4. D. +5. Câu 12: Chất khử là chất A. nhường electron. B. xảy ra quá trình khử. C. oxi hóa chất khử. D. bị khử. Câu 13: Số oxi hóa của C trong CO2 là A. +7. B. +6. C. +4. D. +2. Câu 14: Phản ứng thu nhiệt là phản ứng A. hấp thụ nhiệt từ môi trường. B. oxi hóa – khử. C. trao đổi. D. giải phóng nhiệt ra môi trường. Câu 15: Điều kiện chuẩn là điều kiện ứng với áp suất (đối với chất khí), nồng độ (đối với chất tan trong dung dịch) và nhiệt độ nào sau đây? A. 2 bar; 1 mol/L; 25oC. B. 1 bar; 1 mol/L; 25oC. C. 1 atm; 1 mol/L; 0oC. D. 2 atm; 1 mol/L; 0oC. Câu 16: Hòa tan viên vitamin C sủi (là muối carbonate và acid hữu cơ) vào cốc nước, hai thành phần trên tiếp xúc với nhau, tạo ra lượng lớn khí CO2 giúp viên sủi hòa tan nhanh và làm giảm nhiệt độ cốc nước. Trang 1/2 - Mã đề 256
  2. Phản ứng xảy ra là phản ứng 0 0 A. có fH 298 = 0. B. thu nhiệt. C. tỏa nhiệt. D. có rH 298 = 0. Câu 17: Cho phản ứng: Al + O2 Al2O3, trong phản ứng trên, 1 phân tử O2 nhận bao nhiêu electron? A. 8. B. 12. C. 4. D. 2. Câu 18: Biến thiên enthalpy chuẩn của một phản ứng hoá học (ở điều kiện chuẩn) được kí hiệu là 0 0 0 0 A. rH 273. B. rH 298. C. fH 298. D. fH 273. – Câu 19: Số oxi hóa của N trong ion NO3 là A. +6. B. +3. C. +5. D. +4. Câu 20: Trong hợp chất, số oxi hóa của kim loại nhóm IA là bao nhiêu? A. –2. B. +2. C. –1. D. +1. Câu 21: H2O có nhiệt độ sôi và độ tan trong nước tốt hơn CH4 vì lí do nào sau đây? A. H2O có liên kết hydrogen, CH4 thì không. B. H2O có liên kết ion, CH4 thì không. C. H2O có liên kết cộng hoá trị, CH4 thì không. D. H2O có liên kết cho nhận, CH4 thì không. Câu 22: Enthalpy tạo thành chuẩn của một chất (từ các đơn chất bền nhất trong điều kiện chuẩn) là A. lượng nhiệt kèm theo phản ứng tạo thành 1 gam chất đó. B. lượng nhiệt kèm theo phản ứng tạo thành 2 gam chất đó. C. lượng nhiệt kèm theo phản ứng tạo thành 1 mol chất đó. D. lượng nhiệt kèm theo phản ứng tạo thành 2 mol chất đó. Câu 23: Số oxi hóa của đơn chất bằng A. 0. B. +1. C. +2. D. –1. Câu 24: Phản ứng than cháy trong không khí: C + O2 CO2 là phản ứng 0 0 A. thu nhiệt. B. có fH 298 = 0. C. có rH 298 = 0. D. tỏa nhiệt. 0 Câu 25: Một phản ứng hoá học có rH 298 = –890,36 kJ. Phản ứng này là phản ứng A. thu nhiệt. B. hấp thụ nhiệt. C. tỏa nhiệt. D. có nhiệt độ giảm dần. Câu 26: Tương tác van der Waals là lực tương tác yếu giữa các phân tử, được hình thành A. do sự cho nhận electron. B. do sự xuất hiện của các lưỡng cực tạm thời và lưỡng cực cảm ứng. C. do lực hút tĩnh điện giữa các ion mang điện tích trái dấu. D. do sự góp chung electron. Câu 27: Số oxi hóa của C trong H4C2O là A. –3. B. –4. C. –2. D. –1. Câu 28: Cho phản ứng: N2(g) + 3H2(g) 2NH3(g). Ở điều kiện chuẩn, cứ 1 mol N2 phản ứng hết sẽ giải phóng 92,22 kJ. Cho các phát biểu sau: (a) Nhiệt tạo thành của NH3 là –92,22 kJ/mol. (b) Biến thiên enthalpy phản ứng trên là –46,11 kJ. (c) Phản ứng trên là phản ứng tỏa nhiệt. (d) Enthalpy tạo thành chuẩn của H2 bằng 0. Số phát biểu đúng là A. 2. B. 3. C. 1. D. 4. PHẦN TỰ LUẬN (3 câu: 3 điểm) Thí sinh làm bài trên giấy riêng Câu 29: (1,0đ) Cân bằng phản ứng bằng phương pháp thăng bằng electron: NH3 + CuO Cu + N2 + H2O. Câu 30: Xét 2 phản ứng đốt cháy methane (CH4) và acetylene (C2H2): (1) CH4(g) + 2O2(g) CO2(g) + 2H2O(l); (2) C2H2(g) + 2,5O2(g) 2CO2(g) + H2O(l). a/ (0,75đ) Tính biến thiên enthalpy chuẩn của mỗi phản ứng; phản ứng (1) tỏa nhiệt hay thu nhiệt? Cho 0 fH 298 của CH4, C2H2, CO2, H2O lần lượt là –74,6 kJ/mol; 227,4 kJ/mol; –393,5 kJ/mol; –285,8 kJ/mol. b/ (0,25đ) Giải thích tại sao trong thực tế, người ta sử dụng C2H2 trong đèn xì hàn, cắt kim loại mà không dùng CH4. Câu 31: a/ (0,5đ) Đốt cháy hết 11,1 gam hỗn hợp gồm Al và Mg cần vừa đủ hỗn hợp khí gồm 0,1 mol Cl2 và 0,2 mol O2. Tính số mol Al, Mg trong hỗn hợp ban đầu (cho O = 16; Mg = 24; Al = 27; Cl = 35,5). b/ (0,5đ) Cho phản ứng: FeS2 + HNO3 Fe(NO3)3 + H2SO4 + NO + H2O. - 1 phân tử FeS2 nhường hay nhận bao nhiêu electron? - Hệ số cân bằng (nguyên, tối giản) của HNO3 là bao nhiêu? Hết Học sinh không dùng tài liệu; giám thị không giải thích gì thêm. Trang 2/2 - Mã đề 256