Kiểm tra cuối kì 1 Hóa học Lớp 10 - Mã đề 219 - Năm học 2022-2023 - Trường THPT Hùng Vương

Câu 3. (1,0 điểm): 
        Phosphorus được dùng vào mục đích quân sự như sản xuất bom, đạn cháy, đạn khói. Nguyên tố phosphorus ở ô số 15 trong bảng hệ thống tuần hoàn nguyên tố hóa học. Hãy cho biết: 
- Cấu hình electron của phosphorus.
- Số electron lớp ngoài cùng của nguyên tử phosphorus. 
- Phosphorus là kim loại hay phi kim. 
- Công thức oxide cao nhất của phosphorus. 
- Công thức hydroxide cao nhất của phosphorus. 
- Oxide và hydroxide cao nhất của phosphorus có tính acid hay base. 
Câu 4. (1,5 điểm) 
     a. Magnesi chloride (MgCl2) được sử dụng rộng rãi cho việc kiểm soát bụi và ổn định đường. Ứng dụng thứ hai phổ biến nhất là kiểm soát băng. Trình bày sự hình thành phân tử MgCl2 bằng liên kết ion. 
     b. Viết công thức electron, công thức Lewis và công thức cấu tạo của các phân tử: Cl2 , NH3. 
docx 2 trang Thúy Anh 12/08/2023 320
Bạn đang xem tài liệu "Kiểm tra cuối kì 1 Hóa học Lớp 10 - Mã đề 219 - Năm học 2022-2023 - Trường THPT Hùng Vương", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docxkiem_tra_cuoi_ki_1_hoa_hoc_lop_10_ma_de_219_nam_hoc_2022_202.docx

Nội dung text: Kiểm tra cuối kì 1 Hóa học Lớp 10 - Mã đề 219 - Năm học 2022-2023 - Trường THPT Hùng Vương

  1. SỞ GD&ĐT QUẢNG NAM KIỂM TRA CUỐI KỲ I NĂM HỌC 2022 - 2023 TRƯỜNG THPT HÙNG VƯƠNG MÔN: HÓA HỌC LỚP 10 THỜI GIAN LÀM BÀI: 45 PHÚT Mã đề 219 (Học sinh không được sử dụng bảng hệ thống tuần hoàn các nguyên tố hóa học) I.PHẦN TRẮC NGHIỆM(5,0ĐIỂM): Câu 1. Nguyên tử X có cấu hình electron [Ne]3s23p1. Vị trí của X trong bảng hệ thống tuần hoàn là A. số thứ tự 13, chu kì 2, nhóm IA. B. số thứ tự 13, chu kì 3, nhóm IIIA. C. số thứ tự 3, chu kì 3, nhóm IIIA. D. số thứ tự 11, chu kì 3, nhóm IIIA. Câu 2. Quá trình tạo thành ion Al3+ nào sau đây là đúng? A. Al + 2e → Al3+. B. Al + 3e → Al3+. C. Al → Al3+ + 3e. D. Al → Al3+ + 2e. Câu 3. Trong các chất dưới đây, chất nào có tính acid yếu nhất? A. H3PO4. B. H2SO4. C. HClO4. D. H2SiO3. Câu 4. Một mol nguyên tử của nguyên tố Y có chứa 361,32.10 22 electron (hằng số Avogadro bằng 6,022.1023). Tính chất đặc trưng của Y là A. phi kim. B. khí hiếm. C. kim loại hoặc phi kim. D. kim loại. Câu 5. Nguyên tố X có cấu hình electron 1s22s22p63s23p3. X thuộc họ nguyên tố nào? A. p. B. s. C. f. D. d. Câu 6. Số hiệu nguyên tử cho biết thông tin nào sau đây? A. nguyên tử khối. B. số proton. C. số neutron. D. số khối. Câu 7. Kết luận nào sau đây là sai trong thí nghiệm của Rutherford. A. Hầu hết chùm hạt alpha xuyên qua lá vàng chứng tỏ nguyên tử có cấu tạo rỗng. B. Thí nghiệm đã phát hiện được hạt proton và hạt neutron. C. Một vài hạt alpha bị bật ngược lại hoặc lệch hướng, chứng tỏ có một vài điểm có kích thước rất nhỏ, nhưng tập trung một lượng điện tích dương rất lớn, đó là hạt nhân nguyên tử. D. Kích thước của nguyên tử lớn hơn rất nhiều so với kích thước của hạt nhân. Câu 8. X là nguyên tố nhóm IIIA. Công thức oxide ứng với hóa trị cao nhất của X là A. XO. B. XO2. C. X2O. D. X2O3. Câu 9. Liên kết hóa học giữa các nguyên tử trong phân tử CH 4 là loại liên kết nào? (biết độ âm điện của nguyên tử H là 2,2 và C là 2,55)? A. liên kết cộng hóa trị phân cực. B. liên kết ion. C. liên kết hiđro. D. liên kết cộng hóa trị không phân cực. Câu 10. Số orbital trong các phân lớp s, p, d lần lượt bằng A. 1, 3, 5. B. 3, 5, 7. C. 1, 2, 4. D. 1, 2, 3. Câu 11. Trong bảng hệ thống tuần hoàn các nguyên tố hóa học, chu kì là dãy các nguyên tố mà A. nguyên tử của chúng có cùng số lớp electron. Mã đề 219 - Trang 1/2
  2. B. cấu hình electron lớp vỏ giống hệt nhau. C. nguyên tử của chúng có cùng số electron lớp vỏ ngoài cùng. D. cấu hình electron giống hệt nhau. 16 Câu 12. Số hạt neutron của nguyên tử có kí kiệu 8 O là A. 8. B. 14. C. 10. D. 6. Câu 13. Phân tử nào sau đây có các nguyên tử đều đạt cấu hình electron bão hòa theo quy tắc octet? A. SiF4. B. BeH2. C. PCl5. D. AlCl3. Câu 14. Liên kết cộng hóa trị là liên kết hóa học được hình thành giữa hai nguyên tử bằng A. sự cho - nhận electron. B. một cặp electron góp chung. C. một hay nhiều cặp electron dùng chung. D. một electron chung. Câu 15. Nội dung nào dưới đây không phải là đối tượng nghiên cứu của hóa học? A. Tính chất và sự biến đổi của chất. B. Sự lớn lên và sinh sản của tế bào. C. Thành phần, cấu trúc của chất. D. Ứng dụng của chất. II.PHẦN TỰ LUẬN (5,0ĐIỂM): Câu 1. (1,0 điểm): Nguyên tố R có hai đồng vị là X và Y, nguyên tử khối trung bình của R là 63,54. Hạt nhân nguyên tử X có 29 proton và 34 nơtron, hạt nhân nguyên tử Y nhiều hơn X 2 nơtron. Tính phần trăm số nguyên tử của đồng vị X, Y. Câu 2. (0,5 điểm): Ba nguyên tố B(Z=17), E(Z=9), M(Z=35) cùng thuộc một nhóm A trong bảng hệ thống tuần hoàn các nguyên tố hóa học. Hãy sắp xếp các nguyên tố này theo chiều tính phi kim tăng dần. Giải thích. Câu 3. (1,0 điểm): Phosphorus được dùng vào mục đích quân sự như sản xuất bom, đạn cháy, đạn khói. Nguyên tố phosphorus ở ô số 15 trong bảng hệ thống tuần hoàn nguyên tố hóa học. Hãy cho biết: - Cấu hình electron của phosphorus. - Số electron lớp ngoài cùng của nguyên tử phosphorus. - Phosphorus là kim loại hay phi kim. - Công thức oxide cao nhất của phosphorus. - Công thức hydroxide cao nhất của phosphorus. - Oxide và hydroxide cao nhất của phosphorus có tính acid hay base. Câu 4. (1,5 điểm) a. Magnesi chloride (MgCl2) được sử dụng rộng rãi cho việc kiểm soát bụi và ổn định đường. Ứng dụng thứ hai phổ biến nhất là kiểm soát băng. Trình bày sự hình thành phân tử MgCl 2 bằng liên kết ion. b. Viết công thức electron, công thức Lewis và công thức cấu tạo của các phân tử: Cl2 , NH3. Câu 5. (1,0 điểm) : Cho 17,94 gam hổn hợp A gồm hai kim loại kiềm X, Y vào 200 ml nước(H2O). Sau khi kết thúc thí nghiệm, phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được 200ml dung dịch D có khối lượng riêng (d=1,0866g/ml). Tìm tên hai kim loại đã dùng ở thí nghiệm trên, biết rằng trong hổn hợp đã dùng khối lượng của kim loại X bằng khối lượng của kim loại Y. ( Biết khối lượng riêng của nước 1g/ml; Na=23; K=39; Ba=137; Li=7) HẾT Mã đề 219 - Trang 2/2