Kỳ thi tuyển sinh vào Lớp 10 môn Ngữ văn - Năm học 2021-2022 - Sở GD&ĐT Bình Dương (Có đáp án)

I. ĐỌC – HIỆU (3.0 điểm)

Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu:

THỜI GIAN LÀ VÀNG

Ngạn ngữ có câu: Thời gian là vàng. Nhưng vàng thì mua được mà thời gian không mua được. Thể mới biết vàng có giá mà thời gian là vô giá

Thật vậy, thời gian là sự sống. Bạn vào bệnh viện mà xem, người bệnh nặng, nếu kịp thời chạy chữa thì sống, để chậm là chết.

Thời gian là thắng lợi. Bạn hỏi các anh bộ đội mà xem, trong chiến đấu, biết nắm thời cơ, đánh địch đúng lúc là thắng lợi, để mất thời cơ là thất bại.

Thời gian là tiền. Trong kinh doanh, sản xuất hàng hóa đúng lúc là lãi, không đúng lúc là lỗ.

Thời gian là tri thức. Phải thường xuyên học tập thì mới giỏi. Học ngoại ngữ mà bữa đực, bữa cái, thiếu kiên trì, thì học mấy cũng không giới được.

Thế mới biết, nếu biết tận dụng thời gian thì làm được bao nhiêu điều cho bản thân và cho xã hội. Bỏ phí thời gian thì có hại và về sau hội tiếc cũng không kịp.

(Theo Phương Liên, SGK Ngữ văn 9, Tập hai, NXB Giáo dục Việt Nam, 2007, tr. 36 37)

Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong văn bản. (0.5 điểm)

Câu 2. Theo tác giả, thời gian có những giá trị nào? (0,5 điểm)

Câu 3. Chỉ ra một biện pháp tu từ được sử dụng trong văn bản trên và nêu hiệu quả của việc sử dụng biện pháp tu từ ấy. (1,0 điểm).

Câu 4. Em có đồng ý với ý kiến: “Bỏ phí thời gian thì có hại và về sau hối tiếc cũng không kịp" không? Vì sao? (1,0 điểm)

doc 6 trang Huệ Phương 15/02/2023 6520
Bạn đang xem tài liệu "Kỳ thi tuyển sinh vào Lớp 10 môn Ngữ văn - Năm học 2021-2022 - Sở GD&ĐT Bình Dương (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docky_thi_tuyen_sinh_vao_lop_10_mon_ngu_van_nam_hoc_2021_2022_s.doc

Nội dung text: Kỳ thi tuyển sinh vào Lớp 10 môn Ngữ văn - Năm học 2021-2022 - Sở GD&ĐT Bình Dương (Có đáp án)

  1. Sở GD&ĐT Bình Dương KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 NĂM HỌC: 2021 - 2022 ĐỀ CHÍNH THỨC Môn: Ngữ Văn I. ĐỌC – HIỆU (3.0 điểm) Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu: THỜI GIAN LÀ VÀNG Ngạn ngữ có câu: Thời gian là vàng. Nhưng vàng thì mua được mà thời gian không mua được. Thể mới biết vàng có giá mà thời gian là vô giá Thật vậy, thời gian là sự sống. Bạn vào bệnh viện mà xem, người bệnh nặng, nếu kịp thời chạy chữa thì sống, để chậm là chết. Thời gian là thắng lợi. Bạn hỏi các anh bộ đội mà xem, trong chiến đấu, biết nắm thời cơ, đánh địch đúng lúc là thắng lợi, để mất thời cơ là thất bại. Thời gian là tiền. Trong kinh doanh, sản xuất hàng hóa đúng lúc là lãi, không đúng lúc là lỗ. Thời gian là tri thức. Phải thường xuyên học tập thì mới giỏi. Học ngoại ngữ mà bữa đực, bữa cái, thiếu kiên trì, thì học mấy cũng không giới được. Thế mới biết, nếu biết tận dụng thời gian thì làm được bao nhiêu điều cho bản thân và cho xã hội. Bỏ phí thời gian thì có hại và về sau hội tiếc cũng không kịp. (Theo Phương Liên, SGK Ngữ văn 9, Tập hai, NXB Giáo dục Việt Nam, 2007, tr. 36 37)
  2. Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong văn bản. (0.5 điểm) Câu 2. Theo tác giả, thời gian có những giá trị nào? (0,5 điểm) Câu 3. Chỉ ra một biện pháp tu từ được sử dụng trong văn bản trên và nêu hiệu quả của việc sử dụng biện pháp tu từ ấy. (1,0 điểm). Câu 4. Em có đồng ý với ý kiến: “Bỏ phí thời gian thì có hại và về sau hối tiếc cũng không kịp" không? Vì sao? (1,0 điểm) II. LÀM VĂN (7.0 điểm) Câu 1 (2.0 điểm). Từ ý nghĩa của văn bản phần Đọc - Hiểu, em hãy viết một đoạn văn nghị luận xã hội (khoảng 10 đến 15 dòng) nêu lên những việc bản thân cần phải làm để không lãng phí thời gian. Câu 2 (5,0 điểm) Trình bày cảm nhận của em về hai khổ thơ sau: Con ở miền Nam ra thăm lăng Bác Đã thấy trong sương hàng tre bát ngát Ôi! Hàng tre xanh xanh Việt Nam Bão táp mưa sa đứng thẳng hàng. Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ. Ngày ngày dòng người đi trong thương nhớ Kết tràng hoa dâng bảy mươi chín mùa xuân (Trích Viếng lăng Bác, Viễn Phương, Ngữ văn 9, tập hai, NXB Giáo dục Việt Nam, 2007, tr. 58)
  3. Đáp án đề thi vào lớp 10 môn Ngữ văn năm 2021 I. Đọc hiểu văn bản Câu 1: Phương thức biểu đạt: Nghị luận. Câu 2: Giá trị của thời gian: thời gian là vàng, là sự sống, thắng lợi, tri thức, tiền. Câu 3: Biện pháp tu từ: Điệp cấu trúc (Thời gian là ), liệt kê, tương phản Học sinh lựa chọn 01 biện pháp tu từ và nêu hiệu quả. Câu 4: Đồng tình với ý kiến. Vì: • Bỏ phí thời gian không bao giờ có lợi ích cho con người. • Sau này, khi trưởng thành, nhìn lại những cơ hội đã bỏ lỡ trong lúc lãng phí thời gian sẽ hối tiếc. • Thời gian trôi qua không lấy lại được, nếu không rèn luyện bản thân, chúng ta sẽ trở nên trì trệ và tụt lùi về sau so với xã hội. II. Làm văn Câu 1 (2đ): - Mở đoạn: Giới thiệu vấn đề cần nghị luận: việc cần làm để không lãng phí thời gian.
  4. - Lãng phí thời gian: việc mỗi con người sử dụng thời gian của mình không hợp lí, không thực hiện những mục tiêu đề ra, mải mê vui chơi, mặc kệ thời gian trôi qua - Phân tích: Thời gian tuy vô hạn nhưng cuộc sống của con người hữu hạn, mỗi người chỉ có thời gian nhất định, nếu muốn làm được nhiều việc thì chúng ta phải cố gắng. Thời gian qua đi thì sẽ không lấy lại được, nếu chúng ta lãng phí thì sẽ đánh mất đi những cơ hội quý giá và để lại sự hối tiếc cho chính bản thân mình về sau. Nếu lãng phí thời gian, chúng ta không chỉ làm ảnh hưởng đến công việc của bản thân mà còn gây ảnh hưởng đến người khác. Khi chúng ta biết tiết kiệm và sử dụng quỹ thời gian hợp lí, chúng ta sẽ làm được nhiều việc có ích cho bản thân mình và xã hội; sẽ không phải hối tiếc về sau này. Việc quý trọng thời gian của bản thân mình sẽ giúp chúng ta có nhận thức đúng đắn và quý trọng thời gian của người khác. Khái quát lại vấn đề nghị luận: biết quý trọng thời gian; đồng thời rút ra bài học, liên hệ bản thân. Câu 2 (5đ): Dàn ý cảm nhận khổ thơ 1, 2 bài thơ Viếng lăng Bác 1. Mở bài Giới thiệu tác giả Viễn Phương và bài thơ Viếng lăng Bác. 2. Thân bài
  5. a. Khổ thơ 1: Tác giả ở tận miền Nam mãi sau ngày độc lập dân tộc mới được ra thăm vị lãnh tụ kính yêu của dân tộc. Hai từ “miền Nam” như nhấn mạnh hơn sự xa xôi trong khoảng cách địa lý giữa hai đầu Tổ quốc. Nhìn hàng tre quanh lăng Bác, nhà thơ chợt cảm thấy rằng những cây tre kia như ý chí con người Việt Nam qua bao năm tháng luôn luôn bất khuất, kiên cường, hiên ngang. Dù có trải qua “bão táp mưa sa” nhưng vẫn đoàn kết một lòng cùng nhau đứng lên. Từ láy “xanh xanh” diễn tả con người Việt Nam, dân tộc Việt Nam sẽ luôn luôn “xanh” màu xanh bất diệt. b. Khổ thơ 2: “Ngày ngày” là sự liên tục của thời gian, sự lặp lại tuần hoàn của thiên nhiên cũng như lý tưởng, ý chí của Người sẽ luôn luôn sáng tỏ như mặt trời kia vậy. Biện pháp nghệ thuật hoán dụ: nếu mặt trời soi sáng cho nhân loại thì Bác Hồ là mặt trời của cả dân tộc Việt Nam, mang đến ánh sáng độc lập, tự do cho dân tộc. Lần thứ hai, “ngày ngày” được lặp lại khi diễn tả dòng người đang lặng lẽ vào lăng thăm Người. Hàng người đi trong sự trang nghiêm và tĩnh lặng, trong nỗi tiếc thương, đau xót vô vàn. Người đọc như cảm thấy được sự tĩnh lặng, sự trải dài miên man vô tận của hàng người vào viếng Bác. Cả đoàn người ấy cứ lặng lẽ “đi trong thương nhớ”, thương nhớ vị lãnh tụ vĩ đại vô vàn kính yêu của dân tộc. Viễn Phương hòa cùng dòng người đem tấm lòng yêu kính chân thành của mình dâng lên Bác, dâng lên “bảy mươi chín mùa xuân” của Người. Cả cuộc đời Người, với bảy mươi chín mùa xuân, tất cả đều cống hiến cho dân tộc, không một phút giây nào ngơi nghỉ dành cho bản thân mình.
  6. 3. Kết bài Khái quát lại giá trị nội dung, nghệ thuật của hai đoạn thơ và của tác phẩm.