Kỳ thi tuyển sinh vào Lớp 10 môn Ngữ văn - Năm học 2021-2022 - Trường THPT Duy Tân (Có đáp án)

Câu 1. (3,0 điểm)

Đọc văn bản dưới đây và thực hiện các yêu cầu:

Một cô bé sống trong một gia đình điển hình. Bố mẹ đi làm thì cô bé đến trường, rất ít khi gặp nhau. Cô muốn nói chuyện nhưng không biết nói với ai. Chẳng ai có thì giờ ngồi nghe có nói. Bạn bè cùng cuốn quýt với những ca học, một số thì mải mê với trò chơi điện tử hiện đại với hình ảnh ảo ba chiều như thật. Cô bé cảm thấy cô đơn và thu mình vào vỏ ốc. Nhưng có cũng không được yên, vì cô rất bé nhỏ và nhút nhát nên hay bị những đứa trẻ lớp trên trêu chọc, giật cập sách, giật tóc, đôi khi cả đánh nữa.

Một buổi chiều, khi bị nhóm bạn lớp trên lôi ra làm trò đùa, cô buồn bã đi ra công viên gần nhà, ngồi trên ghế đá và khóc. Khóc một lúc, cô ngẩng lên thì thấy một ông già đang ngồi cạnh mình. Ông già thầy cô ngẩng lên thì hỏi:

- Cháu gái, tan học rồi sao không về nhà mà lại khóc

Cô bé lại òa lên tức tưởi:

- Cháu không muốn về nhà. Ở nhà buồn lắm, không có ai hết. Không ai nghe cháu nói!

- Vậy ông sẽ nghe cháu!

Và cô bé vừa khóc vừa kể cho ông già nghe tất cả những uất ức, những buồn rầu trong lòng bây lâu nay. Ông già cứ im lặng nghe, không một lời phán xét, không một lời nhận định. Ông chỉ nghe. Cuối cùng, khi cô bé kể xong, ông bảo có đừng buồn và hãy đi về nhà.

Từ đó trở đi, cứ tan học là cô bé vào công viên ngồi kể chuyện cho ông già nghe. Cô thay đổi hẳn, mạnh dạn lên, vui vẻ lên. Cô bé cảm thấy cuộc sống vẫn còn nhiều điều để sống...

(Theo Quà tặng cuộc sống)

a. Vì sao cô bé trong văn bản trên không muốn về nhà sau khi tan học? (0,5 điểm)

b. Hai câu: "Cô muốn nói chuyện nhưng không biết nói với ai. Chẳng ai có thì giờ ngồi nghe cô nói" được liên kết với nhau bằng phép liên kết nào? (0,5 điểm)

c. Em hiểu như thế nào về câu: Cô bé cảm thấy cuộc sống vẫn còn nhiều điều để sống?(1,0 điểm)

d. Em có đồng tình với thái độ của ông già: cứ im lặng nghe, không một lời phán xét, không một lời nhận định? Vì sao? (1,0 điểm)

doc 6 trang Huệ Phương 15/02/2023 5940
Bạn đang xem tài liệu "Kỳ thi tuyển sinh vào Lớp 10 môn Ngữ văn - Năm học 2021-2022 - Trường THPT Duy Tân (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docky_thi_tuyen_sinh_vao_lop_10_mon_ngu_van_nam_hoc_2021_2022_t.doc

Nội dung text: Kỳ thi tuyển sinh vào Lớp 10 môn Ngữ văn - Năm học 2021-2022 - Trường THPT Duy Tân (Có đáp án)

  1. Đề thi vào lớp 10 môn Văn năm 2021 trường THPT Duy Tân, Phú Yên SỞ GD & ĐT PHÚ YÊN KÌ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 NĂM 2021 TRƯỜNG THPT DUY TÂN MÔN: NGỮ VĂN ĐỀ CHÍNH THỨC Thời gian: 120 phút (Không kể thời gian giao đề) (Đề thi có 01 trang) Câu 1. (3,0 điểm) Đọc văn bản dưới đây và thực hiện các yêu cầu: Một cô bé sống trong một gia đình điển hình. Bố mẹ đi làm thì cô bé đến trường, rất ít khi gặp nhau. Cô muốn nói chuyện nhưng không biết nói với ai. Chẳng ai có thì giờ ngồi nghe có nói. Bạn bè cùng cuốn quýt với những ca học, một số thì mải mê với trò chơi điện tử hiện đại với hình ảnh ảo ba chiều như thật. Cô bé cảm thấy cô đơn và thu mình vào vỏ ốc. Nhưng có cũng không được yên, vì cô rất bé nhỏ và nhút nhát nên hay bị những đứa trẻ lớp trên trêu chọc, giật cập sách, giật tóc, đôi khi cả đánh nữa. Một buổi chiều, khi bị nhóm bạn lớp trên lôi ra làm trò đùa, cô buồn bã đi ra công viên gần nhà, ngồi trên ghế đá và khóc. Khóc một lúc, cô ngẩng lên thì thấy một ông già đang ngồi cạnh mình. Ông già thầy cô ngẩng lên thì hỏi: - Cháu gái, tan học rồi sao không về nhà mà lại khóc Cô bé lại òa lên tức tưởi: - Cháu không muốn về nhà. Ở nhà buồn lắm, không có ai hết. Không ai nghe cháu nói! - Vậy ông sẽ nghe cháu!
  2. Và cô bé vừa khóc vừa kể cho ông già nghe tất cả những uất ức, những buồn rầu trong lòng bây lâu nay. Ông già cứ im lặng nghe, không một lời phán xét, không một lời nhận định. Ông chỉ nghe. Cuối cùng, khi cô bé kể xong, ông bảo có đừng buồn và hãy đi về nhà. Từ đó trở đi, cứ tan học là cô bé vào công viên ngồi kể chuyện cho ông già nghe. Cô thay đổi hẳn, mạnh dạn lên, vui vẻ lên. Cô bé cảm thấy cuộc sống vẫn còn nhiều điều để sống (Theo Quà tặng cuộc sống) a. Vì sao cô bé trong văn bản trên không muốn về nhà sau khi tan học? (0,5 điểm) b. Hai câu: "Cô muốn nói chuyện nhưng không biết nói với ai. Chẳng ai có thì giờ ngồi nghe cô nói" được liên kết với nhau bằng phép liên kết nào? (0,5 điểm) c. Em hiểu như thế nào về câu: Cô bé cảm thấy cuộc sống vẫn còn nhiều điều để sống?(1,0 điểm) d. Em có đồng tình với thái độ của ông già: cứ im lặng nghe, không một lời phán xét, không một lời nhận định? Vì sao? (1,0 điểm) Câu 2. (3,0 điểm) Từ nội dung văn bản trên, hãy viết bài văn ngắn (khoảng 01 trang giấy thi) trả lời câu hỏi: Lắng nghe- phải chăng đó là hạnh phúc? Câu 3. (4,0 điểm) Cảm nhận đoạn thơ sau: Mùa xuân người cầm súng Lộc giắt đầy quanh lưng Mùa xuân người ra đồng
  3. Lộc trải dài nương mạ Tất cả như hối hả Tất cả như xôn xao Đất nước bốn nghìn năm Vất vả và gian lao Đất nước như vì sao Cứ đi lên phía trước Ta làm con chim hót Ta làm một cành hoa Ta nhập vào hòa ca Một nổi trầm xao xuyến. Một mùa xuân nho nhỏ Lặng lẽ dâng cho đời Dù là tuổi hai mươi Dù là khi tóc bạc (Trích Mùa xuân nho nhỏ, Thanh Hải, SGK Ngữ văn 9 tập 2, NXB Giáo dục, trang 55, 56)
  4. Đáp án đề thi vào lớp 10 môn Văn trường THPT Duy Tân năm 2021 Câu 1 (3đ): a. Cô bé không muốn về nhà sau khi tan học vì ở nhà rất buồn, không có ai nghe cô bé nói chuyện, tâm sự. b. Phép liên kết: phép trái nghĩa (chẳng ai). c. Câu "Cô bé cảm thấy cuộc sống vẫn còn nhiều điều để sống" mang ý nghĩa: ít nhất trên đời này vẫn còn có người nghe cô nói, nghe cô tâm sự, chia sẻ buồn vui. d. Học sinh trình bày đồng ý hoặc không đồng ý tùy vào ý hiểu của bản thân mình và giải thích vì sao. Câu 2 (3đ): Dàn ý nghị luận xã hội về ý kiến "Lắng nghe - phải chăng là hạnh phúc?" 1. Mở bài Giới thiệu vấn đề cần nghị luận: lắng nghe phải chăng là hạnh phúc. Lưu ý: học sinh lựa chọn cách viết mở bài trực tiếp hoặc gián tiếp tùy thuộc vào năng lực của mình. 2. Thân bài a. Giải thích “lắng nghe là hạnh phúc”: khi chúng ta chịu lắng nghe người khác, chúng ta sẽ nhận ra và hiểu ra được nhiều điều hơn, từ đó có thể rút kinh nghiệm cho bản thân mình và có nhiều bài học quý giá.
  5. → Chúng ta nên lắng nghe người khác và cuộc sống xung quanh nhiều hơn. b. Phân tích Mỗi người ai cũng có nhu cầu chia sẻ niềm vui nỗi buồn, nếu chúng ta lắng nghe những tâm sự của người khác tức là chúng ta có thể san sẻ với họ và khi chúng ta có nhu cầu chia sẻ, người khác sẽ lắng nghe ta. Con người không ai chỉ nói mà không lắng nghe, lắng nghe để thấu hiểu nhau hơn, khi mọi người thấu hiểu sẽ bao dung cho nhau, như vậy những đức tính tốt đẹp sẽ được nhân lên, xã hội sẽ phát triển theo hướng tích cực hơn. Có những điều bổ ích, thú vị mà chỉ khi ta lắng nghe ta mới có thể biết được, hiểu được nó. c. Chứng minh Học sinh tự lấy dẫn chứng để minh họa cho bài làm của mình. Lưu ý: dẫn chứng phải tiêu biểu, xác thực, được nhiều người biết đến. d. Phản biện Trong cuộc sống có nhiều người chưa biết lắng nghe người khác, chỉ cho rằng lí lẽ của mình là đúng. Những người này thường chỉ giữ quan điểm của mình mà không chịu tiếp thu những bài học từ bên ngoài, lâu dần sẽ dẫn đến tình trạng độc đoán, bảo thủ. 3. Kết bài Khái quát lại tầm quan trọng của sự lắng nghe đồng thời rút ra bài học cho bản thân. Câu 3 (4đ): Dàn ý cảm nhận về đoạn thơ trong bài Mùa xuân nho nhỏ
  6. 1. Mở bài Giới thiệu tác giả Thanh Hải, bài thơ Mùa xuân nho nhỏ và đoạn thơ. 2. Thân bài a. Khổ thơ thứ hai Ở khổ thơ này, tác giả cảm nhận về vẻ đẹp của con người lao động: Hình ảnh con người lao động trong mùa xuân gắn liền với với màu xanh của chồi lộc, một màu sắc tràn đầy sức sống, cả đất trời như được sinh sôi nảy nở. b. Khổ thơ thứ ba Sau khi cảm nhận về mùa xuân của thiên nhiên và con người, tác giả cảm nhận về mùa xuân của cả đất nước. Đất nước tuy còn nhiều gian lao, khổ cực nhưng vẫn hướng về phía trước với niềm phấn khởi, hào hứng. c. Hai khổ thơ sau - Ước nguyện của nhà thơ Ước muốn của tác giả: trở thành con chim, làm cành hoa để nhập vào bản hòa tấu chung của đất nước, của dân tộc một giai điệu trầm ấm. Khao khát cống hiến của tác giả: muốn được dâng hiến tuổi trẻ của mình cho đất nước dù là khi còn trẻ hay lúc về già. 3. Kết bài Khái quát lại giá trị nội dung, nghệ thuật của tác phẩm.