Kỳ thi tuyển sinh vào Lớp 10 THPT môn Ngữ văn - Năm học 2021-2022 - Sở GD&ĐT Nghệ An (Có đáp án)
Câu 1. Đọc hiểu (2,0 điểm)
Đọc đoạn trích sau:
Mỗi người chúng ta đều là một con chim làm tổ trên cây, bố mẹ chính là cây cổ thụ. Cây che nắng cháy gió mưa, che chở chim non đến khi đủ lông đủ cánh.
Nhưng chim luôn hướng tới bầu trời, tò mò về thế giới chưa biết. Chim non lớn sẽ rời khỏi tổ, thoảng lại biến mất, nhưng cây không thể đi theo, chỉ biết yên lặng chờ đợi nơi chốn cũ.
Nuôi dạy con cái là nhìn chúng ngày càng đi xa khỏi đời mình, người làm bố làm mẹ chỉ có thể đưa tiễn phía sau.
Tiếng nói của họ là tiếng lá cây xào xạc trong gió, mái tóc bạc của họ là vòng tuổi được khắc bởi thời gian. (...)
Cây vẫn chờ ở chỗ cũ, đợi cánh chim mỏi quay về, hết thảy xem như trời yên biển lặng, nhưng vòng tuổi mãi mãi vẫn luôn thay đổi.
Tôi nghĩ, hôm nay đã đến lúc về nhà.
(Trích Có một ngày, bố mẹ sẽ già đi - Nhiều tác giả, Losedow dịch, NXB Thế giới, 2020, tr. 271)
Thực hiện các yêu cầu:
a. Chỉ ra từ làm phép nối để liên kết hai đoạn văn ở phần in đậm.
b. Tìm từ láy được sử dụng trong câu văn: Tiếng nói của họ là tiếng lá cây xào xạc trong gió, mái tóc bạc của họ là vòng tuổi được khắc bởi thời gian.
c. Em hiểu như thế nào về nội dung câu văn: Cây che nắng cháy gió mưa, che chở chim non đến khi đủ lông đủ cánh?
d. Theo em, tác giả muốn gửi gắm thông điệp gì qua đoạn trích?
File đính kèm:
- ky_thi_tuyen_sinh_vao_lop_10_thpt_mon_ngu_van_nam_hoc_2021_2.doc
Nội dung text: Kỳ thi tuyển sinh vào Lớp 10 THPT môn Ngữ văn - Năm học 2021-2022 - Sở GD&ĐT Nghệ An (Có đáp án)
- Đề thi vào lớp 10 môn Ngữ văn năm 2021 - 2022 Nghệ An KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT Sở GD&ĐT Nghệ An NĂM HỌC: 2021 - 2022 ĐỀ CHÍNH THỨC Môn thi: Ngữ Văn Thời gian làm bài: 120 phút, không kể thời gian giao đề Câu 1. Đọc hiểu (2,0 điểm) Đọc đoạn trích sau: Mỗi người chúng ta đều là một con chim làm tổ trên cây, bố mẹ chính là cây cổ thụ. Cây che nắng cháy gió mưa, che chở chim non đến khi đủ lông đủ cánh. Nhưng chim luôn hướng tới bầu trời, tò mò về thế giới chưa biết. Chim non lớn sẽ rời khỏi tổ, thoảng lại biến mất, nhưng cây không thể đi theo, chỉ biết yên lặng chờ đợi nơi chốn cũ. Nuôi dạy con cái là nhìn chúng ngày càng đi xa khỏi đời mình, người làm bố làm mẹ chỉ có thể đưa tiễn phía sau. Tiếng nói của họ là tiếng lá cây xào xạc trong gió, mái tóc bạc của họ là vòng tuổi được khắc bởi thời gian. ( ) Cây vẫn chờ ở chỗ cũ, đợi cánh chim mỏi quay về, hết thảy xem như trời yên biển lặng, nhưng vòng tuổi mãi mãi vẫn luôn thay đổi. Tôi nghĩ, hôm nay đã đến lúc về nhà. (Trích Có một ngày, bố mẹ sẽ già đi - Nhiều tác giả, Losedow dịch, NXB Thế giới, 2020, tr. 271)
- Thực hiện các yêu cầu: a. Chỉ ra từ làm phép nối để liên kết hai đoạn văn ở phần in đậm. b. Tìm từ láy được sử dụng trong câu văn: Tiếng nói của họ là tiếng lá cây xào xạc trong gió, mái tóc bạc của họ là vòng tuổi được khắc bởi thời gian. c. Em hiểu như thế nào về nội dung câu văn: Cây che nắng cháy gió mưa, che chở chim non đến khi đủ lông đủ cánh? d. Theo em, tác giả muốn gửi gắm thông điệp gì qua đoạn trích? Câu 2. Nghị luận xã hội (3,0 điểm) Có một ngày, bố mẹ sẽ già đi và chúng ta sẽ lớn Từ gợi ý trên, hãy viết bài văn trình bày suy nghĩ của em về vai trò của tính tự lập đối với giới trẻ. Câu 3. Nghị luận văn học (5,0 điểm) Phân tích đoạn thơ sau: Chân phải bước tới cha Chân trải bước tới mẹ Một bước chạm tiếng nói Hai bước tới tiếng cười Người đồng mình yêu lắm con ơi Đan lò cài nan hoa Vách nhà ken câu hát Rừng cho hoa Con đường cho những tấm lòng
- (Trích Nói với con - Y Phương, Ngữ văn 9, Tập hai, NXB Giáo dục Việt Nam, 2020, tr.72)
- Đáp án đề thi vào lớp 10 môn Văn năm 2021 Nghệ An Câu 1 (2đ): a. Từ làm phép nối: từ "nhưng". b. Từ láy: xào xạc. c. Nội dung câu văn: Cây che nắng gió mưa, che chở chim non đến khi đủ lông đủ cánh": hàng cây không ngại bão táp, gian khổ để che chở cho đàn chim khỏi sóng gió cũng giống như cha mẹ, dù có lam lũ, khổ cực đến đâu cũng bảo vệ, che chở cho con cái của mình để chúng có được những điều tốt đẹp nhất có thể. d. Thông điệp: cha mẹ vất vả cả một đời để yêu thương, che chở, nuôi dưỡng con cái. Dù con cái có khôn lớn và đi đến đâu, cha mẹ vẫn ở đó với tình yêu thương, mãi là bến đỗ bình an mong con về. Câu 2 (3đ): Dàn ý nghị luận về tính tự lập 1. Mở bài Giới thiệu vấn đề cần nghị luận: tính tự lập. 2. Thân bài a. Giải thích Tự lập: tự giác làm những việc của bản thân mình mà không đợi ai nhắc nhở, chê trách. Ngoài ra, tự lập còn mang nghĩa tự làm lấy, tự giải quyết
- công việc của mình, tự lo liệu, tạo dựng cuộc sống cho riêng mình, không trông chờ, dựa dẫm phụ thuộc vào gia đình hay người khác. b. Phân tích • Biểu hiện của người có cách sống tự lập Sắp xếp đồ dùng cá nhân của mình sạch sẽ ngăn nắp, không để bố mẹ nhắc nhở, khiển trách, tự động làm những việc của bản thân mình. Có suy nghĩ tích cực, chín chắn, thích khám phá, muốn tự mình làm nên của cải vật chất phục vụ nhu cầu của bản thân mà không phải nhờ ai giúp đỡ. Trong mọi vấn đề luôn cố gắng tìm cách giải quyết, tự có hướng đi riêng cho bản thân. • Ý nghĩa của việc sống tự lập Làm cho cuộc sống của mình năng động hơn, tích cực hơn, tự chủ hơn. Rèn luyện được những tính cách khác: gọn gàng, tự giác, có ý chí phấn đấu vươn lên, kiên trì với mục tiêu, Được mọi người tin tưởng, tín nhiệm hơn. c. Chứng minh Học sinh tự lấy dẫn chứng về tấm gương tự lập để minh họa cho bài làm văn của mình. Lưu ý: dẫn chứng phải nổi bật, tiêu biểu và xác thực, được nhiều người biết đến.
- d. Phản biện Trong cuộc sống vẫn còn những con người chỉ biết dựa dẫm, ỷ lại vào người khác mà không cố gắng phấn đấu vươn lên, cũng có những người chỉ biết nghe theo sự sắp xếp của người khác, không có chính kiến và hướng đi cho riêng mình, những người này đáng bị xã hội thẳng thắn phê phán. 3. Kết bài Khái quát lại vấn đề nghị luận: tính tự lập, đồng thời rút ra bài học, liên hệ đến bản thân mình. Câu 3 (5đ) Dàn ý nghị luận 9 câu thơ đầu bài thơ Nói với con 1. Mở bài Giới thiệu tác giả Y Phương bài thơ Nói với con và 9 câu thơ đầu. Lưu ý: học sinh tự lựa chọn cách dẫn mở bài trực tiếp hoặc gián tiếp tùy thuộc vào năng lực của mình. 2. Thân bài 4 câu thơ đầu: tiếng lòng hạnh phúc của một người cha khi nhắc về kỷ niệm những ngày con còn thơ ấu với những bước đi chập chững đầu đời. Y Phương gợi nhắc quá khứ, gợi mở cho con những nền tảng đầu tiên về tình cảm gia đình ấm áp, về quá trình sinh ra và lớn lên của một con người.
- 5 câu thơ sau: gợi mở ra những vẻ đẹp của người dân tộc miền núi bằng câu thơ chứa chan tình cảm: Những con người lao động với đôi bàn tay thô sơ, nhưng khéo léo, giữa cuộc sống nhiều khó khăn vất vả thế nhưng tâm hồn của “người đồng mình” vẫn rất đẹp, rất yêu đời, từng câu hát, câu ca trong lối sinh hoạt văn hóa. “Cha vẫn nhớ mãi về ngày cưới/Ngày đầu tiên đẹp nhất trên đời” là lời khẳng định hạnh phúc gia đình, khẳng định thêm về tình cảm gia đình vững chắc là cơ sở để cho con được một cuộc sống êm ấm, và cũng là cơ sở để gây dựng nên một cộng đồng dân tộc với những nét đẹp trong văn hóa, phong tục truyền thống. 3. Kết bài Khái quát lại nội dung, ý nghĩa đoạn thơ Nói với con và rút ra bài học, liên hệ bản thân.